Ôn văn 11- P3 ( những bài văn chọn lọc )

doc40 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn văn 11- P3 ( những bài văn chọn lọc ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 

¤n v¨n 11- P3 ( nh÷ng bµi v¨n chän läc )


Đây thôn Vĩ Dạ 

Đề: Nhận xét về bài thơ ''Đây thôn vĩ dạ của Hàm Mặc Tử ''sách ngữ văn 11 tập 2 viết'''Bài viết đây thôn vĩ dạ là bức tranh đẹp về 1 miền quê đất nước, là tiếng lòng của một người tha thiết yêu đời , yêu người.''Hãy phân tích làm rõ.Trong đời thơ Hàn Mạc Tử, có thể nói "ĐTVD" là 1 trong số ít những giọt nắng tinh khôi, trong trẻo (ví như mùa xuân chín chẳng hạn). Muốn phân tích được cho ra nét đẹp của bức tranh thiên nhiên quê hương này, hãy căn cứ vào HCST:Nguyên nhân ra đời:Đây thôn Vĩ Dạ, ban đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ.(1)Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở thôn Vĩ Dạ.GS. Nguyễn Đăng Mạnh cho biết:``Hồi làm nhân viên ở sở đạc điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử có thầm yêu trộm nhớ đơn phương một cô gái người Huế tên là Hoàng Thị Kim Cúc, con ông chủ sở. Một thời gian sau, nhà thơ vào Sài Gòn làm báo, khi trở lại Quy Nhơn thì cô gái đã theo gia đình về Vĩ Dạ (Huế). Một buổi kia, cô Cúc do sự gợi ý của một người em thúc bá, bạn của Hàn Mặc Tử, gửi vào cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp một phong cảnh sông nước có thuyền và bến, kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ lúc này đã mắc hiểm nghèo (bệnh phong)``.Lời thăm hỏi không kí tên (theo thư của Kim Cúc gửi nhà thơ Quách Tấn đề ngày 15 tháng 4 năm 1971), nhưng bức ảnh và những dòng chữ kia đã kích thích trí trí tưởng tượng, cảm hứng, và đã gợi dậy những gì thầm kín xa xưa của Hàn Mặc Tử...``(theo Văn học 11``, Nxb Giáo dục, 2000, tr. 145.)Theo Nguyễn Bá Tín, em ruột nhà thơ Hàn Mặc Tử, thì:Năm 1939, Hoàng Cúc nhận được hung tin nói trên từ Hoàng Tùng Ngâm. Nàng chuẩn bị một số tiền định gửi cho Hàn Mặc Tử uống thuốc nhưng không dám gửi. Nàng bèn gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh chụp cảnh nàng mặc áo lụa dài trắng đứng dưới vòm cây xanh mát. Nhận được ảnh, Hàn Mặc Tử rất vui. Chàng liền làm ngay bài thơ ``Đây thôn Vỹ Dạ`` gửi ra Huế cho Hoàng Cúc...”Qua đó, ta thấy bài thơ là những dòng kí ức, là nỗi nhơ khôn nguôi, những kỉ niệm đẹp về bức tranh xứ sở, mà nguồn cảm hứng là từ mối tình với 1 người con gái Huế.Bên cạnh đó, năm 1939, lúc này Hàn Mặc Tử mắc bệnh hiểm nghèo, ông được đưa về điều trị ở Quy Nhơn, từ lúc đó, ông đã coi thân phận mình như 1 người cung nữ bị đẩy vào lãnh cung. Nên tất cả thế giới bên ngoài là nỗi khát khao giao cảm của ông, là ranh giwosi giữa thiên đàng và điạ ngục - bên ngoài và bên trong, nên màu sắc của bức tranh thiên nhiên, con người ấy cũng tràn ngập tình cảm, đẹp mơ hồ, hiện lên như ảo ảnh trong kí ức.Bài thơ này, phân tích bình thường, nhưng mình phải cho người ta thấy rõ được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên là gì, là tiếng lòng của một người tha thiết yêu đời ,yêu người thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nguyên do của nó em hãy tham khảo phần trên và dựa vào dàn ý của cô để làm sáng tỏ. Chú ý:Thông qua các biện pháp nghệ thuật làm nổi bật được nét đẹp trong sáng của toàn bài thơ.