Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012

doc102 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
I. Giới thiệu tác giả
Nguyễn Du: (1765-1820)
- Tên chữ: Tố Như
- Tên hiệu: Thanh Hiên
- Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
1. Gia đình
- Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, có tiếng là giỏi văn chương.
- Mẹ là Trần Thị Tần, một người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc (Bắc Ninh- đất quan họ).
- Các anh đều học giỏi, đỗ đạt, làm quan to, trong đó có Nguyễn Khản (cùng cha khác mẹ) làm quan thượng thư dưới triều Lê Trịnh, giỏi thơ phú.
Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương.
Ông thừa hưởng sự giàu sang phú quý có điều kiện học hành - đặc biệt thừa hưởng truyền thống văn chương.
2. Thời đại
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỉ XIX, đây là thời kỳ lịch sử có những biến động dữ dội.
- Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê- Trịnh; Trịnh - Nguyễn) chếm giết lẫn nhau.
- Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
Tác động tới tình cảm, nhận thức của tác giả, ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
3. Cuộc đời
- Lúc nhỏ: 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ, ở với anh là Nguyễn Khản.
- Trưởng thành: 
+ Khi thành Thăng Long bị đốt, tư dinh của Nguyễn Khản cháy, Nguyễn Du đã phải lưu lạc ra đất Bắc (quê vợ ở Thái Bình) nhờ anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn 10 năm trời (1786-1796).
+ Từ một cậu ấm cao sang, thế gia vọng tộc, từ một viên quan nhỏ đầy lòng hăng hái phải rơi vào tình cảnh sống nhờ. Muời năm ấy, tâm trạng Nguyễn Du vừa ngơ ngác vừa buồn chán, hoang mang, bi phẫn.
+ Khi Tây Sơn tấn công ra Bắc (1786), ông phò Lê chống lại Tây Sơn nhưng không thành.
+ Năm 1796, định vào Nam theo Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn nhưng bị bắt giam 3 tháng rồi thả.
+ Từ năm 1796 đến năm 1802, ông ở ẩn tại quê nhà.
+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi. Trọng Nguyễn Du có tài, Nguyễn Ánh mời ông ra làm quan. Từ chối không được, bất đắc dĩ ông ra làm quan cho triều Nguyễn.
+ 1802: Làm quan tri huyện Bắc Hà.
+ 1805-1808: làm quan ở Kinh Đô Huế.
+ 1809: Làm cai bạ tỉnh Quảng Bình.
+ 1813: Thăng chức Hữu tham tri bộ Lễ, đứng đầu một phái đoàn đi sứ sang Trung Quốc lần thứ nhất (1813 - 1814).
+ 1820, chuẩn bị đi sứ sang Trung Quốc lần 2 thì ông nhiễm dịch bệnh ốm rồi mất tại Huế (16-9-1802). An táng tại cánh đồng Bàu Đá (Thừa Thiên - Huế).
+ 1824, con trai ông là Nguyễn Ngũ xin nhà vua mang thi hài của ông về an táng tại quê nhà.
- Cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người. Cuộc đời từng trải, vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng, được coi là một trong 5 người giỏi nhất nước Nam.
- Là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân.
Tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến dứt ruột. Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết. Nếu không phải con mắt trong thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”.
Kết luận: Từ gia đình, thời đại, cuộc đời đã kết tinh ở Nguyễn Du một thiên tài kiệt xuất. Với sự nghiệp văn học có giá trị lớn, ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.
Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, là ngôi sao chói lọi nhất trong nền văn học cổ Việt Nam.
Những tác phẩm chính:
Tác phẩm chữ Hán:
- Thanh Hiên thi tập (1787-1801)
- Nam Trung tập ngâm (1805-1812)
- Bắc hành tạp lục (1813-1814)
Tác phẩm chữ Nôm:
- Truyện Kiều
- Văn chiêu hồn
II. Giới thiệu Truyện Kiều
1. Nguồn gốc:
- Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.
- Lúc đầu có tên: “Đoạn trường Tân Thanh”, sau đổi thành “Truyện Kiều”.
Kết luận: Là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Nôm.
