Ôn tập văn lớp 6

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VĂN LỚP 6
Truyền thuyết là gì? 
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo . Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể 
Truyện con rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng , v.v.) nhằm giải thích , suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết , thống nhất cộng đồng của người Việt 
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu 
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ 
- Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn . Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng là từ phức 
*Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép . Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy 
* Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa 
* Trong từ nhiều nghĩa có: 
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu , làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác 
- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc 
* Thông thường, trong câu, từ chỉ có 1 nghĩa nhất định . Tuy nhiên trong 1 số trường hợp , từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển 
Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ củ tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật , hiện tượng, đặc điểm ,..mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biệu thị. Đó là các từ mượn 
Bộ phận từ muợn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mựon tiếng Hán (gồm từ gốc hán và từ Hán Việt . ) Bên cạnh đó , tiếng Việt còn mượn từ của 1 số ngôn ngữ khác như tiếng pháp , tiếng Anh, tiếng Nga , .
Các từ mượn đã được Việt hoá thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng , ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau . 
Mượn từ là 1 cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc , không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện .
Danh từ là những từ chỉ người , vật, hiện tượng, khái niệm ,
*Danh từ có thể kết hợp với những từ chỉ số lượng ở phía trước , các từ này, ấy , đó  ở phía sau và 1 số từ ngữ khác để thành lập cụm danh từ . 
* Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ . Khi làm vị ngữ danh từ cân có từ là đi trước 
* Danh từ tiếng việt được chia thành 2 loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật . Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm , đo lường sự vật . Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người , vật, hiện tượng, khái niệm ,
Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm là : 
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (cón gọi là loại từ) 
 Danh từ chỉ đơn vị quy ước . Cụ thể là : 
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác 
+ danh từ chỉ đơn vị ước chừng 
Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng . Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của từng người , từng vật, từng địa phương, 
*Khi viết tên danh từ riêng , ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó . Cụ thể: 
- Đối với tên người, tên địa lía Việt Nam và tên người, tên địa lía nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: viết hoa chữ cái đấu tiên của mỗi tiếng 
- Đối với tên người , tên địa lí nước ngaòi phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt) : Viết hoa chữ cài đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó ; nếu 1 bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối 
*Tên riêng của các cơ quan , tổ chức, các giải thưởng , danh hiệu , huân chương , .thường là 1 cụm danh từ . Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa. 
Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bắng phương tiện ngôn từ 
Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp 
Có sáu kiếu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng : tự sự, miêu tả, biểu cảm , nghị luận , thuyết minh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng 
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng (biểu tượng: hình ảnh được rất nhiều người cùng thừa nhận là tiêu biểu cho 1 đặc điểm hay phẩm chất nào đó của 1 sự vật , 1 nhân vật hoặc 1 cộng đồng ) rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm 
 Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc , tìm hiểu con người , nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê 
Sơn Tinh, ThuỷTinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo , giải thích hiện lũ lụt và thể hiện sức mạnh , ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai , đồng thời suy tôn , ca ngợi công lao giữ nước của vua Hùng 
Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ, .) mà từ biểu thị 
Có thể giải thích nghĩa của từ bằng 2 cách chính như sau: 
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị 
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích 
Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể : sự việc xảy ra trong thời gian , địa điểm cụ thể , do nhân vật cụ thể thực hiện , có nguyên nhân, diễn biến, kết quả , Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự , diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt 
Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản . Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản . Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt : tên gọi, lai lịch, tính nết , hình dáng, việc làm ,.
Bằng những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, giàu ý nghĩa (như Rùa vàng, gươm thần) , truyện Sự Tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa , tình chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỷ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm , đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc
Ông lão đánh cá và con cá Vàng là truyện cổ tích dân gian do A. pu – skin kể lại . truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện , sự đối lập giữa các nhân vật , sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng , hoang đường . Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam , bội bạc . 
Thạch Sanh là 1 truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh , diệt đại bàng cứu người bị hại , vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quan xâm lược . Truyện thể hiện ước mơ , niềm tin về đạo đức , công lí xã hội và lí tưỡng nhân đạo , yêu hoà bình của nhân dân ta . Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng , thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa ( như sự ra đòi và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh , cung tên vàng, cây đàn thần , niêu cơm thần , v.v) 
Em bé thông minh đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích việt Nam và thế giới . Truyện đề cao sự thông minh và trì khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm , ) từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ , hồn nhiên trong đời sồng hàng ngày 
Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. cây bút thần với những khả năng , sức mạnh kì diệu của nó là chi tiết tưởng tượng , thần kì đặc sắc . truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội , về mục đích của tài năng nghệ thuật , đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người 
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể , bằng văn xuôi hoặc văn vần , mượn chuyện về loài vật đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió , kín đáo chuyện con người , nhằm khuyên nhủ , răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống 
Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch , truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huyênh hoang , khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình , không được chủ quan , kiêu ngạo. 
* Thành ngữ “Ềch ngồi đáy giếng” 
Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy Bói Xem Voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện 
* Thành ngữ “ Thầy Bói Xem Voi” 
Chủ đề là vần đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản 
Dàn bài văn tự sự thường gồm có 3 phần : 
- Phần mở bài giời thiệu chung về nhân vật và sự việc 
- Phần thân bài kể diễn biến của sự việc
- Phần kết bài kể kết cục của sự việc
*Khi tìm hiểu về văn tự sự thì phải tìm hiểu kỹ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài 
*Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề , cụ thể là xàc dịnh : nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện 
*Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước , việc gì kể sau để người đọc theo dọi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết 
*Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài 
Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên , họ, lai lịch, quan hệ, tính tình , tài năng, ý nghĩ của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động , việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại 
*Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính , diễn đạt thành 1 câu gọi là chủ đề . các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó , hoặc giải thích cho ý chính . làm cho ý chính nổi lên 

File đính kèm:

  • docde thi hk i.doc