Ôn tập Sinh học 9 - Học kì II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Sinh học 9 - Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP SINH HỌC 9 HKII A. LÝ THUYẾT : CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC Câu 1 : Nêu khái niệm, nguyên nhân và các phương pháp tạo ưu thế lai ? Tại sao trong chăn nuôi người ta không dùng con lai F1 để nhân giống ? a. Khái niệm : Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng phát triển khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng. b. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai : - Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp à chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội. - Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội quy định. Ví dụ : P : AAbbcc X aaBBCC F1: AaBbCc c. Các phương pháp tạo ưu thế lai : - Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng: + Lai khác dòng : Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau. Ví dụ : Ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 – 30% so với giống hiện có. + Lai khác thứ : Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. - Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi: + Lai kinh tế : Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. Ví dụ : Lợn Ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch.à Lợn con mới sinh nặng 0,8 Kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạt cao. d. Vì nếu làm giống thì ở đời sau qua phân li sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm Câu 2 : Nêu khái niệm, nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống? Nêu vai trò của giao phối gần? a. Khái niệm thoái hoá : Là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm. + Ở thực vật : Cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ : chiều cao cây giảm, bắp dị dạng, hạt ít do tự thụ phấn ở cây giao phấn. + Ở động vật : Thế hệ con cháu sinh trưởng, phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh do giao phối gần. - Giao phối gần (giao phối cận huyết) : Là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái. b. Nguyên Nhân : Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại. c. Vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần : - Củng cố đặc tính mong muốn. - Tạo dòng thuần chứa cặp gen đồng hợp. - Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể. - Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai. CHƯƠNG I : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Câu 3 : Môi trường là gì ? có mấy loại môi trường? a. Môi trường sống : Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật. b. phân loại : Có 4 loại môi trường chủ yếu : + Môi trường nước. + Môi trường trên mặt đất, không khí. + Môi trường trong đất. + Môi trường sinh vật. Câu 4 : Trình bày các nhân tố sinh thái của môi trường? Giới hạn sinh thái là gì? Hãy vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của cá rô phi ở Việt Nam? a. Các nhân tố sinh thái của môi trường: - Nhân tố vô sinh : + Khí hậu gồm : nhiệt độ, ánh sáng, gió + Nước : Nước ngọt, mặn, lợ + Địa hình : Thổ nhưỡng, độ cao, loại đất - Nhân tố hữu sinh: + Nhân tố sinh vật : Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật. + Nhân tố con người : * Tác động tích cực : Cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép * Tác động tiêu cực : Săn bắn, đốt phá * Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian. b. Khái niệm giới hạn sinh thái : Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. c. Vẽ sơ đồ : Ví dụ : Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam. Câu 5 : Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng lên sinh vật như thế nào a. Ảnh hưởng ánh sáng lên đời sống sinh vật : *. Ảnh hưởng ánh sáng lên đời sống thực vật : - Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp, hút nước của cây. + Nhóm cây ưa sáng : Gồm những cây sống nơi quang đãng : Lúa, mè, sắn + Nhóm cây ưa bóng : Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác : Lá lốt, vạn niên thanh, rau má... *. Ảnh hưởng ánh sáng lên đời sống động vật : - Ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật : Nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản + Nhóm động vật ưa sáng : Gồm những động vật hoạt động ban ngày : Trâu, bò, dê, + Nhóm động vật ưa tối : Gồm những động vật hoạt động về ban đêm, sống trong hang, hốc đất : Chồn, cáo, sóc. b. Ảnh hưởng nhiệt độ lên đời sống sinh vật : - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật. - Hình thành nhóm sinh vật. + Sinh vật biến nhiệt : Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường : Vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư và bò sát. + Sinh vật hằng nhiệt : Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường : Chim, thú và người. c. Ảnh hưởng độ ẩm lên đời sống sinh vật : - Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau. - Hình thành các nhóm sinh vật : + Thực vật : . Nhóm ưa ẩm (lúa nước, dương xỉ). . Nhóm chịu hạn (xương rồng, thong). + Động vật : . Nhóm ưa ẩm (ếch nhái, mọt ẩm ). . Nhóm ưa khô (lạc đà, tắc kè ). Câu 6 : Hãy nêu và cho ví dụ về các mối quan hệ cùng loài và khác loài ? Lấy ví dụ ? a. Quan hệ cùng loài : - Hỗ trợ : Các sinh vật cùng loài tụ tập bên nhau thành nhóm để hỗ trợ nhau chống đỡ với những điều kiện bất lợi của môi trường. Ví dụ : Quần thể rừng thông có tác dụng chống đổ ngã khi có gió bão. Quần thể bò rừng sống thành bầy đàn có khả năng chống lại kẻ thù tốt hơn, hỗ trợ nhau tìm được nguồn thức ăn. - Cạnh tranh : Các sinh vật cùng loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, bạn tình, ánh sáng khi gặp điều kiện bất lợi. Ví dụ : Đồng lúa tranh nhau hút nước và muối khoáng từ đất, Đàn lợn tranh nhau thức ăn - Liền rễ: các loài thực vật nối rễ với nhau để trao đổi nước, chất dinh dưỡng. Ví dụ : Cây thông bị chặt phần thân hút nước và muối khoáng từ cây bị không bị chặt. b. Quan hệ khác loài: Quan hệ Đặc điểm Ví dụ Hỗ trợ Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Cộng sinh giữa hải quỳ và tôm ở nhờ. Cộng sinh giữa tảo và nấm. Hội sinh Sự hợp tác giữa 2 loài SV, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó đi xa. Địa y sống bám trên cành cây. Đối địch Cạnh tranh Các SV khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hảm sự phát triển của nhau. Dê, bò tranh nhau ăn cỏ trên một cánh đồng. Kí sinh, nửa kí sinh SV sống nhờ trên cơ thể của SV khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu Giun sán kí sinh trong ruột người. ve,bét sống bám trên da trâu, bò. SV ăn SV khác Gồm các trường hợp: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ. Hổ ăn nai, bò ăn cỏ, cây nắp ấm bắt côn trùng. CHƯƠNG II. HỆ SINH THÁI Câu 7 : Thế nào là quần thể sinh vật ? nếu các đặc trưng của quần thể ? a. Quần thể sinh vật : Là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản để tạo ra thế hệ mới. Ví dụ : Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én b. Đặc trưng cơ bản của quần thể : *Tỷ lệ giới tính : Là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái.Tỷ lệ giới tính ở động vật thường là 1: 1. * Thành phần nhóm tuổi : Có 3 nhóm tuổi : trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản. * Mật độ quần thể : Là số lượng hay khối lượng SV có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 8 : Thế nào là quần xã sinh vật ? Nêu Tính chất và so sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần thể và quần xã ? a. Quần xã sinh vật : Là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong 1 không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như 1 thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. Ví dụ : Ao cá tự nhiên, rừng nhiệt đới b. Tính chất : - Các quần thể trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. - Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. - Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật. c. Sự khác nhau cơ bản giữa quần thể và quần xã. Quần thể Quần xã - Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh. - Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong một sinh cảnh. - Đơn vị cấu trúc là cá thể, được hình thành trong một thời gian tương đối ngắn. - Đơn vị cấu trúc là quần thể, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử,tương đối dài. - Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền. - Mối quan hệ chủ yếu giữa các quần thể là quan hệ dinh dưỡng (quan hệ hổ trợ, đối địch ) - Không có cấu trúc phân tầng. - Có cấu trúc phân tầng. Câu 9 : Thế nào là cân bằng sinh học ? Ý nghĩa của cân bằng sinh học ? a. Cân bằng sinh học : Là trạng thái mà số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học phù hợp với khả năng của môi trường. b.