Ôn tập phần đọc hiểu văn bản

docx2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập phần đọc hiểu văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như:
a.  Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản:
Ví dụ: Văn bản sau nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho văn bản.
“Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất colesteron (thịt, trứng, sữa...) sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch. Ở bệnh này, colesteron ngấm vào thành mạch kèm theo các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, xơ cứng và vữa ra.
Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết người”. (Sinh học - lớp 8. NXB Giáo Dục 2007)
* Đối với dạng câu hỏi này, các em cần đọc kỹ văn bản, tìm xem trong đó từ ngữ nào được lặp đi lặp lại. Xét nội dung của nó nói về điều gì ? Xác định được nội dung rồi thì đặt tên cho văn bản.
* Đối với ví dụ trên, ta thấy: đoạn văn nói đến căn bệnh xơ vữa động mạch và nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Vì vậy ta có thể đặt tên cho đoạn văn bản đó là: “Bệnh xơ vữa động mạch” hoặc “Đề phòng với xơ vữa động mạch”.
b. Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt:  Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản... Dạng đề này thường cho một đoạn văn có sai sót và cho học sinh nhận biết từ đó trả lời các câu hỏi.
Ví dụ: 
 Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
 Đây là một đoạn văn nháp, trong đó còn mắc phải một số lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic... Anh, chị hãy chỉ ra những sai sót đó.
Đoạn văn nháp: “... cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một sinh thể có linh hồn với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn. Đây là lối nhân cách hóa những đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà chực quan có thể nhìn thấy”.
* Với đề trên, ta trả lời như sau:
 - Sai ngữ pháp: Câu thứ nhất trong đoạn văn
- Sai chính tả: dữ rằn; giòng sông; chực quan
- Dùng từ sai: đối địch;
- Sai logic: vừa hung bạo, vừa dữ dằn
 c. Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
Với dạng câu hỏi này các em cần ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng như:
* So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt => So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. 
VD: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
*Nhân hoá: Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người =>Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
VD: Trăng vào cửa sổ đòi thơ...người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ...
Khăn thương nhớ ai...
* Ẩn dụ: Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt=>Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe.
VD: Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền...
*Hoán dụ: Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
VD: Ao nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
*Nói quá: là cách diễn đạt phóng đại tính chất, mức độ... của sự vật được miêu tả, nhằm tô đậm tính chất của sự vật, đồng thời gây ấn tượng mạnh đối với người tiếp nhận.
VD: Thương em chẳng biết để đâu...
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn...
Không có việc gì khó...
Lỗ mũi mười tám gánh lông...
*Điệp ngữ: Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ...
- Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ.
VD: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công
*Nói giảm, nói tránh:Là cách nói tránh diễn tả trực tiếp vào sự vật, sự việc nhằm làm giảm nỗi đau thương hoặc đảm bảo tính tế nhị, lịch thiệp trong giao tiếp.
VD: chết: qua đời, khuất núi, đi, về với tổ tiên, xuống suối vàng, lên thiên đường, đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin... chưa trả = vẫn còn cầm...
*Tương phản:Là cách diễn đạt đặt những sự vật, tính chất, đặc điểm tương phản với nhau bên cạnh nhau nhằm tô đậm ý muốn diễn đạt, làm cho lối diễn đạt sinh động, ấn tượng.
VD: 	Nuôi lợn ăn cơm nằm...
	Gần mực thì đen...
*Chơi chữ: Là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa nhằm tạo ra những cách hiểu bất ngờ và lí thú.
VD: Con cá đối nằm trên cối đá...
Bán rượu bán chè không bán nước
Buôn trăm buôn vạn chẳng buôn quan.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Ví dụ:
 Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau:
“Chúng đem bom ngàn cân 
Dội lên trang giấy trắng 
Mỏng như một ánh trăng ngần 
Hiền như lá mọc mùa xuân”
(Trang giấy học trò - Chính Hữu)
* Ta giải như sau: 
Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ là :
- Ẩn dụ, đối lập và so sánh.
- Ẩn dụ: hình ảnh trang giấy trắng chỉ sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ; đối lập: bom nghìn cân với trang giấy mỏng manh; so sánh: trang giấy mỏng như…, hiền như…
- Tác dụng: khắc họa sự tàn khốc của chiến tranh và tội ác của kẻ thù; lòng căm giận và thương cảm của tác giả.



File đính kèm:

  • docxON TAP PHAN DOC HIEU VAN BAN THI TNTHPT 2014.docx
Đề thi liên quan