Ôn tập- Thực hành học kỳ II Môn Ngữ Văn 10

ppt21 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập- Thực hành học kỳ II Môn Ngữ Văn 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Truyện Kiều được sáng tác dựa trên tác phẩm ? A. Đoạn trường tân thanh B.Kim Vân Kiều tân truyện  C. Kim Vân Kiều truyện D. Truyện Từ Hải. Câu 2: Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Du cho văn học dân tộc chính là : Về thể loại C.Về phong cách B.Về ngôn ngữ D.Về bút pháp . Câu 3: Ngôn ngữ nghệ thuật trong câu ca dao : ước gì sông rộng một gang /Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi thuộc loại ngôn ngữ nghệ thuật nào ? A.Ngôn ngữ tự sự B.Ngôn ngữ thơ C.Ngôn ngữ sân khấu D. A và B Đáp án : Câu 1 ( C), Câu 2 ( B ) Câu 3 (B) Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc điểm chung : A. Tính thẩm mỹ, tính đa nghĩa, mang dấu ấn riêng của tác giả . B. Tính thẩm mỹ, tính hình tượng , tính đa nghĩa . C.Mang dấu ấn riêng của tác giả, tính hình tượng . D. Tính đa nghĩa , tính thẩm mỹ, tính hình tượng .Câu 2 : Tác phẩm nào sau đây không thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ? A. Truyện Kiều ( Nguyễn Du ) C.Đôi mắt ( Nam Cao ) B.Tràng giang ( Huy Cận ) D.Đại Việt sử lý toàn thư ( Lê Văn Hưu)Câu 3: Bức thư …. Là loại văn bản mang phong cách ngôn ngữ nào ? A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thụât B.Phong cách ngôn ngữ khoa học . C.Phong cách ngôn ngữ chính luận . D.Phong cách ngôn ngữ hành chính . Đáp án : Câu 1(B), Câu 2 (D), Câu 3 ( D) Câu 1: Thao tác là gì ? A.Chỉ một việc làm nào đó . B. Chỉ việc thực hiện một số động tác bất kì trong khi làm việc . C. Chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật . D. Chỉ việc khéo léo, thành thạo, có tính chuyên nghiệp cao . Câu 2: Dòng nào giải thích đúng về thao tác nghị luận ? A.Các bước , các công đoạn cụ thể trong khi tiến hành một bài văn nghị luận có tính chất trường quy B.Những động tác được thực hiện theo đúng trình tự và yêu cầu kĩ thuật quy định trong hoạt động nghị lụân . C. Những động tác được thực hiện trong khi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu một hiện tượng , một vấn đề thuộc phạm vi nghị lụân Câu 3: Dòng nào không nêu đúng các thao tác cơ bản thường gặp trong hoạt động nghị luận ? A .Phân tích , tổng hợp C. Tra cứu , sưu tập B.Quy nạp, diễn dịch D. So sánh ,đối chiếu Đáp án : Câu 1 ( C), câu 2 (B) Câu 3 (C ) Câu 1 : Đâu là sự khác biệt cơ bản giữa thao tác tổng hợp và thao tác quy nạp trong hoạt động nghị lụân ? A.Một bên là thao tác nhằm tìm kiếm nhận xét bao quát toàn diện; một bên là thao tác nhằm suy ra nguyên lí chung, phổ biến . B. Một bên là thao tác kết hợp các mặt nhằm tổng hợp vấn đề ; một bên là thao tác đi từ cái nhỏ đến cái lớn . C. Một bên là thao tác xem xét tất cả cái nhỏ trong cái lớn để tổng hợp vấn đề ; một bên là thao tác đi từ cái riêng đến cái chung . D.Một bên là thao tác đi tìm cái bao quát; một bên là thao tác đi tìm cái chung . Câu 2: “Đại cáo Bình Ngô” được sáng tác vào thời điểm nào ? Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thắng lợi. B. Sau cuộc kháng chiến chống quân Ngô thắng lợi. C. Sau cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi. D. Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi. Đáp án :Câu 1 (A), Câu 2 (D). Câu 2: Dòng nào khái quát được yêu cầu sử dụng tiếng Việt ? A .Sử dụng đúng và chính xác B .Sử dụng hay và phong phú C .Sử dụng chính xác và phong phú D .Sử dụng đúng và hay. Câu 3: Đoạn văn sau sử dụng thao tác lập luận gì ? 	“ Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại cũng rất phong phú, đa dạng, biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lý, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lý tốt đẹp giữa người với người. A .Quy nạp B. Diễn dịch C .Nêu phản đề D .Tổng hợp Câu 2 (D), Câu 3 ( B) 1.Yêu cầu làm bài văn nghị luận : - Phải có vốn sống, vốn kiến thức phong phú, vững vàng . - Phải có một cách nhìn nhận rõ ràng , sáng sủa . - Phải có một vốn ngôn ngữ khá chắc chắn . - Phải có một kiểu tư duy theo hệ thống lô gíc chặt chẽ . 2.Đặc trưng cơ bản về phương pháp của văn nghị luận là: - Dẫn chứng cụ thể, hùng hồn . - Diễn giải thấu tình đạt lí . - Lập luận chặt chẽ, bài làm phải có hệ thống luận điểm rõ ràng . 3.Dạng đề : - Nghị luận xã hội ( một đạo lí, một lẽ sống, một vấn đề đang được xã hội quan tâm …) Đề 1: Truyền thống tôn sư trọng đại của dân tộc . Đề 2 : Về những lối sống có văn hoá thời hội nhập . Đề 3 : Về ngôn ngữ giao tiếp của tuổi trẻ học đường . Đề 4 : Về môi trường và sự gìn giữ môi trường . Nghị luận văn học : ( một bài thơ, một đoạn văn, một vấn đề văn học , một tác giả …) Đề 1 : Vẻ đẹp của một bài thơ mà anh ( chị ) yêu thích . Đề 2 : Suy nghĩ của anh ( chị ) về vai trò của văn học đối với cuộc sống ? Đề 3 : “ Văn học là nhân học” ( M.Go-rơ-ki ) 4.Thực hành các phép tu từ : về phép điệp và phép đối : a.Nối ví dụ ở cột A với kiểu điệp ở cột B cho phù hợp : 1.Nỗi niềm chi rứa Huế ơi Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên 2.Sóng biến theo làn hơi gọi tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo 3.Đã mang lấy chữ hồng nhan Làm cho cho hại cho tàn cho cân 4.Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi a.Điệp cấu trúc b.Điệp âm c.Điệp từ Đáp án : 1b, 2a, 3c 2.Nối ví dụ ở cột A với dạng điệp ở cột B cho phù hợp : 1. Làm cho nhìn chẳng được nhau Làm cho đầy đoạ cất đầu chẳng lên Làm cho trông thấy nhỡn tiền Cho người thăm ván bán thuyền biết tay 2. Một đèo, một đèo, lại một đèo Khen ai khéo trụ cảnh cheo leo. 3. Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu. a.Điệp nối tiếp b.Điệp chuyển tiếp c.Điệp cách quãng Tác gia Nguyễn Du A. Tóm tắt kiến thức cơ bản : I. Những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Du : - Nguyễn Du( 1765- 1820), tự là Tố Như, hiệu là Thanh hiên - Quê : Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh - Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộccó nhiều đời làm quan dưới thời Lê- Trịnh( Cha là Nguyễn Nghiễm từng làm Tể tướng, anh là Nguyễn Khản đỗ tiến sĩ làm đại quan trong phủ chúa được Trịnh Sâm trọng vọng)-> cuộc sống sung sướng. - Đến năm 10 tuổi cha mất, năm 12 tuổi mẹ qua đời-> sống cùng anh trai