+ Tước bỏ yếu tố dung tục, giữ lại cốt truyện và nhân vật.
+ Sáng tạo về nghệ thuật: Nghệ thuật tự sự, kể chuyện bằng thơ.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc.
+ Tả cảnh thiên nhiên.
* Thời điểm sáng tác:
- Viết vào đầu thế kỷ XIX (1805-1809)
- Gồm 3254 câu thơ lục bát.
- Xuất bản 23 lần bằng chữ Nôm, gần 80 lần bằng chữ quốc ngữ.
- Bản Nôm đầu tiên do Phạm Quý Thích khắc trên ván, in ở Hà Nội.
- Năm 1871 bản cổ nhất còn được lưu trữ tại thư viện Trường Sinh ngữ Đông - Pháp.
- Dịch ra 20 thứ tiếng, xuất bản ở 19 nước trên toàn thế giới.
- Năm 1965: kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, Truyện Kiều được xuất bản bằng chữ Tiệp, Nhật, Liên Xô, Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Hunggari, Rumani, CuBa, Anbani, Bungari, Campuchia, Miến Điện, Ý, Angieri, Ả rập,…
* Đại ý:
Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án những thế lực xấu xa và khẳng định tài năng, phẩm chất, thể hiện khát vọng chân chính của con người.
2. Tóm tắt tác phẩm:
Phần 1:
+ Gặp gỡ và đính ước
+ Gia thế - tài sản
+ Gặp gỡ Kim Trọng
+ Đính ước thề nguyền.
Phần 2:
+ Gia biến lưu lạc
+ Bán mình cứu cha
+ Vào tay họ Mã
+ Mắc mưu Sở Khanh, vào lầu xanh lần 1
+ Gặp gỡ làm vợ Thúc Sinh bị Hoạn Thư đầy đoạ
+ Vào lầu xanh lần 2, gặp gỡ Từ Hải
+ Mắc lừa Hồ Tôn Hiến
+Nương nhờ cửa Phật.
Phần 3:
Đoàn tụ gia đình, gặp lại người xưa.
III. Tổng kết.
1. Giá trị tác phẩm:
a) Giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công tàn bạo.
* Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người,khẳng định và đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
b) Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên con người.
Truyện Kiều là một kiệt tác đạt được thành tựu lớn về nhiều mặt, nổi bật là ngôn ngữ và thể loại.
CHỊ EM THUÝ KIỀU
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I.Tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc - chú thích
a) Đọc
b) Chú thích
2. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm: “Gặp gỡ và đính ước”
3. Bố cục
Đoạn trích có thể chia làm 3 phần
- Bốn câu đầu: Vẻ đẹp chung của chị em Vân - Kiều.
- Bốn câu tiếp theo: Vẻ đẹp của Thuý Vân.
- Mười hai câu còn lại: Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Giới thiệu vẻ đẹp chung của chị em Kiều - Vân
“Đầu lòng hai ả tố nga”. Sự kết hợp giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt khiến cho lời giới thiệu vừa tự nhiên vừa sang trọng.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ muời phân vẹn mười
Hình ảnh ẩn dụ, ví ngầm tượng trưng, thể hiện vẻ đẹp trong trắng, thanh tao, trang nhã đến mức hoàn hảo. Nhưng mỗi người vẫn mang một vẻ đẹp riêng.
Mai: mảnh dẻ thanh tao
Tuyết: trắng và thanh khiết.
Tác giả đã chọn 2 hình ảnh mỹ lệ trong thiên nhiên để ngầm so sánh với người thiếu nữ.
2. Vẻ đẹp của Thuý Vân.
- Trang trọng khác vời
- Khuôn trăng đầy đặn: Khuôn mặt đầy đặn, đẹp như trăng rằm.
- Nét ngài nở nang: lông mày sắc nét, đậm.
- Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Tác giả đã sử dụng các biện pháp ẩn dụ, so sánh đặc sắc, kết hợp với những thành ngữ dân gian để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Vân, qua đó, dựng lên một chân dung khá nhiều chi tiết có nét hình, có màu sắc, âm thanh, tiếng cười, giọng nói.
