Ôn tập môn Vật lý - Chương 6: Mắt và các dụng cụ quang học

doc10 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Vật lý - Chương 6: Mắt và các dụng cụ quang học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6
MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
A – KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Máy ảnh.
1. Máy ảnh có vật kính là một thấu kính hội tụ hay một hệ thấu kính tương đương với một thấu kính hội tụ, dùng để thu ảnh thật trên phim.
2. Để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thay đổi khoảng cách d’ giữa vật kính và phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim. (khoảng cách từ vật kính đến phim thay đổi trong khoảng từ đến nên máy ảnh thu được ảnh thật của vật trong khoảng tương ứng từ d1 đến d2).
3. Lưu ý: ảnh của vật trên phim là ảnh thật.
II. Mắt.
1. Cấu tạo mắt: 
	* Về phương diện quang hình học, mắt giống như một máy ảnh.
	* Thuỷ tinh thể tương đương với một thấu kính hội tụ. Do có thể thay đổi độ cong, nên độ tụ của thuỷ tinh thể thay đổi được.
	* Sự thay đổi độ cong của thuỷ tinh thể để cho vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc gọi là sự điều tiết của mắt.
	* Võng mạc V đóng vai trò là màn ảnh; Khoảng cách từ quang tâm O của thuỷ tinh thể đến võng mạc không thay đổi.
	* Điểm cực cận CC là điểm gần nhất trên quang trục của mắt, khi đặt vật tại đó mắt có thể nhìn thấy vật (Lúc này mắt điều tiết tối đa, tiêu cự của thuỷ tinh thể nhỏ nhất (fmin), độ tụ của thuỷ tinh thể lớn nhất (Dmax). Thường OCC=Đ=25cm.
	* Điểm cực viễn CV: là điểm xa nhất trên quang trục của mắt mà khi đặt vật tại đó, mắt còn có thể nhìn thấy vật (lúc này mắt không cần điều tiết, tiêu cự của thuỷ tinh thể là lớn nhất (fmax), độ tụ của thuỷ tinh thể là nhỏ nhất (Dmin)).
	- Quan sát vật đặt tại điểm cực viễn, mắt không điều tiết nên không mỏi mắt (fmax=OV)
	- Đối với người không có tật thì điểm cực viễn ở vô cực. Vậy mắt không có tật khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên võng mạc.
	* Giới hạn nhìn rõ của mắt là khoảng cách từ CC đến CV.
2. Năng suất phân li của mắt:
	* Năng suất phân li của mắt là góc trông nhỏ nhất αmin giữa hai điểm A, B mà mắt còn phân biết được hai điểm đó.
	* Mắt thường có năng suất phân li αmin=1’»3.10-4rad. 
	* Sự lưu ảnh trên võng mạc: sau khi tắt ánh sáng kích thích, phải cần một khoảng thời gian cỡ 0,1s võng mạc mới phục hồi lại như cũ. Trong khoảng thời gian đó, người quan sát vẫn còn thấy hình ảnh của vật. Đó là sự lưu ảnh trên võng mạc.
3. Mắt cận thị:
	* Định nghĩa: Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm F’ của thuỷ tinh thể nằm trước võng mạc
	* Đặc điểm: 
	- Mắt cận thị không nhìn được các vật ở xa.
	- Điểm cực viễn CV cách mắt một khoảng không lớn.
	- Đỉêm cực cận CC ở rất gần mắt.
	* Cách sửa tật cận thị: Đeo một thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp sao cho có thể nhìn rõ các vật ở vô cực không phải điều tiết: fkính = –(OCV – l), với l là khoảng cách từ mắt đến kính. Nếu kính sát mắt thì: : fkính = – OCV.
4. Mắt viễn thị:
	* Định nghĩa: Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm F’ của thuỷ tinh thể nằm sau võng mạc.
	* Đặc điểm: 
	- Mắt viễn thị nhìn vật ở vô cực phải điều tiết.
	- Điểm cực cận cách mắt một khoảng khá xa (OCV>25cm)
	* Cách sửa tật viễn thị: Đeo một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp để:
	- Hoặc có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
	- Hoặc có thể nhìn rõ vật ở gần như mắt thường.
III. Kính lúp:
1. Định nghĩa: Kính lúp là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ. Nó có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
2. Cấu tạo và đặc điểm:
	- Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
	- Tác dụng của kính lúp là tạo ra một ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật nhiều lần.