và tiếp tục theo học. - Năm 1783, ông thi Hương và đỗ tam trường được giữ chức quan nhỏ. - Khi Tây Sơn ra Bắc, Nguyễn Du chạy loạn sống 10 năm gió bụi. - Năm 1802, Gia Long lên ngôi Nguyễn Du ra làm quan cho triều đình Nguyễn - Năm 1813, cử làm chánh sứ đi Trung Quốc. - Năm 1820, Minh Mệnh Đề bài: 	Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn trích “ Trao duyên” ( trích trong “Truyện Kiều”) của Nguyễn Du. II. Định hướng làm bài: - Phân tích đoạn trích để làm nổi bật bi kịch tình yêu tan vỡ của Thuý Kiều được Nguyễn Du thể hiện rất tài tình qua diễn biến tâm trạng của Kiều khi nàng trao duyên cho Thuý Vân. - Khi phân tích chú ý khai thác nghệ thuật, sử dụng các điển tích, điển cố trong thơ. III. Yêu cầu về kiến thức: 1. Đặt vấn đề: - Giới thiệu khái quát vị trí đoạn trích( 723- 756),mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đầy đau khổ của Thuý Kiều. - Đoạn thơ là lời dặn dò, tâm sựcủa Kiều với Vân. Nàng nhờ cậy em gái một việc thiêng liêng, hệ trọng .Điều này được thể hiện trong tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng đầy mâu thuẫn, giằng xé. 2. Giải quyết vấn đề: - Quyết định bán mình cứu cha, trong đêm cuối cùng trước khi theo Mã Giám Sinh, Kiều vẫn canh cánh món nợ tình với chàng Kim: “Nỗi riêng riêng những bàn hoàng Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn” -Kiều đối diện với chính mìnhtrong sự quẩn quanh, bế tắcKiều chỉ còn biết trông cậy, khẩn khoản tha thiết mong Vân: “ Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lậy rồi sẽ thưa” -Vừa như đặt cả niềm tin, vừa như hi vọng vào Vân “ cậy em” mong em “ chịu lời”rồi Kiều tự hạ mình xuống tư thế của người luỵ phiền, van lơn. Nàng khẩn cầu em gái thay mình nối duyên với Kim Trọng . Kiều coi Vân như ân nhân của mình để thuyết phục em không chỉ nói lời nhờ em mà Kiều còn giãi bày với em chuyện tình duyên của mình: “ Giữa đường đứt gánh tương tư… Xót tình máu mủ thay lời nước non” -Tám câu thơ là lời Kiều nói với Vân về nối bất hạnh của mình, về sự thấu hểu hoàn cảnh khó xử của em. Vì thế mà Kiều đã tiếp tục thuyết phục Vân bằng tình máu mủ, khẩn cầu em cho mình chút vui, chút ơn, chút thơm lây vì đức hi sinh cao đẹp của: “ Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây  - Khi đã thuyết phục được Vân, Kiều trao cho em kỉ vật tình yêu :chiếc thoa, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền nhưng Kiều lại coi đó là của chung( có phần Kiều). Nàng muốn níu giữ, níu kéo kỷ niệm, kỷ vật và tình yêu, nàng không đành lòng trao lại cho em tất cả. Điều đó chứng tỏ tình yêu của kiều với Kim Trọng là rất nồng nàn, sâu sắc. Tuy nhiên Kiều vẫn trao duyên cho em, chứng tỏ trong tình yêu và vì tình yêu Kiều đã đặt hạnh phúc của người yêu lên trên hết. - Khi đã trao duyên và những kỷ vật tình yêu cho Vân, tức là đã mất Kim Trọng nàng đau đớn thấy rằng c/s của mình đến đây đã chấm dứt, lời nàng chuyển hẳn sang giọng thương mình, coi mình là người mệnh bạc. Kiều như sống trong chiêm bao nửa tỉnh, nửa mê-> nàng nghĩ về tương lai : Mai sau dù có bao giờ... Rưới xin chén nước cho người thác oan - Kiều ý thức sâu sắc mình