Đây là 1 dàn bài tham khảo:1. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Vĩ Giạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương giang, ngoại ô cố đô Huế. Phong cảnh êm đềm thơ mộng. Với Hàn Mặc Tử chắc là có nhiều kỷ niệm đẹp? Câu mở bài như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Giạ được nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình minh rạng ngời. Là màu xanh của cây trái của “vườn ai”, ngỡ ngàng bâng khuâng, rồi thốt lên “mướt quá xanh như ngọc”. Sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên. Một so sánh rất đắt gợi tả sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vừn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.2. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó…Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng. Có gió, mây, cỏ hoa, có dòng nước. Cảnh đẹp đầy thi vị, cổ điển. Gió mây đôi ngả phân li. Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ hồ. Hoa bắp nhè nhẹ “lay” cũng gợi buồn.“Gió theo lối gió, mây đường mây,Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”Khổ một nói đến “nắng mới lên”, nắng bình minh. Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ mộng, tình tứ:“Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?”Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.3. Ai biết tình ai có đậm đà?Một chữ “mơ” đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Du khách hay thôn nữ Vĩ Giạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhân từng mơ ước: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vừa thực vừa mông. Con người của thực tại hay con người trong hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn Vĩ Giạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:“Ở đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà?”Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:“Núi Truối ai đắp mà cao,Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?Nong tằm ao cá nương dâuĐò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”Kết luận“Đây thôn Vĩ Giạ” ngỡ là một bài thơ tả cảnh, nhưng đích thực là một bài thơ tình - tình trong mộng tưởng. Cảnh rất đẹp, rất hữu tình, âm điệu thiết tha, tình tứ. Tình cũng rất đẹp nhưng chỉ là mộng ảo. Bến sông trăng còn đó, nhưng con thuyền tình có kịp chở trăng về tối nay? Xa với, mênh mông. Áo trắng giai nhân, màu trắng trong trinh nữ ấy đã trở thành hoài niệm trong miền thương nhớ của thi sĩ đa tình mà nhiều bất hạnh. “Đây thôn Vĩ Giạ” là bài thơ để ta nhớ và ta thương.Sưu tầm

Tìm hiểu bài thơ ĐÂY THÔN VĨ DẠ- Hàn Mạc Tử -
