Phân tích bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

doc9 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Đất nước ta đã trải qua mấy nghìn thu chiến đấu và đổi mới, nay đã được bình yên, nhân dân ấm no, bở cõi vững vàng. Có được như thế là nhờ công lao của người đời trước. Mà trong đó, tiêu biểu là danh tướng Phạm Ngũ Lão.”Tỏ Lòng” là một trong hai bài thơ còn lại của Phạm Ngũ Lão nêu bật khí chất Đông A mạnh mẽ ấy.Trở ngược dòng thời gian về cuộc kháng chiến lần hai chống quân Nguyên lần hai, Phạm Ngũ Lão cho ra đời bài thơ “Tỏ Lòng” với lời thơ hùng hồn của nước Việt ta và tấm lòng quân tử nặng nợ tình.Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thuTam quân tì hổ khí thôn ngưuNam nhi vị liễu công danh tráiTu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.Bước vào thời đại chiến tranh ấy, cái thời mà lửa từ trong tim trào ra như suối như thác. Quyết lòng diệt tan kẻ thù xâm lăng bờ cõi, khẳng định lại một lần nữa:”Nam quốc sơn hà Nam Đế cư”! Và khi đó, xuất hiện tư thế hiên ngan của người anh hùng đất Việt “hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”. Tại sao lại không cầm “dọc” ngọn giáo mà lại cầm “ngang” chứ? Bởi đó chính là tư thế hiên ngang, hùng dũng của một người anh hùng đang sẵn sàng ra trận chiến đấu. Đó chính là tư thế ưỡn ngực tự hào mà rằng mình là dân đất Việt và mình sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bờ cõi Việt, bảo vệ nhân dân Việt, bảo vệ non sông gấm vóc ngàn thu này. Và cũng chính tư thế này đã lấn át cái không gian bao la rộng lớn của giang sơn. Vừa tạo nên một hình tượng dũng mãnh, vừa nêu lên một khí thế bất khả chiến bại của quân ta lúc bấy giờ. Ở câu thơ này, tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn từ để vẽ nên một người chiến sĩ rừng rực khí thế Đông A!Ấy chỉ mới là một người chiến sĩ, vậy còn cả đội quân, cả tam quân thì sao? “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Ta có thể hiểu ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu hay ba quân khí mạnh lấn át cả sao Ngưu. Và chăng, khi vừa đọc lên câu thơ thì ai nấy đều đã cảm nhận được cái khí thế hùng dũng ra trận quyết chiến ấy. Cái khí thế mà cả sao trời cũng phải cúi mình nhún nhường, cái khí thế mà một con trâu to thật to cũng phải bị nuốt trôi một cách dễ dàng. Chứng tỏ một điều rằng khí thế hùng mạnh này sẽ ngày càng tăng thêm nhiều hơn nữa theo chiều hướng chiến đấu. Cũng bởi ngon lữa khát khao tự do cháy bỏng trong tim mỗi con người đất Việt đang phừng phực cháy, không chỉ là một ngọn lửa mà hàng trăm hàng ngàn ngọn lửa gộp lại với nhau thành một biển lửa. Một biển lửa đốt cháy mọi âm mưa của kẻ thù, một biển lửa phá tan mọi gông cùm xiềng xích hàng trăm năm qua, một biển lửa đốt cháy niềm khát khao độc lập tự do… Và thế, với lửa trong tim và khí chất “Đông A” hùng dũng. Nhân dân Việt “cầm giáo” xông pha trận mạc, chiến đấu và mang hạnh phúc, bình yên đến với quê nhà…Tiếp theo sau đó, Phạm Ngũ Lão chợt nhận ra rằng mình còn một món nợ rất lớn, mà cả đời ông cũng chưa chắc trả hết, đó là nợ công danh. “Nam nhi vị liễu công danh trái”. Một món nợ mà chỉ có người nam nhi, quân tử mới cảm thấy rằng mình không bao giờ trả đủ. Là tại sao vậy? Tại sao lại chiến đấu hết mình, bất chấp hy sinh… mà vẫn cảm thấy không sao trả hết nợ? Đó là bởi vì đất nước chưa hết mối lo, nhân dân chưa hết đói khổ, vậy thì sao có thể yên vị mà vui chơi được! Vậy nên món nơ ngàn đời này vẫn phải trả, trả đến khi nào không thể trả nữa thôi. Tác giả đã trải lòng mình theo bài thơ, đã tâm sự, đã truyền đạt hết những gì ấp ủ trong lòng. Phía sau cái hào khí vững mạnh ấy, là một con người còn nặng nợ công danh, nặng tình, nặng nghĩa. Luôn suy nghĩ, đắng đo vì nước vì dân. Bởi thân “làm trai cho đáng nên trai”, cho đáng với đất nước ngàn thu này! Cho đáng với Vũ Hầu Gia Cát Lượng! Để không phải “thẹn” khi nghe chuyện vũ Hầu nữa. Để những chiến tích còn có thể lưu vang ngàn đời, để người đời sau còn nhớ về một người anh hùng hết mình hy sinh vì nước vì dân.Cả bài thơ là một giọng điệu oai hùng, dũng mãnh ào ào khí thế ra trận. Với nghệ thuật dùng từ ngữ giàu hình ảnh, mang đậm khí chất Đông A.
