Ôn tập Sinh 7 học kỳ II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Sinh 7 học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH 7 HỌC KỲ II ¯ Câu 1: Cấu tạo ngoài của cá thích nghi môi trường nước. - Thân hình thoi, đầu gắn chặt với thân - Mắt không có mi giúp mắt không bị khô - Vảy xếp lợp nhau như mái ngói - Vây có các tia vây, tác dụng như bơi chèo Câu 2: Cấu tạo ngoài của ếch thích nghi vừa nươc, vừa cạn * Thích nghi ở nước: - Đấu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước. - Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí - Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón * Thích nghi ở cạn: - Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao nhất trên đầu - Mắt có mi mắt giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ - Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt Câu 3: Cấu tạo ngoài của thắn lằn thích nghi ở cạn, nơi khô nóng: - Da khô có vảy sừng bao bọc - Có cổ dài - Mắt có mi cử động có nước mắt - Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu - Thân dài, đuôi rất dài - Bàn chân năm ngón, có vuốt Câu 4: Cấu tạo ngoài của chim thích nghi đời sống bay lượn - Thân hình thoi - Chi trước biến thành cánh - Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau - Mình có lông vũ bao phủ - Mỏ sừng bao lấy hàm không răng - Cổ dài, khớp đầu với thân Câu 5: Cấu tạo ngoài của thỏ. - Bộ lông mao dầy, xốp - Chi trước ngắn - Chi sau dài, khỏe - Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén - Tai rất thính, có vành tai lớn, dài, cử động mọi phía. H cơ quan Lớp cá Lớp lưỡng cư Lớp bó sát Lớp chim Lớp thú Tiêu hóa Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột. Tuyến gan, tuyến ruột Giống cá nhưng miệng có lưỡi. Dạ dày lớn, ruột ngắn hơn cá. Gan, mật lớn, có tuyến tụy Ống tiêu hóa giống ếch nhưng phân hóa rõ hơn. Ruột già có khả năng hấp thụ nước. Tuyến gan, tụy, mật Ống tiêu hóa: mỏ, hầu, thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột (thiếu ruột thẳng). Tuyến gan, tụy, mật Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non (có manh tràng lớn; ĐV ăn cỏ). Tuyến gan, tụy, mật Hô hấp Bằng mang Bằng phổi và da (da là chủ yếu) Bằng phổi (phổi có nhiều vách ngăn hơn ếch), HH bằng tăng giảm thể tích lồng ngực Bằng phổi nhưng trong phổi có hệ thống ống khí và dưới phổi có các túi khí (HH kép) Bằng phổi (trong phổi có nhiều túi phổi gọi là phế nang) làm tăng diện tích TĐK Tuần hoàn Tim 2 ngăn (1 TN & 1TT), 1 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi Tim 3 ngăn (2 TN, 1 TT) 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha Tim 3 ngăn (2 TN, 1 TT: có vách hụt) 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha (ít hơn ếch) Tim 4 ngăn (2 TN, 2 TT) 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi Tim 4 ngăn (2 TN, 2 TT) 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi Bài tiết 2 thận (thận giữa) nằm dọc 2 bên cột sống, còn đơn giản 2 thận (thận giữa), 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái lớn (nước tiểu loãng) 2 thận (thận sau), 2 ống dẫn tiểu, bóng đái (có khả năng hấp thụ lại nước tiểu: nước tiểu đặc) 2 thận (thận sau), 2 ống dẫn tiểu (không có bóng đái nước tiểu đặc) 2 thận tiến hóa nhất (thận sau), 2 ống dẫn tiểu, bóng đái (nước tiểu loãng) Sinh sản Đẻ trứng (15-20 vạn trứng), thụ tinh ngoài Đẻ trứng (ít hơn cá) thụ tinh ngoài nhưng có hiện tượng ghép đôi Đẻ trứng (ít hơn lưỡng cư) thụ tinh trong. Con đực có 2 cơ quan giao phối, 2 tinh hoàn, con cái có 2 buồng trứng Đẻ trứng (ít hơn bò sát) thụ tinh trong. Con trống có cơ quan giao phối tạm thời là xoang huyệt, con cái chỉ có buồng trứng trái phát triển, buồng trứng phải tiêu giảm Đa số đẻ con (trừ thú mỏ vịt: đẻ trứng) thụ tinh trong. Có hiện tượng thai sinh. Con đực có 2 tinh hoàn, 2 ống dẫn tinh, cơ quan giao phối. Con cái có 2 buồng trứng, 2 ống dẫn trứng, tử cung Thần kinh * Bộ não có 5 phần: Não trước, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành tủy. Não trước chưa phát triển, tiểu não tương đối phát triển * Giác quan: Mắt chưa có mi mắt. Có cơ quan đường bên * Bộ não có 5 phần như cá nhưng não trước lớn hơn cá, tiểu não kém phát triển, thùy thị giác phát triển * Giác quan: Mắt có mi mắt và tuyến lệ. Tai có màng nhĩ * Bộ não có 5 phần. Não trước phát triển, tiểu não phát triển hơn ếch * Giác quan: Mắt có mi mắt cử động, có nước mắt. Tai có màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ như ống tai, chưa có vành tai * Bộ não có 5 phần. Não trước phát triển hơn bò sát thành đại não, tiểu não cũng phát triển hơn, có nếp nhăn * Giác quan: Mắt tinh (có mí mắt thứ 3). Tai đã có ống tai ngoài, chưa có vành tai * Bộ não có 5 phần. Bán cầu não rất phát triển, tiểu não phát triển và nhiều khúc cuộn * Giác quan: Có khứu giác và xúc giác phát triển (thỏ) Câu 1: Đặc điểm chung của cá: * Các là động vật có xương sống thích nghi đời sống hoàn toàn ở nước. - Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang - Tim 2 ngăn (1TN + 1TT) 1 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. - Thụ tinh ngoài - Là động vật biến nhiệt. Câu 2: Đặc điểm chung của lưỡng cư: * Lưỡng cư là ĐVCXS có cấu tạo thích nghi đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. - Da trần và ẩm ướt - Di chuyển bằng 4 chi - Hô hấp bằng phổi và da (da là chủ yếu) - Tim 3 ngăn (2 TN + 1 TT), 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể. - Sinh sản trong nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái - Là động vật biến nhiệt. Câu 3: Đặc điểm chung của bò sát: * Bò sát là ĐVCXS thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn. - Da khô, có vảy sừng khô - Cổ dài, chi yếu, có vuốt sắc - Phổi có nhiều vách ngăn - Tim 3 ngăn (2 TN, 1 TT: có vách hụt) trừ cá sấu tim 4 ngăn. Máu nuôi cơ thể là máu pha. - Màng nhĩ nằm trong hốc tai - Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong. Trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng - Là động vật biến nhiệt. Câu 4: Đặc điểm chung của lớp chim: * Chim là ĐVCXS thích nghi đời sống bay lượn. - Mình có lông vũ bao phủ - Chi trước biến thành cánh - Có mỏ sừng - Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp kép - Tim 4 ngăn (2TN + 2TT) 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi - Trứng lớn, có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của bố mẹ - Là động vật hằng nhiệt. Câu 5: Đặc điểm chung của thú: * Thú là ĐVCXS có tổ chức cao nhất - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ - Có lông mao bao phủ cơ thể - Bộ răng phân hóa thành 3 loại: Răng cửa, răng nanh, răng hàm - Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi - Bộ não phát triển thể hiện ở bán cầu não và tiểu não - Thú là động vật hằng nhiệt. Câu 1: Vai trò của cá: - Cung cấp thực phẩm giàu đạm, nhiều vitamine, dễ tiêu hóa - Cung cấp nguyên liệu chế thuốc chữa bệnh - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp - Diệt bọ gậy, sâu bọ hại lúa Câu 2: Vai trò của lưỡng cư: - Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng và sinh vật trung gian gây bệnh - Có giá trị thực phẩm - Bột cóc làm thuốc chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em - Nhựa cóc: Chế Lục thần hoàn chữa bệnh kinh giật - Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học Câu 3: Vai trò của bò sát: * Ích lợi: - Có ích lợi cho nông nghiệp: Tiêu diệt sâu bọ và chuột (thằn lằn, rắn) - Có giá trị thực phẩm đặc sản (ba ba, rùa) - Làm dược phẩm (rắn, trăn) - Sản phẩm mỹ nghệ (Vẫy đồi mồi, da cá sấu) * Tác hại: Gây độc cho người (rắn) Câu 4: Vai trò của chim: * Ích lợi: - Chim ăn sậu bọ và đông vật gặm nhấm - Cung cấp thực phẩm - Làm chăn, đệm, đò trang trí, làm cảnh - Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch - Giúp phát tán cây rừng và thụ phấn cho hoa * Tác hại: - Chim ăn quả, hạt, cá - Là vật trung gian truyền bệnh cho người ( H5N1) Câu 5: Vai trò của thú: - Cung cấp thực phẩm: Trâu, bò, lợn - Cung cấp dược liệu: Hổ, báo, hươu, nai - Nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ: Da, lông (hổ, báo), ngà voi - Cung cấp sức kéo: Trâu, bò, ngựa - Xạ hương của cầy hương là nguyên liệu chế nước hoa - Tiêu diệt loài gặm nhấm có hại: Chồn, cầy, mèo * Bảo vệ động vật - Bảo vệ động vật hoang dã - Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên - Chăn nuôi những loài thú có giá trị kinh tế - Bảo vệ môi trường sống của thú
File đính kèm:
- On tap GK2 S7.doc