Phân tích Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

doc22 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phân tích Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
	 (Nguyễn Tuân)
	
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, uyên bác. “Chữ người tử tù” in trong tập “Vang bóng một thời” (1938) là truyện ngắn tiêu biểu của ông trước Cách mạng tháng Tám.
- Qua vẻ đẹp của Huấn Cao, tác giả đã ca ngợi những người tài hoa, có nhân cách và gởi gắm lòng yêu nước kín đáo, cảm động.
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Tình huống truyện độc đáo, thú vị:
- Độc đáo: + Người chơi chữ đẹp: viên Quản ngục
	+ Người viết chữ đẹp: kẻ tử tù
- Thú vị: +Ngoài đời: hai người là kẻ thù
	+Tâm hồn: là hai người tri kỷ tri âm.
2. Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao:
a. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa của một thời đã qua: “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, được mọi người thán phục và là niềm mơ ước, khát khao của viên Quản ngục.
- Chữ của Huấn Cao còn là báu vật hiếm có trên đời
b. HC là người có khí phách hiên ngang : Ông coi thường bạo lực, dám chống lại triều đình, khinh khi Quản ngục, “đến cảnh chết chém còn chẳng sợ” và bình tĩnh chờ ngày thụ án- Bị tù về thể xác nhưng tự do trong tâm hồn.
c. Huấn Cao là người có nhân cách cao thượng, có thiên lương trong sáng :
- Vàng bạc và quyền thế không thể ép ông cho chữ.
- Rất trân trọng “ thiên lương”.
- Nhân cách cao đẹp của ông thể hiện qua cảnh cho chữ trong tù –một việc làm “xưa nay chưa từng có”- khẳng định cái đẹp, cái tài hoa đã chiến thắng cái xấu xa thấp hèn. 
- Lời khuyên của ông với Quản ngục thật chân thành cũng chứng minh nhân phẩm và thiên lương tỏa sáng nơi bất lương ngự trị - Huấn Cao là hiện thân của phẩm chất cao đẹp và cái tâm của người nghệ sĩ.
=> Tác giả đã dựa vào nguyên mẫu Cao Bá Quát- một nhà thơ có bản lĩnh thế kỷ XIX để xây dựng hình tượng Huấn Cao với vẻ đẹp nhân cách đáng trân trọng.
3-Viên Quản ngục:
- Là người biết trân trọng cái tài, cái thiên lương, cái đẹp, chữ đẹp.
- Những suy nghĩ và hành động của ông với Huấn Cao đều thể hiện tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và một khao khát đáng trân trọng: có chữ của ông Huấn Cao treo trong nhà.
- Cái vái lạy của ông với Huấn Cao ở đoạn cuối là một lời thề thiêng liêng- khẳng định cái đẹp và tài hoa đã cảm hóa nhân cách con người.
III. KẾT LUẬN : 
- Bút pháp điêu luyện sắc sảo, ngôn ngữ cổ phong phú góp phần tạo nên thành công của truyện.
- Truyện thể hiện tài năng và nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng : Khai thác sự vật và con gnười dưới góc đột thẩm mĩ, tài hoa.

---------------------------

BÀI 2
ĐỜI THỪA
 (Nam Cao) 