Sắc đẹp của Thuý Vân sánh ngang với nét kiều diễm của hoa lá, ngọc ngà, mây tuyết,… toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời.
Thuý Vân là cô gái có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu.
Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp hài hoà với thiên nhiên, tạo hoá. Thiên nhiên chỉ “nhường” chứ không “ghen”, không “hờn” như với Thuý Kiều. Điều đó dự báo một cuộc đời êm ả, bình yên.
3. Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.
- Nghệ thuật đòn bẩy: Vân là nền để khắc hoạ rõ nét Kiều.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh đòn bẩy để khẳng định vẻ đẹp vượt trội của Thuý Kiều.
- Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.
 - Hoa ghen- liễu hờn
 - Nghiêng nước nghiêng thành
Nghệ thuật ẩn dụ, dùng điển cố: “Nghiêng nước nghiêng thành”.
- Sắc: Kiều là một trang tuyệt sắc với vẻ đẹp độc nhất vô nhị.
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
 Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Tác giả đã hết lời ca ngợi tài sắc của Kiều: một người con gái có tâm hồn đa cảm, tài sắc toàn vẹn.
- Chữ tài chữ mệnh khéo mà ghét nhau
- Chữ tài đi với chữ tai một vần.
Qua vẻ đẹp và tài năng quá sắc sảo của Kiều, dường như tác giả muốn báo trước một số phận trắc trở, sóng gió.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật
Nghệ thuật tả người từ khái quát đến tả chi tiết; tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận.
- Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh ước lệ, các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, dùng điển cố.
2. Về nội dung
Ca ngợi vẻ đẹp chuẩn mực, lý tưởng của người phụ nữ phong kiến.
Bộc lộ tư tưởng nhân đạo, quan điểm thẩm mỹ tiến bộ, triết lý vì con người: trân trọng yêu thương, quan tâm lo lắng cho số phận con người.
CẢNH NGÀY XUÂN
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I. Đọc và tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2.Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm ở phần đầu (phần 1) của tác phẩm.
3.Bố cục
Có thể chia đoạng trích làm 3 phần.
- Bốn câu đầu: Gợi khung cảnh ngày xuân
- Tám câu tiếp: Gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Sáu câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Khung cảnh ngày xuân
Vừa giới thiệu thời gian, vừa giới thiệu không gian mùa xuân. Mùa xuân thấm thoắt trôi mau như thoi dệt cửi. Tiết trời đã bước sang tháng 3, tháng cuối cùng của mùa xuân (Thiều quang: ánh sáng đẹp, ánh sáng ngày xuân).
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
- Cảnh vật mới mẻ tinh khôi giàu sức gợi cảm.
- Không gian khoáng đạt, trong trẻo.
- Màu sắc hài hoà tươi sáng.
- Thảm cỏ non trải rộng với gam màu xanh, làm nền cho bức tranh xuân. Bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân, cảnh sống động có hồn, thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Du.
So sánh với câu thơ cổ:
- Bút pháp gợi tả vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân có:
+ Hương vị: Hương thơm của cỏ.
+ Màu sắc: Màu xanh mướt cảu cỏ.
+ Đường nét: Cành lê điểm vài bông hoa.
“Phương thảo liên thiên bích”: Cỏ thơm liền với trời xanh.
“Lê chi sổ điểm hoa”: Trên cành lê có mấy bông hoa.
Cảnh vật đẹp dường như tĩnh lại.
+Bút pháp gợi tả câu thơ cổ đã vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân có hương vị, màu sắc, đường nét:
- Hương thơm của cỏ non (phương thảo).
Cả chân trời mặt đất đều một màu xanh (Liên thiên bích).
- Đường nét của cành lê thanh nhẹ, điểm vài bông hoa gợi cảnh đẹp tĩnh tại, yên bình.
Điểm khác biệt: Từ “trắng” làm định ngữ cho cành lệ, khiến cho bức tranh mùa xuân gợi ấn tượng khác lạ, đây là điểm nhấn nổi bật thần thái của câu thơ, màu xanh non của cỏ cộng sắc trắng hoa lệ tạo nên sự hài hoà tuyệt diệu, biểu hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.
