Ôn tập Vật lí 10 nâng cao

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Vật lí 10 nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP
Sau 10s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54km/h 18km/h, nó chuyển động đều trong 30s tiếp theo. Sau hết nó chuyển động chậm dần đều và đi thêm 10s thì ngừng hẳn. Tính gia tốc mỗi đoạn ?
Khi ô tô đang chạy với vận tốc 12m/s trên đoạn đường thẳng thì lái xe tăng ga cho ôtô chạy nhanh dần đều. Sau 15s, ôtô đạt vận tốc 15m/s. Tính gia tốc của ôtô và tính vận tốc, quãng đường ôtô đi được sau 30s?
Khi đang chạy đầu rời ga và chuyển động nhanh dần đều. Sau khi đi được 1,5km thì đoàn tàu đạt vận tốc 36km/h. Tính vận tốc của đoàn tàu sau khi chạy được 3km kể từ khi đoàn tàu bắt đầu rời ga 
Một viên bi chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu trên máng nghiêng và trong giây thứ năm nó đi được quãng đường bằng 36cm
Tính gia tốc của viên bi ?
Tính quãng đường viên bi đi được sau 5s kể từ khi nó bắt đầu chuyển động ?
Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc ban đầu là 18km/h. Trong giây thứ năm, vật đi được quãng đường là 5,45m
Tính gia tốc ?
Tính quãng đường vật đi được sau 10s và trong giây thứ 10 kể từ khi vật bắt đầu chuyển động ?
Khi ôtô đang chạy với vận tốc 15m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ôtô chạy chậm dần đều . Sau khi chạy thêm được 125m thì vận tốc ôtô chỉ còn bằng 10m/s. Tính gia tốc của ôtô và khoảng thời gian để ôtô chạy trên quãng đường đó ?với vận tốc 36km/h thì ôtô bắt đầu chạy xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2, biết dốc dài 960m. Tính thời gian ôtô chạy xuống hết dốc và vận tốc ôtô ở cuối đoạn dốc ?
Khi ôtô đang chạy với vận tốc 15m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ôtô chạy chậm dần đều . Sau khi chạy thêm được 125m thì vận tốc ôtô chỉ còn bằng 10m/s. Tính gia tốc của ôtô và khoảng thời gian để ôtô chạy trên quãng đường đó?
Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 4m/s, gia tốc 0,2m/s2 
Viết phương trình tọa độ ?
Tính vận tốc và quãng đường đi được sau 5s ?
Viết phương trình và vẽ đồ thị vận tốc ?
Một vật chuyển động theo phương trình : (m;s)
Tính quãng đường vật đi được từ lúc t = 1s đến lúc t = 3s ?
Tính vận tốc vật lúc t = 3s ? 
Phương trình chuyển động của vật trên đường thẳng là : (m;s) 
Tính vận tốc của vật lúc t = 2s 
Tính quãng đường đi của vật khi vận tốc đạt 30m/s ? 
Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều . Hãy viết phương trình chuyển động, biết : 
Lúc t1 = 2s : x1 = - 68m ; v1 = 22m/s 
Lúc t2 = 5s ; v2 = 46m/s 
Một vật chuyển động thẳng theo phương trình : (cm;s) 
Xác định xo, vo, a. Suy ra loại chuyển động ? 
Tìm thời điểm vật đổi chiều chuyển động ? Tọa độ vật lúc đó ?
Tìm thời điểm và vận tốc vật khi qua gốc tọa độ ?
Tìm quãng đường vật đi được sau 2s ? 

	
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
MÔN VẬT LÝ 10 (NC)
Thời gian làm bài:45 phút.


