Ôn tập môn Vật lý lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Vật lý lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II- Môn Vật Lý 9 ( thời gian làm bài 120 phút).
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm):
	Chọn chữ cái in hoa trước phương án trả lời đúng.
1) Nam châm vĩnh cửu được sử dụng trong các dụng cụ nào dưới đây:
A. Chuông điện;	B. Ampekế;	C. Rơle điện từ;	 D. Đồng hồ đeo tay.
2) Một quả cầu nhỏ chuyển động đều theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên. Nếu vật chịu tác động của lực cản không khí thì lực tác dụng vào quả cầu so với trọng lực tác dụng lên nó là:
A. Nhỏ hơn; 	B. Bằng nhau; 	C. Lớn hơn; 	 D. Không so sánh được.
3) Tỉ số điện trở cố định mắc song song là 3 : 7 thì tỉ số cường độ dòng điện chạy qua hai điện trở lần lượt là
A. 7:3; 	B. 3:7; 	C. 1; 	D. Cả A, B, C đều sai.
4) Hai điện trở R1, R2 khi ghép nối tiếp có điện trở gấp 4 lần ghép song song. Vậy:
A. R1 = R2; 	B. R1 = 2R2; 	C. R1 = 0,5R2; 	D. R1 = R2.
5) Hai bóng đèn A, B có cùng công suất định mức tỉ lệ giữa hiệu điện thế định mức của chúng là 1:2 . Nếu mắc nối tiếp hai bóng đèn đó vào hiệu điện thế U thì công suất tiêu thụ của chúng có tỉ lệ:
A. 1:4;	B. 4:1; 	C. 1:2; 	D. 2:1.
6) Vật dụng nào sau đây được khuyến cáo không nên để gần nam châm:
A. Loa; 	B. Đồng hồ đeo tay, màn hình tivi;	
C. Máy thu thanh;	D. ấm đun nước bằng điện.
7) Một dãy gồm 20 bóng đèn 12V-5W mắc nối tiếp vào mạng điện 220V. Công suất của mạch điện là:
A. 100W; 	B. 200W; 	
C. 300W; 	D. Giá trị khác vì đèn không sáng bình thường.
8) Bóng đèn Đ1 mắc song song với đèn Đ2, cả Đ1, Đ2 mắc nối tiếp với Đ3 và 3 đèn sáng bình thường. Nếu bóng Đ1 bị đứt dây tóc thì bóng đèn Đ3 sẽ:
A. Sáng mạnh hơn; 	B. Sáng yếu hơn;
C. Sáng bình thường; 	D. Không sáng.
9) Các yếu tố nào ảnh hưởng tới lực hút của nam châm điện?
A. Khoảng cách giữa các vòng dây; 	B. Số vòng dây;
C. Đường kính của dây;	D. Bản chất của vật liệu làm lõi.
10) Một dây kim loại được kéo ra để chiều dài tăng thêm 1/10 chiều dài ban đầu. Cả dây mới và cũ đều có tiết diện đều, điện trở của dây mới so với điện trở của dây cũ là:
A. 110/100; 	B. 111/100; 	C. 120/100; 	D. 121/100.
11) Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy;	B. Bếp lửa; 	C. ắc quy; 	D. Đèn pin.
12) Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể:
A. Gây ra các vết bỏng; 	B. Làm tim ngừng đập;
C. thần kinh tê liệt; 	D. Cả A, B, C.
13) Mạng điện có hiệu điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người?
A. Dưới 220V; 	 B. Trên 40V; 	 C. Trên 100V; 	 D. Trên 220V.
14) Động cơ điện có nhiệm vụ biến đổi:
A. Cơ năng thành nhiệt năng; 	B. Động năng thành điện năng;
C. Điện năng thành cơ năng; 	D. Điện năng thành quang năng.
15) Trường hợp nào sau đây có liên quan đến áp suất khí quyển:
A. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước lại phồng ra như cũ.
B. Săm xe đạp bơm căng có thể bị nổ khi để ngoài trời nắng.
C. Dùng ống nhựa có thể hút nước từ cốc vào miệng.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng sẽ phồng lên.
Phần II: Tự luận (5,0 điểm):
Câu 1(2,0 điểm):
Dây may so của một bếp điện có chiều dài là l = 5m, tiết diện S =0,1mm2 và điện trở suất r = 0,4 . 10-6 Wm. Tính:
a- điện trở của bếp điện.
b- Công suất tiêu thụ của bếp điện khhi mắc bếp diện vào lưới điện có hiệu điện thế U = 120V.
c- Dùng bếp điện có thể đun sôi 1,2 lít nước ở 250C thì mất bao lâu? nếu hiệu suất của bếp điện là H = 75%. Biết nhiệt dung riêng của nước là C=4200J/KgK.