Tác giả sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả gợi cảm cùng với cách dùng từ ngữ và nghệ thuật tả cảnh tài tình, tạo nên một khung cảnh tinh khôi, khoáng đạt, thanh khiết, giàu sức sống.
2. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
Ngày xuân: Lễ tảo mộ(đi viếng và sửa sang phần mộ người thân).
Hội đạp thanh (giẫm lên cỏ xanh): Đi chơi xuân ở chốn làng quê. 
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
- Các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân…): gợi tả sự đông vui nhiều người cùng đến hội.
- Các động từ (sắm sửa, dập dìu…): thể hiện không khí náo nhiệt, rộn ràng của ngày hội.
- Các tính từ (gần xa, nô nức…): làm rõ hơn tâm trạng người đi hội.
Cách nói ẩn dụ gợi hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh ríu rít, vì trong lễ hội mùa xuân, tấp nập, nhộn nhịp nhất vẫn là nam thanh nữ tú (tài tử, giai nhân).
3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về
Điểm chung: vẫn mang nét thanh dịu của mùa xuân.

Khác nhau bởi thời gian, không gian thay đổi (sáng - chiều tà; vào hội - tan hội).
- Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ dừng ở việc miêu tả cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ “nao nao” “thơ thẩn” gợi cảm giác, cảnh vật nhuốm màu tâm trạng.
Thiên nhiên đẹp nhưng nhuốm màu tâm trạng: con người bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui sắp hết, sự linh cảm về một điều sắp xảy ra.
Cảm giác nhộn nhịp, vui tươi, nhường chỗ cho nỗi bâng khuâng, xao xuyến trước lúc chia tay: không khí rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả nhạt dần, lặng dần.
III.Tổng kết
1.Về nghệ thuật
- Miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian, không gian kết hợp tả với gợi tả cảnh thể hiện tâm trạng.
- Từ ngữ giàu chất tạo hình, sáng tạo, độc đáo.
- Tả với mục đích trực tiếp tả cảnh (so sánh với đoạn Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích: tả cảnh để bộc lộ tâm trạng.)
2. Về nội dung
Đoạn thơ miêu tả bức tranh thiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, mới mẻ và giàu sức sống.








KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc
2. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.
- Sau khi chị em Kiều đi tảo mộ chơi xuân trở về, Kiều gặp gỡ và đính ước với Kim Trọng.
- Gia đình Kiều bị vu oan, cha và em trai bị bắt.
- Nàng quyết định bán mình chuộc cha và em, nhờ Thuý Vân giữ trọn lời hứa với chàng Kim.
- Nàng rơi vào tay họ Mã, bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị Tú Bà ép tiếp khách, Kiều tự vẫn. Tú Bà giả vờ khuyên bảo, chăm sóc thuốc thang hứa gả cho người khác, thực ra là đưa Kiều ra ở Lầu Ngưng Bích để thực hiện âm mưu mới.
3. Kết cấu
Đoạn trích chia làm 3 phần:
- 6 câu thơ đầu: khung cảnh tự nhiên.
- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ của Kiều.
- 8 câu cuối: Nỗi buồn sâu sắc của Kiều.
II. Đọc, tìm hiểu đoạn trích
1. 6 câu thơ đầu
- Ngưng Bích (tên lầu): đọng lại sắc biếc.
- Khoá xuân: khoá kín tuổi xuân, ý nói cấm cung. Trong trường hợp này, tác giả có ý mỉa mai cảnh ngộ trớ trêu, bất hạnh của Kiều.
Thuý Kiều ngắm nhìn “vẻ non xa”, “mảnh trăng gần” như ở cùng chung một vòm trời, trong một bức tranh đẹp.
- Một khung cảnh tự nhiên mênh mông hoang vắng, rợn ngợp, thiếu vắng cuộc sống của con người.
- Bốn bề xa trông bát ngát, cồn cát vàng nổi lên nhấp nhô như sóng lượn mênh mông.
- Bụi hồng trải ra trên hàng dặm xa.
- Gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian.
