Ôn tập Sinh Học khối 8

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Sinh Học khối 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP SINH HỌC
* Phản xạ - Cung phản xạ - Vòng phản xạ
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ướng thần kinh đến cơ quan phản ứng.
- Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho chính xác.Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.
* Bạch cầu – Miễn dịch
1 - Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu:
- Sự thực bào: Bạch cầu mô nô và bạch cầu trung tính dùng chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa chúng.
+ Tiến trình
* Mạch máu nở rộng, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm.
* Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào, rồi tiêu hóa chúng.
- Tế bào limphô B: Tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên bằng cách gây kết dính kháng nguyên.
- Tế bào limphô T: Tiết các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm, tế bào nhiễm bị phá hủy.
2 - Miễn dịch:
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
- Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên: Miễn dịch bẩm sinh (Loài người không bao giờ bị mắc một số bệnh của các động vật khác) và miễn dịch tập nhiễm (Người nào đã từng một lần bị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó thì sau đó sẽ không mắc lại bệnh đó nữa)
+ Miễn dịch nhân tạo (Khi đã được tiêm phòng vắc-xin của một bệnh nào đó thì sẽ được miễn dịch với bệnh đó)
* Đông máu – Ý nghĩa của đông máu – Nguyên tắc truyền máu
1 - Đông máu: Trong huyết tương có một loại prôtêin hòa tan gọi là chất sinh tơ máu.Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng Enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+).
* Ý nghĩa: Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể để chống mất máu. Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu, để hình thành khối máu đông bịt kín vết thương.
2 - Các nguyên tắc truyền máu:
- Nhóm máu ở người có 4 nhóm: O (,); A(); B(); AB.
- Các nguyên tắc truyền máu: 
+ Xét nghiệm trước khi truyền máu để lực chọn loại máu truyền cho phù hợp.
+ Tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch).
+ Tránh nhận máu bị nhiễm các tác nhân gây bệnh.
* Tuần hoàn máu – Lưu thông bạch huyết
1 - Tuần hoàn máu:
- Vòng tuần hoàn nhỏ : Tâm thất phải - Động mạch phổi – Mao mạch phổi – Tỉnh mạch phổi – Tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn : Tâm thất trái – Động mạch chủ trên và Động mạch chủ dưới – Các mao mạch – Tĩnh mạch chủ trên và Tĩnh mạch chủ dưới – Tâm nhĩ phải.
* Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2. Vòng tuần hoàn máu dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất.
2 - Lưu thông bạch huyết: Gồm 2 phân hệ:
-Phân hệ nhỏ : thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể.
-Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể.
-Sự luân chuyển bach huyết trong mỗi phân hệ: Mao mạch bạch huyết – Mạch bạch huyết – Hạch bạch huyết – Mạch bạch huyết - Ống bạch huyết – Tĩnh mạch.
* Hoạt động hô hấp
1 – Thông khí ở phổi:
-Cử động hô hấp: cứ một lần hít vào và một lần thở ra thì gọi là cử động hô hấp.
-Nhịp hô hấp: là số lần cử động hô hấp trong một phút.
-Hít vào: cơ liên sườn ngoài và cơ hoành co làm cho lồng ngực nở về phía trước và hai bên.
-Thở ra: cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn, các xương sườn được hạ xuống.
-Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường phụ thuộc vào tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe và sự luyện tập.
2 – Trao đổi khí ở phổi và ở tế bào: Theo cơ chế khuếch tán:
-Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu và CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.
-Trao đổi khí ở tế bào: O2 khuếch tán từ máu vào tế bào và CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
* Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà cơ thể có thể hít vào và thở ra.
- Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lòng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển (< 25 tuổi ở nam và < 20 tuổi ở nữ). Sau độ tuổi đó sẽ không phát triển thêm nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng dãn tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.
- Tóm lại, nếu được luyện tập thể dục, thể thao đúng cách (tập vận động cơ, xương; tập thở thường xuyên và đều đặn từ bé; hay luyện tập trong độ tuổi cơ, xương còn phát triển), bạn sẽ có được tổng dung tích của phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu, nhờ vậy mà có được dung tích sống lí tưởng.
* Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
- Vì khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm cho tỉ lệ khí hữu ích (có trao đổi khí) tăng lên và tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm đi.
* Trao đổi chất
1 - Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài:
- Ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra.
2 - Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong:
- Ở cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.
3 - Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào:
-Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. 
-Trao đổi chất ở tế bào để giải phóng năng lượng, cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể, thực hiện các hoạt động trao đổi chất.
=> Như vậy hoạt động trao đổi chất ở 2 cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời để đảm bảo cơ thể tồn tại và phát triển.
* Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào
- Giống nhau: đều nhằm mục đích đảm bảo hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.
- Khác nhau: 
+ Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và O2, tế bào thải vào máu khí CO2 và sản phẩm bài tiết.
+ Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, O2, từ môi trường, thải ra khí CO2 và chất thải.
*Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại
 Tác nhân
 Nguồn gốc tácnhân
 Tác hại
Bụi
Từ các cơn lốc; núi lửa phun;đám cháy rừng;khai thác than,đá,khí thải các máy móc động cơ sử dụng than hay dầu,.
Khi nhiều quá (>100 000 hạt/ml, cm3 không khí) sẽ quá khả năng lọc sạch của đường dẫn khi -> gây bệnh bụi phổi
Nitơ ôxit (NOx)
Khí thải ô tô, xe máy
Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở liều cao.
Lưu huỳnh ôxit (SOx)
Khí thải sinh hoạt và công nghiệp.
Làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng
Cacbon ôxit
Khí thải công nghiệp, sinh hoạt; khói thuốc lá
Chiếm chỗ của ôxi trong máu, làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết.
Các chất độc hại (nicôtin, nitrôzamin)
Khói thuốc lá.
Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí.Có thể gây ung thư phối.
Các vi sinh vật gây bệnh
Trong không khí ở bệnh viện và các môi trường thiếu vệ sinh.
Gây các bệnh viêm đường dẫn khí, phổi;làm tổn thương hệ hô hấp; có thể gây chết người.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
..
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON SINH.doc
Đề thi liên quan