3. Cách ngắm chừng: 
	- Đặt vật AB cần quan sát trong khoảng OF của kính, điều chỉnh vị trị của vật hoặc kính để ảnh ảo A’B’ của vật hiện trong khoảng thấy rõ của mắt.
	- Khi ảnh ảo A’B’ hiện ở cực cận: gọi là ngắm chừng ở cực cận.
	- Khi ảnh ảo A’B’ hiện ở vô cực (tức là điểm cực viễn của mắt thường): gọi là ngắm chừng ở vô cực.
4. Độ bội giác:
	* Định nghĩa: Độ bội giác G của một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt là tỉ số góc trông ảnh α của vật qua quang cụ đó và góc trông trực tiếp vật αo bằng mắt trần khi vật đặt tại điểm cực cận của mắt.
	Vì các góc trông α và α0 đều rất nhỏ, nên ta có thể viết: 
	* Các công thức về độ bội giác của kính lúp:
	Gọi Đ = OCC; k là độ phóng đại ảnh; d’ là vị trí ảnh, l là khoảng cách từ kính đến mắt.
	- Trường hợp tổng quát: 
	- Trường hợp ngắm chừng ở cực cận: Đ = l + çd’÷ nên: 
	- Khi ngắm chừng ở vô cực: 
	* Qui ước thương mại: Đ = 0,25(m), khi đó : , trên vành kính ghi: X2,5; X5;  tức là G¥ = 2,5; G¥ = 5;  Từ đó ta tính được giá trị của f.
IV. Kính hiển vi:
1. Định nghĩa:
* Kính hiển vi là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ, có độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với độ bội giác của kính lúp.
2. Cấu tạo và tác dụng của các bộ phận:
	* Kính hiển vi có hai bộ phận chính là vật kính và thị kính:
	- Vật kính O1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn. Tác dụng của vật kính là tạo ra một ảnh thật rất lớn của vật cần quan sát.
	- Thị kính O2 là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Thị kính có tác dụng như một kính lúp dùng để quan sát ảnh thật nói trên.
	* Vật kính và thị kính được gắn hai đầu một ống hình trụ sao cho trục chính trùng nhau và khoảng cách giữa chúng là không thay đổi.
3. Ngắm chừng ở vô cực: 
	Thông thường để đỡ mỏi mắt người ta thường điều chỉnh để ảnh A2B2 ở vô cực, tức là ở điểm cực viễn của mắt thường (ngắm chừng ở vô cực). Khi đó ảnh A1B1 ở tiêu điểm F2 của thị kính.
	Gọi Đ = OCC; d = : độ dài quang học của kính hiển vi (d = O1O2 – (f1 + f2)), ta có công thức ngắm chừng ở vô cực của kính hiển vi: 
V. Kính thiên văn:
1. Định nghĩa: Kính thiên văn là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, làm tăng góc trông ảnh của các vật ở rất xa (các thiên thể).
2. Cấu tạo: Gồm hai bộ phận chính là vật kính và thị kính:
	- Vật kính O1 là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 dài.
	- Thị kính O2 là một thấu kính hội tụ có tiêu cực f2 ngắn, có tác dụng như một kính lúp.
	- Hai thấu kính này được lắp ở hai đầu một ống hình trụ mà khoảng cách O1O2 có thể thay đổi được.
3. Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực: 
B – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu :1. Tìm phát biểu sai về máy ảnh:
A. Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh thật (nhỏ hơn vật) của vật cần chụp trên phim.
B. Bộ phận chính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ hoặc một hệ thấu kính có độ tụ dương.
C. Khoảng cách từ vật kính đến phim không thay đổi.
D. Ảnh trên phim là ảnh thật nên luôn ngược chiều với vật.
Câu :2. Một máy ảnh có tiêu cự vật kính là f, máy ảnh có thể dùng để chụp ảnh của những vật ở cách vật kính một khoảng:
A. d = f	B. f2f
Câu :3. Chọn câu phát biểu đúng.
