Ôn tập Sinh vật 8 - Học kì I
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Sinh vật 8 - Học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1. Phản xạ là gì? Cho ví dụ. Hãy nêu các thành phần của một cung phản xạ? Cung phản xạ là gì? - Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh Ví dụ: Tay chạm vào vật nóng thì rụt tay lại, trời nắng nóng mồ hôi vã ra, đèn sáng chiếu vào mắt đồng tử co lại, Một cung phản xạ gồm 5 thành phần (yếu tố) là: Cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng. - Cung ph¶n x¹ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng Câu 2. Bộ xương người có vai trò gì? Hãy nêu các phần của bộ xương. - Bộ xương người có vai trò: Tạo khung giúp cơ thể có hình dáng nhất định. Là chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động Bảo vệ các nội quan. - Bộ xương chia thành 3 phần: Xương đầu gồm có: Xương sọ và xương mặt Xương thân gồm có: Xương cột sống và xương lồng ngực Xương chi gồm có xương chi trên và xương chi dưới. Câu 3. Đông máu liên quan đến yếu tố nào của máu là chủ yếu? Đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu, để hình thành 1 búi tơ máu om giữ các tế bào máu thành một khối máu đông bịt kín vết thương Câu 4. Vì sao người có nhóm máu AB Không thể truyền được cho người có nhóm máu khác? Người có nhóm máu AB Không thể truyền được cho người có nhóm máu khác vì nhóm máu AB hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, các nhóm máu khác lại có cả kháng thể α và β. Vậy khi kháng nguyên A gặp kháng thể α sẽ gây kết dính, kháng nguyên B gặp kháng thể β sẽ gây kết dính Câu 5. Đặc điểm nào của đường hô hấp phù hợp với chức năng làm ẩm, làm ấm, giữ bụi, diệt khuẩn? - Khí quản có lớp niêm mạc tiết chất nhầy có tác dụng làm ẩm- Mũi có lớp niêm mạc dày đặc có tác dụng làm ấm không khí đi vào phổi, có nhiều lông mũi để ngăn bụi - Họng có tuyến Amiđan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limphô tiết kháng thể vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm. Câu 6. Tiêu hóa thức ăn ở miệng được biến đổi về mặt nào là chủ yếu? Có tác dụng gì? - Tiêu hóa thức ăn ở miệng được biến đổi về mặt lí học là chủ yếu (tiết nước bọt, nhai đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn). Tác dụng: Làm mềm, nhuyễn thức ăn giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên thức ăn vừa để nuốt. Câu 7. Trình bày tiêu hóa thức ăn ở dạ dày - Tiêu hóa thức ăn ở dạ dày gồm: - Biến đổi lí học: Sự tiết dịch vị, sự co bóp của dạ dày. -> Tác dụng: Hòa loãng thức ăn, đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị. - Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzim pepsin. -> Tác dụng: Phân cắt Prôtein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 - 10 axít amin. - Các loại thức ăn khác như: Lipít, Gluxit...chỉ biến đổi về mặt lí học Câu8. Cấu tạo mạch máu, giải thích sự khác nhau giữa các loại máu: Có 3 loại mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch Cấu tạo Có 3 lớp: + Biểu bì + Cơ trơn + Mô liên kết Có 3 lớp: + Biểu bì + Cơ trơn + Mô liên kết Chỉ có 1 lớp biểu bì Thành mạch - Dày hơn. - Lòng hẹp hơn. - Mỏng hơn. - Lòng rộng hơn. Mỏng nhất Đặc điểm khác biệt Có van Phân thành nhiều nhánh nhỏ Giải thích Dẫn máu từ tim Dẫn máu từ các tế bào về tim với vận tốc và áp suất lớn Tạo điều kiện trao đổi chất với tế bào Câu 2 Tại sao tim hoạt động liên tục cả đời mà vẫn không bị mệt? Vì mỗi chu kì co tim là 0,8 giây, trong đó pha nghỉ (dãn chung) là 0,4 giây, là thời gian đủ để cho tim phục hồi lại hoàn toàn. Câu 3 Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì? Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì? - Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa: dịch mật, dịch tụy và dịch ruột. - Chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là: + Nước, muối khoáng, vitamin + Đường đơn, glixêrin và axit béo, axit amin. Câu 1Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại? - Biện pháp + Trồng nhiều cây xanh + Xây dựng môi trường trong sạch + Không hút thuốc lá + Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi Câu 2 Tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt ? Sự tiêu hoá thức ăn trong khoang miệng về mặt lí học và về mặt hoá học mặt nào là quan trọng hơn? - Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi 1 phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt. - Biến đổi về mặt lí học là quan trọng hơn vì: + Về mặt hóa học : Chỉ 1 phần tinh bột biến đổi thành đường mantozơ, loại đường này cơ thể chưa hấp thụ đựơc + Về mặt lí học: Thức ăn càng được nghiền nhỏ bao nhiêu, tổng bề mặt tiếp xúc với các enzim tiêu hóa càng lớn bấy nhiêu, tạo đi ều kiện thuận lợi cho sự biến dổi hóa học ở giai đoạn sau Câu 3Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ? Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non? - Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy,dịch ruột ). - Những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là: Gluxit ( tinh bột, đường đôi ), protein, lipit. Câu 4Nêu các bước xử lí thích hợp khi gặp tình huống: Ở nơi đông người, có 1 em nhỏ bị ngất xỉu, mặt tím tái và ngừng hô hấp đột ngột - Đưa nạn nhân ra khỏi chỗ đông người và tiến hành hô hấp nhân tạo bằng pp hà hơi thổi ngạt. - Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau - Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay - Tự hít 1 hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng. - Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp - Thổi liên tục 12-20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường Câu 1:Sự biến đổi lí học và hoá học thức ăn ở dạ dày diễn ra như thế nào và cá tác dụng gì ? - Biến đổi lí học: + Tuyến vị tiết dịch vị làm hoà loãng thức ăn. + Các lớp cơ dạ dày co bóp đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị. - Biến đổi hoá học: + Enzim pepsin có tác dụng phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin thuận lợi cho quá trình tiêu hoá ở ruột. Câu 3: Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào -Hoạt động chủ yếu của tiểu cầu là : Hình thành búi tơ máu ôm giữ tế bào máu thành 1 khối mấu đông bịt kín vết thương. - Viết được sơ đồ : Câu 1: Mô là gì? Có mấy loại mô? Chức năng của từng loại? - Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện 1 chức năng nhất định. - Có 4 loại mô: Mô biểu bì có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan Mô cơ gồm cơ vân, cơ trơn, cơ tim có chức năng co dãn Mô thần kinh: Tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường. Câu 2: Sự mỏi cơ là gì? Giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ? Cần phải làm gì để chống mỏi cơ? * Khái niệm mỏi cơ: Lượng oxi cung cấp thiếu do đó axit lactic tăng và năng lượng sản ra ít. Axit lactic bị tích tụ dần dần sẽ làm mỏi cơ * Nguyên nhân tạo ra sự mỏi cơ: - Lượng oxi cung cấp cho cơ hoạt động bị thiếu - Năng lượng cung cấp cho cơ ít - Sản phẩm tạo ra là axit lactic đầu độc cơ làm cơ mỏi *Biện pháp chống mỏi cơ: - Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi thở sâu, kết hợp xoa bóp cho máu lưu thông nhanh - Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức là đảm khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ Câu 13: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu. * Máu gồm những thành phần: - Huyết tương: lỏng, trong suốt, màu vàng chiếm 55% thể tích - TB máu : Chiếm 45% thể tích, đặc quánh màu đỏ thẩm. Gồm : Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu * Khi truyền máu cần phải xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh. * Chức năng của huyết tương : - Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch - Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải * Chức năng của hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2 Câu 4: Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào? * Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ: + Lớp niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp và có nhiều lông ruột với các lông ruột cực nhỏ. Làm tăng diện tích bề mặt bên trong gấp khoảng 600 lần so với diện tích bề mặt ngoài. + Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc. + Ruột dài. Câu 2 ( 3.0 đ): Nêu cấu tạo của một xương dài? Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của xương? - Đầu xương: + Sụn bọc đầu giúp giảm ma sát + Mô xương xốp: Phân tán lực tác động và tạo ô chứa tuỷ đỏ - Thân xương: + Màng xương: giúp xương to ra. + Mô xương cứng: chịu lực, đảm bảo vững chắc. + Khoang xương: chứa tuỷ đỏ (trẻ em), tuỷ vàng (người lớn) - ý nghÜa thµnh phÇn hãa häc cña x¬ng: + Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương. + Thành phần vô cơ: canxi và photpho làm tăng độ cứng của xương. Nhờ vậy xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể Câu 3 Trình bày cơ chế của sự đông máu? Sự đông máu có ý nghĩa gỡ với sự sống của cơ thể? - Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+ ) - Ý nghĩa của sự đông máu: + Bảo vệ cơ thể và chống mất máu khi bị thương + Trong y học đã chế tạo những loại thuốc làm cho máu chóng đông áp dụng khi phẩu thuật. 1/ Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống? Cần làm gì để có một hệ hô hấp khỏe mạnh? - Hô hấp là quá trình cung cấp O2 cho các tế bào và thải khí CO2 ra ngoài (0,5đ) - Vai trò: Nhờ hô hấp mà O2 được lấy vào để ôxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi họat động sống của cơ thể (0,5đ) - Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh bằng luyện tập thể thao phối hợp với tập thở sâu và nhịp thở thường xuyên từ bé. - Luyện tập thể thao phải vừa sức, rèn luyện từ từ. 2/ Trình bày hoạt động tiêu hóa hóa học ở ruột non? Đặc điểm cấu tạo nào của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng ? * Các họat động tiêu hóa hóa học ở ruột non là: (1,5đ) - Các họat động tham gia: (0,5đ) + Tinh bột chịu tác dụng của enzim + Prôtêin chịu tác dụng của enzim + Lipit chịu tác dụng của enzim và dịch mật - Cơ quan thực hiện: Enzim Amlilaza (tuyến nước bọt) enzim pepsin, Tripsin, Erepsin, muối mật, Lipaza. (0,5đ) - Tác dụng: + Biến đổi tinh bột thành đường đơn cơ thể hấp thu được + Prôtêin → axitamin + Lipit → glyxêrin + axit béo (0,5đ) * Đặc điểm cấu tạo của ruột non (1,5đ) - Lớp niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ. - Mạng lưới mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dầy đặc. - Ruột dài: 2,8 – 3m, tổng diện tích bề mặt hấp thụ 500m2 3/ Tại sao tim hoạt động cả đời mà không mệt mỏi? Cần có biện pháp gì để có trái tim khỏe mạnh - Tim họat động cả đời mà không mệt mỏi vì: thực chất tim vẫn có quá trình nghĩ ngơi trong mỗi chu kì co dãn của tim như sau: (1đ) A A O O AB AB B B + Cả quả tim ở pha dãn chung: nghỉ 0,4s + Khi tâm nhĩ co, tâm thất nghỉ 0,1s + Khi tâm thất co, tâm nhĩ nghỉ 0,3s Vậy tâm thất nghỉ: 0,1 + 0,4 = 0,5s Tâm nhĩ nghỉ: 0,3 + 0,4 = 0,7s Biện pháp rèn luyện để có 1 trái tim khỏe mạnh: (1đ) + Rèn luyện thường xuyên, vừa sức bằng thể dục, thể thao, xoa bóp. + Tránh các tác nhân có hại: Rượu, thuốc lá, chất kích thích. + Chế độ dinh dưỡng hợp lí. Câu 1: Ở người có mấy nhóm máu? Từ các nhóm máu hãy lập sơ đồ truyền máu. Giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay, bác sĩ sẽ quyết định truyền máu nào? Vì sao? Trong thực tế bác sĩ có làm vậy không? Tại sao? + Ở người có 4 nhóm máu: O, A, B, AB + Sơ đồ truyền máu: + Một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay, bác sĩ sẽ quyết định truyền máu nhóm O. + Vì nhóm máu O có thể truyền cho nhóm máu O, A, B, AB nên bệnh nhân có nhóm máu nào cũng nhận được. + Trong thực tế bác sĩ không làm vậy. + Vì để bệnh nhân tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh Câu 2: 1- Cho các sơ đồ chuyển hóa sau. a- Tinh bột à Mantôzơ b- Mantôzơ à Glucôzơ c- Prôtêin chuỗi dài à Prôtêin chuỗi ngắn d- Lipit à Glyxêrin và axit béo . Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xẩy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa 1. Xẩy ra ở những bộ phận trong ống tiêu hóa: a- Xẩy ra ở miệng, dạ dày thời gian đầu và ruột non b- Xẩy ra ở ruột non c- Xẩy ra ở dạ dày d- Xẩy ra ở ruột non 2. Thức ăn chỉ thực sự tiêu hoá ở ruột non vì: - Ở ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hoá các loại thức ăn. - Tại đây các loại thức ăn được tiêu hoá các loại thức ăn : Pr, G, Li, Axit Nucleic đến sản phẩm cuối cùng mà cơ thể hấp thu được. 3- Ruột non có cấu tạo để phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng: - Ruột non rất dài ở người trưởng thành từ 2,8 – 3m à Tổng diện tích bề mặt rất lớn (400 – 500 m2). - Lớp niêm mạc có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài) - Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột. Câu 1 Các hoạt động của quá trình tiêu hoá có mối liên quan với nhau như thế nào? - Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động: Ăn, đẩy thức ăn, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân. - Các hoạt động trên có mối liên quan với nhau về chức năng như sau: + Ăn là hoạt động khởi đầu giúp đưa thức ăn vào trong miệng, khoang đầu tiên của ống tiêu hoá. Không có “ăn” thic cũng chẳng có các hoạt động tiếp sau của quá trình tiêu hoá. + Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá giúp vận chuyển thức ăn từ miệng tới các phần tiếp theo của ống tiêu hoá. + Tiêu hoá là hoạt động chức năng quan trọng nhất giúp biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được qua thành ruột vào máu và bạch huyết đi tới các tế bào. + Hấp thụ chất dinh dưỡng cũng là hoạt động quan trọng giúp QT tiêu hoá hoàn thành vai trò của mình đối với cơ thể sống + Thải phân là hoạt động hệ quả giúp thải loại chất bã, độc hại của QT tiêu hoá ra khỏi cơ thể. Câu 2Trình bày các bước xử lí thích hợp khi gặp một người bị vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch +Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương đến khi máu ngừng chảy (khoảng vài phút). + Sát trùng vết thương bằng cồn iôt rồi băng kín vết thương. Nếu sau khi băng mà vết thương vẫn tiếp tục chảy máu thì đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện. Câu 4 Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại ? Trong các biện pháp đó biện pháp nào là quan trọng nhất ? vì sao ? - Trình bày được các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại + Trồng cây xanh + Không xả rác bừa bãi... + Kkhông hút thuốc lá... + Phải đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay hoạt động ở môi trường nhiều bụi - Trong các biện pháp đó thỉ biện pháp trồng cây xanh là biện pháp quan trọng nhất Vì: Đây là biện phấp lâu dài và mang tính bền vững nhất... Câu 5Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp ? Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau: - CO: chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu oxi đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh. - NOx gây viêm,sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở liều cao. - Nicôtin làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, có thể gây ung thư phổi.
File đính kèm:
- Sinh hoc ki 1.doc