Ôn tập thơ hiện đại

doc61 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập thơ hiện đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI
Lập bảng thống kê các bài thơ đã học.
Tác phẩm
Tác giả
Hoàn cảnh
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
Đồng chí
(Là 1 trong những tp tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kì kc chống Pháp (1946-1954)
Chính Hữu
(Sinh 1926. Nhà thơ quân đội trưởng thành từ hai cuộc k.c chống Pháp và chống Mĩ)
1948 
(Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc – Thu đông)
Thơ tự do
- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. 
- Hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ tạo thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ.
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Hình ảnh thơ sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: “đầu súng trăng treo”
Tiểu đội xe không kính
(Giải nhất báo văn nghệ năm 1969. Nằm trong tập “Vầng trăng quầng lửa”)
PhạmTiến Duật
(Sinh 1941, là1trongnhững gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước)
1969
(Thời kì ác liệt của chiến tranh chống Mĩ)
Tự do
- Bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không có kính. 
- Qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam
-Tứ thơ độc đáo: những chiếc xe không kính
- Giầu chất liệu hiện thực chiến trường. 
- Ngôn ngữ, giọng điệu mang nét riêng tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có chút ngang tàng; lời thơ gần với lời văn xuôi, lời nói thường ngày.
Đoàn thuyền đánh cá.
(In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng)
Huy Cận (1919 -2005)
Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại VN. Ông tham gia các mạng từ trước 1945)
1958
(Trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh)
7 chữ
- Thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
-Nhiều hình ảnh thơ đẹp, tráng lệ.
 - Sáng tạo hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo.
- Âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.
Bếp lửa
(In trong tập thơ “Hương cây bếp lửa” - tập thơ đầu tay)
BằngViệt
(Sinh 1941.
Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kc chống Mĩ)
1963
( Khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở Liên Xô)
8 chữ
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng: bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa để khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
Khúc hát ru những em bé...

Nguyễn Khoa
Điềm
(Sinh 1943.
Nhà thơ trưởng thành trong cuộc kc chống Mĩ)
1971
(khi ông đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên)
Tám tiếng
(hát ru)
- Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào, trìu mến.
- Bố cục đặc sắc: hai lời ru đan xen ở mỗi khổ thơ tạo nên một khúc hát ru trữ tình, sâu lắng.
Ánh Trăng
(Tập thơ “Ánh trăng” được trao giải A của hội nhà văn VN năm 1984)
Nguyễn Duy
(1948. Gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước)
1978
(3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nướ, tại TP HCM)
Năm tiếng
- Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.
- Từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uông nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
- Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm. Bài thơ Kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự.
Con cò
(in trong tập “Hoa ngày thường, chim báo bão” – 1967)
Chế Lan Viên.
(1920- 1989)
( Là nhà thơ tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ 20)
1962

Tự do
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống con người.
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc. 
-Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
Mùa xuân nho nhỏ
(được phổ nhạc)
Thanh Hải
(1930-1980)
Nhà thơ xứ Huế, là cây bút có công XD nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu)
1980
(Bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời)
năm chữ
- Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ đươợ cống hiến cho đất nước, góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca: hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh ẩn dụ sáng tạo.
Viếng lăng Bác
(in trong tập “Như mây mùa xuân” – 1978)
- Là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ HCM
Viễn Phương
( Sinh 1928.
Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước)
1976
(TG ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Ngay sau cuộc kc chống Mĩ kết thúc, miền Nam hoàn toàn giải phóng)
Tám chữ
Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
Giọng điệu trang trọng và thiết tha, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị, cô đúc.
Sang thu

Hữu Thỉnh
(Sinh 1942. Là tổng thư kí hội Nhà Văn VN)
Sau 1975
Năm chữ
Bài thơ gợi lại sự biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ
HÌnh ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
Nói với con
Y Phương
(Sinh 1949. Là nhà thơ dân tộc Tày. Chủ tịch hội văn học NT Cao Bằng)
Sau 1975
Tự do
Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống , với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Cách nói giầu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa.