Để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta 
A. giữ phim cố định, thay đổi độ tụ của vật kính.	
B. giữ phim cố định, thay đổi vị trí của vật kính.
C. giữ vật kính đứng yên, thay đổi vị trí của phim.	
D. giữ vật kính và phim cố định, thay đổi độ tụ của vật kính.
Câu :4. Một máy ảnh có vật kính tiêu cự 12,5cm có thể chụp được ảnh của các vật từ vô cực đến vị trí cách vật kính 1m. Vật kính phải di chuyển một đoạn:
A. 1,0cm	B. 12,5cm	C. 1,8cm	D. 1,15cm
Câu :5. Một máy ảnh có tiêu cự vật kính bằng 10cm, được dùng để chụp ảnh của một con cá đang ở cách mặt nước 40cm, vật kính máy ảnh ở phía trên cách mặt nước 30cm trên cùng phương thẳng đứng. Chiết suất của nước bằng 4/3. Phim phải đặt cách vật kính đoạn:
A. 11,7cm	B. 12cm	C. 10,5cm	D. 8cm
Câu :6. Vật kính của một máy ảnh có độ tụ 10điốp, được dùng để chụp ảnh của một người cao 1,55m và đứng cách máy 6m. Tìm chiều cao của ảnh trên phim và khoảng cách từ vật kính đến phim.
A. 1,85cm; 7,54cm	B. 2,15cm; 9,64cm	C. 2,63cm; 10,17cm	D.2,72cm, 10,92cm 
Câu :7. Máy ảnh được dùng để chụp ảnh của một vật cách máy 300m. Phim cách vật kính 10cm. Vật kính của máy ảnh có tiêu cự là:
A. 10cm	B. 12cm	C. 10,5cm	D. 30cm
Câu :8. Một máy ảnh có vật kính tiêu cự 12cm có thể chụp được ảnh của các vật từ vô cực đến vị trí cách vật kính 1m. Vật kính phải di chuyển một đoạn:
	A. 1,05cm	B. 10,1cm	C. 1,63cm	D. 1,15cm
Câu :9. Một máy ảnh có tiêu cự vật kính bằng 10cm, được dùng để chụp ảnh của một vật cách vật kính 1,6m. Phim đặt cách vật kính một khoảng:
	A. 10cm	B. 12cm	C. 10,67cm	D. 11,05cm
Câu :10. Chọn phát biểu đúng.
Máy ảnh và mắt về phương diện quang hình học là giống nhau: thu ảnh thật của vật thật; điểm khác nhau giữa chúng là:
A. máy ảnh thu ảnh cùng chiều trên phim, mắt thu ảnh ngược chiều trên võng mạc.
B. máy ảnh thu ảnh ngược chiều trên phim, mắt thu ảnh cùng chiều trên võng mạc.
C. độ tụ của mắt thay đổi được và nhỏ hơn độ tụ vật kính máy ảnh nhiều lần.
D. tiêu cự của mắt có thay đổi, tiêu cự của vật kính máy ảnh thì không đổi.
Câu :11. Chọn câu đúng.	
Muốn nhìn rõ vật thì 	
A. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt.	
B. vật phải đặt tại điểm cực cận của mắt.	
C. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt và mắt nhìn ảnh của vật dưới góc trông α³αmin.
D. vật phải đặt càng gần mắt càng tốt.
Câu :12 Một máy ảnh có vật kính tiêu cự f = 24cm, chụp một xe ôtô cách thấu kính 100m đang chạy với vận tốc 36km/h theo phương vuông góc với trục chính của thấu kính . thời gian mở cửa sập để độ nhoè trên phim không quá 0,1mm là :
 A. t 41,56.10-4s. B. t 4,156.10-4s. 
 C. t 415,6.10-4s. D. t 41,56.10-3s.
Câu :13 VËt kÝnh cña m¸y ¶nh lµ hÖ hai thÊu kÝnh ®Æt ®ång trôc cã tiªu cù lÇn l­ît lµ f1 = 12 cm vµ f2 = -2 cm, hai thÊu kÝnh ®Æt c¸ch nhau mét kho¶ng O1O2 = 9,4 cm.
Tr¶ lêi c¸c c©u hái 11.1, 11.2, 11.3 vµ 11.4.
11.1- NÕu chØ dïng thÊu kÝnh cã tiªu cù f1 lµm vËt kÝnh th× khi chôp ¶nh mét vËt ë v« cïng, phim ph¶i ®Æt c¸ch thÊu kÝnh m«i tr­êng kho¶ng bao nhiª ? Chän kÕt qu¶ §óng trong c¸c kÕt qu¶ sau:
 A- 22 cm 	 B- 12 cm
 C- 1,2 cm 	 D- Mét kho¶ng c¸ch kh¸c.
11.2- NÕu chØ dïng thÊu kÝnh cã tiªu cù f2 lµm vËt kÝnh th× ph¸t biÓu nµo sau ®©y lµ §óng ?