I. Kiến thức cơ bản:1. Tác giả:- Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí. Quê: tỉnh Đồng Hới (Quảng Bình). Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên chúa.- Cuộc sống gặp nhiều vất vả (thay đổi nhiều chỗ ở, chỗ học và nhiều công việc)- Làm thơ từ rất sớm và có năng lực sáng tạo phi thường: để lại tác phẩm khá đồ sộ.+ Gái quê (1936); Thơ điên (1938); Xuân như ý, Thượng thanh khí (1939)+ Kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội+ Thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng (1940).2. Tác phẩm:- Tập “Thơ điên” (đau thương)+ Có 3 phần: Hương thơm-mật đắng-máu cuồng và hồn điên.+ Ở tập thơ này ta bắt gặp một hồn thơ mãnh liệt luôn quằn quại, đau đớn để rồi sáng tạo ra một thế giới nt khác thường “ngoài vòng nhân gian” “đẹp một cách lạ lùng”. Bên cạch đó ta cũng bắt gặp thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mạc Tử những hình ảnh tuyệt mĩ, hồn nhiên và trong trẻo lạ thường.- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” thuộc phần “Hương thơm”Bài thơ gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một người con gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình.II. Nội dung cơ bản:1. Cảnh vườn tược và con người thôn Vĩ:- Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ vừa hàm ý trách móc nhẹ nhàng, vừa nối tiếc dịu dàng .Nó gieo vào người đọc nỗi ám ảnh về thôn vĩ“Sao anh không về chơi thôn vĩ?”- Sau câu hỏi tu từ ấy cảnh vườn tược thôn vĩ hiện ra rất đẹp “Nhìn nắng hàng cau…Vườn ai mướt quá xanh như ngọc…  Cảnh vật tắm mình trong ánh" bình minh, mang một vẻ đẹp tinh khôi, dịu dàng và rất Huế.- Ẩn sau khóm Trúc hình ảnh con ngưòi hiện lên thật duyên dáng:+ Lá trúc: hình ảnh mảnh mai, thanh tú.+ “mặt chữ điền”: gương mặt dịu dàng phúc hậu thoáng sau cành là trức thướt tha  hình ảnh vừa thực, vừa như có phần hư ảo," thể hiện nét kín đáo của con người khuất sau khóm vườn xinh xắn.=> Khổ thơ 1 bộc lộ tình cảm trân trọng thiết tha của tác giả đối với thôn Vĩ qua cách nhìn con người và cảnh vật: thôn vĩ tươi đẹp, con người phúc hậu hiền hoà.2. Cảnh sông nước mây trời xứ Huế:- Cảnh Gió theo lối gió, mây đường mâyDòng nước buồn hiu Buồn xa vắng, mọi vật trong" trạng thái chia li.- Con người mang một niềm băn khoăn rất thơ mộng“Thuyền ai…tối nay” câu hỏi, cách nói phiếm chỉ, câu thơ như" một nỗi mong chờ, một hi vọng thiết tha, một nỗi buồn man mác.=> Hai câu thơ sau bộc lộ một tình yêu đằm thắm, kín đáo thiết tha.=> Khổ thơ hai phác hoạ đúng cái hồn vẻ đẹp huyền ảo, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế gợi một tình yêu dịu dàng, kín đáo.3. Hình ảnh người thiếu nữ Huế và tâm trạng tình yêu của nhà thơ: nhấn"- “Khách đường xa” điệp ngữ mạnh hình tượng con người trong mộng tưởng.- Hình ảnh người thiếu nữ dường như tan loãng trong khói sương của xứ Huế, chỉ thấy lung linh vẻ đẹp “mờ nhân ảnh”- Câu hỏi phiếm chỉ cực tả nỗi băn khoăn không biết tình yêu có bền chặt hay cũng mờ ảo như sương khói.+ Câu thơ có hai từ “ai : yêu thương, khát khaođược yêu thương chất chứa sự vô vọng=>Tình yêu thầm kín của nhà thơ.III. Tổng kết:* Ba khổ thơ là hình ảnh khác nhau nhưng có sự gắn bó ràng buộc bởi chúng chảy ra một tâm trạng, mạch cảm xúc thống nhất. Thôn Vĩ Dạ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tâm trạng của mình. Đó là tình quê, tình yêu thầm kín, nỗi buồn xót xa.
