Phân tích bài thơ Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài thơ Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN KHOA ĐIỀMA. KIẾN THỨC CƠ BẢN:1/ Tìm hiểu về bài thơ:- Tác giả tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ của những năm chống Mỹ. Trong thơcủa họ nổi bật ý thức tuổi trẻ, vai trò và trách nhiệm của mình trong thời đại và đặc biệt là sự nhận thức của họ đối với đất nước với nhân dân và với cuộc kháng chiến của dân tộc.- Chủ đề “ Đất nước”bao trùm trong thơ Việt Nam 1945-1975. Tuy nhiên, bài thơnày được viết trong thời kỳ chống Mỹ nên nó mang dấu ấn của một thời với cách nhận cảm của thế hệ trẻ qua chính những trắc nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cốt lõi của những bài thơ này là tư tưởng nhân dân đã chi phối toàn bộ những cảm hứng chủ đạo cũng như câu tứ và hình tượng thơ.- Vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ hàng loạt các trường ca rađời. Điểm khác biệt là các tác phẩm này không dựa vào cốt truyện tự sự mà nó viết theo sự vận động ý thức của tác giả. “Mặt đường khát vọng” là sự thức tỉnh của thanh niên trí thức thành thị Miền Nam trước hiện tình của đất nước. Họ nhận rõ kẻ thù, ý thức về đất nước về nhân dân đồng thời đề ra trách nhiệm cho thế hệ là phải đứng dậy tranh đấu.Bài thơ này là sự cảm nhận, phát hiện về đất nước trong cái nhìn tổng hợp và toànvẹn, nó mang đậm tư tưởng nhân dân. Bài thơ đã sử dụng các yếu tố của văn hóa, văn học dân gian một cách sáng tạo và rất thích hợp với tư tưởng nhân dân của tác phẩm.2/ Phần thứ nhất:+ Bốn câu thơ đầu viết dài ra những câu văn xuôi êm ả, như lời kể chuyện cổ tích,trầm lắng, tha thiết, ngọt ngào.Mỗi câu thơ đều có từ “ Đất nước”và do đó, cả bốn câu bị chi phối, bị cuốn hút, bị bện chặt bởi cái chủ đề đất nước. Những câu thơ dài, mênh mông, không có sự hiệp vần. Nó là một câu chuyện kể.+ Đoạn thơ mở đầu bình dị tạo nên một sự gần gũi thân thiết chứ không trang trọngdõng dạc như Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô Đại Cáo”. Đất nước trong trừu tượng, nó ở ngay trong cuộc sống của chúng ta. Từ lời kể của Mẹ, miếng trầu của bà cho đến phong tục tập quán rất riêng ( “tóc bới sau đầu”). Đất nước là tình nghĩa thủy chung của cha mẹ, là hạt gạo ta ăn hàng ngày, là cái kèo, cái cột trong nhà v.v …+ Hai câu thơ đóng và khép của đoạn đầu tạo dựng được không khí. “Khi ta lớn lên” là thời điểm hiện tại “Đất nước đã có rồi” là thời gian quá khứ.“Đất nước có từ ngày đó”là đẩy đối tượng vào dòng thời gian hun hút xa xăm. Điều khẳng định về đất nước là “ Có rồi” “Có từ ngày đó” “Có trong những cái ngày xửa ngày xưa”… Đất nước vừa cụ thể vừa huyền ảo.+ Tiếp đó là sự nhận cảm Đất nước từ các phương diện địa lý – lịch sử. Tác giả địnhnghĩa Đất nước không giống các nhà chuyên môn về lịch sử – địa lý đã đành mà cũng không định nghĩa theo hướng khái quát trong “ Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi. Tác giả chia cắt thành tố “ Đất”và “Nước”trong bản thân từ “ Đất nước”.Cách chiết từ này có thể dẫn tới sự giải thích sai lầm hoặc giản đơn hoá khái niệm. Nhưng tư duy nghệ thuật lại làm cho định nghĩa đất nước trở nên vô cùng sinh động và độc đáo ( đất nước đã được cụ thể hoá cao độ và đem đến một thông báo rất mới mẻ có tác động đến tình cảm thẩm mỹ cao).