A- Cã thÓ ®Æt phim ë vÞ trÝ bÊt kú trong buång tèi.
B- Phim ®Æt c¸ch thÊu kÝnh 2cm.
C- ¶nh trªn phim lu«n nhá h¬n vËt.
 D- Kh«ng thÓ chôp ¶nh ®­îc.
11.3- Muèn chôp ¶nh mét vËt ë xa v« cïng, ph¶i ®Æt phim c¸ch O2 mét kho¶ng bao nhiªu ? KÕt qu¶ nµo sau ®©y lµ §óng ?
A- 1,1 cm 	 B- 1,1 mm
C- 1,1 m 	 D- Mét gi¸ trÞ kh¸c.
11.4- H­íng m¸y ¶nh trªn ®Ó chôp ¶nh mét ng«i sao cã gãc tr«ng a = 20. ChiÒu cao cña ¶nh trªn phim cã thÓ nhËn gi¸ trÞ §óng nµo trong c¸c gi¸ trÞ sau:
A- 0,886 m 	 B- 0,086 m
C- 0,0886 m 	 D- Mét gi¸ trÞ kh¸c.
Câu :14 Tõ trªn mét m¸y bay ë ®é cao h = 3 km muèn chôp ¶nh mét vïng trªn mÆt ®Êt víi tØ lÖ xÝch 1: 6000 th× ph¶i dïng m¸y ¶nh mµ vËt kÝnh cã tiªu cù lµ bao nhiªu ? Chän kÕt qu¶ §óng trong c¸c kÕt qu¶ sau:
A- 0,5 cm 	 B- 0,5 m
C- 5 m 	 D- 0,15 m.
Câu :15 Dïng m¸y ¶nh mµ vËt kÝnh cã tiªu cù lµ 10 cm vµ kho¶ng c¸ch tõ phim ®Õn vËt kÝnh cã thÓ thay ®æi trong kho¶ng tõ 10 cm ®Õn 12 cm.
Tr¶ lêi c¸c c©u hái 12.1 vµ 12.2.
12.1- Cã thÓ chôp ¶nh ®­îc nh÷ng vËt n»m trong kho¶ng nµo tr­íc m¸y ? Lùa chän kÕt qu¶ §óng trong c¸c kÕt qu¶ sau:
 A- VËt c¸ch m¸y tõ 40 cm ®Õn v« cïng. B- VËt c¸ch m¸y tõ 60 cm ®Õn 120 cm.
 C- VËt c¸ch m¸y tõ 60 cm ®Õn 240 cm. D- VËt c¸ch m¸y tõ 60 cm ®Õn v« cïng.
12.2- Dïng m¸y nµy chôp ¶nh mét vËt cao 2m n»m c¸ch m¸y 4m. Kho¶ng c¸ch tõ phim ®Õn vËt kÝnh vµ ®é cao cña ¶nh trªn phim lÇn l­ît nhËn nh÷ng gi¸ trÞ §óng nµo trong c¸c gi¸ trÞ sau:
A- 10,26 m vµ 5,13 cm B- 10,26 cm vµ 5,13 mm
C- 12,26 cm vµ 8,13 mm D- 10,26 mm vµ 5,13 cm.
Câu :16 VËt kÝnh cña mét m¸y ¶nh lµ thÊu kÝnh héi tô O1 cã tiªu cù f1 = 7cm. Kho¶ng c¸ch tõ vËt kÝnh ®Õn phim cã thÓ thay ®æi trong kho¶ng tõ 7cm ®Õn 7,5 cm.
Tr¶ lêi c¸c c©u hái 13.1, 13.2, vµ 13.3.
13.1- M¸y ¶nh trªn cã thÓ chôp ¶nh ®­îc c¸c vËt n»m ë kho¶ng c¸ch nµo tr­íc m¸y ? Chän kÕt qu¶ §óng trong c¸c kÕt qu¶ sau:
A- 105 £ d £ ¥ B- 105 £ d £ ¥
C- 105 £ d £ 650 D- Mét kÕt qu¶ kh¸c.
13.2- H­íng m¸y ®Ó chôp ¶nh cña mét vËt ë rÊt xa. Gãc tr«ng vËt tõ chç ®øng chôp lµ 30. ChiÒu cao cña ¶nh trªn phim cã thÓ nhËn gi¸ trÞ §óng nµo trong c¸c gi¸ trÞ nªu d­íi ®©y ?