Cảm nhận về bài thơ Cảm nhận thơ trữ tình xét cho cùng là cảm nhận "cái tình" trong thơ và tâm trạng của nhân vật trữ tình trước thiên nhiên, vũ trụ, đất trời. Đến với thơ ca lãng mạn Việt Nam, giai đoạn 1932 -1945 "ta thoát lên trên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu" (Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam). Đúng thế, bạn đọc đương thời và hôm nay yêu thơ của Hàn Mặc Từ bởi chất "điên cuồng" của nó. Chính "chất điên" ấy đã làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, mới mẻ của Hàn Mặc Tử. "Chất điên" trong thơ ông chính là sự thay đổi của tâm trạng khó lường trước được. Nét phong cách đặc sắc ấy đã hội tụ và phát sáng trong cả bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của nhà thơ rất tài hoa và cũng rất đỗi bất hạnh này. "Đây thôn Vĩ Dạ" trích từ tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử. Với lời trách cứ nhẹ nhàng dịu ngọt vừa như một lời mời, Hàn Mặc Tử trở về với thôn Vĩ Dạ trong mộng tưởng:“Sao anh không về chơi thôn VĩNhìn nắng hàng cây nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền”Cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ - một làng kề sát thành phố Huế bên bờ Hương Giang với những vườn cây trái, hoa lá sum suê hiện lên thật nên thơ, tươi mát làm sao. Đó là một hàng cau thẳng tắp đang tắm mình dưới ánh “nắng mới lên” trong lành. Chưa hết, rất xa là hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên” còn rất gần lại là “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. “Mướt quá” gợi cả cây nhung non tràn trề sức sống xanh tốt. Màu “mướt quá” làm cho lòng người như trẻ hơn và vui tươi hơn. Lời thơ khen cây cối xanh tốt nhưng lại nhu huyền ảo, lấp lánh mới thấy hết cẻ đẹp của “vườn ai”. Trong không gian ấy hiện lên khuôn “mặt chữ điền” phúc hậu, hiền lành vừa quen vừa lạ, vừa gần, vừa xa, vừa thực vừa ảo bởi “lá trúc che ngang”. Câu thơ đẹp vì sự hài hòa giữa cảnh vật và con người. “Trúc xinh” và “ai xinh” bên nhau làm tôn lên vẻ đẹp của con người. Như vậy tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đoạn thơ này là niềm vui, vui đến say mê như lạc vào cõi tiên, cõi mộng khi được trở về với cảnh và người thôn Vĩ.Thế nhưng cũng cùng không gian là thôn Vĩ Dạ nhưng thời gian có sự biến đổi từ “nắng mới lên” sang chiều tà. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng có sự biến đổi lớn. Trong mắt thi nhân, bầu trời hiện lên “Gió theo lối gió mây đường mây” trong cảnh chia li, uất hận. Biện pháp nhân hóa cho chúng ta thấy điều đó. “Gió theo lối gió” theo không gian riêng của mình và mây cũng thế. Câu thơ tách thành hai vế đối nhau; mở đầu vế thứ nhất là hình ảnh “gió”, khép lại cũng bằng gió; mở đầu vế thứ hai là “mây”, kết thúc cũng là “mây”. Từ đó cho ta thấy “mây” và “gió” như những kẻ xa lạ, quay lưng đối với nhau. Đây thực sự là một điều nghịch lí bởi lẽ có gió thổi thì mây mới bay theo, thế mà lại nói “gió theo lối gió, mây đường mây”. Thế nhưng trong văn chương chấp nhận cách nói phi lí ấy. Tại sao tâm trạng của nhân vật trữ tình vốn rất vui sướng khi về với thôn Vĩ Dạ trong buổi ban mai đột nhiên lại thay đổi đột biến và trở nên buồn như vậy?Trong mộng tưởng, Hàn Mặc Tử đã trở