 “ĐỒNG CHÍ ” - CHÍNH HỮU.
A. Kiến thức cần nhớ.
1.Tác giả 
- Chính Hữu tên là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 
- Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Từ người lính Trung đoàn Thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. 
- Chính Hữu làm thơ không nhiều, thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương đất nước, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương.
- Thơ ông có những bài đặc sắc, giàu hình ảnh, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.
- Chính Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Tác phẩm
- Bài “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. 
- Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mang của văn học thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). 
- Bài thơ đi theo khuynh hướng : Cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường.
- Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng – mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn, thiếu thốn. (Đó là hai nội dung được đan cài và thống nhất với nhau trong cả bài thơ)
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Mạch cảm xúc (bố cục)
- Bài thơ theo thể tự do, có 20 dòng, chia làm hai đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn, sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7,17 và 20)
 Phần 1: 6 câu thơ đầu: Lý giải về cơ sở của tình đồng chí. Câu 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ với một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. 
 Phần 2: 10 câu thơ tiếp theo: Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí, đồng đội của người lính
+ Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau (Ruộng nương anh gửi bạn thân cày…… nhớ người ra lính)
+ Đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính (Áo anh rách vai…. Chân không giầy)
+ Sự lạc quan và tình đồng chí đồng đội đã giúp người lính vượt qua được những gian khổ, thiếu thốn ấy.
 	Phần 3: 3 câu cuối: Biểu tượng giầu chất thơ về người lính.
3. Phân tích bài thơ. 
Đề bài : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
Dàn ý chi tiết:
I - Mở bài: 
- Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng giàu hình ảnh
Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ viết về người lính hay của ông. Bài thơ đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
II – Thân bài
Chính Hữu viết bài thơ : “Đồng chí” vào đầu năm 1948, khi đó ông là chính trị viên đại đội, đã từng theo đơn vị tham gia chiến dịch Việt Bắc, và cũng là người đã từng sống trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó vượt qua những khó khăn gian khổ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
Trong 7 câu thơ đầu, nhà thơ lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng 
- Cùng chung cảnh ngộ xuất thân: Là những người nông dân mặc áo lính. Từ giã quê hương, họ ra đi tình nguyện đứng trong đội ngũ những người chiến đấu cho một lí tưởng chung cao đẹp, đó là độc lập tự do cho dân tộc. Mở đầu bài thơ là những tâm sự chân tình về con người và cuộc sống rất bình dị và cũng rất quen thuộc: 
Quê hương anh nước mặn đồng chua.
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Họ đều là con em của những vùng quê nghèo khó, là những nông dân ở nơi “nước mặn đồng chua” hoặc ở chốn “đất cày lên sỏi đá”. Hình ảnh “quê hương anh” và “làng tôi” hiện lên với biết bao nỗi gian lao vất vả.. Thành ngữ dân gian được tác giả vận dụng rất tự nhiên, khiến người đọc có thể dễ dàng hình dung được những miền quê nghèo khổ, nơi sinh ra những người lính. 
=> Hai câu thơ đầu theo cấu trúc sóng đôi, đối ứng: “Quê anh – làng tôi” đã diễn tả sự tương đồng về cảnh ngộ. Và chính sự tương đồng về cảnh ngộ ấy đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở cho tình đồng chí, đồng đội của người lính.
- Cùng chung lí tưởng chiến đấu: Trước ngày nhập ngũ, những con người này vốn “xa lạ”: 
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Họ hiểu nhau, thương nhau, tri kỉ với nhau bằng tình tương thân tương ái vốn có từ lâu giữa những người nghèo, người lao động. Nhưng “tự phương trời” họ về đây đứng trong cùng đội ngũ do họ có một lí tưởng chung, cùng một mục đích cao cả: chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Hình ảnh : “Anh – tôi” sóng đôi đã thể hiện sự gắn bó tương đồng của họ trong nhiệm vụ và lí tưởng chiến đấu: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. “Súng” và “đầu” là hình ảnh đẹp, mang ý nghĩa tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng cao đẹp. Điệp từ “súng” và “đầu” được nhắc lại hai lần như nhấn mạnh tình cảm gắn bó trong chiến đấu của người đồng chí. 