Lại trở về với hiện tại, bước ra khỏi màn sương lịch sử, ta đã làm gì cho đất nước này chưa? Ta đã có giữ lại khí thế Đông A ấy không? Ta đã hy sinh gì cho đất nước này? Vẫn chưa…món nợ ấy ta vẫn chưa trả…chưa trả hết đâu
 Phân tích bài thơ nhàn và triết lí nhân sinh 
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân , vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị :Một mai, một cuốc, một cần câuThơ thẩn dù ai vui thú nàoNgay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quí của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh, mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khác, nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ thẩn được phác hoạ trong câu thơ thật độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc,cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi. Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đàng sau những liệt kê của nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền.Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh:Ta dại ta tìm nơi vắng vẻNgười khôn người kiếm chốn lao xaoHai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai , những vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực : một bên là nhà thơ xưng Ta một cách ngạo nghễ, một bên là Người ; một bên là dại của Ta, một bên là khôn của người ; một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại – khôn bằng cách nói ngược này. Bởi vì người đời lấy lẽ dại – khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại – khôn là thói thực dụng ích kỷ làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao . Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ – không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa « Người đời tỉnh cả, một mình ta say » đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn - dại . Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản :Thu ăn măng trúc, đông ăn giáXuân tắm hồ sen, hạ tắm aoKhác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong bả vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hoà hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư . Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát tục, tiêu biểu cho quan niệm « độc thiện kỳ thân » của các nhà nho . đồng thời có nét gần gũi với triết lí « vô vi » của đạo Lão, « thoát tục » của đạo Phật. Nhưng gạt sang một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoà hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong sạch của lòng mình . Không những thế, những hình ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử, sống không hổ thẹn với lòng mình. Hoà hợp với thiên nhiên là một Tuyết Giang phu tử đang sống đúng với thiên lương của mình. Quan niệm về chữ Nhàn của nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định :Rượu đến cội cây ta sẽ uốngNhìn xem phú quý tựa chiêm baoMượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gắn với đạo Lão – Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực. Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ ông căm ghét và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình :Ở thế mới hay người bạc ácGiàu thì tìm đến, khó thì lui(Thói đời)Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ Tăng thử (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.Bài thơ Nhàn bao quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính./.
 
Phân tích bài thơ "Thu hứng" (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ.

Thi thánh Đỗ Phủ để lại gần 1500 bài thơ. "Thu hứng" là chùm thơ 8 bài, viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là bài thứ nhất trong chùm thơ ấy:
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Bài thơ nói lên cảm xúc mùa thu của khách li hương.