về với thôn Vĩ nhưng lòng lại buồn chắc có lẽ bởi mối tình đơn phương và những kỉ niệm đẹp với cảnh và người con gái xứ Huế mộng mơ làm nên tâm trạng ấy. Quả thật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nên cảnh vật xứ Huế vốn thơ mộng, trữ tình lại bị nhà thơ miêu tả vô tình, xa lạ đến như vậy. Bầu trời buồn, mặt đất cũng chẳng vui gì hơn khi “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”.Dòng Hương Giang vốn đẹp, thơ mộng đã bao đời đi vào thơ ca Việt nam thế mà bây giờ lại “buồn thiu” – một nỗi buồn sâm thẳm, không nói nên lời. Mặt nước buồn hay chính là con sóng lòng "buồn thiu” của thi nhân đang dâng lên không sao giấu nổi. Lòng sông buồn, bãi bờ của nó còn sầu hơn. “Hoa bắp lay” gợi tả những hoa bắp xám khô héo, úa tàn đang “lay” rất khẽ trong gió. Cảnh vật trong thơ buồn đến thế là cùng. Thế nhưng đêm xuống, trăng lên, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại thay đổi:“Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay”Sông Hương “buồn thiu” lúc chiều dưới ánh trăng đã trở thành “sông trăng” thơ mộng. Cắm xào đậu bên trên con sông đó là “thuyền ai đậu bến”, là bức tranh càng trữ tình, lãng mạn. Hình ảnh “thuyền” và “sông trăng” đẹp, hài hòa biết bao. Khách đến thôn Vĩ cất tiếng hỏi xa xăm “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Liệu “thuyền ai” đó có chở trăng về kịp nơi bến hẹn, bến đợi hay không? Câu hỏi tu từ vang lên như một nỗi lòng khắc khoải, chờ đợi, ngóng trông được gặp gương mặt sáng như “trăng’ của người thôn Vĩ trong lòng thi nhân. Như thế mới biết nỗi lòng của nhà thơ giành cho cô em gái xứ Huế tha thiết biết nhường nào. Tình cảm ấy quả thật là tình cảm của “Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy. Ngàn năm nào dễ mấy ai quên” (Thế Lữ).Đến đây ta hiểu thêm về lòng “buồn thiu” của nhân vật trữ tình trong buổi chiều. Như vậy diễn biến tâm lí của thi nhân hết sức phức tạp, khó lường trước được. Chất “điên” của một tâm trạng vui với cảnh, buồn với cảnh, trông ngoáng, chờ đợi vẫn được thể hiện ở khổ thơ kết thúc bài thơ này: “Mơ khách đường xa khách dường xaÁo em trắng quá nhìn không raỞ đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà?”Vẫn là một tâm trạng vui sướng được đón “khách đường xa” - người thôn Vĩ đến với mình, tâm trạng nhân vật trữ tình lại khép lại trong một nỗi đau đớn, hoài nghi “Ai biết tình ai có đậm đà?”. “Ai” ở đây vừa chỉ người thôn Vĩ vừa chỉ chính tác giả. Chẳng biết người thôn Vĩ có còn nặng tình với mình không? Và chẳng biết chính mình còn mặn mà với “áo em trắng quá” hay không? Nỗi đau đớn trong tình yêu chính là sự hoài nghi, không tin tưởng về nhau. Nhân vật trữ tình rơi vào tình trạng ấy và đã bộc bạch lòng mình để mọi người hiểu và thông cảm. Cái mới của thơ ca lãng mạn giai đoạn 1932 - 1945 cũng ở đó.Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để lại trong lòng người đọc những tình cảm sâu lắng . Tác phẩm giúp ta hiểu thêm tâm tư của một nhà thơ sắp phải giã từ cuộc đời. Lời thơ vì thế trầm buồn, sâu lắng, đầy suy tư. Bạn đọc đương thời yêu thơ của Hàn Mặc Tử bởi thi nhân đã nói hộ họ những tình cảm sâu lắng nhất, thầm kín nhất của mình trong thời đại cái “tôi”, cái bản ngã đang tự đấu tranh để khẳng định. Tình cảm trong thơ Hàn Mặc tử là tình cảm thực do đó nó sẽ ở mãi trong trái tim bạn đọc. Ấn tượng về một nhà thơ của đất Quảng Bình đầy nắng và gió sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí người Việt Nam. ( Sưu tầm ) 