I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Nam Cao là cây bút văn xuôi hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. 
- “Đời thừa” là tác phẩm tiêu biểu của ông, viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo trước CMT8.
II. NỘI DUNG CHÍNH: Chú ý các phương diện sau:
Tấn bi kịch của người trí thức trước CM tháng 8. Tấn bi kịch này chủ yếu được biểu hiện thông qua cuộc sống và những mâu thuẫn nội tâm của Hộ, nhân vật chính của tác phẩm.
2.1. Tấn bi kịch giữa ước mơ, khát vọng, lí tưởng với cuộc sống đời thường hằng ngày:
- Hộ là nhà văn có nhiều ước mơ, hoài bão về sự nghiệp văn học: Với tư cách là một nhà văn, Hộ luôn có hoài bão, mơ ước xây dựng được một sự nghiệp văn chương có giá trị. Đây chính là niềm say mê quên mình vì sự nghiệp, vì lí tưởng và khát vọng muốn khẳng định giá trị của mình trong đời sống. 
- Sự đối lập giữa ước mơ, khát vọng vì sự nghiệp văn học với thực tế đời sống: 
+ Hộ say mê văn chương, khao khát sống hết mình vì sự nghiệp văn chương. Hộ cũng ý thức rõ rằng nghệ thuật không phải là tất cả mà điều quan trọng là phải kiếm tiền.
+ Nhưng cũng vì tiền để lo cho vợ con, Hộ không thể viết một cách thận trọng, nghiêm chỉnh theo yêu cầu khe khắt của nghệ thuật chân chính, mà phải viết thật nhanh, thật nhiều, tức là buộc phải viết dễ dãi, cẩu thả. Đây là điều Hộ đau đớn và cay đắng => Tấn bi kịch tinh thần thứ nhất của Hộ 
2.2. Tấn bi kịch của con người coi trách nhiệm và lòng thương yêu là lẽ sống nhưng lại sống tàn nhẫn và thô bạo, vô trách nhiệm: 
- Với tư cách là một con người, Hộ luôn ao ước được sống có trách nhiệm và đầy tình thương yêu đối với mọi người.
- Vì muốn thực hiện ước mơ trở thành nhà văn chân chính, đã có lúc Hộ muốn gạt phăng tất cả trách nhiệm, nhưng Hộ không thể bỏ mặc vợ con dù là để theo đuổi sự nghiệp văn chương chân chính. Và cũng chính điều này lại đẩy Hộ rơi vào một bi kịch tinh thần không lối thoát.
- Phải từ bỏ giấc mộng văn chương, Hộ trở nên u uất, đau đớn, dằn vặt. Người nghệ sĩ bất đắc chí đó tìm quên trong men rượu. Trong những cơn say, Hộ càng thấm thía nỗi cay đắng của mình và trút tất cả lên đầu vợ con, những người mà anh cứ tưởng là nguyên nhân làm nên bi kịch trong cuộc đời anh. 
- Sau những cơn say, Hộ hối hận, anh "khóc nức nở" và tự coi mình là "một thằng khốn nạn". Và dù có hối hận thì cuộc đời vẫn cứ mãi quẩn quanh, bế tắc, không lối thoát. => Đây là bi kịch thứ hai của nhân vật Hộ. 
* Hộ, con người sống với một hoài bão lớn, với một khát khao cháy bỏng trở thành một người có ích cho xã hội đã phải sống vô nghĩa như một con người thừa. Hộ, con người sống với nguyên tắc đề cao tình thương yêu và trách nhiệm lại phải chà đạp lên tình thương yêu và trách nhiệm. Chỉ nhìn rõ vào chế độ xã hội lúc bấy giờ mới có thể giải thích một cách đúng đắn và đầy đủ cho bi kịch của những người trí thức chân chính. 
III. KẾT LUẬN : 
- Tác giả đã thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. 
- Tác phẩm như một lời kêu gọi thống thiết cần phải xóa bỏ cái xã hội đã tạo điều kiện sản sinh ra những tấn bi bịch đó. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân đạo tích cực, sâu sắc và là tầm vóc lớn lao của tác phẩm này. 

---------------------------

BÀI 3 
MỘ (CHIỀU TỐI)
 (Hồ Chí Minh)