 Cảnh thu:
“Ngọc lộ”: móc ngọc, hình ảnh ẩn dụ nói về giọt nước (hạt sương) long lanh như hạt ngọc. “Ngọc lộ” đã làm héo hon, điêu tàn một rừng phong bao la. Hình ảnh rừng phong gợi lên một vẻ thu, một sắc thu tiêu điều, buồn bã. Rừng phong là một biểu tượng của mùa thu phương Bắc, là một thi liệu được nói đến nhiều trong thơ cổ, tuy mang tính ước lệ nhưng rất gợi cảm thi vị:
“Mãn mục giai thu sắc”
(Đâu đâu mắt cũng thấy sắc thu)
(Tương âm dạ)
 “Thu mãn phong lâm sương diệp hồng”
(Giữa thu sương xuống trên rừng phong lá đỏ)
(Nhiếp khẩu đạo trung)
 
“Rừng thu từng biếc chen hồng”
(Câu 917 - Truyện Kiều)
“Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”
(Câu 1520 - Truyện Kiều)
Núi Vu, kẽm Vu ở Quỳ Châu mịt mờ khí thu (khí tiêu sâm). Cũng là một nét thu hiu hắt buồn.
Hai câu đầu, hình ảnh ẩn dụ và nhân hóa với 2 từ gợi tả (điêu thương, tiêu sâm), Đỗ Phủ đã làm hiện lên một không gian núi rừng mang một màu sắc buồn thương, tàn tạ, hiu hắt. Nguyễn Công Trứ đã thay Vu Sơn, Vu Giáp bằng 2 chữ “ngàn non” cũng là một sự sáng tạo:
“Lác đác rừng phong hạt móc sa,
 Ngàn non hiu hắt khi thu lòa”
“Kẽm” là khoảng không gian giữa hai vách núi kề nhau. “Từ điển tiếng Việt”, Văn Tân chủ biên giải thích: “Kẽm là khe núi có sườn dốc, có lối đi được”. Sách Văn lớp 10 giáo viên có gợi ý: “Câu thơ thứ 3 tả riêng cảnh kẽm Vu, và câu thứ 4 tả riêng cảnh núi Vu”. Căn cứ vào chữ “kẽm” như đã trình bày, chúng tôi không nghĩ phần “thực” bài thơ “Thu hứng” này là như thế !
- Câu 3, 4 vẽ tiếp cảnh thu bằng hai hình ảnh vừa dữ dội vừa hoành tráng. Trên dòng sông thu, những đợt sóng cuồn cuộn vọt lên, vỗ tận lưng trời. Khắp cửa ải, mây từng lớp từng lớp đùn lên, sa sầm giáp mặt đất. Hình tượng thơ kì vĩ, sóng và mây đối nhau, cái hướng về trời cao, cái sa xuống đất thấp, để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Một bức tranh thu nói về dòng sông và con sóng, về cửa ải và mây trời mang tầm vóc vũ trụ, hoành tráng:
“Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
 Tái thượng phong vân tiếp địa âm”
(Lưng trời sông rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa)
Hai câu thơ này đã thể hiện sâu sắc những nét cơ bản trong phong cách thơ Đỗ Phủ ở giai đoạn cuối đời: trầm uất và bi tráng.
Tóm lại, phần đầu bài thơ, cảnh thu từ rừng phong đến Vu Sơn, Vu Giáp, từ dòng sông sóng vỗ đến cửa ải xa mây đùn - tất cả đã gợi lên bao nỗi niềm, bao cảm xúc đối với kẻ tha hương: cô đơn và lạnh lẽo.
Nỗi lòng thi nhân:
Như ta đã biết, năm 759, Đỗ Phủ từ quan, dời nhà đến Tân Châu. Ông trải qua 7 năm trời lưu lạc (759 - 766): Chùm “Thu hứng” 8 bài được viết vào mùa thu năm 766, tại Quỳ Châu. Ngày thu đến, đối cảnh sinh tình, Đỗ Phủ vừa thương đời, vừa thương vợ con, thương mình gian truân, chìm nổi. Phần 2 bài “Thu hứng” này là nỗi lòng u ẩn của tác giả.