A- 0,75 cm 	 B- 0,47 cm
C- 0,37 cm 	 D- Mét gi¸ trÞ kh¸c. 
13.3- Sau thÊu kÝnh O1 ng­êi ta l¾p thªm thÊu kÝnh ph©n kú O2 cã tiªu cù f2 = -10 cm vµ nèi dµi thªm èng kÝnh. Kho¶ng c¸ch gi÷a hai thÊu kÝnh vµ kho¶ng c¸ch tõ thÊu kÝnh O2 ®Õn phim §óng víi kÕt qu¶ nµo sau ®©y ®Ó ¶nh cuèi cïng cña vËt thu ®­îc lín gÊp hai lÇn ¶nh tr­íc ®©y ?
A- a = 4 cm ; d'2 = 10 (cm). B- a = 2 cm ; d'2 = 12 (cm).
C- a = 3,2 cm ; d'2 = 10,5 (cm). D- a = 2 cm ; d'2 = 10 (cm).
Câu :.17 Chọn câu đúng. 
Để mắt viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở gần như mắt thường, thì phải đeo loại kính sao cho khi vật ở cách mắt 25cm thì 
A. ảnh cuối cùng qua thuỷ tinh thể phải hiện rõ trên võng mạc.
B. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trên võng mạc.
C. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm tại điểm viễn cận của mắt.
D. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trong khoảng từ thuỷ tinh thể đến điểm cực viễn sau thuỷ tinh thể.
Câu :18. Chọn câu đúng. 
Để mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở xa như mắt thường, thì phải đeo loại kính sao cho khi vật ở vô cực thì...
A. ảnh cuối cùng qua hệ kính - mắt phải hiện rõ trên võng mạc.
B. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trên võng mạc.
C. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm tại điểm cực cận của mắt.
D. ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trong khoảng từ vô cực đến điểm cực viễn của mắt.
Câu : 19. Chọn câu đúng. 
Khi chiếu phim để người xem có cảm giác quá trình đang xem diễn ra liên tục, thì nhất thiết phải chiếu các cảnh cách nhau một khoảng thời gian là:
A. 0,1s	B. >0,1s	C. 0,04s	D. 0,4s
Câu : 20. Nói về sự điều tiết của mắt, chọn câu phát biểu đúng.
A. Một điểm trên quang trục của mắt mà đặt vật tại đó, mắt còn nhìn thấy vật với góc trông lớn nhất gọi là điểm cực cận Cc.
B. Khi quan sát một vật đặt tại điểm cực viễn, mắt ít phải điều tiết, độ tụ của thuỷ tinh thể là lớn nhất.
C. Khi quan sát vật đặt ở điểm cực cận, mắt ít phải điều tiết nhất, tiêu cự của thuỷ tinh thể là nhỏ nhất.
D. Người mắt tốt (không có tật về mắt) có thể nhìn vật từ xa vô cùng đến sát mắt.
Câu : 21. Chọn phát biểu đúng.
Khi mắt nhìn vật đặt ở vị trí điểm cực viễn thì
A. khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể đến võng mạc là ngắn nhất.
B. mắt nhìn vật với góc trông lớn nhất.
C. thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất.
D. thuỷ tinh thể có tiêu cự lớn nhất.
Câu : 22. Tìm phát biểu đúng về sửa tật của mắt cận thị:
A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để mắt có thể nhìn rõ được các vật ở xa không mỏi mắt.
B. Muốn vậy người cận thị phải đeo (sát mắt) một thấu kính phân kì có độ lớn tiêu cự: .
C. Khi đeo kính, ảnh của các vật ở xa sẽ hiện lên ở điểm cực cận của mắt.
D. Một mắt cận thị khi đeo đúng kính sửa tật sẽ trở nên như một người mắt tốt và nhìn rõ được các vật cách mắt từ 25cm đến ¥.
