Phân biệt và sử dụng linh hoạt 3 kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Qua tiết 6 - Ôn tập Tiếng Việt lớp 4- Tuần 28

doc14 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân biệt và sử dụng linh hoạt 3 kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Qua tiết 6 - Ôn tập Tiếng Việt lớp 4- Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học cát linh
---------------------




Sáng Kiến Kinh nghiệm








Tên đề tài: 
 PHÂN BIệT Và Sử DụNG LINH HOạT 3 KIểU CÂU Kể: AI LàM Gì? AI THế NàO? AI Là Gì? QUA TIếT 6 - ÔN TậP TIếNG VIệT LớP 4 - TUầN 28


	
 
 




Người viết: Nguyễn Thị Thành
 Dạy lớp 4E - Trường Tiểu học Cát Linh
 Quận Đống Đa - Hà Nội









Năm học 2005 – 2006


A - lý do chọn đề tài

 Năm học 2005 – 2006 là năm học đầu tiên dạy Tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới. Việc dạy và học theo sách giáo khoa mới là điều còn nhiều bỡ ngỡ với giáo viên và học sinh.


 Tuy nhiên, sách giáo khoa mới đã biên soạn theo quan điểm tích hợp nên các phân môn của Tiếng Việt như: Tập đọc, chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu, kể chuyện có sự gắn bó mật thiết với nhau xoay quanh các trục chủ điểm. Vì vậy, việc cugn cấp kiến thức và truyền đạt kỹ năng của các phân môn phải thực sự hỗ trợ cho nhau mới hoàn thành được phân môn Tiếng Việt là:
	
Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụngTiếng Việt để hoạt động và giao tiếp throng các môi trường hoạt động của lứa tuổi thông qua việc dạy và học để góp phần rèn luyện thao thác tư duy.
Củng cố cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết về xã hội, tự nhiên, con người.
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hinh thành thói quen giữ gìn sự throng sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Phân biệt và sử dụng linh hoạt 3 kiểu câu kể: ai làm gì? ai thế nào? ai là gi qua tiết ôn tập Tiếng Việt tuần 28” nhằm cugn cấp một phần tri thức quan trọng cho học sinh về câu kể để các em có thể:
Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc mà mình mong muốn.
Nói lên được ‎ kiến tâm tư tình cảm của mình một cách hiệu quả nhất.




B - cơ sở thực tiễn

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa của lớp 4 năm nay là đổi mới phương pháp dạy và học:
Chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của học trò.
Trong đó, giáo viên là người tổ chức các hoạt động của học sinh. Mỗi học sinh đều phải được hoạt động, được bộc lộ mình và được phát triển.
Vì lẽ đó, cũng như các phân môn khác, phân môn “Luyện từ và câu” của lớp 4 không trình bày các kiến thức có sẵn mà xây dựng các hệ thống câu hỏi và bài tập hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Việt.

 Dù là năm đầu thay sách nhưng SGK lớp 4 nói chung đặc biệt với sách Tiếng Việt nói riêng là sự kế thừa các kiến thức, kỹ năng của các lớp dưới nhưng ở mức độ cao hơn, sâu hơn. Vì vậy, trong quá trình soạn giáo án, chuẩn bị tiết dạy giáo viên phải nắm chắc “Mục đích yêu cầu” của phân môn và của từng tiết học để không xa đà và đảm bảo nội dung kiến thức cũng như thời gian của tiết dạy một cách tốt nhất có thể.
 Tuần 28 của học kỳ II lớp 4 là tuần ôn tập của phân môn Tiếng Việt. Qua các tiết thực dạy, tôi nhận thấy các tiết ôn tập đã giúp học sinh hệ thống hoá được kiến Tiếng Việt một cách khá rõ ràng, logic. Tuy nhiên ở tiết ôn tập thứ 6 – là tiết ôn về 3 kiểu câu kể: “Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?” tôi thấy học sinh tuy đã được học nội dung này ở tiết 12 trước đó nhưng các em vẫn lúng túng khi phân biệt 3 kiểu câu dù mỗi kiểu câu trên đều có đặc điểm cấu trúc riêng và mỗi kiểu câu thích hợp với một kiểu câu khác nhauư nhưng học sinh vẫn chưa phân biệt rõ ràng để nhận biết 3 kiểu câu này một cách nhanh và chính xác.