- Tình đồng chí nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Chính trong những ngày thiếu thốn, khó khăn ấy từ “xa lạ” họ đã trở thành tri kỉ của nhau. “Tri kỉ” là người bạn thân thiết hiểu rất rõ về ta. Vất vả nguy nan đã gắn kết những người đồng chí khiến họ trở thành người bạn tâm giao gắn bó. Những câu thơ giản dị mà hết sức sâu sắc, như được chắt lọc từ cuộc sống, từ cuộc đời người lính gian khổ. 
( Phân tích câu thơ thứ bẩy)- Từ trong đáy lòng họ, bỗng bật thốt lên hai từ « đồng chí ». Từ “đồng chí” được đặt thành cả một dòng thơ ngắn gọn mà ngân vang, giản dị mà thiêng liêng. Từ “đồng chí’ với dấu chấm cảm như một nốt nhấn đặc biệt mang những sắc thái biểu cảm khac nhau, nhấn mạnh sự thiêng liêng cao cả trong tình cảm mới mẻ này. Đồng chí là cùng chí hướng, cùng mục đích. Nhưng trong tình cảm ấy một khi có cái lõi bên trong là « tình tri kỉ » lại được thử thách, được tôi rèn trong gian khổ thì mới thực sự vững bền. Không còn anh, cũng chẳng còn tôi, họ đã trở thành một khối đoàn kết, thống nhất gắn bó. Như vậy, trong tình đồng chí có tình cảm giai cấp (xuất thân từ nông dân), có tình bạn bè tri kỉ và có sự gắn bó giữa con người cùng chung lí tưởng, chung mục đích chiến đấu. Và khi họ gọi nhau bằng tiếng “đồng chí” họ không chỉ còn là người nông dân nghèo đói lam lũ, mà họ đã trở thành anh em trong cả một cộng đồng với một lý tưởng cao cả vì đất nước quên thân để tạo nên sự hồi sinh cho quê hương, cho dân tộc. Câu thơ vẻn vẹn có 2 chữ như chất chứa, dồn nén bao cảm xúc sâu xa từ sáu câu thơ trước và khởi đầu cho những suy nghĩ tiếp theo. Quả thật ngôn từ Chính Hữu thật là hàm súc. 
2 .Nhưng Chính Hữu đã không dừng lại ở việc biểu hiện những xúc cảm về quá trình hình thành tình đồng chí. Trong mười câu thơ tiếp theo nhà thơ sẽ nói với chúng ta về những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí 
Trước hết, đồng chí là sự thấu hiểu và chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
+ Từ những câu thơ nói về gia cảnh, về cảnh ngộ, ta bắt gặp một sự thay đổi lớn lao trong quan niệm của người chiến sĩ: “Ruộng nương” đã tạm gửi cho “bạn thân cày”, “gian nhà không” giờ để “mặc kệ gió lung lay”. Lên đường đi chiến đấu, người lính chấp nhận sự hi sinh. Hai chữ “mặc kệ” đã nói lên được cái kiên quyết dứt khoát mạnh mẽ của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng. Song dù dứt khoát, mạnh mẽ ra đi nhưng những người lính nông dân hiền lành chân thật ấy vẫn nặng lòng với quê hương. Chính thái độ ấy lại cho ta hiểu rằng những người lính càng cố gắng kiềm chế tình cảm bao nhiêu thì tình cảm ấy càng trở nên bỏng cháy bấy nhiêu. Nếu không đã chẳng thể cảm nhận được tính nhớ nhung của hậu phương: “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Hình ảnh thơ hoán dụ mang tính nhân hoá này càng tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính đối với quê nhà, nó giúp người lính diễn tả một cách hồn nhiên và tinh tế tâm hồn mình. Quả thực giữa người chiến sĩ và quê hương anh đã có một mối giao cảm vô cùng sâu sắc đậm đà. Tác giả đã gợi nên hai tâm tình như đang soi rọi vào nhau đến tận cùng. Ba câu thơ với hình ảnh: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa, hình ảnh nào cũng thân thương, cũng ăm ắp một tình quê, một nỗi nhớ thương vơi đầy. Nhắc tới nỗi nhớ da diết này, Chính Hữu đã nói đến sự hi sinh không mấy dễ dàng của người lính. Tâm tư ấy, nỗi nhớ nhung ấy của “anh” và cũng là của “tôi”, là đồng chí họ thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau. Tình đồng chí đã được tiếp thêm sức mạnh bởi tình yêu quê hương đất nước ấy. 
- Tình đồng chí còn là sự đồng cam cộng khổ, sự sẻ chia những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Là người lính, các anh đã từng trải qua những cơn sốt rét nơi rừng sâu trong hoàn cảnh thiếu thuốc men, lại thêm trang phục phong phanh giữa mùa đông lạnh giá: “áo rách vai, quần tôi vài mảnh vá, chân không giày…” Tất cả những khó khăn gian khổ được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không một chút tô vẽ.. Đọc những câu thơ này, ta vừa không khỏi chạnh lòng khi thấu hiểu nhưng gian nan vất vả mà thế hệ cha ông đã từng trải qua vừa trào dâng một niềm kính phục ý chí và bản lĩnh vững vàng của những người lính vệ quốc.