bị oan uổng, mất tình yêumất tình yêu Kiều coi mình là người đã chết nhưng tâm hồn vẫn mang nặng lời thề nguyền đính ước. Đau đớn, xót xa trước tình yêu tan vỡ, nàng quên hết xung quanh chỉ còn biết khóc cho mình,cho mối tình của mình dày công vun đắp mà sao ngắn ngủi: Bây giờ tram gãy, gương tan Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân - Hạnh phúc, tình yêu tan vỡ không thể hàn gắn. Kiều nhận thức rõ thực tại, đau đớn, tuyệt vọng, kiều cất tiếng gọi người yêu rồi ngất đi : “Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang ! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !” 3. Kết luận: - Lời Kiều như oán trách, chất vấn số phận vô lí nhưng buộc nàng phải chấp nhận “ đã đành”. Nỗi đau lên đến tột cùng, nuối tiếc vô hạn. Bi kịch tình yêu lên đến đỉnh điểm trào dâng thành tiếng kêu thê thiết, tuyệt vọng, đau đớn kết thúc lời trao duyên. -Trao duên cho em để rồi ra đi mặc cho số phận “ nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Kiều ngỡ rằng trả được nghĩa cho chàng Kim sẽ bớt phần đau khổ. Trái lại, trao duyên cho em rồi, kiều klại càng vô cùng đau khổ. Nguyễn Du với trái tim nhân đạo mênh mông, ông đã ghi lại những biến thái tinh tế trong tâm hồn Kiều, những đau đớn ứa máu của người con gái khi mối tình đầu tan vỡ. Ta cảm thấy Nguyễn Du chính là người chứng kiến lễ trao duyên. Đây là một trong những đoạn thơ xúc động nhất trong “Truyện Kiều” gồm những “câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình” I. Đề bài: 	Phân tích đoạn trích “ Nỗi thương mình” để thấy được thân phận bị chà đạp và ý thức nhân phẩm của nàng Kiều. II. Định hướng làm bài: -Phân tích làm nổi bật cảnh sống thực của Kiều ở lầu xanh. -Tâm trạng đau đớn, tủi nhục ê chề của Kiều khi nhận ra nhân phẩm đã bị vấy bẩn. -ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình, vượt lên hoàn cảnh ->Thái độ đồng cảm của Nguyễn Du. III. Yêu cầu về kiến thức: 1. Đặt vấn đề: - Sau khi mắc lận Sở Khanh,bị Tú bà hành hạ đến mức “ Uốn lưng thịt đổ, dập đầu máu sa”, Kiều đâu đớn kêu lên: “ Thân lươn bao quản lấm đầu- Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh từ đó. 2. Giải quyết vấn đề: - Mở đầu đoạn trích là cảnh Kiều phải nếm trải trong chốn lầu xanh của mụ Tú Bà: “ Biết bao bướm lả ong lơi… Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh” 	- “ Biết bao” là không đếm được, tính được, không nhớ hết. Kiều phải tiếp khách làng chơi triền miên: “ đầy tháng”, “ suốt đêm”, “ sớm đưa”, “ tối tìm”.Nguyễn Du đã sử dụng tài tình các ẩn dụ: “ bướm lả ong lơi”, “ cuộc say”, “ trận cười” , các thi liệu, điển tích “lá gió cành chim”, Tống Ngọc, Trường Khanh vừa diễn tả được cuộc sống hiện thực chốn lầu xanh của Kiều –làm kĩ nữ ở lầu xanh vừa giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật mà ông hết lòng yêu quý, trân trọng. Đoạn trích được lấy từ câu 1229- >1248 đã nói về những tháng ngày Kiều sống chốn lầu xanh. Đoạn thơ đã thể hiện một cách xúc động về nỗi đau đớn, tủi nhục thương thân xót phận và ý thức cao về nhân phẩm của Thuý Kiều bị ép , bị đẩy vào vũng bùn tanh hôi. 2. Giải quyết vấn đề: - Mở đầu đoạn