Phân tích bài thơ Ngắm trăng

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài thơ Ngắm trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích bài thơ Ngắm trăng:      “Trong tù không rượu cũng không hoa      Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.      Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,      Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.            Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.            Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.            Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?            “Trong tù không rượu cũng không hoa,      Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.            Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:            “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…            Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”            Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:            “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,      Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.            Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.            Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.            Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….            Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng:      “Trong tù không rượu cũng không hoa      Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.      Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,      Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.            Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.            Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.            Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?            “Trong tù không rượu cũng không hoa,      Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.            Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:            “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…            Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”            Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:            “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,      Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.            Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.            Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.            Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….            Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. 
Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như : “Nhớ con sông quê hương”, “Quê hương”, “Trở lại con sông quê hương”. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung - Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có nói con sông quê mà ông gắn bó :Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treXa quê, xa cả con sông. Có thể nói đó là nỗi đau của ông.Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà.- Làng tôi ở vốn nghề chài lướiNước bao vây cách biển nửa ngày sông- Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treThế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Còn người dân quê thì mạnh mẽ, tinh tế, sống động :Dân chài lưới làn da ngăm dám nắngCó thân hình nồng thở vị xa xămChỉ có ai là con người của sông nước, vạn chài mới có thể tạo được hình ảnh người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với đủ hình khối, màu sắc và hương vị. Chất muối mặn nồng ngấm vào thân hình người dân quê hương cũng như ngấm sâu vào làn da, thớ thịt vào tận tâm hồn thơ Tế Hanh. Bằng giọng thơ giãi bày, phơi trải, ông đã kể về kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp :Khi mặt nước chập chờn con cá nhảyBạn bè tôi tụm năm tụm bẩy...Tôi đưa tay ôm nước vào lòngSông mở nước ôm tôi vào dạCao hơn, trong xa cách, nhưng với sức mạnh của tình quê, không chỉ có hình ảnh đặc trưng của quê hương "Màu nước xanh, cá bạc cánh buồm vôi / Thoảng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" hiện ra mà nhà thơ còn cảm nhận được cả mùi vị quê :Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quáQuê hương Tế Hanh là một làng chài nghèo, người dân sống cần cù, khó nhọc, thế nhưng khi nhớ về quê, ông lại chỉ thấy vẻ đẹp tươi sáng. Phải chăng đó là nhờ làng quê ấy có con sông êm đềm, tuơi tắn, lại gần biển tự do, phóng khoáng và nhất là nhờ trái tim tuổi trẻ khoẻ khoắn ? Mặt khác, cùng tình cảm đằm thắm, kỉ niệm sâu lắng, đẹp đẽ, lời kể theo lối giãi bày, thủ thỉ chân thật và khả năng miêu tả những cảm giác bên trong chân thành, mộc mạc, nên ở thơ Tế Hanh, con sông trở thành một hình tượng thẩm mĩ, gợi cảm, đầy chất trữ tình.Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa. Ca dao, dân ca dường như cũng đã ngấm sâu vào hồn thơ Tế Hanh. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Nhưng dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình yêu, nỗi khát khao đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu Trọng Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên hun hút sầu thương, thơ Tế Hanh trong sáng, khoẻ mạnh, đắm đuối rất thực. Bởi ông có một vùng quê bằng xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng.Suốt nửa đời người, do thời thế, Tế Hanh phải xa quê, khi trở lại sau mùa hè đại thắng, thống nhất đất nước - 1975, con sông và làng quê đã đổi thay nhiều :Tôi nhìn sông bên lở bên bồiTre thưa thớt ngập tràn lau cỏTrong ánh sáng ngả nghiêng theo chiều gióThuyền máy dọc ngang tỏ trắng lòng sôngNhà dân chài giăng những lưới ni lôngMàu xanh đỏ ngời ngời ánh nướcKìa bãi sú nơi sáu năm về trướcGiặc Mĩ bao vây sát hai mốt trung đội dàn quânCây mù u không còn ngả bóng bên cồnCây xanh trước đình thân chỉ còn một nửaTác giả thật sự ngỡ ngàng :Tôi đi học bờ sông bỡ ngỡQuên cả khúc quanh rẽ lối vào nhàQuê hương đẹp đẽ thơ mộng trong tâm trí tác giả nay trần trụi những vết thương chiến tranh, vết thương do chia cắt đất nước. Tác giả vừa vui vừa đau buồn một nỗi "hồi hương".Trở về, gặp lại, tuổi cũng đã cao, quê hương thì đổi thay như thế, nên sau này, dẫu quê nhà vẫn mến yêu, thổn thức trong trái tim nhà thơ, nhưng thơ về quê hương của Tế Hanh thì đã khác. Không còn cái sức hấp dẫn của vẻ đẹp trai tráng. Cho nên, có thể nói, người ta chỉ còn nhớ đến những bài thơ về quê hương, con sông quê của ông mấy mươi năm về trước. Dù sao thế cũng là quá đủ với một đời thơ.Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã “tắm cả đời tôi”, về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ ông. Mỗi chúng ta một lần nữa vui mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng song lại rất đỗi bình dị mà sâu sắc. Nó không hề làm nặng đầu ta với những bóng dáng siêu hình hay những vô thức u minh, nó chấp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên. 

File đính kèm:

  • docphan tivh ngam trang.doc