Ôn tập tiếng việt 9 – học kì II

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập tiếng việt 9 – học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 – HK II

Câu 1: Khởi ngữ là gì? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? Cho ví dụ.
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Đặc điểm của khởi ngữ: 	+ Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ
+ Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với.
	+ Có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với CN, VN hoặc tp nào đó trong câu. 
- Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- VD: Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
Câu 2: Thế nào là thành phần biệt lập ? Tại sao các thành phần tình thái, gọi – đáp, cảm thán và phụ chú được gọi là thành phần biệt lập? Cho ví dụ.
Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu.
Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi – đáp, phụ chú không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc nên được gọi là thành phần biệt lập.
+ Thành phần tình thái là dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.	VD: Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
+ Thành phần cảm thán là dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận…); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi…. Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.
 VD1: Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng. (Viếng Lăng Bác - Viễn Phương)
 VD2: Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)
+ Thành phần gọi - đáp là dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp.
 VD: + Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long)
 + Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn…mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân)
+ Thành phần phụ chú là dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm.
 VD: Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm ( Nam Cao)
Câu 3:	a) Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản?
Liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu và giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết.
b) Thế nào là liên kết nội dung và liên kết hình thức?
- Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic).
- Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối.
c) Các phép liên kết câu và đoạn văn ? Cho ví dụ ?
- Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước.
VD: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn)
- Phép tương đồng, tương phản và liên tưởng
+ Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa.
VD: … Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh)
+ Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa.
 VD: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
 Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương)
+ Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng.
 VD: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân)
- Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. Các yếu tố thế:
+ Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy…, nó, hắn, họ, chúng nó…thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước.
+ Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó,… để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước. Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn.
VD: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ “ấy”thay thế cho câu)
- Phép nối: 	Các phương tiện nối:
+ Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để…
VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi)
+ Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại …
VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! (Nam Cao)
+ Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . .. 
VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quan ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái)
Câu 4: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Điều kiện sử dụng hàm ý ? Cho ví dụ.
- Nghĩa tường minh (hiển ngôn) là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Nghĩa tường minh dễ nhận ra bởi nó thể hiện qua nguyên văn câu nói, người nghe không phải suy diễn, ai cũng hiểu như vậy.
- Hàm ý (hàm ngôn hoặc hàm ẩn) là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Hàm ý được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: mời mọc, rủ rê, từ chối, đề nghị kín đáo, hoặc có khi là lời thiếu thiện chí,…
VD1: 	- Ba con, sao con không nhận ?
 	- Không phải. - Đang nằm mà nó cũng phải giãy lên.
 	- Sao con biết là không phải ?[...]
 	- Ba không giống cái hình ba chụp với má. (Nguyễn Quang Sáng)
 	VD2 	An: - Chiều mai cậu đi đá bóng với tớ đi .
Bình: - Chiều mai tớ đi học toán rồi. (Hàm ý: Tớ không đi đá bóng được)
An: - Thế à, buồn nhỉ.
- Điều kiện sử dụng hàm ý: 	+ Người nói (người viết) có ý đưa hàm ý vào câu nói.
 	+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

Câu 5. BẢNG TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGỮ PHÁP


Khái niệm
Ví dụ
Danh từ
Là những từ chỉ người, vật, khái niệm, hiện tượng….
a) DT chỉ sự vật nêu tên từng loại vật, từng cá thể người, vật, hiện tượng
 - DT chung chỉ chung người vật (học sinh, con mèo…)
 - DT riêng tên riêng từng người, từng vật, từng địa phương. (Cần Thơ, Lan, Nam…)
b) DT chỉ đơn vịdùng tính đếm.      
- DT chỉ đ.vị tự nhiên:cái, con, sự , nỗi, niềm,cuộc…
- DT chỉ đơn vị quy ước: 
 + DT chỉ đơn vị chính xác:mét, tạ tấn…
  + DT chỉ đơn vị ước chừng: không chính xác ( thúng, ngụm, rá…

