Ôn thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn Lớp 9 - Đọc hiểu ngoài chương trình
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn Lớp 9 - Đọc hiểu ngoài chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi. Lập tức, chàng trai làm theo. - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời. Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử. Người thầy chậm rãi nói: -Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích. (Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnet.vn, 17/06/2015) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ? Câu 2: Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan” trong văn bản ? Câu 3: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu : " những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm cho họ mất đi niềm vui và sự yêu đời”? Câu 4: Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên? PHẦN II-TẬP LÀM VĂN (14.0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm) : Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu Nội dung I ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 2 -Hình ảnh “thìa muối” tượng trưng cho khó khăn, thử thách, những nỗi buồn đau, phiền muộn mà con người gặp phải trong cuộc đời - Chi tiết “ hòa tan” là thái độ sống, cách giải quyết những khó khăn, thách thức, những buồn đau, phiền muộn của mỗi người 3 2- Chỉ ra: - Biện pháp tu từ so sánh: " những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước” - Hiệu quả: + Khẳng định những con người có thái độ sống tích cực, luôn lạc quan, yêu đời, mở rộng tấm lòng, biết chia sẻ với mọi người xung quanh, luôn có niêm tin vào bản thân và mọi người dù cuộc sống gặp chông gai, trắc trở + Tạo ra cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho lời văn. 4 Bài học rút ra: Cuộc sống luôn có những khó khăn và thử thách, thành công phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của mỗi người.Thái độ sống tích cực sẽ giúp chúng ta có được niềm tin, sức mạnh, bản lĩnh, giúp ta khám phá khả năng vô hạn của bản thân. Chúng ta không nên sống bi quan, chán nản mà phải sống lạc quan, yêu đời, hãy mở rộng tâm hồn giống như hồ nước để nỗi buồn sẽ vơi đi và niềm vui được nhân lên khi hoà tan. II TẬP LÀM VĂN 1 Nghị luận xã hội a- Đảm bảo thể thức của một đoan văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận b-Xác định đúng vấn đề nghị luận : ý nghĩa của tinh thần lạc quan c- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: *Giải thích vấn đề: - Lạc quan là một trạng thái cảm xúc tích cực, luôn yêu đời, xem cuộc đời là đáng sống, luôn giữ một niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn, phiền muộn, gian truân. *Bàn luận vấn đề: - Vì sao con người cần phải có tinh thần lạc quan: + Cuộc sống có muôn vàn khó khăn, thử thách, sống lạc quan giúp con người có cái nhìn sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, hành động đúng đắn để giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp. + Sống lạc quan giúp con người trở nên can đảm, tự tin vào bản thân, tâm hồn phong phú, rộng mở, sống có ích, họ luôn học hỏi được những kinh nghiệm quí giá kể cả trong thành công hay thất bại. + Thái độ sống lạc quan giúp mỗi người luôn nhận ra mặt tích cực của mọi vấn đề, nhận ra những cơ hội mà người sống bi quan không thể nhận ra, từ đó gặt hái được những thành công trong cuộc sống. + Lạc quan là biểu hiện của thái độ sống đẹp, được mọi người yêu quí, trân trọng. -Trong cuộc sống có biết bao người phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng họ luôn lạc quan, kiên cường vượt lên và chiến thắng ( HS lấy dẫn chứng để chứng minh cho mỗi ý của vấn đề nghị luận) - Mở rộng vấn đề: Cần lên án những người sống bi quan, gặp khó khăn là chán nản, buông xuôi, họ sẽ thất bại trong cuộc sống. Tuy nhiên, lạc quan không phải là luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, thậm chí mù quáng trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. - Bài học nhận thức và hành động: + Cần nuôi dưỡng, phát huy tinh thần lạc quan, thực hiện ước mơ trong cuộc sống, hãy có niềm tin vào bản thân, không gục ngã trước khó khăn, có ý chí nghị lực vươn lên, biết chia sẻ với mọi người và luôn tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời. + Liên hệ bản thân. d- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. ........................................ ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 2 Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. (Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm) (2) Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. (Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương) Câu 1(1đ): Xác định phương thức biểu đạt chính trong hai đoạn thơ trên? Câu 2 (1đ): Chỉ ra nghệ thuật tương phản được sử dụng ở hai đoạn thơ trên? Câu 3 (2đ): Tìm và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”? Câu 4 (2đ): Những điểm giống nhau giữa hai đoạn thơ trên? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm 2 Nghệ thuật tương phản:Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/Còn những bí và bầu thì lớn xuống; Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao. 3 - Biện pháp tu từ: nhân hóa. - Hiệu quả: Câu thơ trở nên gợp hình, gợi cảm, sinh động, diễn tả sự trôi chảy của thời gian khiến mẹ già đi vì năm tháng gian khó, nhọc nhằn, nuôi dạy các con. 4 -Về nội dung: diễn tả đức hi sinh, công lao trời biển của mẹ trong việc nuôi dạy các con khôn lớn;tấm lòng của người con với mẹ trong sự yêu thương, xót xa khi thấy “thời gian chạy qua tóc mẹ” -Về nghệ thuật: hai đoạn thơ sử dụng phép tương phản, nhân hóa, ẩn dụ để làm nổi bật công lao, đức hi sinh của mẹ và tình cảm của con dành cho mẹ. ............................................ ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3 Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.” Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau? a. Hãy đặt nhan đề thích hợp cho mẩu chuyện. b. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy, nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. c. Câu chuyện muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? d. Trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện trên ( khoảng 1/2 trang giấy thi). HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu1 HS đặt nhan đề cho mẩu chuyện, yêu cầu toát lên được chủ đề của mẩu chuyện. Ví dụ: - “Cuộc sống là những va đập” - “Gian nan rèn luyện mới thành công” Câu 2 - Ngôi kể: Thứ nhất, người kể xưng “tôi”. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự Câu 3 Thông điệp: - Vượt qua chông gai, thử thách giúp con người hoàn thiện bản thân để đạt tới thành công. Câu 4 * Hình thức: - HS viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn. - Dài khoảng 1/2 trang giấy thi. - Các câu có sự liên kết về ý, cùng hướng về chủ đề. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi. * * Nội dung: Đảm bảo các ý sau. - Nếu biết vượt qua gian khổ, thử thách là đã biết tự hoàn thiện bản thân. - Sự va đập, lăn lộn làm hòn sỏi đầy mình thương tích; nhưng cũng chính hoàn cảnh ấy đã làm cho hòn sỏi láng mịn như bây giờ Cuộc hành trình của hòn sỏi đầy đớn đau nhưng cũng tràn đầy lạc quan trước những biến cố, thử thách - Tự hoàn thiện bản thân con người trước hoàn cảnh: Hãy sống tự tin, đem những yêu thương trong cuộc sống để xoa dịu và làm lành những vết thương Đó là điều có ý nghĩa nhất trong cuộc đời này ............................................. ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 4 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn. Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa. Lúa xanh, xanh mướt đồng xa Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy tình cha. (“Lục bát về cha” - Thích Nhuận Hạnh) (1đ) Liệt kê những từ ngữ/ hình ảnh khắc họa người cha trong văn bản trên? (1đ) Em hiểu gì về ý nghĩa của từ « hao gầy » trong bài thơ? (2đ) Tác dụng của phép tu từ nổi bật trong 2 câu thơ : Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn. 4. (2đ) Thông điệp của bài thơ là gì? (Trình bày bằng một đoạn văn không quá 10 dòng). LÀM VĂN Câu 1. ( 4,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỌC HIỂU 1 Từ ngữ, hình ảnh: nước mắt cay nồng, là dải Ngân Hà, dệt thơ, ráng sức ngâm, hao gầy 2 “Hao gầy”: miêu tả hình ảnh cha vóc dáng gầy gò, sọp đi -> đức hi sinh, tất cả vì con của cha. 3 Phép tu từ so sánh đặc sắc: cha - dải ngân hà; con - giọt nước sinh ra từ nguồn. Tác dụng: + Ca ngợi tình cha đẹp đẽ, tinh túy, bao la, vĩ đại. Con là giọt nước nhỏ bé mà tinh khiết sinh ra từ nguồn cội sáng đẹp ấy. + Niềm tự hào, hạnh phúc vì là con của cha. 4 - Học sinh có thể nêu các ý sau: (7 đến 10 dòng) + Những vần thơ đẹp viết theo thể thơ dân tộc, thể hiện niềm xúc động, sự thấu hiểu, yêu kính, biết ơn cha sâu nặng. + Đó cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam về đạo làm con đối với đấng sinh thành. + Tình phụ tử thiêng liêng cao quí, đáng trân trọng. LÀM VĂN Viết đoạn văn khoảng 200 chữ 1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn hoàn chỉnh, trọn vẹn b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của người cha trong gia đình. c. Triển khai hợp lí nội dung của đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý về nội dung: + Người cha là trụ cột gánh vác mọi trọng trách của gia đình (làm việc nặng, lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình) + Người cha chỗ dựa vững chắc lớn lao về mặt tinh thần (cứng cỏi, tâm hồn cao thượng, không yếu mềm) + Cùng với người mẹ, người cha tạo ra một mái ấm hạnh phúc mang đến thuận hòa trong gia đình. + Phê phán những người cha thiếu trách nhiệm có thói vũ phu, bạo hành. + Người cha có vai trò rất quan trọng trong gia đình. Con cái cần phải yêu kính và hiếu thuận với cha mẹ. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận, e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ..............................................
File đính kèm:
- on_thi_tuyen_sinh_vao_10_mon_ngu_van_lop_9_doc_hieu_ngoai_ch.docx