- Đất nước được cảm nhận trên phương diện không gian và thời gian, địa lý và lịchsử:Thời gian đằng đẵngKhông gian mênh môngTừ huyền thoại:Lạc Long Quân và Âu CơĐẻ ra đồng bào ta trong bọc trứngCho đến truyền thuyết vua Hùng và ngày giỗ Tổ ( 10 -3 âm lịch).Hàng năm ăn đâu làm đâuCũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ( Truyền thuyết vua Hùng đã được nhắc lại ở phần hai của bài thơ: Chín mươi chíncon voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương).Kết hợp với sự khẳng định “Đã có rồi” ở trên kia, tác giả muốn nói lên bề dày, chiều sâu lịch sử của nước Việt nam chúng ta. Về mặt không gian địa lý đất nước không chỉ là núi rừng:“Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”không chỉ là biển cả: “Con cá ngư ông móng nước biển khơi” mà còn là cái không gian rất gần gũi với cuộc sống mỗi người.Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐó là nơi nảy nở tình yêu lứa đôi.Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm (một không gian rất nhỏ, chỉ có hai người biết, hai người hay). Đó cũng là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao nhiêu thời gian, bao nhiêu thế hệ:Những ai đã khuấtNhững ai bây giờYêu nhau và sinh con đẻ cáiGánh vác phần người đi trước để lạiDặn dò con cháu chuyện mai sauTác giả đã sử dụng những câu ca dao, những nội dung của truyền thuyết dân gianvới một ngôn ngữ rất tự nhiên nhuần nhị. Chính vì thế mà những câu thơ vừa có cá tính sáng tạo mới mẻ vừa mang nét gần gũi thân thương.- Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn- Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm(Bài ca dao: “ Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất”…)+ Tìm giá trị của đất nước trên cái khoảng rộng của không gian và cái chiều dài chiều sâu của thời gian (một không gian có tính chất địa lý và một thời gian có tính chất lịch sử). Đất nước là sự thống nhất các phương diện văn hoá truyền thống, phong tục các đời thường hàng ngày và cái vĩnh hằng mãi mãi, giữa sự sống của cá thể và sự sống của cộng đồng…Ý thơ tập trung vào tụ điểm cuối cùng của tư tưởng trong Phần một của bài thơ.Trong anh và em hôm nayĐều có một phần của đất nướcThì ra đất nước có trong mỗi cá nhân, đất nước kết tinh trong mỗi con người. Bởi vìmỗi cá nhân không chỉ là riêng mình mà còn là của đất nước. Mỗi cuộc đời đều thừa hưởng được những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Cho nên tác giả nhắn nhủ chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Lời nhắn nhủ ấy là với “em”nên nó có tính chất tâm sự riêng tư không lên gân giả tạo theo kiểu “giáo huấn”.Em ơi em Đất nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hoá thân cho dáng hình xứ sởLàm nên đất nước muôn đời…3/ Phần thứ hai của bài thơ:Tư tưởng cơ bản của phần này là tư tưởng đất nước của nhân dân.+ Cách nhìn những thắng cảnh của địa lý có chiều sâu của sự phát hiện mới mẻ (Những người vợ … núi sông ta).- Cảnh thiên nhiên kỳ thú đã gắn bó máu thịt với đời sống dân tộc. Nó được nhữngthế hệ, những lớp ngưới đi trước tiếp nhận và cảm thụ qua tâm hồn, qua cảnh ngộ của những hoàn cảnh, của những cuộc đời, của lịch sử dân tộc. Nếu không có người vợ chờ chồng trong những cuộc chiến tranh li tán thì không có Đá Vọng Phu. Nếu không có truyền thuyết vua Hùng dựng nước thì không cảm nhận được sự linh thiêng và hùng vĩ của cảnh quan núi đồi trùng điệp….