Con người bị giam hãm tù túng trong vòng luẩn quẩn của thời gian, không gian.
- Nỗi cô đơn buồn tủi, chán chường, những vò xé ngổn ngang trong lòng trước hoàn cảnh số phận éo le.
2. 8 câu tiếp
a) Nỗi nhớ Kim Trọng
Không phải Kiều không thương nhớ cha mẹ, nhưng sau gia biến, nàng coi như đã làm trọn bổn phận làm con với cha mẹ. Bao nhiêu việc xảy ra, giờ đây một mình ở lầu Ngưng Bích, nàng nhớ về người yêu trước hết (nàng coi mình đã phụ tình Kim Trọng).
- Nhớ cảnh thề nguyền.
- Hình dung Kim Trọng đang mong đợi.
- Nỗi nhớ không gì có thể làm phai nhạt.
- Ân hận giày vò vì đã phụ tình chàng Kim.
Nỗi nhớ theo suốt nàng 15 năm lưu lạc sau này.
b) Nỗi nhớ cha mẹ
- Xót xa cha mẹ đang mong tin con.
- Xót thương vì không được chăm sóc cha mẹ già yếu.
- Xót người tựa cửa hôm mai: Câu thơ này gợi hình ảnh người mẹ tựa cửa trông tin con.
- Quạt nồng ấp lạnh: mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Câu này ý nói Thuý Kiều lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng cha mẹ.
- Sân Lai: Sân nhà lão Lai Tử. Theo truyện xưa thì Lai Tử là một người con rất hiếu thảo, tuy đã già rồi mà còn nhảy múa ở ngoài sân để cha mẹ vui.
Nỗi lòng tưởng nhớ người yêu, xót thương cha mẹ thể hiện tấm lòng vị tha, nhân hậu, thuỷ chung, giàu đức hy sinh.
Nàng nhớ người thân, cố quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình.
3. 8 câu cuối
Mỗi câu lục đều bắt đầu bằng “buồn trông”.
- Cửa bể lúc chiều hôm, thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

- Ngọn nước mới sa - Hoa trôi man mác về đâu.
Nhớ về quê hương. Đây là một hình ảnh khá quen thuộc trong thơ cổ, gợi nỗi nhớ quê: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn- Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” (Thơ Thôi Hiệu)
Liên tưởng thân phận mình như bông hoa kia, trôi dạt vô định.
- Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Không còn chút hy vọng, tất cả một màu xanh.
Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, diễn tả tâm trạng buồn tràn ngập niềm chua xót về mối tình tan vỡ, nõi đau buồn vì cách biệt cha mẹ, lo sợ hãi hùng trước con tai biến dữ dội, lúc nào cũng như sắp ập đến, nỗi tuyệt vọng của nàng trước tương lai vô định.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật.
Bút phát miêu tả tài tình (tả cảnh ngụ tình), khắc hoạ tâm lý nhân vật, ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ liên hoàn, đối xứng, hình ảnh ẩn dụ.
2. Về nội dung.
Nỗi buồn nhớ sâu sắc của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích chính là tâm trạng cô đơn lẻ loi, ngổn ngang nhiều mối, đau đớn vì phải dứt bỏ mối tình với chàng Kim, xót thương cha mẹ đơn côi, tương lai vô định.

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích truyện Lục Vân Tiên)
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả
Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu)-(1822-1888)
- Sinh ra ở quê mẹ: Gia Định
- Con quan, được nuôi dạy chữ ngay từ nhỏ. 12 tuổi theo cha (Nguyễn Đình Huy) chạy loạn về quê nội(Huế). Tại đây ông tiếp tục học hành, đỗ tú tài ở Gia Định (1843). Năm 1849, ông ra Huế dự thi Hội, đang chờ thi thì mẹ mất ở trong Nam, ông bỏ thi về chịu tang, khóc mẹ mù cả hai mắt.
- Học giỏi, đỗ tú tài (năm 26 tuổi)
- Bị mù, từ đó mở trường dạy học và làm thuốc tại quê nhà.
- 1858, Pháp đánh vào Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu chạy về Cần Giuộc.