Ý nghĩa : Tạo sự cân bằng số lượng cá thể trong mỗi quần thể trong quần xã, hạn chế sự tăng nhanh của một số loài và giúp tăng số lượng của một số loài. c. Dẫn chứng : Khi gặp khí hậu thuận lợi, cây cối phát triển tươi tốt >> Số lượng sâu ăn lá tăng >> Số lượng chim sâu tăng >> Số lượng sâu giảm. Câu 10 : Thế nào là hệ sinh thái ? Cho ví dụ về một hệ sinh thái. Phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó ? a. Hệ sinh thái : Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống (sinh cảnh), trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ : Rừng nhiệt đới. b. Các thành phần của hệ sinh thái : + Nhân tố vô sinh. + Sinh vật sản xuất (là thực vật). + Sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật). + Sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm..). c. Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác: - Quần thể người có những đặc điểm sinh học giống quần thể các sinh vật khác. - Quần thể người có những đặc trưng khác với q/t sinh vật khác: Kinh tế, văn hoá, pháp luật,chính trị, y tế, giáo dục. => Con người có lao động và tư duy có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể. Câu 11 : Nêu khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. Lấy ví dụ minh họa. a. Chuỗi thức ăn : Là 1 dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là 1 mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ. - Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật : Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy. Ví dụ : - Cây cỏ à chuột à rắn à VSV. - Cây à sâu ăn lá à cầy à đại bàng à Vi khuẩn b. Lưới thức ăn : Bao gồm các chuổi thức ăn có nhiều mắc xích chung. Gà Sâu VSV Cáo Thỏ Thực vật Hổ Dê Câu 12 : Hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Khi nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Trong thực tiễn sản xuất cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể Sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? a. Mối quan hệ : Đó là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và cả khác loài. b. Hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ : Khi trồng cây ở mật độ quá dày, thiếu ánh sáng c. Để tránh sự cạnh tranh : * Trong trồng trọt : +Trồng cây với mật độ thích hợp. + Tỉa thưa cây. + Chăm sóc cây đầy đủ, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, năng suất cao. * Trong chăn nuôi : Khi đàn quá đông, nhu cầu về thức ăn, chỗ ở trở nên thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm ta cần phải tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng, kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt. Câu 13 : So sánh hiện tượng cân bằng sinh học với khống chế sinh học? * Giống nhau : - Đều làm cho số lượng cá thể mỗi quần thể dao động ở trạng thái cân bằng. - Đều liên quan đến tác động của môi trường sống. * Khác nhau : Cân bằng sinh học Khống chế sinh học - Xảy ra trong nội bộ mỗi quần thể. - Nguyên nhân : Do các điều kiện của Môi trường sống ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản và tử vong của quần thể. - Xảy ra giữa các quần thể khác rồi ở Quần xã. - Nguyên nhân : Do mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài với nhau, quan hệ đối địch trong Quần xã. CHƯƠNG III. CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG Câu 14 : Nêu tác động của con người tới môi trường ? - Thời kì nguyên thủy : Đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ à giảm diện tích rừng. - Xã hội nông nghiệp : + Trồng trọt, chăn nuôi. + Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất à thay đổi đổi đất và tầng nước mặt. - Xã hội công nghiệp : + Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu công nghiệp à đất càng thu hẹp. + Rác thải rất lớn . Câu 15 : Ô nhiễm môi trường là gì ? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường? a. Ô nhiễm môi trường : Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. - Ô nhiễm môi trường do : + Hoạt động của con người. + Hoạt động tự nhiên : Núi lửa, dịch bệnh ... b. Các tác nhân : - Ô nhiễm do các khí thải. - Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. - Ô nhiễm do các chất phóng xạ. - Ô nhiễm do các chất thải rắn. - Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh. Câu 16 : Nêu hậu quả ô nhiễm trường ? Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ? a. Hậu quả ô nhiễm trường : - Gây bệnh tật cho con người và các sinh vật khác. - Nguồn nước, không khí, đất... bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến sản xuất, trồng trot... - Gây hiệu ứng nhà kính : Làm cho trái đấtt nóng lên. - Gây hạn hán, lũ lụt, thiên tai... b. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường : TL : Có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm như xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời ... , xây dựng nhiều công viên, trồng cây xạnh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu ... Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm. CHƯƠNG IV : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Câu 17 : Tài nguyên thiên nhiên là gì ? Lấy ví dụ ? Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu ? a. Tài nguyên thiên nhiên: là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống. b. Ví dụ : Tài nguyên : Đất, nước, gió, thủy triều, dầu mỏ, năng lượng ánh sáng mặt trời c. Các dạng tài nguyên thiên nhiên : gồm 3 dạng chủ yếu sau - Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa ) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. - Tài nguyên tái sinh : (Tài nguyên sinh vật, đất, nước) là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển. - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, thủy triều...) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Câu 18 : Thế nào là phát triển bềnh vững ? Nêu các biện pháp bảo vệ thiên nhiên ? a. Khái niệm phát triển bền vững : Là sự phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến thế hệ tương lai đáp ứng lại các nhu cầu của họ à Sự phát triển bền vững l mối liên hệ giữa công nghiệp hóa và bảo vệ thiên nhiên. b. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên : *. Bảo vệ tài nguyên sinh vật : - Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn. - Trồng cây gây rừng. - Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quý. - Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi. *. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa : Các biện pháp Hiệu quả Với vùng đất trống đồi núi trọc thì trồng cây gây rừng. Hạn chế xói mòn, hạn hán, lũ lụt, cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh vật. Tăng cường thuỷ lợi, tưới tiêu hợp lí. Điều hòa lượng nước, mở rộng diện tích trồng trọt. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh. Tăng độ màu cho đất, không mang mầm bệnh. Thay đổi cây trồng hợp lí. Luân canh, xen canh à đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng. Chọn giống thích hợp. Cho năng suất cao, lợi ích kinh tế à tăng vốn đầu tư cải tạo đất. Câu 19 : Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguôn tài nguyên thiên nhiên ? Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, rừng như thế nào ? a. Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận , chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của XH hiện tại vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn t/n cho các thế hệ mai sau. b. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, rừng : Tài nguyên đất Tài nguyên nước Tài nguyên rừng - Đất là nơi ở, nơi sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, SV khác - Tái sinh. - Nước là nhu cầu không thể thiếu của tất cả các sinh vật trên trái đất - Tái sinh. - Rừng là nguồn cung cấp lâm sản, thuốc, gỗ, điều hòa khí hậu, chống xói mòn, - Tái sinh - Cải tạo đất, bón phân hợp lí. - Chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn, - Khai thông dòng chảy. - Không xả rác, chất thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, biển, - Khai thác hợp lí, kết hợp trồng bổ sung - Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Câu 20 : Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. a. Bảo vệ hệ sinh thái rừng : - Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên. - Xây dựng khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen. - Trồng rừng à phục hồi hệ sinh thái, chống xói mòn. - Vận động định cư à bảo vệ rừng đầu nguồn. - Phát triển dân số hợp lí à giảm áp lực về tài nguyên. - Tuyên truyền bảo vệ rừng à toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng. b. Bảo vệ hệ sinh thái biển. - Bảo vệ bãi cát (nơi rùa hay đẻ trứng) và vận động người dân không săn bắt rùa tự do. - Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt. - Xử lí các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển. - Làm sạch bãi biển. c. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp. - Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm nuôi sống con người. - Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp : + Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như : Lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp. + Cải tạo hệ sinh thái đưa giống mới để có năng suất cao. Câu 21 : Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác (tài nguyên đất, nước) ? Bảo vệ rừng và cây xanh sẽ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác. - Rừng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất. Cây rừng hấp thụ nước và muối khoáng trong đất nhưng đất rừng không bị khô cằn vì xác SV rừng sau khi được phân giải sẽ cung cấp 1 lượng khoáng cho đát. - Ở những nơi có rừng che phủ thì sau những trận mưa lớn, cây rừng cản nước mưa làm nước ngấm được vào đất, đất không bị khô hạn. Tán cây cản bớt sức chảy khi mưa lớn gây ra hạn chế xói mòn, chống sự bồi lắp lòng sông, suối, các công trình thủy lợi, thủy điện à hạn chế ngập lụt, bảo vệ nguồn nước ngầm, chống sạt lỡ, Câu 22 : Ngày nay con người cần phải làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên ? * Ngày nay con có các biện pháp để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên như : - Hạn chế phát triển ddân số quá nhanh. - Khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Bảo vệ các loài sinh vật đặc biệt là các sinh vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. - Giảm tối đa các nguồn chất thãi gây ô nhiễm. - Ứng dụng kiến thức khoa học vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao. - Giáo dục ý thức tự giác cho mọi người dân để mọi người đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình. Câu 23 : Nêu sự cần thiết của việc ban hành luật ? Nội dung của luật BVMT ? a. Sự cần thiết của việc ban hành luật : Nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường hợp lý. b. Nội dung của luật BVMT : - Phòng chống suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường : + Cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm giữ cho môi trường sạch và xanh. + Cá nhân, tập thể có trách nhiệm xử lí chất thải đúng qui trình để chống suy thoái và ô nhiễm môi trường. + Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam. + Sử dụng tiết kiệm tài nguyên. - Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường : Khi có sự cố về môi trường thì cá nhân, tổ chức phải khắc phục kịp thời, báo cáo với cơ quan quản lí cấp trên để xử lí. Câu 24 : Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã ? - Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh công cộng, vệ sinh công viên, trường học, đường phố... - Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây. - Không được săn bắt các loài động vật có ích. - Tuyên truyền về giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng. B. TRẮC NGHIỆM : 1. Tại sao trồng cây ăn quả thường sử dụng phương pháp giâm, chiết cành ? a. Duy trì được phẩm chất của giống. b. Giữ được đặc tính ưu thế lai. c. Hạn chế tối đa sự phân li các tính trạng. d. Cả a, b và c. 2. Phép lai nào sau đây tạo được ưu thế lai ? a. Lai khác dòng ở thực vật. b. Lai