- Cùng hướng về một lí tưởng, cùng nếm trải sự khắc nghiệt của chiến tranh, người lính chia sẻ cho nhau tình thương yêu ở mức tột cùng. Chi tiết “miệng cười buốt giá” đã ấm lên, sáng lên tình đồng đội và tinh thân lạc quan của người chiến sĩ. Rồi đến cái cử chỉ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” đã thể hiện được tình thương yêu đồng đội sâu sắc. Trong buốt giá gian lao, những bàn tay tìm đến để truyền cho nhau hơi ấm, truyền cho nhau niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh để vượt qua tất cả, đẩy lùi gian khổ. Những cái nắm tay ấy đã thay cho mọi lời nói. Câu thơ ấm áp trong ngọn lửa tình cảm thân thương! Nhà thơ đã phát hiện rất tinh cái sức mạnh tinh thần ẩn sâu trong trái tim người lính. Sức mạnh tinh thần ấy, trên cơ sở cảm thông và thấu hiểu sâu sắc lẫn nhau đã tạo nên chiều sâu và sự bền vững của thứ tình cảm thầm lặng nhưng rất đỗi thiêng liêng này.
3. Ba câu thơ cuối là bức tranh đẹp về tình đồng chí: 
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo. 
Ba câu thơ tả một đêm phục kích giặc. Nền bức tranh là đêm – “rừng hoang sương muối”gợi ra một cảnh tượng âm u, hoang vắng và lạnh lẽo. Không chỉ cái giá, cái rét cứ theo đuổi mà còn bao nguy hiểm đang rình rập người chiến sĩ. 
- Nổi bật trên nền hiện thực khắc nghiệt ấy là những người lính đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới trong cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Từ “chờ” cũng đã nói rõ cái tư thế, cái tinh thần chủ động đánh giặc của họ. Rõ ràng khi những người lính đứng cạnh bên nhau vững chãi, truyền cho nhau hơi ấm thì tình đồng chí đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm họ để họ có sức mạnh vượt qua cái cái gian khổ, ác liệt, giá rét ấy… Tầm vóc của những người lính bỗng trở nên lớn lao anh hùng.
- Câu thơ cuối là một hình ảnh đẹp được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích giặc của chính người lính. Đêm khuya, trăng trên vòm trời cao đã sà xuống thấp dần, ở vào một vị trí và tầm nhìn nào đó, vầng trăng như treo trên đầu mũi súng của người chiến sĩ đang phục kích chờ giặc. Rõ ràng, tình cảm đồng chí ấm áp, thiêng liêng đã mang đến cho người lính nét lãng mạn, cảm hứng thi sĩ trong hiện thực đầy khắc nghiệt qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.Trong hoàn cảnh hết sức gian khổ khốc liệt: đêm đông giá lạnh, rừng hoang sương muối, cái chết cận kề, tâm hồn nhậy cảm của người chiến sĩ vẫn tìm thấy chất thơ bay bổng trong vẻ đẹp bất ngờ của trăng. Bốn chữ “Đầu súng trăng treo”chia làm hai vế làm nhịp thơ đột ngột thay đổi, dồn nén. Từ “treo” đã tạo nên một mối quan hệ bất ngờ độc đáo, nối hai sự vật ở cách xa nhau - mặt đất và bầu trời, gợi những liên tưởng thú vị, bất ngờ. “Súng” là biểu tượng của chiến đấu, “trăng” là biểu tượng của cái đẹp, cho niềm vui lạc quan, cho sự bình yên của cuộc sống. Súng và trăng là hư và thực, là chiến sĩ và thi sĩ, là “một cặp đồng chí” tô đậm vẻ đẹp của những cặp đồng chí đang đứng cạnh bên nhau. Chính tình đồng chí đã làm cho người chiến sĩ cảm thấy cuộc đời vẫn đẹp, vẫn thơ mộng, tạo cho họ sức mạnh chiến đấu và chiến thắng.
=> “Đầu súng trăng treo" là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc.
4. Suy nghĩ về tình đồng chí: Như vậy tình đồng chí trong bài thơ là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của những con người gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu vĩ đại vì một lý tưởng chung. Đó là mối tình có cơ sở hết sức vững chắc: sự đồng cảm của những người chiến sĩ vốn xuất thân từ những người nông dân hiền lành chân thật gắn bó với ruộng đồng. Tình cảm ấy được hình thành trên cơ sở tình yêu Tổ Quốc, cùng chung lí tưởng và mục đích chiến đấu. 
III - Kết luận:
 Bài thơ “Đồng chí” vừa mang vẻ đẹp giản dị lại vừa mang vẻ đẹp cao cả thiêng liêng, thơ mộng. Cấu trúc song hành và đối xứng xuyên suốt bài thơ làm hiện lên hai gương mặt người chiến sĩ rất trẻ như đang thủ thỉ, tâm tình, làm nổi bật chủ đề tư tưởng: Tình đồng chí gắn bó keo sơn. Chân dung người lính vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp đẽ qua những vần thơ mộc mạc, chân tình mà gợi nhiều suy tưởng. Với những đặc điểm đó, bài thơ xứng đáng là một trong những tác phẩm thi ca xuất sắc về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng của văn học Việt Nam.