Câu 2 (2,0 điểm):
	Cho điện trở R1 mắc nối tiếp với R2 và mắc nối tiếp với Ampekế, mắc vào hiệu điện thế U = 18V, thì ampekế chỉ 2A, với R1 = 2R2 .
a- Tính R1 và R2.
b- Số chỉ của ampekế có thay đổi không khi ta mắc R3 song song với mạch (R1 nối tiếp R2 nối tiếp ampekế), với R3 = 24W. Tính cường độ dòng điện khi đó.
Câu 3 (1,0 điểm):
	Một dây dẫn đồng tính, tiết diện đều được uốn thành hình một tam giác vuông cân ABC. Trung điểm O của cạnh huyền AB và đỉnh B lại được nối với nhau bằng đoạn dây ODB cũng tạo với OB một tam giác vuông cân tại D. Biết diện trở của đoạn OA là R và dòng điện đi vào ở A đi ra ở B. Hãy tính tỉ số cường độ dòng điện qua AC và OB.
*	*
*
III- Môn Hóa Học lớp 9 (thời gian làm bài 120 phút).
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5,5 điểm).
	Chọn chữ cái in hoa cho phương án đúng.
1) Cho 4,6g một kim loại tác dụng với nước thu được 2,24lít H2 (ở đktc), kim loại đó là:
A. Ca; 	B. K; 	C. Na; 	D. Li.
2) Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch:
A. BaCl2 và AgNO3; 	B. Na2SO4 và AlCl3;
C. NaCl và KNO3 ;	D. ZnSO4 vàCuCl2 .
3) Cho dung dịch 10g NaOH tác dụng với dung dịch có chứa 10g HNO3. Dung dịch sau phản ứng mang tính chất:
A. Axit; 	 B. Kiềm; 	 C. Trung tính; 	 D. Các trường hợp trên.
4) Có 4 kim loại là Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại tác dụng được với cả 4 dung dịch muối trên là:
A. Al; 	B. Fe; 	 
C. Mg; 	D. Không có kim loại nào trong 4 kim loại trên.
5) Nguyên liệu nạp vào bình cứu hỏa là:
A. NaHCO3; 	B. Na2CO3;
C. NHCO3 và H2SO4 ; 	D. Na2CO3 và H2SO4.
6) Ô xít bazơ nào sau đây được dùng làm chất hút (chấtlàm khô) trong phòng thí nghiệm:
A. CuO; 	B. ZnO; 	C. CaO; 	D. PbO.
7) Khử 16g Fe2O3 bằng CO dư, sản phẩm khí thu được cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a gam kết tủa, giá trị của a là:
A. 10g; 	B. 20g; 	C. 30g; 	D. 40g.
8) Sản phẩm của phản ứng phân hủy Cu(OH)2 bởi nhiệt là:
A. CuO và H2 ;	B. Cu, H2O và O2 ;
C. Cu, O2 và H2 ; 	D. CuO và H2O .
9) Có các dung dịch NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây để nhận biết:
A. Phenolphtalein; 	B. Quỳ tím;
C. BaCl2 ;	D. AgNO3 .
10) Sục khí CO2 vào nước có sẵn mẩu quỳ tím, sau đó đun nhẹ thấy:
A. Quỳ chuyển sang màu đỏ, sau khi đun quỳ sẽ mất màu.
B. Quỳ chuyển sang màu đỏ, sau khi đun quỳ sẽ chuyển về màu tím.
C. Không có hiện tượng gì.
11) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ thấy:
A. Không có hiện tượng gì.	B. Có khí thoát ra;
C. Có kết tủa trắng và có khí thoát ra.
12) Có ba kim loại Ba, Al, Ag nếu chỉ dùng duy nhất dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết những kim loại nào trong dãy kim loại sau:
A. Ba và Fe; B. Ba và Ag;	 C. Ba, Al và Ag; D. Không xác định được.
13) Ag ở dạng bột có lẫn tạp chất Cu và Al, cho hỗn hợp vào dung dịch nào sau đây để thu được Ag tinh khiết:
A. dd AgNO3 ;	B. dd Cu(NO3)2;	C. dd H2SO4; 	D. dd NaOH.
Phần II: Tự luận (4,5 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
	Hòa tan muối cacbonat của kim loại R bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% (loãng) ta thu được dung dịch muối sun fát 14, 18%. Hỏi R là kim loại gì?
Câu 2 (1,0 điểm):
	Có muối Zn(NO3)2 có lẫn các muối Cu(NO3)2 , Fe(NO3)3 , AgNO3 , làm thế nào để thu được Zn(NO3)2 tinh khiết? (coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Câu 3(1,5 điểm):
Hoàn thành chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
1
2
3
8
	Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al
 Al
	NaAlO2 
	. .

File đính kèm:

  • docde thi HSG huyen.doc