Câu : 23. Tìm phát biểu sai về sự điều tiết của mắt:
A. Khi vật đặt tại điểm cực cận, mắt điều tiết tối đa, thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất.
B. Khi quan sát vật ở cực viễn, góc trông vật là nhỏ nhất.
C. Khi điều tiết mắt để nhìn rõ các vật, độ tụ của thuỷ tinh thể luôn tăng.
D. Khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể đến võng mạc không thay đổi.
Câu : 24. Chọn phát biểu đúng:
Khi nhìn vật đặt ở vị trí cực cận thì 
A. thuỷ tinh thể có độ tụ nhỏ nhất.	
B. thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất.
C. góc trông vật đạt giá trị cực tiểu.	
D. khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể tới võng mạc là ngắn nhất.
Câu : 25. Câu nào sau đây đúng khi nói về kính sửa tật của mắt cận thị:
Mắt cận thị đeo thấu kính 
A. phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.	B. hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
C. phân kì để nhìn rõ các vật ở gần.	D. hội tụ để nhìn rõ các vật ở rất xa.
Câu : 26 Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm. Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để mắt có thể nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết.
	A. 0,5đp	B. 2đp	C. –2đp	D. –0,5đp
Câu : 27 Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm ® 50cm. Khi đeo kính sửa (kính sát mắt, nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt:
A. 16,7cm	B. 22,5cm	C. 17,5cm	D. 15cm
Câu : 28 Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101cm, điểm cực cận cách mắt 16cm. Khi đeo kính sửa cách mắt 1cm (nhìn vật ở vô cực không điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu ?
	A. 17,65cm	B. 18,65cm	C. 14,28cm	D. 15,28cm
Câu : 29 Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50cm. Chọn phát biểu đúng. 
A. Người này có thể nhìn rõ các vật ở xa không phải điều tiết.
B. Người này đeo kính sửa có tụ số băng +2điốp.
C. Khi đeo kính sửa tật, mắt người đó sẽ nhìn rõ vật ở xa vô cùng.
D. Giới hạn nhìn rõ của mắt người này khi đeo kính sửa đúng là từ 25cm đến vô cực.
Câu : 30. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 51,5cm. Để nhìn rõ vật ở vô cực không phải điều tiết, người này đeo kính cách mắt 1,5cm. Độ tụ của kính là:
	A. +0,5đp	B. +2đp	C. –0,5đp	D. –2đp
Câu : 31 Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm, đến 1m. Để nhìn rõ các vật ở xa không mỏi mắt, người ấy phải đeo sát mắt một thấu kính phân kì. Khi đeo kính, người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt: 
	A. 14,3cm	B. 16,7cm	C. 20cm	D. 25cm
Câu : 32. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 52cm, đeo một kính có độ tụ +1đp cách mắt 2cm, người này sẽ nhìn rõ vật gần nhất cách mắt:
A. 33,3cm	B. 35,3cm	C. 40cm	D. 29,5cm
Câu : 33. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm, đeo kính sát mắt có tụ số –1đp. Tìm giới hạn nhìn rõ của mắt người này khi mang kính.
A. 13,3cm ® 75cm	B. 15cm ® 125cm	C. 14,3cm ® 100cm	D. 17,5cm ® 2m
Câu : 34. Một mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm, khoảng cực cận là 25cm. Tính tiêu cự của mắt người này khi không điều tiết.
	A. 1,5cm	B. 2,5cm	C. –15mm	D. –2,5cm	
Câu : 35. Một mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm, khoảng cực cận là 25cm. Tính tiêu cự của mắt người này khi điều tiết để nhìn vật cách mắt 60cm.
	A. 14,15mm	B. 14,63mm	C. –15mm	D. 2,5cm
Câu : 36. Một mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm, khoảng cực cận là 25cm. Tính tiêu cự của mắt người này khi điều tiết tối đa.
	A. 14,15mm	B. 15,63mm	C. –15,25mm	D. 14,81mm
Câu : 37. Mắt thường về già khi điều tiết tối đa thì độ tụ của thuỷ tinh thể tăng một lượng 2đp. Điểm cực cận cách mắt một khoảng:
A. 33,3cm	B. 50cm	C. 100cm	D. 66,7cm	
Câu : 38 . Một người cận thị khi đeo kính có tụ số -2,5đp thì nhìn rõ các vật cách mắt từ 22cm đến vô cực. Kính cách mắt 2cm. Độ biến thiên độ tụ của mắt khi điều tiết không mang kính là:
A. 5đp	B. 3,8đp	C. 4,16đp	D. 2,5đp
Câu : 39. Mắt thường về già khi điều tiết thì độ tụ của thuỷ tinh thể biến thiên một lượng 3đp. Hỏi khi người này đeo sát mắt kính 1dp thì nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao nhiêu ?