- Ba Tri. Phát mua chuộc ông không được: “Đất vua đã mất, đất của riêng tôi nào có đáng gì?”.
- Ông mất năm 1888 tại Ba Tri (Bến tre).
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sống đầy nghị lực, sống bằng khí phách luôn vượt lên bất hạnh và đau khổ để làm những việc có ích cho dân, cho nước, sống có đạo đức cao cả, yêu thương nhân dân, chống lại kẻ xâm lược.
Sự nghiệp sáng tác:
- Trước khi Pháp xâm lược: Lục Vân Tiên (Chiến đấu bảo vệ đạo đức, công lý)
- Sau khi Pháp xâm lược : thơ văn yêu nước chống Pháp.
Quan niệm sáng tác:
- Văn chương là vũ khí chiến đấu.
- Các tác phẩm của ông hầu hết viết bằng chữ Nôm:
+ Dương Từ Hà Mậu gồm 3456 câu lục bát.
+ Chạy tây (1859)
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861)
+ 12 bài thơ điếu Trương Định và tế Trương Định (1864).
+ 12 bài thơ điếu Phan Tông (1868)
+ Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874), Ngư tiều y thuật vấn đáp.
2. Tác phẩm
- Gồm hơn 2000 câu thơ lục bát
- Ra đời đầu những năm 50 của thế kỷ XIX. Gồm 4 phần:
1) Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp.
2) Lục Vân Tiên gặp nạn được thần và dân cứu giúp.
3) Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn chung thuỷ với Lục Vân Tiên.
4) Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
* Giá trị nội dung, nghệ thuật
- Nội dung: Truyền dạy đạo lý làm người.
Đề cao tư tưởng nhân nghĩa, tác phẩm có tính chất tự thuật, nhân vật Lục Vân Tiên chính là hình ảnh và ước mơ của tác giả: ca ngợi, đề cao đạo đức, nhân nghĩa (Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Hớn Minh).
+ Xem trọng tình nghĩa con người với con người trong xã hội, tình cha con, nghĩa vợ chồng, bè bạn, yêu thương cưu mang, giúp đỡ bạn bè lúc hoạn nạn…
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân, hướng tới công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
Phê phán, lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa (Võ Công, Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm).
- Nghệ thuật:
+ Truyện thơ nôm lục bát
+ Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, sử dụng những phương thức diễn xướng dân tộc: kể thơ, hát Vân Tiên, nói thơ…
Ước mơ khát vọng cháy bỏng trong tâm hồn Nguyễn Đình Chiểu có được đôi mắt sáng, đánh đuổi được giặc ngoại xâm. Ước mơ đó đã được gửi gắm vào nhân vật.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2. Đại ý
Đoạn trích khắc hoạ phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiều hậu, ân tình.
3. Vị trí
Đoạn trích thuộc phần II của truyện. 
Trong đoạn trích, Lục Vân Tiên là nhân vật chính.
Hình ảnh Lục Vân Tiên gợi nhớ đến hình ảnh Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên.
Để nhân dân dễ hiểu những vấn đề tư tưởng đạo đức của chính thời đại nhân dân đang sống.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật
Ngôn ngữ đối thoại kết hợp với những từ chỉ hoạt động mạnh mẽ.
2. Về nội dung.
Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
ĐỒNG CHÍ
	Chính Hữu
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả - tác phẩm
- Chính Hữu, sinh năm 1926
- Là nhà thơ quân đội
- Quê Can Lộc - Hà Tĩnh
- 20 tuổi tòng quân, là chiến sĩ trung đoàn thủ đô.
- Đề tài viết chủ yếu về người chiến sĩ.
* Bài thơ ra đời năm 1948, trong tập Đầu súng trăng treo(1968)
- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu, hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn, khó khăn, nhờ có tình đồng chí giúp họ vượt qua những khó khăn.
- Lúc đầu đăng trên tờ báo của đại đội, sau đó đăng trên báo Sự thật (báo nhân dân ngày nay).
Bài thơ được đồng chí Minh Quốc phổ nhạc. Tác giả viết bài thơ Đồng chí vào đầu năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh.
