Ôn tập văn học kỳ 1

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập văn học kỳ 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KỲ I 
Phần I: TIẾNG VIỆT
Bài1: Từ ngôn ngữ chung dến lời nói cá nhân
- Tính chung của ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua các phương tiện sau:
+ Những yếu tố ngôn ngữ chung: Các âm, các thanh chung, các tiếng các từ, các ngữ cố định chung
+ Các qui tắc chung, phương thức chung: Phương thức chuyển nghĩa từ, qui tắc cấu tạo các loại câu (Đơn, phức, ghép ...)
® Các thành viên trong cộng đồng phải tuân theo tính chung của ngôn ngữ để thực hiện tốt việc giao tiếp trong XH® Ngôn ngữ đã trở thành tài sản chung của XH
- Cái riêng của lời nói các nhân được biểu bộ ở các phương diện sau:
+ Giọng nói cá nhân
+ Vốn từ cá nhân
+ Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc
+ Việc tạo ra các từ mới.
® Mỗi cá nhân phải hình thành và chiếm lĩnh được ngôn ngữ chung và tạo ra lời nói riêng để tham gia vào giao tiếp chung trong xã hội.
- Bài tập: 
1. Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện qua những phương diện nào? Lấy VD cho thấy dấu ấn, sắc thái riêng của cá nhân thể hiện trong lời nói.
 2.Tính chung của ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào? Lấy ví dụ cho thấy tính chung của ngôn ngữ cộng đồng biểu hiện trong lời nói
Bài 2: Ngữ cảnh
- Khái niệm: (SGK)
- Vai trò của ngữ cảnh:
- Bài tập: + Làm đầy đủ các BT trong SGK.
	 + Phân tích được ngữ cảnh trong 1 tình huống giáo tiếp cụ thể.
Bài 3: Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Khái niệm ngôn ngữ báo chí.
- Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
+ Tính thông tin thời sự
+ Tính ngắn gọn
+ Tính sinh động, hấp dẫn
Bài tập:
1/ Có phải tất cả các văn bản được đăng tải trên báo đều thuộc ngôn ngữ báo chí không? Có các loại VB nào thuộc ngôn ngữ báo chí?
2/ Trình bày những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí? Phân tích những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí qua bản tin sau:
“ Ngày 7/3 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam kí hiếp định cho vay Dự án tài chính nhà ở”
	( Báo Nhân dân ngày 1/8/2003)
Phần II: VĂN HỌC 
I. Văn học Trung đại
Bài1: Câu cá mùa thu ( Nguyễn Khuyến)
- Giới thiệu về tác giả, bài thơ ( Là bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ và là lời giãi bày tâm sự sâu kín của một nhà nho yêu nước trước thực trạng đen tối của đất nước.)
- Nội dung: 
+ Cảnh thu được nhà thơ ngắm nhìn từ gần đến cao và xa rồi từ cao , xa trở lại gần ( Từ ao thu nhìn lên bầu trời, nhìn ngõ trúc trở về với ao thu, thuyền câu.)
+ Hình ảnh thu gợi đến vẻ đẹp dịu nhẹ và thanh sơ của cảnh vật: Ao thu, thuyền câu, sóng gợn, lá rơi nhẹ nhàng…
+ Màu sắc cảnh vật ( nước trong veo, sóng xanh biếc, trười xanh ngắt, lá vàng) và đường nét của cảnh thu ( sóng gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng ) được kết hợp độc đáo gợi ra vẻ đẹp của mùa thu đồng thời gợi đến vẻ lạnh lẽo, tịch vắng của mùa thu.
+ Không gian thu nhỏ hẹp, đượm buồn, các chuyển động rất nhẹ nhàng, không đủ để tạo âm thanh ( Ngõ trúc vắng teo, sóng hơn gợn, lé khẽ đưa…) mang vẻ đẹp đặc trừng của đồng bằng BB
+ Tâm trạng của nhà thơ: Buồn trước sự cô quạnh của cảnh thu, đau buồn trước thời thế, bất lực vì không thể làm gì để giúp dân, giúp nước ( Bó gối ôm cần câu, không chú ý vào việc câu cá mà chỉ đón nhận cái lạnh của trời thu thấm vào lòng mình để thấy mình lạc lõng trước thời cuộc)
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, biểu đạt tinh tế cảnh vật và tâm trạng thầm kín.
+ Gieo vần độc đáo ( Vần “eo” – độc vận, gợi cảm giác về 1 không gian thu nhỏ hẹp dần và khép kín lại hài hòa với tâm tư đầy uẩn khúc của thi nhân.)
+ Lấy động tả tĩnh, sử dụng các tính từ gợi ấn tượng sâu đậm về cái yên tĩnh, thanh sơ thấm đậm hồn thu xứ Việt.