Trao đổi với chuyên môn tôi thấy học sinh các lớp khác cũng vậy. Và tôi nhận ra l‎ do chính là các em chưa có sự so sánh về mẵt ngữ pháp: 3 kiểu câu trên khác nhau chủ yếu ở vị ngữ. Vì vậy, khi dạy riêng tưng kiểu câu ở các tiết học cugn cấp kiến thức mới, học sinh phải được nắm vững vị ngữ của cá loại câu này do từ loại này đảm nhiệm và nó có chức năng gì?

Tuy nhiên, phải đén “tiết 6 ôn tập – tuần 28” tôi thấy đây mới là tiết để giáo viên giúp học sinh hệ thống kiến thức 3 kiểu câu này một cách thuận lợi nhất. Nhưng tiến hành thế nào để đạt hiệu quả? Tôi đã suy nghĩ rất kỹ và dựa trên cơ sở của “sách giáo viên” cũng như tinh hình cụ thể của lớp mình để soạn giáo án và dạy tiết này theo phương pháp dưới đây. Qua thực tế gời học, tôi thấy học nắm bài một cách chắc chắn và dễ dàng hơn.

 
C – QUá TRìNH TRIểN KHAI
C – QUá TRìNH TRIểN KHAI

I – Công việc của giáo viên: chủ động lập kế hoạch giảng dạy trên lớp thông qua các khâu:
Khâu soạn bài
Giáo viên phải nghiên cứu kỹbài dạy để hiểu rõ mục đích yêu cầu của tiết học.
Dựa vào sách giáo viên, tài liệu tham khảo và tình hình nhận thức của học sinh lớp mình để lựa hon phương pháp thích hợp nhất sao cho học sin chủ động lĩnh hội được nội dung bài học.
Khâu chuẩn bị dạy học:
Đây là khâu rất quan trọng để hỗ trợ cho việc dạy và học nên giáo viên phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ xem sử dụng đồ dùng gì, đưa ra vào lúc nào, nhằm mục đích gì để đạt hiệu quả nhất.
II – Công việc của học sinh: 
Học sinh nắm vững bài cũ có liên quan đến bài mới.
Có sự chuẩn bị bài mới trướ ở nhà (tiết này tôi dặn học sinh chuẩn bị trước bài tập 1 để cá em có thời gian xem lại các bài về 3 kiểu câu kể đã học).
Trong giờ học, học sinh phải có thói quen hưởng ứng linh hoạt khi tham gia các hoạt động học bằng những hình thức khcs nhau tùy từng nội dung bài hcọ như:
Làm việc độc lập, ghi cá bài tập, câu hỏi dễ, cụ thể.
Làm việc theo nhóm khi bài tập khó và cần trao đổi.
Làm việc theo lớp khi trình bày kết qủa...
Giáo án

Bài: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 – tiết 6 – tuần 28
	 (Phân biệt 3 kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?)
 A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
 * Nắm vững khái niệm 3 kiểu câu kể đã học.
 * Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của cá bộ phận: chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
 * Nhận biết và nêu được tá dụng của 3 kiểu câu kể trong 1 đoạn văn.
 * Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu cau kể đã học.
 B - Đồ dùng dạy học:
 + 1 tờ giấy khổ to kẻ sẵn lời giải đúng bài tập 1.
 + 8 tờ giấy khổ rộng cho học sinh làm theo nhóm bài tập 1.
 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn bài tập 2.
 + Phô tô mỗi học sinh 1 bảng so sánh của bài tập 1 để học thuộc.