trích là cảnh Kiều phải nếm trải trong chốn lầu xanh của mụ Tú Bà: “ Biết bao bướm lả ong lơi… Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh” -Biết bao” là không đếm được, tính được, không nhớ hết. Kiều phải tiếp khách làng chơi triền miên: “ đầy tháng”, “ suốt đêm”, “ sớm đưa”, “ tối tìm”.Nguyễn Du đã sử dụng tài tình các ẩn dụ: “ bướm lả ong lơi”, “ cuộc say”, “ trận cười” , các thi liệu, điển tích “lá gió cành chim”, Tống Ngọc, Trường Khanh vừa diễn tả được cuộc sống hiện thực chốn lầu xanh của Kiều –làm kĩ nữ ở lầu xanh vừa giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật mà ông hết lòng yêu quý, trân trọng. Mười hai câu thơ tiếp theo nói về tâm trạng Thuý Kiều trong những tháng ngày tuỉ nhục : “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh Giật mình, mình lại thương mình xót xa…” “Giật mình, mình lại thương mình xót xa…” - Vào lúc nửa đêm- lúc tàn canh Kiều đã ngồi đối diện với chính lòng mình “ giật mình” nhận ra nhân phẩm của mình đã bị chà đạp, vấy bẩn, Kiều thảng thốt, đau đớn, xót xa, tủi hổ đến ê chề. Kiều đã nghĩ về những ngày còn ở bên cha mẹ “ phong gấm rủ là”, Kiều càng đau đớn, thương cho thân phận mìnhphải đem nhan sắc làm món hàngcho khách làng chơi. Các điệp từ, so sánh, ẩn dụ và nghệ thuật tương phản đã nói lên nỗi xót xa, đau đớncủa Kiều sau những ngày bướm lả ong lơi ấy. -	Hàng loạt những câu hỏi tu từ: “ Khi sao?”, “Giờ sao ?”, “Mặt sao?”, “Thân sao”cất lên như những nhát dao cứa sâu vào tim gan tê buốt của người con gái khi bị đẩy vào vũng bùn hôi tanh, nhơ nhớp. - Hoàn cảnh đầy trớ trêu nhưng lúc nào Kiều cũng luôn tự ý thức về nhân phẩm của mình: “ Mặc người mưa Sở mây Tần Riêng mình nào biết có xuân là gì.” -Đối với khách làng chơi, những người phong lưu “ quen thói bốc rời” như Thúc Sinh thì chốn lầu xanh, cõi yên hoa là cảnh thần tiên, là cảnh mộng truỵ lạc: “ Đòi phen gió tựa hoa kề… Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa” - Không chỉ có phong, hoa, tuyết, nguyệt mà còn có cả cầm, kì, thi, hoạ nhưng Kiều vẫn dửng dưng. Nghệ thuật tương phản đã làm nổi bật tâm trạng đau khổ, tủi nhục, cô đơn của người con gái tài sắc đang vùng vẫy chống chọi lại cảnh đời truỵ lạc.Cuộc đời của kẻ nữ bề ngoài cũng mang vẻ tao nhã nhưng bên trong là sự nhơ nhớp hôi tanh. Kiều luôn sống trong tâm trạng thờ ơ, lạnh nguộivì giữa chốn lầu xanh tìm đâu ra kẻ “tri âm” nên lúc nào nàng cũng “vui gượng” để chiều lòng khách: “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn ảnh có vui đâu bao giờ” - Lời thơ là lời đồng cảm, chia sẻ của nhà thơ giành cho nhân vật. Từ sự đồng cảm ấy nhà thơ đã khái quát được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, tình và cảnh. 3. Kết luận: - Những vần thơ đẹp đã tôn lên giá trị nhân bản đoạn trích “ Nỗi thương mình”. Giữa chốn thanh lâu mà Kiều vẫn vượt qua mọi cám dỗ, cố vượt lên cảnh ngộ để giữ lấy nhân phẩm. Đoạn trích mang giá trị nhân văn cao đẹp thể hiện tấm lòng cảm thương của Nguyễn Du trước bi kịch của Kiều, thái độ trân trọng về sự tự ý thức nhân phẩm của Kiều. 

File đính kèm:

  • pptOn tap tong hop ngu van 10 HKII.ppt