Ôn tập phần tiếng việt

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập phần tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
CÁC KIỂU CÂU ĐƠN

Phân loại theo mục đích nói 
Câu nghi vấn
- Để hỏi ( ai, bao giờ, khi nào, bằng cách nào, để làm gì …) 
Câu trần thuật
-Để nêu một nhận định, có thể đánh giá đúng- sai.
Câu cầu khiến
-Để đề nghị, yêu cầu người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu (hãy, đừng, chớ, nên, không nên
Câu cảm thán
-Để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp(ôi, trời ơi, than ôi! …)
Phân loại theo cấu tạo
Câu bình thường
-Cấu tạo theo mô hình C-V
Câu đặc biệt
-Không cấu tạo theo mô hình C-V
- Tác dụng:
+Xác định thời gian, nơi chốn./ Đêm mùa xuân. Mùa xuân!
+Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng./ Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.
+Bộc lộ cảm xúc/ Trời ơi!. 
+Gọi đáp 
VD : Chị An ơi !



II/ Các phép biến đổi câu:
1.Rút gọn câu: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn với mục đích :	
à Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ/ “ Có khi được trưng bày trong tủ kính, … dễ thấy. Nhưng cũng có khi… trong hòm.” – Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.
à Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người( lược bỏ chủ ngữ) 
Lưu ý khi rút gọn cần:
à Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói
à Không biến câu nói thành cộc lốc, khiếm nhã
Ví dụ: Học ăn học nói, học gói học mở. (Lược bỏ chủ ngữ. Kinh nghiệm chung, lời khuyên chung cho mọi người.) 
2.Thêm trạng ngữ cho câu: Để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
Về hình thức: à Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu
 à Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. 
Ví dụ: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.
 Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
 Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
Công dụng: à Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác
 à Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc 
 à Để nhấn mạnh ý, chuyển ý, thể hiện những tình huống cảm xúc
Phân loại:
Trạng ngữ
Phân loại
Hè về, những cánh phượng …
Trạng ngữ chỉ thời gian
Trong sân trường, ..
Trạng ngữ chỉ không gian( nơi chốn)
Để có thể đạt được kết quả học tập tốt, ….. 
Trạng ngữ chỉ mục đích
Vì không hiểu nội dung của bài viết, ..
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Nam đến trường đều đặn mỗi ngày bằng chiếc xe đạp quen thuộc của mình.
Trạng ngữ chỉ phương tiện

3.Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu. 
a.Mở rộng chủ ngữ : Em / học giỏi // làm cho bố mẹ / vui lòng. Chủ ngữ là cụm C-V
 C V C V
 CN Cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ” làm cho” 
 
b.Mở rộng vị ngữ: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta //tinh thần /rất hăng hái. Vị ngữ là cụm C-V
 Chiếc đồng hồ này// kim giây /đã bị gãy. Vị ngữ là cụm C- V
c.Mở rộng phụ ngữ: 
 Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt// chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày Cách mạng tháng Tám/thành công. 
 Cụm C-V làm phụ ngữ( trạng ngữ chỉ thời gian) 
Ghi nhớ : Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.

II/ Câu chủ động, câu bị động
1.Câu chủ động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác( chỉ chủ thể của hoạt động)
2.Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào( chỉ đối tượng của hoạt động)
3.Chuyển đổi câu chủ động – bị động:
Có hai cách chuyển đổi câu chủ động à câu bị động
Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào phía sau từ( cụm từ) ấy.
Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thười lược bỏ hoặc biến từ( cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
Mọi người yêu mến em. à Em được mọi người yêu mến.
Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII. à Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
Lưu ý : Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
Ví dụ: Bạn ấy được nhà trường khen.( Câu bị động)
 Bạn ấy được đi du lịch nước ngoài.(Câu không phải bị động, bạn ấy là chủ ngữ chủ động) 
III/Phép liệt kê: là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ, hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm
à Xét về cấu tạo, có thể phân biệt: - Liệt kê theo từng cặp 
 - Liệt kê không theo từng cặp
à Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt: - Liệt kê tăng tiến / hình thành – trưởng thành; gia đình – họ hàng – làng xóm
 - Liệt kê không tăng tiến


*Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.
CÁC DẤU CÂU
*Dấu chấm lửng
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ lỡ hay ngập ngừng, ngắt quãng;
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. 
Dấu chấm
- Đặt ở cuối câu trần thuật.
Dấu gạch ngang
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
- Đặt ở đầu câu để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;
-Nối các từ nằm trong một liên danh 
Dấu phẩy
- Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu
+ Giữa các thành phần phụ của câu với C và V
+ Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu
+ Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó;
+ Giữa các vế của một câu ghép

File đính kèm:

  • docOnTiengVietL7HKII.doc
Đề thi liên quan