I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Hồ Chí Minh là nhà văn, nhà thơ lớn. “Nhật ký trong tù” là tác phẩm tiêu biểu của Người. Tập thơ ra đời trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc.
- Bài thơ “Chiều tối” được viết khi Bác bị chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.
- Qua bức tranh chiều tối nơi xóm núi, bài thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu con người và luôn hướng về cuộc sống của Bác.
II. NỘI DUNG CHÍNH: 
Bức tranh cảnh chiều tối buồn vắng nơi xóm núi khi người tù bị giải đi qua: (Câu 1 + 2).
- Cảnh chiều được miêu tả bằng một vài nét chấm phá: Một cánh chim mệt mỏi bay về tổ, một chòm mây cô độc giữa lưng trời – Cảnh tượng gợi ấn tượng buồn vì chiều xuống báo hiệu ngày tàn, chi tiết đơn lẻ gợi sự cô đơn và ở nơi xóm núi gợi cảm giác lạnh khi trời tắt nắng -> Thiên nhiên đẹp, thơ mộng gợi buồn tuy vẫn vận động – Bộc lộ tâm hồn tinh tế của tác giả.
- Nghệ thuật lấy không gian tả thời gian, lấy động tả tĩnh.
Bức tranh sinh hoạt rực sáng hình ảnh con người: (Câu 3 + 4).
- Hình ảnh cô gái xay ngô bên bếp lửa rực hồng khiến bức tranh thơ thêm sinh động. Ý thơ có sự vận động, ghi được cảnh sinh hoạt, sự sống của con ngừơi ấm no và bình dị. Ngọn lửa hồng tỏa ấm bức tranh, xua tan cái lạnh, cái buồn, cái vắng vẻ cô đơn của cảnh vật nơi núi rừng lúc chiều tối.
=>Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển, chỉ bằng vài nét chấm phá mà bao quát được cả bầu trời, mặt đất, cả thiên nhiên và đời sống con người – Cảnh đơn sơ nhưng lại ghi được linh hồn của tạo vật với hình ảnh thơ khỏe khoắn và niềm vui bình dị trong cuộc sống của người lao động. Đồng thời bộc lộ tấm lòng nhân ái, bao la và niềm lạc quan tin tưởng của Bác.
3. Từ cảnh vật liên hệ đến hoàn cảnh người tù (tuy không xuất hiện)
- Bị áp giải, đi bộ suốt ngày đã mệt mỏi (giống cánh chim), cô đơn, lẻ loi nơi đất khách, đói, mệt và một nhà tù khác đang chờ đợi, lạnh lẽo và dơ bẩn.
- Vậy mà, nhìn thiên nhiên, thấy sự sống diễn ra bình thường (chim vẫn về tổ, mây vẫn trôi nhẹ) lòng cũng cảm thấy nhẹ nhàng thư thái; nhìn sinh hoạt của con người, thấy ánh lửa hồng, cũng cảm thấy ấm áp, vui tươi, phấn khởi.
=> Thể hiện bản lĩnh phi thường, một tấm lòng nhân ái bao la đến quên mình, mọi vui buồn đều gắn với dân tộc, nhân loại, hầu như không phụ thuộc vào cảnh ngộ riêng của mình. Bài thơ cho thấy cách nhìn về cuộc sống của Bác luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và niềm vui: từ cái tối -> cái sáng, từ tàn lụi -> sự sống, buồn -> vui, lạnh lẽo cô đơn -> ấm áp
III. KẾT LUẬN : 
- “Chiếu tối” tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh: miêu tả cảnh bằng bút pháp ước lệ với vài nét chấm phá; kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại: Bức tranh chiều với bút pháp thơ cổ dễ gợi buồn- nhưng ở đây lại ấm áp tình người và niềm tin vào cuộc sống.
- Bài thơ bộc lộ phẩm chất cao đẹp của Bác: một bản lĩnh phi thường, một tấm lòng nhân đạo bao la đến quên mình, một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước cảnh vật thiên nhiên. Chất thơ và chất thép hài hòa trong bài thơ.

---------------------------

Bài 4
 BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG
 (Hoàng Cầm)