Bài 2: Tự tình ( Hồ Xuân Hương)
* Giới thiệu về tác giả, bài thơ (Nằm trong chùm thơ “ Tự tình”, vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc.)
* Phân tích
1. Hai câu đề:- Thời gian : đêm khuya- Không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian “tiếng trống canh dồn“- Nghệ thuật đối lập: Cái hồng nhan > Tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người đàn bà với tâm trạng rối bời đang đối diện với chính mình.2. Hai câu thực:- Uống rượu mong giải sầu nhưng không được, “Say lại tỉnh” tỉnh càng buồn hơn gợi lên cái vòng quẩn quanh, càng say càng tỉnh càng cảm nhận nổi đau của thân phận - HXH cô dơn đối diện với đêm khuya và vầng trăng lạnh, để rồi sững sờ phát hiện ra rằng trong cuộc đời mình không có cái gì là viên mãn cả, đều dang dở, muộn màng; muốn thay đổi mà hoàn cảnh cứ ỳ® vô cùng cô đơn, buồn và tuyệt vọng.3. Hai câu luận:- Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc -> Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống: Muốn phá phách, tung hoành - cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận.- Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.4. Hai câu kết: khép lại lời Tự tình. - Nỗi đau về thân phận lẽ mọn, ngán ngẩm về tuổi xuân qua đi không trở lại, nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn.- Nỗi đau của con người lâm vào cảnh phải chia sẻ cái không thể chia sẻ: Mảnh tình san sẻ - tí - con con. ® Đó là nỗi lòng của người phụ nữ ngày xưa khi với họ hạnh phúc chỉ là chiếc chăn bông quá hẹp.=> Câu thơ nát vụn ra, vật vã đến nhức nhối vì cái duyên tình hẩm hiu, lận đận của nhà thơ. Càng gắng gượng vươn lên càng rơi vào bi kịch.5. Nghệ thuật:Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn,tả cảnh sinh động đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.
Bài 3: Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Cao Bá Quát)
* Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Cao Bá Quát trên đường vào kinh đô Huế thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị) (hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này). Giới thiệu bài thơ : là khúc ca mang đậm tính nhân văn của một người cô đơn tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi trên bãi cát.* Phân tích
1. Hình ảnh "bãi cát và con người đi trên bãi cát:- Hình ảnh tả thực: đẹp nhưng dữ dội, khắc nghiệt đã gợi ý cho nhà thơ sáng tác bài thơ này.- Hình ảnh biểu tượng: con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến danh lợi.- Hình ảnh người đi trên bãi cát: vất vả khó nhọc, gian truân, tất tả, bươn chải dấn thân để mưu cầu công danh, sự nghiệp.2. Tâm trạng và suy nghĩ của lữ khách khi đi trên bãi cát:- Tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh- lợi danh.- Nhận ra sự cám dỗ của danh lợi đối với con người: Vì công danh, lợi danh mà con người bôn tẩu ngược xuôi, danh lợi cũng là thứ rượu thơm làm say lòng người.- Chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. Câu hỏi nhà thơ như trách móc, như giận dữ, như lay tỉnh người khác nhưng cũng tự hỏi bản thân. Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường cần phải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai mà vô nghĩa.- Bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm gì. Ấp ủ khát vọng cao cả nhưng ông không tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó→ khao khát thay đổi cuộc sống3. Nghệ thuật:- Thơ cổ thể , hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa.- Phương pháp đối lập, sáng tạo trong việc dùng điển cố điển tích.Bài 4 : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
* Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài văn tế được NĐC viết và đọc trong lễ truy điệu những nghĩa binh tại Cần giuộc (16/12/1861) . Giới thiệu bài thơ : khóc thương người nông đân Cần Giuộc vì nghĩa mà đứng lên đánh giặc Pháp và đã hy sinh, dựng lên tượng đài nghệ thuật rất đẹp, mang tính bị tráng. * Hình tượng người nghĩa binh Cần Giuộc1) Người nông dân Nam Bộ nghèo khó, “côi cút làm ăn” sống đời thầm lặng, cơ cực ở thôn ấp. Họ chỉ biết ruộng trâu, đã biết gì đến võ nghê, võ khí, chiến trận. Nhưng tấm lòng của họ rất đẹp: yêu nước cao độ, không đội trời chung với bọn xâm lăng và đã cầm gậy, cầm dao tự nguyện đứng lên đánh giặc trong thời đại “ vĩ đại và khổ nhục” của dân tộc. 2) Tượng đài đẹp hùng tráng: a) Về trang bị: không có áo giáp mà với “manh áo vải thô sơ” với “ngọn tầm vông” quen thuộc của quê hương. Lần đầu tiên “ngọn tầm vông” đã đi vào văn học với ý nghĩa cao đẹp và nét tạo hình giàu giá trị thẩm mĩ. b)Về tinh thần, hành động : Với trang bị thô sơ, thiếu thốn, người dân ấp dân lân dùng “rơm con cúi, lưỡi dao phay”, nhưng vật dùng của quê hương, gia đình mà chống lại súng đạn, tàu thiếc tàu đồng của Tây. Họ chiến đấu quật cường với tư thế tấn công mạnh mẽ “đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược.Bọn hè trước, lũ ó sau…”. Đốt đồn giặc, chém rớt đầu tên quan chỉ huy. →Những người nông dân chất phác đã nhà thơ xây dựng thành hình tượng nghệ thuật anh hùng, cao cả, đầy nghĩa khí, hào hùng, cao đẹp.c) Về kết quả chiến đấu: Tuy đã chiến đấy ngoan cường, đánh một trận oanh liệt tưng bừng nhưng họ đã ngã xuống hi sinh trong chiến bại. →Khâm phục và xót đau trước sự hy sinh của người nghĩa sĩ trong trận Cần Giuộc 
II. Văn học hiện đại 
Bài 1: Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
- Nội dung: Tác phẩm miêu tả bức tranh phố huyện nghèo theo trình tự thời gian tuyến tính: Chiều xuống, đêm về và lúc chuyến tàu đi qua. Toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn qua tâm trạng của Liên - cô bé đảm đang, tốt bụng với một tâm hồn đa cảm, từ đó thể nhiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam 
- Nghệ thuật: Vận dụng thủ pháp đối lập, tương phản, đi sâu vào những cảm xúc mơ hồ, mong manh để miêu tả những diễn biến nội tâm tinh tế, sâu sắc của nhân vật.

Bài 2: Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
- Tình huống truyện độc đáo: Huấn cao là người tử tù nhưng lại đại diện cho thiên lương, là người nghệ sĩ ban phát cái đep.Viên quản ngục là người đại diện cho chính quyền nhưng lại nhận đước cái đẹp từ người tử tù
- Vẻ đẹp hình tượng nhân vật:
+ Huấn Cao: mang vẻ đẹp của tài năng, khí phách và thiên lương
+ Quản ngục: là người biết trọng tài năng và cái đẹp, “là thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”

- Cảnh cho chữ: là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” 
Bài 3: Hạnh phúc của một tang gia ( Vũ Trọng Phụng)
- Tình huống đầy mâu thuẫn: tang gia hạnh phúc. 
- Nghệ thuật: phóng đại, liên tục thay đổi cách nhìn, góc tả để lột thần thói hám danh, hám lợi, hợm hĩnh của 1 lớp người trong XH.

Bài 4: Chí Phèo ( Nam Cao)
- Bi kịch bị tha hoá của Chí Phèo:
- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

File đính kèm:

  • docOn tap ngu van 11.doc