2. Đọc
3. Bố cục
Bài thơ có thể chia thành 3 phần:
7 câu thơ đầu: cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội.
10 câu tiếp: Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí đồng đội.
3 câu cuối: Biểu tượng của tình đồng chí.
II. Đọc, tìm hiểu bài thơ
1. Khổ thơ 1: Cơ sở hình thành tình đồng chí.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày trên sỏi đá
- Giới thiệu như một lời trò chuyện tâm tình.
- Thành ngữ “nước mặn đồng chua” gợi tả địa phương, vùng miền.
- “Đất cày trên sỏi đá” gợi tả cái đói, cái nghèo như có từ trong lòng đất, làn nước.
- Anh bộ đội Cụ Hồ là những người có nguồn gốc xuất thân từ nông dân(cơ sở của tình đồng chí đồng đội)
- Các anh từ khắp mọi miền quê nghèo của đất nước, từ miền núi, trung du, đồng bằng, miền biển, họ là những người nông dân mặc áo lính.
- Họ chung mục đích, chung lý tưởng cao đẹp.
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”.
- Tình đồng chí đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chan hoà chia se mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là tình cảm tri kỷ của những người bạn, những người đồng chí.
- Đồng chí là những người cùng chung lý tưởng cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Câu đặc biệt chỉ có 2 tiếng như khép lại tình yêu đặc biệt cảu khổ thơ 1… nó như dồn nén, chất chứa, bật ra thật thân thiết và thiêng liêng như tiếng gọi tha thiết của đồng đội, ấm áp và xúc động là cao trào của mọi cảm xúc, mở ra những gì chứa đựng ở những câu sau.
2. Muời câu thơ tiếp: Biểu hiện của tình đồng chí đồng đội
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
- Những hình ảnh gần gũi thân quen gắn bó thân thiết với người dân, đối với người nông dân thì ruộng nương, mái nhà là những gì quý giá nhất gắn bó máu thịt nhất với họ, họ không dễ gì từ bỏ được
-“Mặc kệ” vốn là từ chỉ thái độ vô trách nhiệm, trong bài thơ từ “mặc kệ” lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác - chỉ thái độ ra đi một cách dứt khoát, không vướng bận khi mang dáng dấp của một kẻ trượng phu, cũng là sự thể hiện một sự hy sinh lớn, một trách nhiệm lớn với non sông đất nước, bởi họ ý thức sâu sắc về việc họ làm:
Ta hiểu vì sao ta chiến đấu
Ta hiểu vì sao ta hiến máu.
“Giếng nước, gốc đa” là hình ảnh nhân hoá, hoán dụ, chỉ quê hương, người thân nhớ về các anh, nỗi nhớ của người hậu phương.
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người……chân không giày.
- Bút pháp miêu tả hết sức chân thực, mộc mạc, giản dị, câu thơ như dựng lại cả một thời kỳ lịch sử gian khổ khốc liệt nhất của chiến tranh những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
Vũ khí, trang bị, quân trang, quân dụng, thuốc men… đều thiếu thốn. Đây là thời kỳ cam go khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Chính Hữu đã không hề né tránh, không hề giấu giếm mà khắc hoạ một cách chân thực rõ nét chân dung anh Bộ đội Cụ Hồ (Chính Hữu từng tâm sự: không thể viết quá xa về người lính vì như vậy là vô trách nhiệm với đồng độ, với những người đã chết và những người đang chiến đấu).
- Chia sẻ cuộc sống khó khăn gian khổ nơi chiến trường bằng tình cảm yêu thương gắn bó.
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Hình ảnh rất thực, rất đời thường, mộc mạc, giản dị chứa đựng bao điều:
- sự chân thành cảm thông
- Hơi ấm đồng đội
- Lời thề quyết tâm chiến đấu, chiến thắng
- Sự chia sẻ, lặng lẽ, lắng sâu
3. Ba câu cuối: Biểu tượng của tình đồng chí đồng đội
- Trong cái vắng lặng của rừng hoang sương muối, cái tê b

File đính kèm:

  • docON THI VAO 10 NAM 11-12.doc