C - Các hoạt động dạy và học chủ yếu:








Thời gian
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2 phút
I/ Giới thiệu bài

-Giáo viên nêu mục đích yêu cầu tiết học
- Ghi đầu bài lên bảng
 
-Học sinh lắng nghe
-Ghi vở - Mở sách giáo khoa trang 98 
20 phút
II/ Hướng dẫn học sinh ôn tập

 Bài tập 1

-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ bài tập và xác định yêu cầu của bài
- Giáo viên nhắc học sinh xem lại 3 kiểu câu kể ở vở soạn để lập bảng đúng
 -Giáo viên phát phiếu cho các nhóm
 - Giáo viên mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
- Dán giấy khổ to, viết sẵn lời giải đúng. Lưu ‎ý để học sinh thấy rõ đặc điểm khác nhau của 3 kiểu câu qua bảng so sánh dưới đây: 

-Bài yêu cầu nêu định nghĩa và ví dụ để phân biệt 3 kiểu câu kể
- Học sinh dựa vào vở chuẩn bị bài, xem lại và thảo luận nhóm
- Nhóm trưởng giao cho mỗi bạn trong nhóm viết về một loại câu kể vào bảng so sánh
- Học sinh theo dõi, nhận xét và bổ xung bài nhóm bạn

- Học sinh lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô giáo.



I – Công việc của giáo viên: chủ động lập kế hoạch giảng dạy trên lớp thông qua các khâu:

Khâu soạn bài
Giáo viên phải nghiên cứu kỹbài dạy để hiểu rõ mục đích yêu cầu của tiết học.
 Kiểu câu
Đặc điểm
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Ai là gì?
a/ Chủ ngữ
(CN)
-CN trả lời cho câu hỏi: Ai? Con gì?(ít khi trả lời cho câu hỏi “Cái gì?” trừ khi CN được nhân hoá)
- CN chỉ người, động vật, ít khi chỉ bất động vật
- CN trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?
- CN chỉ người, động vật, bất động vật
-CN trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?
- CN chỉ người, động vật, bất động vật
b/ Vị ngữ
(VN)
-VN trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
- VN kể về hoạt động của người, động vật.
- VN là động từ (hoặc cụm động từ chỉ hoạt động).
- VN trả lời cho câu hỏi: Thế nào?
- VN miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái.
- VN là tính từ(hoặc động từ chỉ trạng thái)
- VN là cụm chủ - vị
VD: Bàn này chân/ đã gãy
 CN VN
-VN trả lời cho câu hỏi: Là gì?
- VN thường dùng để giới thiệu nên là tổ hợp của từ “là” với các danh từ, động từ hoặc tính từ.
- VN thường là danh từ hoặc cụm danh từ.
c/ Chức năng
-Dùng để kể về hoạt động của người, động vật (hoặc tĩnh vật được nhân hoá)
 VD: Em// quét nhà, lau nhà và rửa cốc chén.
-Dùng để miêu tả đặc điểm tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
 VD: Vườn cây// xanh um tùm
 Mẹ// rất vui.
 ĐT chỉ trạng thái
-Dùng để định nghĩa, giới thiệu, nhận xét.
 VD: Bạn Lan// là lớp trưởng.
 DT
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
10 phút
Bài tập 2

-Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn.

- Yêu cầu học sinh đọc xem có phải là câu kể không? Câu kể kiểu gi? Và nêu tác dụng của mỗi kiểu câu ấy.

- Giải nghĩa từ: “Cây mía đất” (là loại cỏ dài, có đốt nhỏ, vị hơi ngọt)
 
Chốt ý đúng theo bảng sau:

- Đọc đoạn văn.

