Ôn tập sinh 9

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập sinh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Quy luật phân ly
-Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tƯnh trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân ly tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
(- Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.) 
* Quy luật phân ly độc lập: Các cặp gen đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
=>ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập: 
+ Tạo nên biến dị tổ hợp 
+ Sinh vật đa dạng, phong phú
+ Làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
2. Lai phân tích
Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội. Còn nếu kết quả của phép lai là phân tính 3 trội : 1 lặn thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
3. ý nghĩa của tương quan trội- lặn
Tương quan trội- lặn là hiện tượng phổ biến trên cơ thể thực vật, động vật và người. Thông thường, các tính trạng trội là tính trạng tốt, còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Một mục tiêu của chọn giống là xđ được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào 1 kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
4. Trội không hoàn toàn
Là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
5. Biến dị tổ hợp
-ở F2, bên cạnh những kiểu hình giống P còn có các kiểu hình khác P gọi là biến dị tổ hợp. Nguyên nhân xuất hiệ biến dị tổ hợp là do sự phân ly độc lập của các cặp tính trạng và sự tổ hợp tự do lại các tính trạng của P.
-Biến dị tổ hợp xuất hiện trong các hình thức sinh sản hữu tính.
-ý nghĩa của biến dị tổ hợp : + Làm cho sinh vật đa dạng, phong phú.
+ Làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
6.Nhiễm sắc thể
a) Tính đặc trưng của bộ NST
- Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Trong cặp NST tương đồng,1 NST có nguồn gốc tù bố& 1 NST có nguồn gốc từ mẹ. Do đó, các gen trên NST cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng.
- Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n NST.
Bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu là n NST.
- Ngoài ra, ở các loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực & cá thể cái ở 1 cặp NST giới tính, được kí hiệu là XX và XY.
- Tế bào của mỗi loài sinh vật có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.
- Tuỳ theo mức độ duỗi xoắn mà chiều dài NST khác nhau ở các kì của quá trình phân chia tế bào. Tại kì giữa, NST co ngắn cực đại & đồng thời có hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que, hình chữ V…
b) Cấu trúc của NST
- Cấu trúc của NST thường được mô tả khi nó có hình dạng đặc trưng ở kì giữa
NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động chia nó thành 2 cánh.
Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. ->sợi tơ co rút ->NST di chuyển về các cực của tế bào.
Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu 1 ptử AND và prôtêin loại histon.
c) Chức năng của NST
- NST là cấu trúc mang gen (bản chất là AND) có vai trò quan trọng đối với sự di truyền.
- Nhờ sự tự sao của AND -> sự tự nhân đôi của NST -> các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào của cơ thể.
7.Nguyên phân
- Chu kì tế bào là vòng đời của 1 tế bào.
- Nguyên phân là 1 hình thức sinh sản (phân chia) của tế bào: từ 1 tế bào mẹ 2n NST sau khi phân chia tạo ra 2 tế bào con 2n NST .
- Nguyên phân gồm 1 giai đoạn chuẩn bị là kì trung gian và 4 kì chính thức. Nó xảy ra ở hầu hết các tế bào cơ thể : tế bào sinh dưỡng, tb mầm sinh dục, hợp tử…
=>ý nghĩa của nguyên phân:	+Giúp cơ thể đa bào lớn lên
+Giúp thay thế các tế bào già và chết
Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân:
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST
Kì trung gian
NST ở dạng sợi dài mảnh duỗi xoắn và diễn ra sự nhân đôi
Kì đầu
Màng & nhân con bị tiêu biến, 2 crômatit bắt đầu đóng xoắn và co ngắn
Kì giữa
Các NST kép đóng xoắn & co ngắn, có hình thái rõ rệt. Chúng tiếp tục đóng xoắn cho tới khi xoắn cực đại & tập trung thành 1 hàng ở mp xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm độngthành 2 NST đơn rồi phân ly đồng đều về 2 cực. 
Kì cuối
Các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh. Màng nhân & nhân con xuất hiện trở lại.
8.Giảm phân
- Là hình thức sinh sản có thoi phân bào như nguyên phân, diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục. 
=>Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ 2n NST qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều có n NST. Như vậy, số lượng NST đã giảm đi 1nửa. Các tế bào con này là cơ sở để hình thành giao tử (nguồn gốc, chất lượng khác nhau).
Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì giảm phân
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST
Lần phân bào 1
Lần phân bào 2
Kì trung gian
NST nhân đôi thành các NST kép tương đồng
Tồn tại rất ngắn, không diễn ra nhân đôi NST.
Kì đầu
Các NST xoắn và co ngắn. Diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng & chúng có thể bắt chéo với nhau-> trao đổi đoạn
Các NST co lại cho thấy rõ số lượng NST kép.
Kì giữa
NST tập trung & xếp song song 2 hàng ở mp xích đạo của thoi phân bào.
Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mp xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