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - PHẠM TIẾN DUẬT.
A. Kiến thức cần nhớ.
1. Tác giả
- Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê ở tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1964 vào bộ đội, hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ trẻ những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ. 
- Thơ ông giàu chất liệu hiện thực, chiến trường, thể hiện sinh động, có giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch, sôi nổi, tươi trẻ, đã làm sống lại hình ảnh thế hệ trẻ ở Trường Sơn và những khó khăn của thời đánh Mỹ gian khổ.
- Phạm Tiến Duật thể hiện hình ảnh thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ qua những hình tượng cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
- Tác phẩm chính: Vầng trăng -Quầng lửa(1970), Thơ một chặng đường ( 1971), Ở hai đầu núi (1981). Nhiều bài thơ đã đi vào trí nhớ của công chúng như các bài: Trường Sơn Đông, Trường Sơn tây, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong….
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh. 
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính rút từ tập thơ Vầng trăng -Quầng lửa của tác giả. Là tác phẩm đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ trong báo Văn nghệ (1969 - 1970).
- Bài thơ được ra đời trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mĩ diiễn ra rất ác liệt. Mĩ trút hàng ngàn, hàng vạn tấn bom trên con đường chiến lược Trường Sơn. Trong khi đó những đoàn xe vận tải vẫn băng ra chiến trường vì Miền Nam phía trước.
b. Nội dung.
- Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ hiểm nguy, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, trái tim yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ thời chống Mĩ.
c. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, câu dài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.
- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự. Điều đó tạo nhiều cơ sở để biểu cảm đồng thời tăng sức phản ánh hiện thực cho thơ.
- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn, có nét khá đặc biệt gần với văn xuôi, gần với lời nói bình thường hàng ngày. Nét nổi bật là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ chống Mĩ nói chung.
d. Ý nghĩa nhan đề bài thơ.
Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực dời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ “Bài thơ”? Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh. 
 	
Phần tập làm văn 
Phân tích bài thơ “tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. 
I - Mở bài : 
- Phạm Tiến Duật là một trong những tác giả tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống MĨ cứu nước. Thơ Phạm Tiến Duật có giọng ngang tàng, tinh nghịch mà sôi nổi, tươi trẻ, đã làm sống lại hình ảnh thế hệ trẻ - đặc biệt là lớp trẻ ở tuyến đường Trường Sơn và không khí của thời đánh Mĩ gian khổ, ác liệt.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ra đời trong hoàn cảnh đó. Đây là một trong những bài thơ đặc sắc của Phạm Tiến Duật, nằm trong chùm thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1969 - 1970. 
 	- Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo : Những chiếc xe không kính để làm nổi bật hình ảnh những người lái xe ở chiến trường Trường Sơn hiên ngang, 

File đính kèm:

  • docON VAO 10_THO HIEN DAI.doc
Đề thi liên quan