- Thảo luận nhóm 2
 Trả lời các câu hỏi của cô giáo
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- Lắng nghe.
Dựa vào sách giáo viên, tài liệu tham khảo và tình hình nhận thức của học sinh lớp mình để lựa hon phương pháp thích hợp nhất sao cho học sin chủ động lĩnh hội được nội dung bài học.
Câu
Kiểu câu
Tác dụng
Câu 1: Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười.

Câu 2: Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một.

Câu 3: Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.
 Ai là gì?
 
 Ai làm gì?


Ai thế nào?
Giới thiệu về nhân vật “tôi”

Kể về các hoạt động của nhân vật “tôi”

Kể về đặc điểm, trạng thái của cảnh vật: Buổi chiều ở làng ven sông.
nào, nhằm mục đích gì để đạt hiệu quả nhất.

II – Công việc của học sinh:
 
Học sinh nắm vững bài cũ có liên quan đến bài mới.
Có sự chuẩn bị bài mới trướ ở nhà (tiết này tôi dặn học sinh chuẩn bị trước bài tập 1 để cá em có thời gian xem lại các b học).ài: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 – tiết 6 – tu
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
8 phút















2 phút


Bài tập 3















III/ Củng cố, dặn dò

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập: Viết một đoạn văn ngắn nói về Bác sĩ Ly (Bài tập đọc:”Khuất phục tên cứơp biển” – Tuần 25) có dùng cả 3 kiểu câu kể:
 Câu kể: Ai là gì? để giới thiệu bác sĩ Ly.
 Câu kể: Ai làm gì? để kể về hành động của bác sĩ Ly.
 Câu kể: Ai thế nào? để nói về đặc điểm, tính cách của bác sĩ Ly.
- Giáo viên gọi học sinh trình bày đoạn văn 
- Giúp học sinh nhận xét bài bạn về nội dung đoạn văn, các kiểu câu kể và từ liên kết.
- Tuyên dương, cho điểm, khuyến khích bài viết tốt.

- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học kỹ bảng so sánh bài tập 1.
- Làm thử bài tập tiết 7, tiết 8 để tiết sau kiểm tra giữa học kỳ II.



- Lắng nghe.


 - Viết đoạn văn vào vở Tiếng Việt => thêm các từ ngữ cần thiết để liên kết các câu thành đoạn văn hoàn chỉnh.
 - Học sinh nối tiếp nhau trình bày đoạn văn của mình
- Nhận xét bài bạn.






D – KếT QUả


Qua thực dạy tiết này tôi nhận thấy:
1. Đa số học sinh đều phân biệt rõ 3 kiểu câu kể thông qua bảng so sánh của bài tập 1.
2. 100% học sinh trong lớp vận dụng kiến thức củ bài tập 1 để làm đúng bài tập 2.
3. Nhiều vướng mắc của các em được chính các em tháo gỡ dưới sự dẫn dắt của cô giáo.
 
 Ví dụ: Có em hỏi câu:
Ông em // trồng cây chuối trong vườn. ( câu “Ai làm gi?”)
Cây chuối // trồng trong vườn. ( câu “ Ai thế nào”)
 Tại sao vị ngữ đều là động từ “trồng” mà lại thuộc 2 kiểu câu khác nhau?
 Tôi gợi ý đê học sinh nhận thấy sự chuyển đổi ý nghĩa từ động từ “trồng” – ở câu 1 là động từ chỉ hoạt động sang động từ “trồng” – ở câu 2 là động từ chỉ trạng thái.
Qua việc cung cấp các kiểu cấu trúc câu gắn với chức năng gio tiếp ở tiết ôn tập này, học sinh phát triển kỹ năng nói và viết Tiếng Việt đúng và hay hơn. Đó cũng chính là mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 4.

Hà nội, ngày 25 tháng 3 năm 2006
 Người viết 


 Nguyễn Thị Thành





















ết và nêu được tá dụng của 3 kiểu câu kể trong 1 đoạn văn.
 :













 






File đính kèm:

  • doccau ke ai the nao.doc