Hai đứa trẻ 

Văn học là nhân học” ( M.Gorki). Trong văn học, do vậy, vẻ đẹp nhân bản của con ngườI luôn luôn là một phương tiện thẩm mĩ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hoà quyện vớI nhau. Để làm rõ điều vừa nói, “hai đứa trẻ” của Thạch Lam sẽ là một dẫn chứng.“ Hai đứa trẻ” vừa là bức tranh hiện thực phố huyện nghèo, vừa như một bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác phẩm đã gieo vào lòng ngườI đọc một nỗI buồn bâng khuângday dứt về đờI sống con người.Bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo xơ xác và lạI càng xơ xác, tiêu điều hơn từ cái nhìn của nhà văn. Đó là lúc hoàng hôn của một ngày tàn nơi miền quê “mặt trờI đã lấp sau rặng tre, nhìn lên chỉ thấy khóm tre màu đen kịt trên nền trờI phớt hồng” dàn nhạc của ếch nhái bắt đầu văng vẳng kêu ngòi đồng, thế cũng đủ làm thành cái buổI chiều êm như ru như bao chiều khác.Như một mô típ nghệ thuật, cái phố huyện hẻo lánh lạI hiện ra trong khung cảnh chợ vãn của buổI chiều chỉ còn lèo tèo vài ba ngườI bán hàng đang thu dọn gánh, vài đứa trẻ đi thu lượm các thứ lặt vặt… Cái bức tranh ấy đã một lần hiện lên trong “gió lạnh đầu mùa” nhưng sao nó vẫn nhuốm một nỗI buồn khó tả vào cái giờ khắc của ngày tàn trong “Hai đứa trẻ”.Song bức trang phố huyện ấy không chỉ là cảnh vật mà là bức tranh cuộc sống của con người. Một hiện thực nơi miền quê hẻo lánh, một chút của chốn kinh thành được mang tớI từ con tàu đêm đêm. Cuộc sống phố huyện có gì? Đó là hoạt động kiếm sống của những ngườI mang trong mắt Liên dường như quá quen thuộc, mỗI ngườI đã có một thói quen. Như bác phở Siêu. chị Tí, bố con nhà hát sẩm, cụ Thi điên và ngay cả Liên. Việc chủ yếu cũng chỉ là nghe tiếng trống thu không thì đóng cửa quán mà đợI chờ. Hiện thực không làmta ngỡ ngàng đó là một phố huyện nghèo vớI những ngườI cần cù lao động một cách lầm lũi đáng thương.Nhưng tất cả những hiện thực như thế đều đặt trong con mắt quan sát chất chứa trong chấ văn lãng mạn.ThờI gian đi vào cuộc sống của phố huyện “ rõ ràng” không vụt nhanh hoặc tan vào đêm tối. ThờI gian cứ chậm rãi đi từng bước phát triển của nộI tâm. Từ “tiếng trống thu không” đến một câu văn nhẹ nhàng : “Chiều, chiều rồI” cất lên trong lòng, rồI trờI nhá nhem tốI đến không gian đã khuya không còn những “tạp âm”, của ban ngày chỉ còn “vòm trờI vớI ngàn ngôi sao xanh ganh nhau lấp lánh”. MỗI thờI điểm lạI có một cái nhìn cảnh vật khác nhau nhưng đều có phần thi vị hoá nhờ những câu văn tươi mát, uyển chuyển.Có buổI chiều nào êm như ru trong cách nhìn của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng? Chỉ cón tâm hồn lãng mạn Thạch Lam mớI có cái mượt mà đượm chất thơ như thế.Sự tài tình chính là ở chổ nhà văn vừa hoà nhập hai tâm hồn quan sát là một. HIểu là nhà văn quan sát cũng đúng mà hiểu cảnh vật diễn ra trong mắt của nhân vật Liên cũng chẳng sai. Ta thấy rõ điều đó qua cái giật mình của nhân vật. “Liên mãi ngồI quên mất! Bây giờ Liên vộI vàng vào thắp đèn xếp những quả sơn đen lạI”.