I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được viết vào một đêm tháng 4 / 1948. Khi đang công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc, nghe tin giặc Pháp đánh phá quê hương mình, với tâm trạng xúc động cao độ, tác giả đã viết một mạch bài thơ này.
2. Chủ đề: 
Qua nỗi xót xa đau khổ khi quê hương bị giặc tàn phá, bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu nhân dân đằm thắm thiết tha của tác giả.
II. NỘI DUNG CHÍNH: 
Cảm xúc của nhà thơ khi viết về quê hương – vừa yêu mến tự hào,vừa nuối tiếc xót xa - gợi lên tình cảm sâu lắng với mọi miền quê của đất nước Việt Nam.
	1. 10 câu đầu: Cái nhìn toàn cảnh từ “Bên này” về “Bên kia sông Đuống”:
Đoạn thơ được viết bằng kỷ niệm, bằng hoài niệm về vùng đất quê hương. 
- Nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ về quê hương (Em ơi buồn làm chi. Anh đưa em về sông Đuống). 
- Nhớ về dòng sông hiền hòa, tỏa sáng lấp lánh (Ngày xưa cát trắng phẳng lì. Sông Đuống trôi đi. Một dòng lấp lánh)-> sáng tạo hình ảnh con sống Đuống “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”. 
- Nhớ cảnh vật bên sông tươi đẹp, tràn đầy sự sống (Xanh xanh…biêng biếc…).
- Nhà thơ thấy đau đớn xót xa nhớ tiếc khi vùng quê tươi đẹp như thơ, rất bình yên nay lại vắng lặng lo âu, vì đã rơi vào tay giặc: (Đứng bên này sông sao nhớ tiếc. Sao xót xa như rụng bàn tay).
=> Đoạn thơ thể hiện nỗi đau đớn nhớ tiếc, xót xa về quê hương khi bị giặc tàn phá→ cũng là cảm xúc chung của cả bài thơ
	2. Đoạn tiếp: Hồi tưởng về quá khứ tươi đẹp và đau xót vì hiện thực mất mát: (Bên kia sông Đuống… Những chuyện muôn đời không nói năng)
- Nhà thơ nhớ và tự hào về những sản vật và những giá trị văn hóa cổ truyền của quê hương: “Quê hương ta…giấy điệp”
_Chú ý cách diễn tả: Cụm từ “Quê hương ta”- thể hiện sự gắn bó máu thịt và niềm tự hào của nhà thơ- Hình ảnh quê hương được khắc họa bằng hương vị “Lúa nếp thơm nồng” nhằm miêu tả cuộc sống sung túc của nhân dân. Đặc biệt, nhà thơ miêu tả tranh Đông Hồ với những đề tài giản dị, quen thuộc (gà lợn, đám cưới chuột), với đường nét tươi trong, màu sắc tươi sáng, đậm đà chất dân tộc; chất liệu độc đáo (giấy điệp) -> biểu hiện được cái “hồn dân tộc”, những ước mơ bình dị, khỏe khoắn của người dân Kinh Bắc.
- Nhà thơ nhớ về Kinh Bắc với những đền chùa cổ kính, với những hội hè đình đám thật đầm ấm tươi vui (núi Thiên Thai, Chùa Bút Tháp, huyện Lang Tài…)
- Nhớ về Kinh Bắc với những con người đáng yêu, xinh đẹp tảo tần (nàng môi cắn chỉ, cụ già tóc trắng, em sột soạt quần nâu, cô hàng xén răng đen…)
_ Đó chính là dấu ấn của thời bình yên, trù phú, ấm no, là bề dày lịch sử quê hương “mấy trăm năm thấp thóang mộng bình yên”- Nay chỉ còn trong ký ức “bây giờ tan tác về đâu”.
- Tác giả diễn tả cảm xúc của mình khi giặc kéo đến quê hương: Là nỗi đau xót, dằn vặt khôn nguôi.
	+ Nhà thơ gọi đó là “ngày khủng khiếp” và diễn tả lại tất cả những mất mát, đau thương, tang tóc bằng những hình ảnh gợi ấn tượng mạnh (Ruộng khô, nhà cháy, lửa hung tàn), những từ láy gợi cảm (khủng khiếp, ngùn ngụt, hoang tàn, kiệt cùng, tan tác)…
+ Gọi lũ giặc là “chó ngộ”, so sánh kẻ thù như một bầy thú điên với những tội ác vô cùng của chúng (Lưỡi dài lê sắc máu, kiệt cùng ngõ thẳm, Mẹ con đàn lợn- Chia lìa đôi ngả, Đám cưới chuột - tan tác về đâu)
	+ Phác họa hình ảnh mẹ già còm cõi, già nua bị giạt khỏi phiên chợ nghèo, bơ vơ đơn độc “Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong. Dăm miếng cau khô. Mấy lọ phẩm hồng. Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm…”; hình ảnh đàn cò tan tác bay qua dòng sông Đuống; hình ảnh em thơ sống thiếu thốn, lo sợ cả lúc thức lẫn ngủ, ngày lẫn đêm “Ngày tranh nhau nmột bát cháo ngô. Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn…”.
	+ Mỗi đọan thơ đều được mở đầu là cảnh vui vẻ thanh bình ngày xưa “Bên kia sông Đuống”, kết thúc là cảnh tan tác khi giặc tới, với điệp khúc “Bây giờ đi đâu về đâu, Bây giờ tan tác về đâu”. Đó là những câu hỏi không có lời đáp, gợi bao cảnh ngộ đau lòng.
_ Bộc lộ trạng thái bàng hoàng, uất ức vì cái đẹp bị hủy họai, sự nghẹn ngào, đau xót trước tội ác của kẻ thù với quê hương. Cả bài thơ là một dòng thác tình cảm đi từ tiếc thương,đau đớn đến uất hận căm hờn và bừng bừng khí thế chiến đấu và chiến thắng.
III. KẾT LUẬN:
- Hình ảnh, âm điệu thơ gợi cảm, từ ngữ đặc sắc, sinh động với màu sắc cổ kính đậm đà tính dân tộc; lời thơ chân thành tha thiết, gợi những tình cảm sâu đậm về quê hương đất nước từ một miền quê cụ thể.
- Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết đối với quê hương đất nước, được viết bằng dòng cảm xúc chân thực, đậm đà tính dân tộc, với những hình ảnh cụ thể, sống động của vùng đất Kinh Bắc. Đây là một trong những bài thơ hay nhất viết về quê hương đất nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp. 

