Ôn tập phần lý thuyết môn Vật lý 11
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập phần lý thuyết môn Vật lý 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Chiết suất a.Định nghĩa + c:tốc độ ánh sáng trong không khí v:tốc độ ánh sáng trong môi trường đang xét n:Chiết suất của môi trường đó Hệ quả: -n không khí và chân không =1 và là nhỏ nhất -n của các môi trường khác đều lớn hơn 1 Chiết suất tỉ đối 2 - Khúc xạ ánh sáng 1 - Hiện tượng Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương của của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách của hai môi trường trong suốt khác nhau . 2 - Định luật -Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. -Biểu thức Sini. ntới= sinr nkx=const Chú ý: -n tới là chiết suất của môi trường chứa tia tới và nkx là chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ -Dễ dàng nhận ra cách nhớ để vẽ một cách định tính góc là môi trường nào có chiết suất càng lớn thì góc càng nhỏ I S R i r 1 2 PHẢN XẠ TOÀN PHẦN 1 - Định nghĩa : Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tia sáng tới , xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt 2 - Điều kiện để có phản xạ toàn phần +Tia sáng chiếu tới phải truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém . +Góc tới i ≥ igh ( igh góc giới hạn toàn phần ) Trong đó : . THẤU KÍNH MỎNG I. LÍ THUYẾT 1. Khái niệm về vật và ảnh: Vật thật: chùm tới là chùm phân kì * Vật: Là giao của chùm tia tới, chiếu tới dụng cụ Vật ảo: chùm tới là chùm hội tụ Ảnh thật: chùm ló là chùm hội tụ * Ảnh: Là giao của chùm tia ló khỏi dụng cụ Ảnh ảo: chùm ló là chùm phân kì 2. Tính chất ảnh của một vật qua thấu kính (chỉ xét vật thật) * Với thấu kính hội tụ: • Nếu cho ảnh thật: - ảnh thật ngược chiều vật (hứng được trên màn) - ảnh thật: nhỏ hơn vật nếu d > 2f lớn hơn vật nếu f < d < 2f bằng vật nếu d = 2f • Nếu cho ảnh ảo: ảnh ảo luôn cùng chiều vật và lớn hơn vật. * Với thấu kính phân kì: • Ảnh luôn là ảnh ảo, cùng chiều vật và nhỏ hơn vật. 3. Các công thức về thấu kính: a. Tiêu cự - Độ tụ - Tiêu cự là trị số đại số f của khoảng cách từ quang tâm O đến các tiêu điểm chính với quy ước: f > 0 với thấu kính hội tụ. f < 0 với thấu kính phân kì. (|f| = OF = OF’) - Khả năng hội tụ hay phân kì chùm tia sáng của thấu kính được đặc trưng bởi độ tụ D xác định bởi : (f : mét (m); D: điốp (dp)) (R > 0 : mặt lồi./ R < 0 : mặt lõm. /R = ¥: mặt phẳng ) f : mét (m); D: điốp (dp)) b. Công thức thấu kính * Công thức về vị trí ảnh - vật: d > 0 nếu vật thật d < 0 nếu vật ảo d’ > 0 nếu ảnh thật d' < 0 nếu ảnh ảo c. Công thức về hệ số phóng đại ảnh: ; (k > 0: ảnh, vật cùng chiều; k < 0: ảnh, vật ngược chiều.) ( | k | > 1: ảnh cao hơn vật, | k | < 1: ảnh thấp hơn vật ) d. Hệ quả: ; ; Mắt và các dụng cụ quang học: Mắt cận: (Khoảng nhìn rõ của mắt cận nhỏ hơn khoảng nhìn rõ của mắt bình thường) Nhìn gần rõ, nhìn xa không rõ. Phải đeo kính phân kì ( fk < 0 ) để tạo ảnh ảo ( d’<0 )nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. Tiêu cự của kính: fk = -OCv Mắt viễn: (Khoảng nhìn rõ của mắt viễn lớn hơn khoảng nhìn rõ của mắt bình thường) Nhìn xa rõ, nhìn gần không rõ. Phải đeo kính hội tụ (fk > 0 ) để tạo ảnh ảo ( d’<0 ) nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. Kính Lúp. Kính hiển vi. Kính thiên văn 1. Số bội giác của kính lúp. Số bội giác của kính hiển vi. Số bội giác của kính thiên văn Chương 4. TỪ TRƯỜNG 1. Định nghĩa từ trường: Là dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó. Quy ước hướng của từ trường là hướng nam – bắc của kim nam châm nằm cân bằng tại điểm đó. 2. Đường sức từ: là những đường vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mọi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. Tính chất đường sức từ: Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được 1 đường sức. Là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. Chiều tuân theo những quy tắc xác định (nắm tay phải, vào nam ra bắc) Ở nơi từ trường mạnh thì các đường sức vẽ mau và thưa ở nơi từ trường nhỏ. 3. Từ trường đều: Là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm. Các đường sức từ là những đường thẳng song song cùng chiều và cách đều nhau. 4. Cảm ứng từ: Là một vec-tơ gọi là vec-tơ cảm ứng từ có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó, có độ lớn B = F/(Il) . đơn vị tesla (T). 5. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn NM mang dòng điện có: - Điểm đặt: Trung điểm dây dẫn. - Phương: vuông góc với dòng điện và vec-tơ cản ứng từ. - Chiều: theo quy tắc bàn tay trái. - Độ lớn: 6. Từ trường dòng điện: Phụ thuộc các yếu tố: Cường độ dòng điện, Dạng hình học của dây dẫn, Vị trí điểm đang xét, Môi trường xung quanh dòng điện. a. Dòng điện thẳng dài: - Phương vuông góc với mặt phẳng chứa M và dòng điện, - Chiều theo quy tắc nắm tay phải, - Độ lớn b. Từ trường dòng điện trong khung dây tròn Tại tâm vòng dây có - Phương: Vuông góc với mặt phẳng vòng dây. - Chiều: Theo quy tắc vào mặt nam S ra bặt bắc N của vòng dây Mắt S: dòng điện cùng chiều kim đồng hồ, mặt N: dòng điện ngược chiều kim đồng hồ - Độ lớn: R là bán kính của khung dây, N là số vòng dây trong khung, I là cường độ dòng điện trong mỗi vòng. C . Từ trường của dòng điện trong ống dây: - Phương: Vuông góc với mặt phẳng vòng dây - Chiều: Vào mặt nam(S) ra mặt bắc (N) của ống dây - Độ lớn: n là số vòng dây trên một đơn vị dài của ống. l chiều dài của ống, tổng số vòng dây trên ống. 7. Lực Lo-ren-xơ: Là lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường. - Điểm đặt: Tại điện tích. - Phương: Vuông góc với mặt phẳng () - Chiều: Xác định theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái duỗi thẳng sao cho cảm ứng từ đâm xuyên vao lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều của vận tốc, ngón tay cái choãi ra 900 là chiều của lực lorenxơ nếu q >0, và chiều ngược lại nếu q <0 - Độ lớn: Trong đó q là điện tích của hạt, là góc hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ 8. Lực từ tác dụng lên hai dây dẫn song song: a. Hút nhau nếu dòng điện qua 2 dây cùng chiều. b. Đẩy nhau nếu dòng điện qua 2 dây ngược chiều chiều. Độ lớn trên một đơn vị chiều dài F= 2.10-7 I1.I2r Chương 5. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ I. TỪ THÔNG - CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 1. Từ thông: Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều Đơn vị Wb. Với a là góc giữa vec-tơ cảm ứng từ và vec-tơ pháp tuyến n. 2. Cảm ứng điện từ: Mỗi khi từ thông qua mạch kín biến thiên thì trong mạch kín xuất hiện dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên. 3. Định luật Len-xơ về chiều của dòng điện cảm ứng: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch kín. Khi từ thông qua (C) biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên. 4. Dòng điện Fu-cô: Là dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khối kim loại đặc, kín khi đặt trong từ trường hoặc nằm yên trong từ trường biến thiên. Có ích: Dùng trong phanh điện từ, lò nung, tôi kim loại. Có hại: Gây hiệu ứng tỏa nhiệt, làm nóng và giảm hiệu suất. II. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG 1. Định nghĩa: Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. 2. Định luật Fa-ra-day: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó. Nếu chỉ xét độ lớn: với là tốc độ biến thiên từ thông. III. TỰ CẢM 1.Từ thông riêng của mạch: với gọi là độ tự cảm. Đơn vị H. 2. Hiện tượng tự cảm: Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch. 3. Suất điện động tự cảm: SĐĐ tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch. là tốc độ biến thiên cường độ dòng điện.
File đính kèm:
- On tap ly thuyet vat ly 11 co ban.docx