Cúc, dòng lệ, con thuyền lẻ loi (cô chu), vườn cũ, dao thước, tiếng chày đập vải, vừa mang tính hiện thực, vừa mang màu sắc ước lệ tượng trưng, rất giàu chất trữ tình. Mùa thu trước, Đỗ Phủ ở Vân An, mùa thu này, ông ở Quỳ Châu. Hai mùa thu trôi qua, hai lần nhìn hoa cúc nở, cả hai lần đều rơi nước mắt: “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ”. Đã bao lần nhà thơ gửi gắm hi vọng được về quê bằng một con thuyền, nhưng chiếc thuyền vẫn bị buộc chặt ở bến sông, nơi đất khách quê người: “Cô chu nhất hệ cố viên tâm”. Nói về nỗi nhớ quê nhà, nỗi buồn ly hương thì đây là hai câu thơ tuyệt cú. Lời thơ đẫm lệ:
“Khóm cúc tuôn rơi dòng lệ cũ,
 Con thuyền buộc chặt mối tình nhà”.
Trời thu phương Bắc càng về chiều càng rét, nhất là người luống tuổi, đang ốm đau và phải sống xa quê như Đỗ Phủ những năm cuối đời. Nghĩ đến chuyện may áo rét mà lòng thêm sầu thương. Hai chữ “dao thước” (đao xích) trong câu 7 tả ít mà gợi nhiều. Lúc hoàng hôn nơi thành cao Bạch Đế, tiếng chày đập vài dồn dập vang lên (cấp mộ châm); nỗi lòng kẻ ly hương càng thêm thổn thức. Tiếng vọng của âm thanh đời thường đã rung lên trong lòng nhà thơ bao cảm xúc bùi ngùi:
“Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm”
(Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
Thành Bạch chày vang bóng ác tà”
Kim Thanh Thán, nhà phê bình văn học kiệt xuất đời Thanh viết:
... “Kẻ không biết thì bảo “lưỡng khai” (nở hai lần) ấy là “tùng cúc” (tùng: khóm, bụi; cúc: hoa cúc) đâu biết rằng “lưỡng khai” ấy đều là “tha nhật lệ” (nước mắt ngày sau) ! Kẻ không biết thì bảo “cô chu” (chiếc thuyền lẻ loi) hà tất phải “nhất hệ” ấy chỉ là “cố viên tâm” (lòng nhớ vườn xưa) ! Trên chữ “lệ” đặt chữ “tha nhật”: tuyệt diệu ! Chỉ có chính mình ở vào cảnh đó thì mới biết được. Câu 7 nói “xứ xứ” (nơi nơi) chính là tiên sinh “buộc lòng” (hệ tâm) vào một nơi (nhất xứ). Bạch Đế thành ở phía Đông Quỳ Phủ: đây là nói gần để chỉ xa vậy. Trong bụng nghĩ đến “dao thước” (đao xích) trong nhà mà trong tai chỉ nghe thấy tiếng “châm” thành Bạch Đế; khách xa nhà vì thế mà rất mực thê lương. Dưới “châm” mà hạ chữ “thành cao” liền thấy được là tai xa nghe, mắt xa trông, nỗi khổ của khách xa nhà vì đó mà rất mực thê lương !”.
Tóm lại, nỗi lòng nhớ quê được biểu hiện một cách tinh tế sâu sắc, cảm động bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật điêu luyện. Cảnh và tình, hiện tại và quá khứ, sự vật và con người, âm thanh và nỗi lòng, gần và xa..., các chi tiết nghệ thuật ấy đan chéo vào nhau, hòa nhập vào nhau, để lại nhiều dư ba, chấn động trong lòng người đọc trên một nghìn năm nay, nhất là đối với những kẻ đã trải qua những năm dài ly hương, nếm trải nhiều cay đắng.