A. 25cm	B. 20cm	C. 16,7cm	D. 22,3cm
Câu : 40. Một người cận thị có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 16cm. Tìm tiêu cự của kính cần phải đeo sát mắt để có thể nhìn vật cách mắt một khoảng 24cm.
	A. -24cm	B. -48cm	C. -16cm	D. 25cm.
Câu : 41. Một người cận thị về già có điểm cực cận cách mắt 0,4m. Để có thể đọc sách cách mắt 20cm khi mắt điều tiết tối đa, người ấy đeo sát mắt một kính có tụ số:
A. -2,5đp	B. 2,5đp	C. 2đp	D. -2đp
Câu : 42. Một học sinh thường xuyên đặt sách cách mắt 11cm khi đọc nên sau một thời gian, HS ấy không còn thấy rõ những vật ở cách mắt mình lớn hơn 101cm. Học sinh đó đeo kính sửa cách mắt 1cm để nhìn rõ các vật ở vô cực không phải điều tiết. Điểm gần nhất mà HS đó có thể nhìn thấy khi đeo kính sửa là:
A. 11,11cm	B. 12,11cm	C. 14,3cm 	D. 16,7cm
Câu : 43. Một người đeo kính có độ tụ D = 1(dp) sát mắt thì nhìn được các vật cách mặt từ 25cm đến 1m. trả lời câu 1, 2.
1. Khoảng trông rõ khi không đeo kính là.
 A. 33,33cm đến . B. 33,33cm đến 50cm.
 C. 20cm đến . D. 20cm đến 50cm. 
2. Độ biến thiên độ tụ của thuỷ tinh thể mắt người đó từ không điều tiết đến điều tiết cực đại là .
 A. 3dp. B. 2dp.
 C. 1dp. D. 0,5dp 
Câu : 44. Một người chỉ nhìn được các vật cách mắt từ 15cm đến 50cm. Khi đeo kính sát mắt có độ tụ D = -1,5điốp thì :
 A. Nhìn được vật ở xa vô cùng. B. Nhìn được vật gần nhất cách mắt 19cm.
 C. Nhìn được vật xa nhất cách mắt 200m. D. Nhìn được vật xa nhất cách mắt 100m. 
Câu : 45. Chọn phát biểu đúng. Kính lúp là 
A. thấu kính hội tụ có tiêu cự vài mm để quan sát các vật.
B. thấu kính hội tụ có tiêu cự vài cm để quan sát các vật nhỏ.
C. một hệ thấu kính tương đương với thấu kính hội tụ để quan sát các vật ở xa.
D. thấu kính hội tụ có độ tụ rất lớn để quan sát các vật ở xa.
Câu : 46. Chọn câu đúng.
Kính lúp là 
A. một quang cụ có tác dụng làm tăng góc trông bằng cách tạo ra một ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.
B. một hệ hai thấu kính hội tụ đồng trục, có tiêu cự khác nhau nhiều lần.
C. một thấu kính hội tụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ.
D. một quang cụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ, khi mắt nhìn qua quang cụ này, thấy ảnh của vật với góc trông α ³ αmin.
Câu : 47. Chọn câu đúng.
Để độ bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào cách ngắm chừng khi người quan sát phải đặt mắt 
A. sát kính.
B. cách kính một khoảng 2f.
C. tại tiêu điểm ảnh của kính.
D. sao cho ảnh ảo của vật qua kính hiện ở viễn điểm cúa mắt.
Câu : 48. Một người mắt thường có điểm cực cận cách mắt 25cm quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ 10đp. Kính sát mắt. Độ bội giác của kính khi người ấy ngắm chừng ở cực cận là:
A. 10	B. 5	C. 2,5	D. 3,5
Câu : 49. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp trên vành kính ghi X5 trong trạng thái không điều tiết (mắt đặt sát kính), độ bội giác thu được là G = 3,3. Vị trí điểm cực viễn của mắt người đó cách mắt một khoảng:
A. 50cm	B. 100cm	C. 62,5cm	D. 65cm
Câu : 50. Gọi d’, f, k, l lần lượt là vị trí ảnh, tiêu cự, độ phóng đại ảnh của vật qua kính lúp và khoảng cách từ mắt đến kính. Tìm phát biểu sai về độ bội giác của kính lúp:
A. Trong trường hợp tổng quát, ta có: .	
B. Khi ngắm chừng ở cực cận: Gc= k.
C. Khi ngắm chừng ở vô cực: .	
D. Khi ngắm chừng ở cực viễn: .
Câu : 51. Gọi f và Đ là tiêu cự của kính lúp và khoảng cực cân của mắt. Độ bội giác của kính là khi 
A. mắt đặt sát kính.	
B. mắt ngắm chừng ở cực cận.
C. mắt ngắm chừng với góc trông ảnh lớn nhất.	
D. mắt đặt ở tiêu điểm ảnh của kính lúp.
Câu : 52. Tìm phát biểu sai về kính lúp:
A. Kính lúp đơn giản là một thấu kính có tiêu cự ngắn và độ tụ D>0.
B. Vật cần quan sát đặt trước kính lúp luôn cho ảnh lớn hơn vật.
C. Để độ bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào cách ngắm chừng, ta đặt mắt cách kính đoạn l = f.
D. Để đỡ mỏi mắt khi quan sát các vật nhỏ qua kính lúp, ta đặt vật trước kính sao cho ảnh ảo của vật hiện ở điểm cực viễn của mắt.
Câu : 53. Một kính lúp có độ tụ +20đp, một người mắt tốt (Đ = 25cm) nhìn một vật nhỏ qua kính lúp. Kính sát mắt. Tính độ bội giác của kính khi người đó ngắm chừng ở trạng thái không điều tiết.
	A. 4	B. 5	C. 1,25	D. 5,5
Câu : 54. Một kính lúp trên vành có ghi X2,5. Tiêu cự của kính là:
	A. 2,5cm	B. 4cm	C. 10cm	D. 0,4m
Câu : 55. Một kính lúp có độ tụ +12,5đp, một người mắt tốt (Đ = 25cm) nhìn một vật nhỏ qua kính lúp. Kính sát mắt. Tính độ bội giác của kính khi người đó ngắm chừng ở trạng thái không điều tiết.
A. 2	B. 50	C. 3,125	D. 2,5
Câu : 56. Một kính lúp trên vành ghi X6,25. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 12cm quan sát ảnh của một vật nhỏ qua kính trong trạng thái điều tiết tối đa, mắt đặt sát sau kính. Độ bội giác của kính là:
	A. 3	B. 4	C. 4,5	D. 6,25
Câu : 57. Một kính lúp trên vành ghi X2,5. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt (cm) quan sát ảnh của một vật nhỏ qua kính trong trạng thái điều tiết tối đa, mắt đặt sát kính. Độ bội giác của kính là:
	A. 2,33	B. 3,36	C. 4,5	D. 5,7
Câu : 58. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 12cm quan sát vật nhỏ qua kính lúp tiêu cự 4cm. Khoảng cách từ kính đến mắt là bao nhiêu để độ bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chừng ?
	A. 12cm	B. 2,5cm	C. 5cm	D. 4cm
Câu : 59. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 10cm ® 50cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp trên vành có ghi X2,5 (Đ = 25cm). Tính độ bội giác của kính khi người ấy ngắm chừng trong trạng thái mắt điều tiết tối đa (mắt đặt sát sau kính).
	A. 2,0	B. 2,5	C. 5,0	D. 4,0
Câu : 60. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm và điểm cực viễn cách mắt 40 cm. Người này quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp có tiêu cự 10 cm. Xem kính đặt sát mắt. Độ bội giác của ảnh biến thiên trong khoảng nào ?
A. 	B. C. D. 
Câu : 61. Điều nào sau đây đúng khi so sánh về cấu tạo của kính hiển vi và kính thiên văn ?
A. Tiêu cự vật kính của kính thiên văn lớn hơn nhiều so với tiêu cự vật kính của kính hiển vi.
B. Thị kính của kính hiển vi có độ tụ lớn hơn nhiều so với thị kính của kính thiên văn
C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của chúng đều bằng f1 + f2 khi ngắm chừng ở vô cực.
D. Có thể biên kính thiên văn thành kính hiển vi bằng cách hoán đổi vật kính và thị kính cho nhau.
Câu : 62. Chọn phát biểu ĐÚNG.
Để thay đổi cách ngắm chừng một vật qua kính hiển vi, người ta 
A. cố định thị kính, di chuyển vật kính.	B. cố định vật kính, di chuyển thị kính
C. di chuyển toàn bộ vật kính và thị kính	D. di chuyển vật cần quan sát.
Câu : 63. Chọn

File đính kèm:

  • docTRAC_NGHIEM_CHUONG_6_(CO_DAP_AN).doc