gần ở động vật. c. Tự thụ phấn bắt buộc ở động vật. d. Lai con cái với bố mẹ. 3. Tự thụ phấn liên tục giống thoái hóa vì ? a. Đời con kém thích nghi. b. Gen lặn bất lợi trở lại đồng hợp. c. Cây phát triển chậm. d. Tính bất thụ đời con cao. 4. Môi trường sống của sinh vật là ? a. Tất cả những gì có trong tự nhiên. b. Tất cả các yếu tố tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật. c. Tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật. d. Tất cả các yếu tố tác động gián tiếp lên cơ thể sinh vật. 5. Các nhân tố sinh thái của môi trường bao gồm ? a. Các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh. b. Chế độ khí hậu, gió, ánh sáng. c. Chế độ khí hậu, gió, ánh sáng, nhân tố con người. d. Vật hữu cơ và vật vô cơ. 6. Điều khẳng định nào sau đây là sai ? a. Cây sống nơi thiếu ánh sáng (ẩm ướt) có phiến lá mỏng, bản rộng, mô giậu kém phát triển. b. Một số cây sống nơi khô hạn có thân mọng nước, lá biến thành gai. c. Độ mẩm của không khí và đất ảnh hưởng không đáng kể đến sự sinh trưởng, phát triển của s/vật. d. Khi gặp khô hạn, lớp da trần của ếch nhái làm cho cơ thể chúng mất nước nhanh chóng. 7. Các loài có giới hạn sinh thái rộng với tất cả các nhân tố sinh thái thường ? a. Phân bố hẹp. b. Phân bố rộng. c. Phân bố đồng đều. d. Phân bố rải rác. 8. Vào mùa đông, ruồi và muỗi phát triển yếu do ? a. Ánh sáng yếu. b. Thiếu thức ăn. c. Nhiệt độ thấp. d. Dịch bệnh nhiều. 9. Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh nhất đến động vật ở giai đoạn nào sau đây ? a. Phôi thai. b. Sơ sinh. c. Trưởng thành. d. Sau trưởng thành. 10. Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh nhất đến thực vật ở giai đoạn nào sau đây ? a. Cây non. b. Sắp nở hoa. c. Nở hoa. d. Sau nở hoa. 11. Khi nhiệt độ môi trường tăng trong giới hạn, sinh vật biến nhiệt sẽ ? a. Sinh trưởng nhanh và có thời gian phát dục kéo dài. b. Sinh trưởng chậm và có thời gian phát dục ngắn. c. Sinh trưởng nhanh và có thời gian phát dục ngắn. d. Sinh trưởng chậm và có thời gian phát dục kéo dài. 12. Đặc điểm ngủ đông của động vật giúp chúng ? a. Báo hiệu mùa lạnh đã đến. b. Thích nghi với môi trường. c. Thích nghi và tồn tại. d. Sinh trưởng và phát triển ở mùa đông. 13. Mối quan hệ giữa nấm và tảo tạo thành địa y là mối quan hệ ? a. Dinh dưỡng. b. Hội sinh. c. Cộng sinh. d. Hợp tác. 14. Nguyên nhân chủ yếu của đấu tranh cùng loài là ? a. Do chúng có cùng nhu cầu sống và khi nguồn sống hạn hẹp. b. Mật độ cao. c. Điều kiện sống thay đổi. d. Chống lại điều kiện bất lợi. 15. Ứng dụng của sự thích nghi của thực vật với ánh sáng, người ta đã trồng ? a. Cây ưa sáng trước, cây ưa bóng sau. b. Cây ưa bóng trước, cây ưa sáng sau. c. Cây nào trồng trước là tùy thuộc vào tốc độ sinh trưởng của 2 giống. d. Đồng thời cùng 1 lúc 2 loại cây trồng. 16. Yếu tố chính quyết định số lượng cá thể các quần thể sâu hại cây trồng là ? a. Dinh dưỡng. b. Nhiệt độ. c. Ánh sáng. d. Thổ nhưỡng. 17. Đặc trưng quan trọng nhất của quần thể là ? a. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. b. Thành phần nhóm tuổi. c. Mật độ. d. Thành phần nhóm tuổi, mật độ. 18. Mật độ quần thể là ? a. Số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. b. Số lượng sinh vật có trong một vùng nào đó. c. Số lượng hợp lí các sinh vật có trong một đơn vị nào đó. d. Sự phân bố cá thể sinh vật trên diện tích. 19. Mối quan hệ hai bên cùng có lợi và nhất thiết phải có nhau được gọi là ? a. Quan hệ hội sinh. b. Quan hệ cộng sinh. c. Quan hệ hợp tác. d. Quan hệ hỗ trợ. 20. Mối quan hệ 2 bên cùng có lợi và không nhất thiết phải có nhau được gọi là ? a. Quan hệ hội sinh. b. Quan hệ cộng sinh. c. Quan hệ hợp tác. d. Quan hệ hỗ trợ. 21. Các sinh vật khác loài tranh giành nhau th/ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác được gọi là? a. Quann hệ kí sinh. b. Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. c. Quan hệ cộng sinh. d. Quan hệ cạnh tranh. 22. Quan hệ giữa nấm và tảo trong địa y được gọi là ? a. Quan hệ hội sinh. b. Quan hệ cộng sinh. c. Quan hệ hợp tác. d. Quan hệ hỗ trợ. 23. Số lượ
File đính kèm:
- ON TAP SINH HOC 9 HOC KY II.doc