Đoạn thơ đã khái quát:“Và ở đâu trên khắp ruộng gò bãi… núi sông ta”+ Tác giả “nhìn vào bốn nghìn năm Đất Nước” không điểm lại các thời đại hào hùng như Nguyễn Trãi (trải từ Triệu, Đinh… ) như Chế Lan Viên (nước Việt Nam nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê, thành nước Việt nhân dân trong mát suối) mà nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh.Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và chếtGiản dị và bình dânKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất nước+ Tư tưởng cốt lõi và tụ điểm là ở phần cuối.“Đất nước này là Đất nước nhân dân”- Vì là của nhân dân nên nó là “Đất Nước của ca dao thần thoại”. Đây là một địnhnghĩa giản dị mà khá độc đáo.- Tác giả chọn ba dẫn chứng trong ca dao thần thoại để nói về truyền thống của nhândân, của dân tộc.+ “Yêu em từ thuở trong nôi” tức là tình yêu rất đắm say.“Biết quí công cầm vàng…” là biết quí trọng tình nghĩa.“Biết trông trẻ”… nhắc tới tích Thánh Gióng để nói đến sự quyết liệt trong căm thùvà trong chiến đấu. (Huy Cận đã từng phát hiện đức tính có vẻ như đối lập này của dân tộcViệt Nam:“Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoaTrong và thực sáng hai bờ suy tưởngSống hiên ngang mà nhân ái chan hòa”Mặc dầu bốn ngàn năm chưa hề ngơi tắt ngọn lửa chiến tranh, nhiệm vụ chiến đấuluôn luôn sẵn sàng trong mọi thế hệ người Việt. Cái gì đã tạo cho nước Việt Nam tồn tại mà không xóa nhòa bản sắc của mình? Cái gì đã tạo cho con người Việt Nam có một truyền thống văn hiến rực rỡ? Chính là Nhân dân Việt Nam đã sống rất đôn hậu, đời thường, sống giàu tình nghĩa ngay cả những khi hoàn cảnh lịch sử phá vỡ đời sống bình thường đó. Dân Việt Nam phản ứng quyết liệt khi có kẻ thù nhưng họ không phải là kẻ hiếu chiến: “Trồng tre” là để tự vệ chứ không phải ưa đổ máu!+ Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” đã có từ rất lâu. Đến những vần thơ của Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm… đã hình thành rất rõ. Nhưng đến thời kỳ chống Mĩ tư tưởng này được Nguyễn Khoa Điềm nhận thức sâu sắc hơn, thắm thía hơn bởi vai trò cũng như sự đóng góp hi sinh vô bờ bến của nhân dân trong cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệtnày.4/ Đất nước là bài thơ trữ tình – chính luận:Nó có sự kết hợp hai yếu tố hữu cơ cho nên làm tập trung và nổi rõ tư tưởng của tác giả.+ Tác giả thành công trong việc tạo ra không khí giọng điệu, không gian và thời gian thích hợp để đưa vào thế giới gần gũi, bay bỗng của ca dao dân ca, của truyền thuyết và đời sống văn hóa của dân tộc. Đồng thời cũng cảm nhận một tư duy mới mẻ và hiện đại trong những câu thơ phóng khoáng, tự do (điều đặc biệt là bài thơ rất ít vần, nó có “chất thơ” nhờ vào việc xây dựng hình ảnh, vào giọng điệu trầm bổng và chuyển đổi…).+ Tuy nhiên nhiều chỗ chất trữ tình và chính luận không kéo dính với nhau khiếncho khi bài thơ khá nặng nề, khi thì cảm xúc tràn lan dường như không kiểm soát được. Nhiều chỗ còn trùng lặp, dàn trải, nhiều hình ảnh và cách lí giải chưa thật sự mới mẻ và sâu sắc.

File đính kèm:

  • docPHAN TICH BAI THO DAT NUOC NGUYEN KHOA DIEM.doc