Mã đề 102
Họ, tên học sinh:....................................................lớp 10A…

Câu 1: Chuyển động cơ học là:
sự di chuyển
sự dời chổ
sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
sự thay đổi vị trí của vật từ nơi này sang nơi khác.
Câu 2: Chuyển động của vật nào là chuyển động tịnh tiến?
ngăn kéo bàn khi ta kéo nó ra
cánh cửa khi ta mở cửa
Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
Ô tô chạy trên đường vòng
Câu 3: Chọn phát biểu đúng về chuyển động thẳng chậm dần đều ?
A. Đồ thị toạ độ thời gian là một đường thẳng đi xuống
B. Vận tốc và gia tốc luôn cùng phương nhưng ngược chiều
C. Đồ thị vận tốc thời gian là một parabol quay xuống
D. Gia tốc luôn luôn âm và độ lớn không đổi
Câu 4: Tại sao sao nói vận tốc có tính tương đối?
A. Vì vật được quan sát từ hai vị trí khác nhau
B. Vì vật chuyển động lúc nhanh lúc chậm
C. Vì vật được quan sát từ hai thời điểm khác nhau
D. Vì vật được quan sát từ hai hệ quy chiếu khác nhau
Câu 5: Nếu lấy người ngồi trên ô tô làm mốc thì vật nào sau đây được coi là chuyển động?
A. Người ngồi bên cạnh	B. Ôtô khác đi cùng chiều với cùng vận tốc
C. Hàng cây bên đường	D. Người lái xe
Câu 6: Tính chất nào sau đây là sai khi nói về véc tơ gia tốc ?
A. Ngược chiều với vận tốc nếu chuyển động chậm dần
B. Đặc trưng cho sự biến thiên của vận tốc 
C. Đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động
D. Cùng chiều với vận tốc nếu chuyển động nhanh dần
Câu 7: Câu nào sau đây là sai?
A. Độ dời trong chuyển động thẳng được tính bằng toạ dộ lúc cuối trừ toạ độ lúc đầu
B. Nếu chất điểm chỉ chuyển động theo một chiều và lấy đó làm chiều dương thì vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
C. Vận tốc tức thời tại một thời điểm đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó
D. Trong chuyển động thẳng độ rời mà vật đi được chính là quãng đường mà vật đi được
Câu 8: Tính chất nào sau đây là sai khi nói về sự rơi tự do?
A. Rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều
B. Vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ
C. Mọi vật đều rơi theo phương thẳng đứng
D. Các vật nặng nhẹ đều rơi tự do nặng nhẹ như nhau
Câu 9: Chuyển động của vật nào sau đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Viên bi đươc búng từ trên mặt bàn nằm ngang xuống đất
B. Quả đạn được Galilê thả từ tháp nghiêng Pira xuống đất
C. Hỏi sỏi được thả từ ban công nhà hai tầng xuống đất
D. Mảnh giấy rơi trong ống chân không thẳng đứng
Câu 10: Điều nào sau đây là sai khi nói về vận tốc tức thời ?
A. Vận tốc tức thời cho biết hướng chuyển động
B. Vận tốc tức thời luôn có giá trị dương
C. Nếu v > 0 thì vật chuyển động theo chiều dương
D. Nếu v < 0 thì vật chuyển động theo chiều âm

Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu hỏi 4, 5, 6
t(s)
x(m)
O
5
10
25
Trên hình bên là đồ thị tọa độ theo thời gian của một vật chuyển động thẳng.
Câu 11: Thông tin nào sau đây là sai?
tọa độ ban đầu : x0 =10m
trong 5s đầu tiên vật đi được 25m
vận tốc của vật không đổi theo thời gian
gốc thời gian được chọn là thời điểm vật ở cách gốc tọa độ 10m.
Câu 12: Vận tốc của vật là:
a. 3 m/s 	b. 5 m/s	c. 7 m/s	d.-3 m/s
Câu 13: Phương trình chuyển động của vật là:
a. x = 10 – 3t (m)	b. x = 3t (m)	c. x = 10 +3t (m)	d. x = 5t (m)
Câu 14: Một vật tăng tốc đều đặn từ 10 m/s đến 72 km/h trong thời gian 2 giây. Gia tốc của nó là?
A. -10 m/s2	B. -5 m/s2	C. 10 m/s2	D. 5 m/s2
Câu 15: Cho phương trình (toạ độ- thời gian) của một chuyển động thẳng như sau: x= t2- 4t + 5 (m;s)
Kết luận nào sau đây là sai?
A. Là phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều
B. gia tốc của vật là 2 m/s2
C. ban đầu vật chuyển động ngược chiều dương
D. Vật xuất phát từ vị trí gốc toạ độ
Câu 16: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu. Hỏi quãng đường mà vật thực hiện được trong giây thứ 3 là ?(g = 10m/s2)
A. 30 m	B. 50 m	C. 45 m	D. 25 m
Câu 17: Đoàn tàu hoả đang chuyển động với vận tốc 54 km/h bắt đầu hãm phanh giảm đều đặn tốc độ. Sau quãng đường 50 m vận tốc của tàu chỉ còn một phần ba. Gia tốc hãm tầu và thời gian đi hết 50 m đó là?
A. 2 m/s2 và 5s	B. 1m/s2 và 10s	C. 1m/s2 và 5s	D. 5 m/s2 và 10s
Câu 18: Một chất điểm chuyển động hướng về gốc toạ độ với vận tốc 5m/s từ vị trí cách gốc toạ độ 10 m theo phía dương. Bíêt Gia tốc của nó không đổi là 4 m/s2. Phương trình chuyển động của vật là?
A. x = 10 – 5t +2t2	B. x = -10+ 5t +4t2	C. x = 5 + 10t +4t2	D. x = 10 +5t +2t2
Câu 19: Một xe chuyển động thẳng có vận tốc trung bình 18 km/h trên ¼ đoạn đường đầu và vận tốc 54 km/h trên ¾ đoạn đường còn lại. Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường là?
A. 63 km/h	B. 36 km/h	C. 42 km/h	D. 24 km/h
Câu 20: Một rọt nước mưa rơi tự do từ độ cao 45m xuống. Cho g=10m/s2. Thời gian vật rơi tới mặt đất bằng bao nhiêu?
A. 4,5 s	B. 3 s	C. 2,1 s	D. 9 s
Câu 21: Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ vtb của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20 m xuống tới đất sẽ là bao nhiêu?
A. 10 m/s	B. 1 m/s	C. 15 m/s	D. 8 m/s
Câu 22. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, trong nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc 12km/h . trong nửa thời gian sau xe chạy với vận tốc 18km/h .Vận tốc trung bình trong suốt thời gian đi là: 
A.15km/h B.14,5km/h C. 7,25km/h D. 26km/h 
Câu 23. Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai xe làm chiều dương. Phương trình chuyển động của các ô tô trên như thế nào ?
A. Ô tô chạy từ A : xA = 54t ; Ô tô chạy từ B : xB = 48t + 10.
B. Ô tô chạy từ A : xA = 54t + 10 ; Ô tô chạy từ B : xB = 48t.
C. Ô tô chạy từ A : xA = 54t ; Ô tô chạy từ B : xB = 48t – 10 .
D. Ô tô chạy từ A : xA = -54t ; Ô tô chạy từ B : xB = 48t.
Câu 24. Nội dung như bài 23, hỏi khoảng thời gian từ lúc hai ô tô xuất phát đến lúc ô tô A đuổi kịp ô tô B và khoảng cách từ A đến địa điểm hai xe gặp nhau là
A. 1 h ; 54 km.	B.1 h 20 ph ; 72 km.	C.1 h 40 ph ; 90 km.	D.2 h ; 108 km.
Câu 25.Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây,phương trình nào biểu diễn chuyển động không xuất phát từ gốc toạ độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ?
A. x=15+40t (km,h)	B. x=80-30t (km,h)	
C. x= -60t (km,h)	D. x=-60-20t (km,h)
Câu 26. Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v= 2m/ s. Và lúc t= 2s thì vật có toạ độ x= 5m. Phương trình toạ độ của vật là
	A. x= 2t +5	B. x= -2t +5	C. x= 2t +1	D.x= -2t +1




File đính kèm:

  • docktra li 10.doc