“TrờI bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng gió mát”. Nhưng câu văn như vậy có rất nhiều và được dùng một cách chính xác đạt đến mẫu mực. PhảI chăng cảm nhận ấy xuất phát từ tâm hồn nhà văn hay chính là từ tâm hồn của Liên khi phố huyện đã chìm trong im lìm của vắng lặng. Trong con mắt “Dõi theo những bóng ngườI về muộn từ từ trong đêm”.Nếu như đầu tốI phố huyện còn được “trang hoàng” bằng những ánh đèn hắt ra từ những quán bên đường thì bây giờ chỉ còn là bóng đêm. Một vài tia sáng le lói từ kẻ cửa thành từng vệt. Con mắt thơ mộng đâu chỉ dừng ở những ánh sáng rất thực mà tìm đến cái mong manh của thứ đom đóm lập loè trong kẽ lá bàng lạI càng gợI buồn khó tả. Ánh sáng hiếm hoi của thiên nhiên được nhà văn “ chớp” nhanh trong cái nhìn lãng mạn. Chất thơ chính là ở đó. Vừa có vài hiện thực vừa có sự bay bổng của ngườI bút phác lên và đằm lạI trên trang văn. Nhưng tất cả vẫn là cái thường nhật diễn ra trong cảnh sống vốn quẩn quanh lầm lũi.Ánh đèn của chị Tí đủsoi một khoảnh nhỏ. Nếu quan sát từ xa, ta sẽ thấy một bức tranh khá hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật vớI hai “gam màu” sáng tối. Khuônmặt ngườI phụ nữ chân quê chất phát đã trảI qua một ngày bươn bảI vớI cuộc sống để kiếm cái ăn, manh áo. Cuộc sống gia đình bận rộn tốI tăm. Nhưng tốI nào chị cũng góp một ánh đèn như thế. Tuy để làm thêm thu nhập, nhưng hình như họ chỉ bán cho lấy lệ.Vậy thì cái gì đã làm cho họ ra đây? PhảI chăng đó là nếp sống. Và phố huyện ban đêm là nơi để họ sống…Âm thanh của cuộc sống phát ra từ những lờI đốI thoạI, những hoạt động của con ngườI nơi đây. MỗI ngườI đều góp một thứ ánh sáng, một chút hương vị, âm thanh. Tất cả tạo nên một bức tranh phố nghèo.Chẳng có một nét chấm phá nào trong bức tranh nhưng tất cả những con ngườI có mặt đã làm nên tổng thể củacảnh vật cuộc sống.Nếu như ở Nam Cao là những cảnh sống hiện thực khốn khổ vớI nước mắt của đói, miếng ăn và áp bức thì cuộc sống hiện thực trong văn Thạch Lam được “đo bằng” một đơn vị “lãng mạn” nhất định. Nét bút của ông đã phát hoạ một cách rất nhẹ nhàng uyển chuyển. Phố huyện nghèo và cũng có rất nhiều lý do để ngườI dân phảI lao vào cuộc bon chen giành dật sự sinh tồn. Nhưng ở đây là một không khí chan hoà thực sự, ấm áp tình ngườI và mỗI ngườI khi ra về chắc chắn vẫn giữ được sự ấm áp quen thân dù rất buồn.Sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đã giúp Thạch Lam có được chất văn nhẹ nhàng thanh thoát, ẩn hiện nhân cách tyệt vờI của ông.Trở lạI vớI cảnh sinh hoạt ban đêm nơi phố huyện, chất lãng mạn không dừng lạI ở cảnh bao quát mà đắm lạI ở những trang viết về chị em Liên. Đây chính lả điểm nhà văn đã tập trung khắc hoạ. Liên gây ấn tượng bởI nộI tâm sâu sắc, xuất phát từ một con ngườI đa cảm. Khi màn đêm đã bắt đầu buông xuống cũng chính là lúc Liên thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. Cảm giác buồn ấy gợI lên từ cảnh phố huyện xơ xác buồn trong tiếng trống thu không vang vọng như hút hồn người. Bất giác, một cảnh tượng làm chị không khỏI chạnh niềm thương: đó là những chú bé nheo nhóc nhớn nhác giữa chợ đã vãng từ lâu để nhặt những mẫu que kem và những