Đỗ Phủ từng nói: “Làm người tính thích câu văn đẹp - Đọc chẳng kinh người, chẳng chịu thôi”. Đọc bài “Thu hứng” này, ta cảm nhận được cái hay của một áng thơ thất ngôn bát cú, mà mỗi câu, mỗi chữ đều mang cái “thần” của nó, phô diễn cảnh và tình bằng nhiều hình tượng cảm động. Rừng phong phương Bắc trong khí thu mờ, con thuyền lẻ loi và khóm cúc nơi vườn xưa với những hàng lệ của kẻ xa quê... làm ta thổn thức và nhớ mãi.
Nỗi nhớ quê nhà, ước mơ được trở về vườn cũ, thăm ngôi nhà xưa, nơi chôn nhau cắt rốn,... không chỉ là tình cảm riêng, ước mơ riêng của Đỗ Phủ mà còn là tình cảm và ước mơ chung của hàng triệu con người trong loạn lạc chiến tranh, xưa và nay... Vì thế, “Thu hứng” chứa chan tình đời, và có giá trị nhân bản sâu sắc.


Phân tích bài thơ Độc tiểu thanh kí của Nguyễn Du

Trong gia tài thi ca phong phú của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, bộ phận thơ chữ Hán có vai trò khá đặc biệt. Đó là những bài mà Nguyễn Du có thể trực tiếp bộc lộ những tâm tư, tình cảm; bày tỏ những day dứt trăn trở của mình. Trong bài thơ "Độc Tiểu Thanh ký" những tâm sự ấy của Nguyễn Du lại có được sự tương đồng, gần gũi với cuộc đời, số phận tài sắc mà bất hạnh của Tiểu Thanh. Bởi vậy bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa nỗi thương người và sự thương mình, giữa sự xót thương cho kiếp người mệnh bạc và lòng trân trọng ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó cũng là một phương diện quan trọng, sâu sắc trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du.Trong thơ văn trung đại, không phải ít hình ảnh những người phụ nữ "tài hoa bạc mệnh", là nạn nhân của cái quy luật "hồng nhan đa truân". Người cung nữ của Nguyễn Gia Thiều đa tài là thế:Câu cẩm tú đàn anh họ LýNét đan thanh bậc chị chàng Vương"và: "Cờ tiên, rượu thánh ai đangLưu Linh, Đế Thích là làng tri âmnhưng rồi rốt cuộc cũng chỉ bị nhốt nơi cung cấm mà nuối tiếc quá khứ, chán nản hiện tại và lo sợ cho tương lai. Tuy nhiên, phải nói rằng chỉ đến Nguyễn Du mới xuất hiện cả một lớp người mang trọn cái số kiếp bạc mệnh ấy: Kiều, Đạm Tiên, người ca nữ đất Long Thành.... Số phận của họ nằm trong mạch cảm hứng chung của Nguyễn Du và thể hiện tấm lòng nhân đạo bao la ở ông. Bởi thế dễ hiểu vì sao cuộc đời Tiểu Thanh - một người con gái xa về thời gian, cách về không gian lại nhận được sự cảm thông sâu sắc như thế từ nhà thơ. Tiểu Thanh cũng đầy đủ tài hoa, nhan sắc, nhất là tài hoa văn chương, thơ phú. Cuộc đời cuối cùng cũng vùi chôn trong nấm mồ khi đang độ xuân xanh tuổi trẻ. Phần tinh hoa để lại cho đời cũng tiêu tan chỉ vì cái lòng ghen tuông ích kỷ, tàn ác của người vợ cả. Sự biến đổi đau thương ấy của cuộc đời nàng như được hiện hữu trong cảnh vật :Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoangThổn thức bên song mảnh giấy tànTrong nguyên văn, Nguyễn Du dùng chữ "tận" như muốn xoá sạch mọi dấu vết của cảnh đẹp Tây Hồ, tô đậm thêm ấn tượng hoang vắng, tàn tạ của gò hoang. Sự biến đổi tang thương của cảnh gợi mối thương tâm đến