Ôn thi môn Sinh Học 8

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi môn Sinh Học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI MÔN SINH HỌC
1.Phản xạ:
-Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
2.Cung phản xạ:
-Gồm 5 phần:
+Nơron hướng tâm
+Nơron li tâm
+Nơron trung gian
+Cơ quan thụ cảm
+Cơ quan phản ứng.
3*.Vòng phản xạ:
-Trong phản xạ luôn có luồn thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để điều chỉnh phản ứng cho thích hợp.
-Vòng phản xạ là nguồn thần kinh bao gồm: cung phản xạ và đường phản hồi.
4.Thành phần cấu tạo và chức năng máu:
Máu gồm các thành phần:
-Huyết tương:
+Gồm: 90% nước, 10% các chất khác
+Chức năng: Duy trì máu ở thể lỏng, vận chuyển các chất.
-Tế bào máu:
+Hồng cầu: Vận chuyển khí oxi và khí cacbonic.
+Bạch cầu: tham gia bảo vệ cơ thể.
+Tiểu cầu: thành phần chính tham gia đông máu.
5.Môi trường trong cơ thể:
-Thành phần: máu, nước mô và bạch huyết.
-Vai trò: môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
6. Tìm hiểu cơ chế đông máu và vai trò:
-Khái niệm đông máu: Máu không ở thể lỏng mà vón thành cục.
-Ý nghĩa: chống mất máu khi bị thương.
-Cơ thể khi bị thương thì tiểu cầu vỡ ra và vào thành mạch tạo thành nút tiểu cầu.
-Đồng thời hình thành enzim làm cho chất sinh ra tơ máu tạo thành khối máu đông bao lấy các tế bào.
-Hiện tượng khi bị thương đứt mạch máu -> chảy máu ra và ngưng hẳn do khối máu đông bịch kính vết thương.
7. Các nguyên tắc truyền máu:
Người có 4 nhóm máu:
-Nhóm máu O không có kháng nguyên nhưng có kháng thể 
-Nhóm máu A có kháng nguyên, kháng thể ..
-Nhóm máu B có kháng nguyên, kháng thể.
-Nhóm máu AB kháng nguyên không có kháng thể
Nguyên tắc truyền máu:
-Truyền nhóm máu phù hợp đảm bảo hồng cầu người cho không bị ngưng kết trong máu người bệnh.
-Truyền máu không có mầm bệnh.
-Truyền từ từ.
8*.Tuần hoàn máu:
Vòng tuần hoàn lớn:
-Từ tâm thất trái qua động mạch chủ -> cơ quan để trao đổi khí thành máu đỏ thẫm -> tĩnh mạch chủ rồi trở về tâm nhĩ phải.
-Chức năng: giúp tế bào thực hiện sự trao đổi chất với nhau.
Vòng tuần hoàn nhỏ:
-Từ tâm thất phải qua động mạch phổi -> mao mạch phổi để trao đổi khí thành máu đỏ tươi qua tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái.
-Chức năng: giúp máu trao đổi khí oxi và khí cacbonic
9*. Trao đổi khí ở phổi và ở tế bào:
-Cơ chế và mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào: cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
a)Sự trao đổi khí ở phổi:
-Oxi khuếch tán từ phế nang vào máu.
-CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
b)Sự trao đổi khí ở tế bào:
-Oxi khuếch tán từ máu vào tế bào
-CO2 khuếch tán từ tế màu vào máu.
Mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào:
-Tiếu tố Oxi ở tế bào thúc đẩy sự trao đổi khí ở phổi.
-Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào.
10.Thức ăn và sự tiêu hoá:
-Thức ăn gồm chất vô cơ và chất hữ cơ.
-Hoạt động tiêu hoá gồm: ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, tiết dịch tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.
11.Cơ quan tiêu hoá:
Ống tiêu hoá:
-Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
Tuyến tiêu hoá:
-Tuyến vị: tiết ra dịch vị.
-Tuyến ruột: tiết ra dịch ruột.
-Tuyến tuỵ: tiết ra dịch tuỵ
-Tuyến gan: tiết ra mật.
-Tuyến nước bọt: tiết ra nước bọt.
12*.Tiêu hoá ở khoang miệng:
Biến đổi lí học:
-Gồm sự tiết nước bọt, nhai nghiền, đảo trộn thức ăn.
-Tác dụng: Làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa đã nuốt.
Biến đổi hoá học:
-Gồm hoạt động của enzim amilaza có trong nước bọt.
-Tác dụng: biến đổi một phần tinh bột (chín) thành đường mantôzơ.
13*.Tiêu hoá ở ruột non:
Biến đổi lí học:
-Tiết dịch -> thức ăn hoà loãng, trộn đều dịch.
-Muối mật tách lipit thành giót nhỏ biệt lập tạo nhũ tương hoá -> phân nhỏ thức ăn.
Biến đổi hoá học:
-Tuyến nước bọt (enzim amilaza) biến đổi tinh bột thành đường đơn có thể hấp thụ được.
-Enzim pepsin, Tripsin, Frepsin biến đổi Prôtêin thành Axit amin.
-Muối mật Lipaza biến đổi Lipit thành Glyxêrin và axit béo.
15*. Tóm tắt ghi nhớ kiến thức cơ bản:
Phản xạ:
-Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền.
-Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ, một cung phản xạ gồm có 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng, trong phản xạ luôn có luồn thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho thích hợp. Luồng thần kinh bao gồm: cung phản xạ và đường phản hồi tạo nên vòng phản xạ. 
*Chọn các cụm từ: đường phản hồi, điều chỉnh phản ứng, dẫn truyền, trả lời các kích thích, cảm ứng, nơron li tâm, trung ương thần kinh, cung phản xạ, phản ứng, phản xạ, nơron hướng tâm, thông tin ngược điền vào chỗ trống trên.
Các loại nơron:
-Nơron hướng tâm (nơron cảm giác)
-Nơron trung gian (nơron liên lạc)
-Nơron li tâm (nơron vận động)
Cấu tạo của ruột non phù hợp với việc hấp thu:
-Dài 2,8 đến 3m
-Niêm mạc có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông ruột cực nhỏ
-Có mạng mao mạch máu và bạch huyết dày đặc.
-> Làm tăng diện tích bề mặt và khả năng hấp thụ của ruột non.
Phân biệt các loại enzim:
-Enzim amilaza biến đổi tinh bột thành đường đơn có thể hấp thụ được.
-Enzim pepsin, Triepsin, Frepsin biến đổi Prôtêin thành Axit amin.
-Muối mật Lipaza biến đổi Lipit thành Glyxêrin và Axit béo

File đính kèm:

  • docÔN THI MÔN SINH HỌC.doc
Đề thi liên quan