gì còn có ích cho chúng. Ấn tượng đầu tiên là Liên có một tấm lòng chẳng trẻ con chút nào. Tư thế của một ngườI chị còn bé hơn thế nữa, nỗI lòng buồn báo hiệu một sự “trưởng thành” về tâm sinh lí.Bức tranh phồ huyện nghèo hẻo lánh, ẩn khuất trong bóng tốI hư vô của phố huyện. Cuộc sống phố huyện đã ăn sâu trong tâm trí Liên. Tưởng như nếu có thiếu một thứ gì của cảnh ngoài kìa, Liên đã thốt lên rồi. Nhưng tất cả vẫn thế, ngay cả tiếng cụ Thi đôi lúc làm cho Liên sợ. Nhưng cảm giác thân thuộc vẫn thấy cụ đáng yêu và đáng thương. Từng cảnh đờI, cảnh sống của mỗI ngườI lần lượt đi qua tâm hồn tưởng như non nớt của Liên.Cuộc sống của từng ngườI đã góp nên thành cuộc sống của cả một quần thể ngườI dân quê nghèo khó. Từ những mảnh đờI cũng giống như Liên cùng chung môi trường sống , ta thấy một điểm chung rất rõ, đó là sự quanh quẩn chật hẹp của môi trường xã hội. Ngày lạI ngày vẫn chỉ là cái chợ tiêu điều, vài dãy hàng quán vớI những khoảnh đất trống “Lá đa lác đác trước lều” và những “con ngườI ấy” mà thôi.Nhưng ở Liên lạI có một sự khác lạ mà trong số trên chẳng có ai. Một hành động tưởng như quái gở và vô nghĩa, đó là “đợI tàu”. Nếu mẹ Liên ở đó chắc không cho cô thức. Nhưng đó mớI chính là chiều sâu của tác phẩm khi tác giả khắc hoạ hình ảnh Liên cùng em đợI tàu vớI một niềm háo hức rất trẻ con.Và con tàu đã đến đúng như sự mong mỏI, đợI chờ, như một thoáng niềm vui cũng chợt tắt. Tàu hôm nay không đông khách, ánh sáng của toa tàu cũng kém đi. Điều đó càng làm lòng Liên có một mỗI buồn vô hình xâm lấn. Con tàu vô cảm lầm lũi mang đến niềm vui duy nhất nhưng lạI chợt gợI thêm nỗI buồn khó tả. Tiếng rầm rầm của tàu đã lẩn khuất sau màn đêm dáy đặc, không gian của phố huyện thoáng giao động rồI lạI trở về như xưa. Tâm trạng của Liên bây giờ chẳng biết nên vui hay nên buồn. Vui có lẽ đúng hơn vì hàng ngày chuýên tàu vẫn là niềm mong mỏI của chị. Có ngườI nói “chờ đợI là một điều khủng khiếp”; song, không có gì để chờ đợI lạI càngkhủng khiếp hơn. VớI Liên điều khủng khiếp chính là niềm vui mà chị có thể tự tạo cho mình. Chất lãng mạn ngay trong cảnh đợI tàu. Cảnh đợI tàu ở đây tuy có khác vớI cảnh đợI tàu trên sân ga nhưng lạI vẫn chung một nỗI niềm mong mỏi. Điều đáng nói hơn là duy chỉ một cô bé Liên đợi. Cuộc sống bon chen đã không làm chị chìm trong cảnh đờI lầm lũi, thầm lặng. Vượt xa hơn là một tâm hồn khát khao niềm vui của cuộc sống. Tuy cuộc sống buồn nhưng vẫn tạo được nhiềm vui để mình sống có ý nghĩa hơn trong cõi đờI. quả thực, tâm hồn Liên là một bài thơ có cấu tứ khá hoàn chỉnh; nhưng đó là một sự thật hiển nhiên mà Thạch Lam đem lại. Cho đến nay, chị vẫn sống vớI một niềm vui của chuyến tàu đem lại. “Liên” là mảng màu chủ đạo tạo nên chất hiện thực và chất lãng mạn trong thiên truyện. tạo nên bằng một cuộc đời. tạo nên như là ngườI dẫn chuyện.Thành công của thạch Lam chính là sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp lãng mạn vớI xu hướng hiện thực, nhân đạo. Tạo cho mỗI tác phẩm của ông một sức sống trường tồn cùng lòng người. Tình ngườI của nhà văn vớI nhân vật đã đưa ý nghĩa truyện lên một tầng cao mới. Ai đó đã định nghĩa

File đính kèm:

  • docOn VAN 11 P3 Nhung bai van chon loc.doc