Động từ
Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Động từ tình thái: cần, toan, dám…
- Động từ chỉ hoạt động, trạng  thái: đi,ăn, chạy…        
 + Động từ chỉ hoạt động: trả lời câu hỏi làm gì?VD: đi, hát
   + Động từ chỉ trạng thái: trả lời câu hỏi làm sao?, thế nào?VD: buồn, giận
Tính từ
Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối 
VD: rất đẹp, không nối rất vàng hoe  
Phó từ
đi kèm động từ và tính từ, bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ
Các phó từchỉ:
+ Thời gian (đã, đang…) 	+ Mức độ (rất, hơi …)     
+ Tiếp diễn (vẫn,còn) 	+ Phủ định (k0, chẳng, chưa) 
+ Cầu khiến (hãy, đừng…)     + Khả năng:  được
+ Kết quả và hướng: rồi, xong , ra, vào
Số từ
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
VD: Một, hai, ba, thứ nhất, thứ hai,... vài, dăm, mươi
Ngoại trừ “đôi, cặp, vạn, trăm” là danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
Đại từ
Là những từ dùng để trỏ người, vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
a) Đại từ để trỏ gồm có
  + Trỏ vào người, sự vật (đại từ xưng hô ): ông chú, tôi…
  + Trỏ số lượng: mấy, bấy nhiêu…
  + Trỏ vào hoạt động, tính chất sự việc: thế , vậy..
b) Đại từ để hỏi gồm có
  + Hỏi về người, sự vật (đại từ xưng hô ): ai, gì..
  + Hỏi về số lượng: mấy, bao nhiêu…
  + Hỏi về hoạt động, tính chất sự việc: sao, thế nào..
Lượng từ
Là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật.
VD: Các, mỗi, từng, tất cả, toàn thể, cả…
Chỉ từ
dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
VD: ấy, đó, nọ, kia, đấy, đây, đó...
Quan hệ từ
dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả ... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
VD:  của, và ,với, ở, của , bằng, để , từ , đến, như, về, mà , cùng, còn, cũng như, hay
Cặp quan hệ từ: vì…nên, nếu…thì, tuy…nhưng,

Trợ từ
chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
VD: những, có, chính, đích
Tình thái từ
Là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ...
+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với...
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao...
+Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà...
Thán từ
Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc (a, ái, ơ, ô hay, than ôi, trời ơi...)
+ Thán từ gọi đáp (này, ơi..)
Cụm danh từ
Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
VD: Những bông hoa mùa xuân
Cụm động từ
Là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
VD: đang hé nở đồng loạt, học ngữ pháp, thấy cây ngã
Cụm tính từ
Là tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
VD: đẹp như tranh
Chủ ngữ
Là thành phần chính của câu nêu lên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái ... được miêu tả ở vị ngữ.
Mưa / rơi
CN
Vị ngữ
Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian, trả lời cho câu hỏi: làm gì ? Làm sao ?
Nó về lúc sáng sớm.
 VN
Câu 6. BẢNG TÓM TẮT CÁC KIỂU CÂU

Kiểu câu
Chức năng
Dấu hiệu
Ví dụ
Câu nghi vấn
Dùng để hỏi
+Có từ nghi vấn: ai, sao, hay, có…chưa
+Dấu chấm hỏi
+Bạn có đi không?
+Bao nhiêu bạn học bài?
Câu cầu khiến
Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
+Có từ cầu khiến: hãy, đừng  chớ, đi , thôi…
+Dấu chấm than, có khi dấu chấm
+Các bạn hãy cố học!
+Nhanh lên nào!
Câu cảm thán
Dùng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc
+Có từ cảm thán
+Dấu chấm than
+Ôi, lũ về!
+Lo thay!
Câu trần thuật
Dùng để kể, tả, thông báo, nhận định, miêu tả…
+Không có đặc điểm hình thức các câu trên
+Dấu chấm
+Bằng lăng có màu tím thẩm.
+Bàn này cũ rồi.
Câu phủ định
+ Phủ định miêu tả: thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó 
+ Phủ định bác bỏ:
Phản bác một ý kiến, một nhận định 
Có từ phủ định: không, chẳng, chưa, không phải…
Có từ phủ định: không, chẳng, chưa, không phải…






File đính kèm:

  • docOn tap tieng viet 9 ki 2.doc
Đề thi liên quan