---------------------------

Bài 5
 VỢ NHẶT
 (Kim Lân)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: 
- Viết về nạn đói khủng khiếp xảy ra 1945 do phát xít Nhật gây ra. Lúc đầu truyện có tên là “Xóm ngụ cư” (tiểu thuyết). Sau hòa bình lập lại (1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ, viết lại truyện ngắn, lấy tên “Vợ nhặt”.
2. Chủ đề: 
Tác phẩm tố cáo tội ác của thực dân phát xít đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp, đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người lao động Việt Nam- dù sống cận kề cái chết, vẫn yêu thương, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, cùng khao khát hạnh phúc gia đình, hướng đến sự sống và tin tưởng ở tương lai
II. NỘI DUNG CHÍNH: 
Nhan đề “Vợ nhặt”: 
- Nhan đề “Vợ nhặt” có ý nghĩa phản ánh hiện thực: vì đói, người ta có thể đánh đổi cả thân phận để được ăn, được sống, được tồn tại - Giá trị của con người trong những ngày đói (đặc biệt là người phụ nữ) thật rẻ rúng nên vợ cũng có thể nhặt được một cách dễ dàng - Vì lúc đó “sống còn” quan trọng hơn hạnh phúc lứa đôi.
→Nhan đề độc đáo phù hợp với nội dung tác phẩm.
Tình huống truyện: 
Tác phẩm xây dựng được tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn: Anh Tràng xấu xí, “thô kệch”, không ai thèm lấy, bỗng nhiên nhặt được vợ một cách dễ dàng, nhanh chóng, ở ngay giữa đừơng giữa chợ nhờ mấy bát bánh đúc.
→ Trong hòan cảnh đói khát, chết chóc lúc đó, việc Tràng lấy vợ là tình huống éo le, óai oăm, vui buồn lẫn lộn. Buồn vì cuộc sống khó khăn, Tràng nuôi mẹ, nuôi mình đã khó, nay lại thêm người- nên lại càng khó. Nhưng vui vì vốn xấu xí, nghèo, ế vợ nay vẫn lấy được vợ như sự may mắn chợt đến, làm mọi người ngạc nhiên, ngay chính Tràng cũng nhiên và lo lắng
Phơi bày cuộc sống khốn cùng của người dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945:
- Cái đói đã tràn về xóm ngụ cư từ lúc nào. Xóm làng vắng vẻ, buồn bã, tối sầm vì đói khát, trẻ con ngồi ủ rũ; đoàn ngừơi đói lê la, dắt díu nhau “xanh xám như bóng ma, ngổn ngang khắp lều chợ”; những xác người có thể thấy khắp nơi…
- Người đàn bà rách rưới đói khát, gạ gẫm để được ăn, sẵn sàng theo về làm vợ người vì đói; bữa ăn ngày cưới chỉ có cháo và cám…
- Tràng nhặt được vợ chỉ với bát bánh đúc và câu nói đùa.
=> Tác phẩm phản ánh chân thực, sinh động nạn đói khủng khiếp năm 1945 của nhân dân ta, qua đó tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân phát xít. 
	4. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người lao động Việt Nam:
* Nhân vật Tràng:
	- Có ngoại hình xấu xí, dân ngụ cư, sống cảnh mẹ góa con côi nghèo khổ. 
- Giàu tình cảm, nhân hậu (Yêu quý trẻ con, hiếu thảo với mẹ, sẵn sàng tiếp nhận người đàn bà đói trong cảnh đói nghèo).
	- Khát hạnh phúc và có niềm tin vào tương lai. Chỉ vì một câu nói đùa mà người đàn bà theo anh về làm vợ. Lúc đầu, anh cũng lo nhưng sau thì “Chặc, kệ”. Nghĩa là anh chấp nhận cưu mang một người nghèo khổ mặc cho cuộc sống ra sao đi nữa. Tràng không chỉ thương người mà tận sâu thẳm trong tâm hồn, anh luôn khao khát một mái ấm gia đình.