người. Cảnh đẹp Tây Hồ giờ chỉ còn gò hoang cũng như tất cả những gì còn lại của Tiểu Thanh tài sắc chỉ là một mảnh giấy tàn, là phần dư cảo. Nhưng chỉ từng ấy thôi cũng đủ để nhà thơ một mình thương cảm, xót xa mà khóc cho đời hồng nhan. Tiểu Thanh trong đời thực 300 năm trước cũng như nàng Kiều, người ca nữ đất Long Thành đều phải hứng chịu:Rằng: Hồng nhan tự thuở xưaCái điều bạc mệnh có chừa ai đâu(Truyện Kiều)Tài sắc của những con người ấy thì được ngợi ca là những giá trị tinh thần cao đẹp nhưng bản thân họ thì lại bị đày đoạ, chà đạp. Nguyễn Du với tấm lòng nhân đạo bao la sâu sắc của mình đã thể hiện một sự đồng cảm, xót thương hết sức chân thành với số phận Tiểu Thanh. Đây là một nét mới mẻ trong Chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. Đối tượng mà Nguyễn Du thương cảm, quan tâm không chỉ là "thập loại chúng sinh" đói nghèo đau khổ. Rất nhiều tình cảm của ông hướng về những kẻ tài hoa.Chính số kiếp của Tiểu Thanh tạo nên cái mối hận ngàn năm để Nguyễn Du nhắc đến trong hai câu luận:Mối hờn kim cổ trời khôn hỏiCái án phong lưu khách tự mangMối hận ấy hỏi trời không thấu, hỏi đất không hay, chỉ có những kẻ cùng hội cùng thuyền là có thể cùng nhau than thở. Nguyễn Du tự nhận mình cũng mắc cái nỗi oan kỳ lạ vì nết phong nhã tài hoa. Nói cách khác sự đồng cảm lớn lao của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh có được bởi Nguyễn Du là người đồng cảnh. Lòng thương người khởi phát từ sự thương mình nên càng chân thực và sâu sắc. Đúng như Mộng Liên Đường chủ nhân Nguyễn Đăng Tuyến từng nhận xét rằng: "Thúy Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như tử làm truyện Thúy Kiều, việc tuy khác nhau mà lòng thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là cái mối thông luỵ của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy". Quả thực cái sự vô tình, trớ trêu của tạo hoá với những kẻ tài năng đã trở thành mối hận của muôn đời và khắp chốn.Như vậy, tình thương của Nguyễn Du đối với Tiêủ Thanh là tình cảm của những người tuy xa cách về hoàn cảnh nhưng lại tương đồng trong cảnh ngộ. Từ nỗi thương mình mà xót xa cho người. Và từ sự thương cảm cho người lại tiếp tục gợi lên bao băn khoăn, day dứt cho kiếp mình. Bởi một lẽ, Tiểu Thanh rốt cuộc còn có được một Nguyễn Du tri âm tri kỷ rỏ lệ xót xa. ít hay nhiều linh hồn văn chương, nhan sắc, tài hoa "hữu thần" ấy còn có được sự an ủi. Nhưng còn Nguyễn Du, cũng là kẻ "tài tử đa cùng" lắm sự lận đận gian nan thì 300 năm sau biết còn ai trong thiên hạ tưởng nhớ, tiếc thương. Đó là cái tâm sự băn khoăn không thể có lời giải đáp mà chỉ nhờ qua trường hợp Tiểu Thanh, Nguyễn Du mới có cơ hội suy ngẫm và gửi gắm.Bài thơ có kết cấu đặc biệt: hai câu đầu là cảnh vật, sự kiện, còn 6 câu sau nặng một khối tình. Khối tình ấy xét riêng ra thì là sự xót xa cho số kiếp Tiểu Thanh và những băn khoăn về cuộc đời chính tác giả. Nhưng ở tầng sâu khái quát nó là nỗi niềm của cả một lớp kẻ sĩ tài hoa, tài tử mà nhân ái bao la.

File đính kèm:

  • docphan tich van.doc