Ôn thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 8

doc7 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 (3 điểm): 
Hô hấp và quang hợp có những điểm gì giống và khác nhau?
Câu 2 (2,5 điểm): 
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
2
1
	Tinh bột 	Đường Man tôzơ	Glucôzơ
a. Chặng 1 và chặng 2 có thể thực hiện nhờ những bộ phận nào của ống tiêu hoá và sự tham gia của các enzim nào?
b. Giải thích vì sao Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?
Câu 3 (3 điểm):
Từ 2 kết quả thí nghiệm sau đây, hãy giải thích để rút ra kết luận về tính chất của xương?
a. Thí nghiệm 1: Ngâm một xương sườn gà trong cốc đựng dung dịch HCl 10%, sau 15 phút lấy ra, uốn thử, thấy xương mềm dẻo như sợi dây.
b. Thí nghiệm 2: Đốt một xương sườn gà khác trên ngọn lửa đèn cồn, khi xương cháy, bóp thử phần bị đốt thấy xương vỡ vụn.
Câu 4 (3,5 điểm): 
Có 4 người An, Bình, Cường và Dũng nhóm máu khác nhau. Lấy máu của An hoặc Cường truyền cho Bình thì không xảy ra tai biến. Lấy máu của Cường truyền cho An hoặc lấy máu của Dũng truyền cho Cường thì xảy ra tai biến. Tìm nhóm máu của mỗi người? 
Câu 5 (3 điểm):
a) Hãy cho biết một chu kì co giãn của tim? Vì sao tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi?
b) Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng?
Câu 6 (3 điểm):
a) Hãy giải thích tại sao khi lao động chân tay nặng, nhịp hô hấp lại tăng?
b) Giải thích cơ chế sự trao đổi khí ở tế bào?
Câu 7 (2 điểm): 
Nêu những điểm khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào người? Điểm khác nhau đó nói lên điều gì?
Hướng dẫn chấm bài thi
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Giống nhau giữa quang hợp và hô hấp :
- Đều là quá trình có ý nghĩa với đời sống của cây xanh.
- Đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài: Nhiệt độ, không khí...
* Khác nhau:
Hô hấp
Quang hợp
- Xảy ra ở tất cả các bộ phận của cây.
- Hút khí ôxi và nhả khí cacbonic
- Phân giải chất hữu cơ.
- Xảy ra mọi lúc, kể cả ngày và đêm.
- Xảy ra ở lá cây xanh.
- Hút khí cácbonic nhả khí ôxi
- Tổng hợp chất hữu cơ.
- Chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
a.
- Chặng 1: Ở khoang miệng và ruột non với sự tham gia của enzim Amilaza
- Chặng 2: Ở ruột non với sự tham gia của enzim Mantaza.
b. Vì ở dạ dày có các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày cổ tuyến vị, các chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với enzim pepsin.
1
0,5
1
3
a. Ngâm xương trong HCL 10% thì HCL tác dụng với muối vô cơ. Các muối vô cơ bị hoà tan và chỉ còn lại chất hữu cơ , xương vẫn còn nguyên hình dạng nhưng mất hẳn tính cứng rắn => mềm rẻo
b. Đốt xương trên ngọn lửa đèn cồn , thì các chất hữu cơ cháy hết chỉ còn lại chất vô cơ nên xương còn nguyên hình dạng nhưng mất hẳn tính mềm dẻo nên giòn, dễ vỡ.
 * Qua 2 thí nghiệm trên chứng tỏ : 
+ Xương có 2 đặc tính: Mềm dẻo và vững chắc.
Tính đàn hồi do các chất hữu cơ (cốt giao) tạo thành.
Tính vững chắc do các chất vô cơ (khoáng) tạo thành.
 + Trong xương muốn đảm bảo tính mềm dẻo và độ vững chắc thì cần có sự kết hợp của 2 thành phần chất khoáng và chất hữu cơ.	
1
1
0,5
0,5
4
* Nhóm máu của mỗi người như sau:
- Vì mỗi người có nhóm máu khác nhau mà Bình nhận được máu của An và Cường không xảy ra tai biến, Vậy máu của Bình là AB. 
- Máu của Cường chuyền cho An xảy ra tai biến chứng tỏ Cường không phải nhóm máu O
- Lấy máu của Dũng truyền cho Cường củng xảy ra tai biến chứng tỏ Dũng không phải nhóm máu O. 
- Vậy An phải mang nhóm máu O.
 Nhóm máu của Cường và Dũng xảy ra một trong 2 khả năng sau:
+ Hoặc Cường nhóm máu B, còn Dũng nhóm máu A
+ Hoặc Dững nhóm máu B, còn Cường nhóm máu A
Lưu ý: Nếu học sinh chỉ nêu đúng được các nhóm máu mà không giải thích được, thì mỗi nhóm máu đúng được 0,5 điểm (tổng 2 điểm)
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
5
a. Một chu kì hoạt động Tim gồm 3 pha ~ 0,8 s . 
Pha co 2 tâm nhĩ = 0,1 s; co 2 tâm thất = 0,3 s; Giãn chung = 0,4 s
- Tâm nhĩ co: 0,1 s , nghỉ 0,7 s ; Tâm thất co 0,3 s nghỉ 0,5 s
- Thời gian nghỉ ngơi nhiều, đủ phục hồi hoạt động
- Lượng máu nuôi tim nhiều: Chiếm 1 / 10 lượng máu của cơ thể.
b. Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì:
- Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm. 
- Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người .
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
6
a) Khi lao động chân tay nặng, hệ cơ phải hoạt động nhiều, tốn nhiều O2 và thải ra nhiều CO2 , hàm lượng CO2 trong máu tăng lên. Chính lượng CO2 này tác động vào trung khu hô hấp làm tăng nhịp hô hấp để cung cấp đủ O2 cho cơ thể và thải CO2 ra ngoài không khí.
b) b. Cơ chế trao đổi khí ở tế bào: Các khí trao đổi ở tế bào tuân theo cơ chế khuấch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp:
- Khí ôxi : Trong mao mạch máu cao hơn trong tế bào nên được khuấch tán từ máu vào tế bào.
- Khí cacbonic: Trong tế bào cao hơn mao mạch máu, nên được khuấch tán từ tế bào ra máu.
1,5
0,5
0,5
0,5
7
Tế bào người
Tế bào thực vật
- Màng tế bào chỉ có màng sinh chất, không có vách xenlulo.
- Tế bào chất không có lục lạp, có trung thể
- Không bào nhỏ.
- Hình dạng không ổn định
- Màng tế bào có màng sinh chất và vách xenlulo.
- Tế bào chất có lục lạp, không có trung thể.
- Không bào lớn 
- Hình dạng ổn định
- Những điểm giống, khác nhau đó nói lên điều sau:
+ Những điểm giống nhau giữa người và thực vật chứng minh người và thực vật có mối quan hệ về nguồn gốc chung trong quá trình phát sinh và phát triển giới.
+ Những điểm khác nhau giữa tế bào người và tế bào thực vật chứng minh tuy có mối quan hệ về nguồn gốc nhưng người và thực vật tiến hoá theo 2 hướng khác nhau. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5

File đính kèm:

  • dochsg 8.doc