Sự phân ly độc lập & tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về 2 cực của tế bào.
2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm độngthành 2 NST đơn rồi phân ly về 2 cực tế bào.
Kì cuối
Các NST kép nằm gọn (.) 2 nhân mới được tạo thành. Hình thành 2 tế bào con đều có n NST kép khác nhau về nguồn gốc.
Các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n.
9. So sánh nguyên phân và giảm phân
a) Giống nhau
- Đều có sự nhân đôi NST
- Đều trải qua các kì phân bào
- Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng và xoắn
- NST đều tập trung trên mp xích đạo tại kì giữa
- Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ 
b) Khác nhau
Nguyên phân
Giảm phân
- Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm 2 crômatit.
- Kì đầu ko xảy ra trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc.
-Kì giữa các NST tập trung tành từng NST kép.
-Kì sau, crômatit (.) từng cặp NST tương đồng kép phân ly về 2 cực tế bào.
=>kết quả?
- Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 1 cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.
- Kì đầu xảy ra sự tiếp hợp & trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc.
- Kì giữa I các NST tập thành các NST kép tương đồng.
-Kì sau, 1 NST dơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân ly để tạo nên các tb con có bộ NST khác nhau về nguồn gốc.
10. Cấu trúc không gian của phân tử ADN
Năm 1953, J.Oat-xơn và F.Crick đã công bố mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN .
-AND là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải (xoắn phải). Các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn dài 34A0 gồm 10 cặp nu. Đường kính vòng xoắn là 20A0.
- Các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS -> biết được trình tự sắp xếp các nu ở mạch này có thể suy ra trình tự sắp xếp các nu ở mạch kia.
- Số A(ađênin) = số T(timin), số G = số X.
- Tỉ số (A+T)/(G+X) trong các AND khác nhau &đặc trưng cho từng loài.
11. AND nhân đôi
- Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi, ptử AND tháo xoắn & tách mạch bởi tác dụng của 1số enzim.
- Các nu trên mạch đơn lần lượt liên kết với các nu tự do ngoài môi trường nội bào.
- 2 ptử AND được tạo thành, đóng xoắn giống nhau& giống mẹ.
*Quá trình tự nhân đôi của AND diễn ra theo ntắc khuôn mẫu, ntắc bán bảo toàn & NTBS.
12. Chức năng của AND
- Nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của protein.
- Thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tb & cơ thể.
- Là cơ sở của hiện tượng di truyền & sinh sản, duy trì các đặc tính của từng loài ổn định qua các thế hệ, bảo đảm sự liên tục sinh sôi nảy nở của sinh vật.
13. So sánh AND và ARN
a) Giống nhau
- Đều cấu tạo từ các ntố C, H,O, N, P.
- Thuộc loại đại phân tử, & cấu tạo theo ntắc đa phân.
- Gồm 4 loại nu, dều thuộc loại axit nucleic.
- Có chức năng di truyền
- Giữa các dơn phân đều có liên kết hoá học
b) Khác nhau
ADN
ARN
Gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều
KL, kích thước lớn
Các nu là A, T, G, X
C/n lưu giữ & truyền đạt thông tin di truyền
Gồm 1 mạch đơn xoắn
KL, kích thước < AND
Các nu là A, U, G, X
C/n truyền đạt thông tin di truyền
14. So sánh AND và protein
a) Giống nhau
- Đều cấu tạo từ các ntố C, H, O, N
- Đều thuộc loại đại ptử, kích thước & KL lớn
- Đều có cấu trúc xoắn
- Cấu tạo từ nhiều đơn phân
- Có tính đa dạng & đặc thù
b) Khác nhau
ADN
Protein
- Cấu tạo 
- KL, kích thước lớn
- Đơn phân là các nu, gồm 4 loại
- Cấu trúc : 1 chuỗi xoắn kép
- Đa dạng do trình tự các nu
- Đặc thù do số lượng, thành phần & trình tự sắp xếp các nu
- Cấu tạo:…
- KL, kích thước < AND
- Đơn phân là các a.a, gồm hơn 20 loại
- Xoắn gồm nhiều bậc cấu trúc
- Đa dạng do trình tự các a.a
- Đặc thù do số lượng, thành phần & trình tự sắp xếp các a.a
15. Chức năng của protein
- Cấu trúc : pro là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh -> xd các tế bào gen & màng sinh chất.
- Xúc tác các phản ứng trao đổi chất
- Điều hoà trao đổi chất : Điều hoà hđ các cơ quan nhờ hoóc môn có bản chất là protein.
- Bảo vệ cơ thể : kháng thể có bản chất là protein
- Cung cấp Q: Khi cơ thể thiếu glucô & lipid để chuyển hoá Q thì pro sẽ chuyển hoá thành glucô & lipit.
- Vận động: pro tham gia vào thành phần cấu tạo của cơ nên có c/n vận động.
=>Protein đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hđ sống của tế bào, biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
*Bổ sung thêm : các bậc cấu trúc của pro
1.Trình tự sắp xếp các a.a (.) chuỗi a.a
2.Chuỗi a.a tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn còn bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu khoẻ hơn.
3.Hình dạng k0 gian 3 chiều của pro do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại pro
4.Cấu trúc của 1 số loại pro gồm 2 hay nhiều chuỗi a.a cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.
*Bổ sung thêm : các bậc cấu trúc của pro
1.Trình tự sắp xếp các a.a (.) chuỗi a.a
2.Chuỗi a.a tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn còn bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu khoẻ hơn.
3.Hình dạng k0 gian 3 chiều của pro do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại pro
4.Cấu trúc của 1 số loại pro gồm 2 hay nhiều chuỗi a.a cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.

File đính kèm:

  • docde cuong on tap kt 1 tiet.doc