- Nhà văn miêu tả sâu sắc diễn biến tâm lý nhân vật Tràng khi có vợ (sung sướng, ngỡ ngàng vì đã có vợ, quên cả cái đói ghê gớm; nhận ra sự thay đổi kỳ diệu của ngôi nhà và nhận ra sự thay đổi của những người thân; thấy mình “nên người” và thấy có trách nhiệm với vợ, với gia đình và hướng về tương lai cuộc sống...). 
→Hình ảnh bình dị, chân chất luôn khao khát mái ấm gia đình hạnh phúc của người lao động nghèo.
* Bà cụ Tứ: 
- Người mẹ nghèo nhưng giàu lòng yêu thương, nhân hậu. 
- Tâm lý nhân vật bà cụ Tứ khi Tràng có vợ diễn ra rất phức tạp. Thấy Tràng dẫn vợ về, bà ngạc nhiên, xót xa, đau đớn, lo âu xen lẫn tủi hờn, tuy vậy bà vẫn cảm thông, ân cần tiếp nhận con dâu và lạc quan, động viên khuyên bảo vợ chồng Tràng. 
-> Bà trở thành chỗ dựa tinh thần cho các con, giúp các con quên đi cảnh đói khổ trước mắt và hướng đến tương lai.
* Người vợ nhặt: 
- Tuy lâm vào hoàn cảnh đáng thương nhưng vẫn khao khát sống. Chị đã đánh mất sự e dè, lòng tự trọng của một người phụ nữ, chấp nhận làm “vợ theo” để được tồn tại. Nhưng sau đó, chị trở nên “hiền hậu, đúng mực”, làm tròn bổn phận của một người vợ, một nàng dâu.
- Những câu chuyện tình cờ của chị (người dân mạn ngược không đóng sưu thuế hay Việt Minh phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo) đã gợi mở cái nhìn lạc quan về tương lai cho Tràng. 
=> Họ là những con người có phẩm chất đáng quí trọng: Dù rơi vào cảnh nghèo đói, cùng quẫn vẫn yêu thương, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, cùng khao khát hạnh phúc gia đình, hướng đến sự sống và tin tưởng ở tương lai. Hình ảnh lá cờ đỏ thắm ở cuối truyện khi Tràng nghĩ tới là hình ảnh của Cách mạng, làm cho Tràng và những người lao động khốn cùng có được niềm tin mới vào tương lai
III. KẾT LUẬN:
	- Nghệ thuật dựng truyện đơn giản nhưng chặt chẽ. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, tự nhiên, chi tiết được lựa chọn độc đáo tạo ấn tượng
- Xây dựng được nhân vật chân thực, sinh động. Tính cách được khắc họa ở nhiều góc độ - từ ngọai hình đến diễn biến tâm lý.
	- Qua tác phẩm, nhà văn thể hiện một quan điểm nhân đạo sâu sắc, cảm động: phát hiện và diễn tả khát vọng của người lao động, cho dù bị đẩy vào tình huống bi đát, phải sống trong sự đe dọa của cái chết, họ vẫn khao khát tình thương, khao khát có một tổ ấm gia đình, luôn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai - mà tương lai này lại gắn liền với cách mạng, với lá cờ đỏ sao vàng.

---------------------------

Bài 6
 ĐẤT NƯỚC
 (Nguyễn Đình Thi)

I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- “Đất nước” là bài thơ hay và tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi và của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ là sự đúc kết những suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong suốt những năm dài kháng chiến gian khổ.
II. NỘI DUNG CHÍNH: 
Mùa thu gợi cảm nghĩ chung về đất nước : (3 câu thơ đầu)
1.1. Từ cảnh thu ở Việt Bắc, hồi tưởng về cảnh thu Hà Nội trong quá khứ.
- Khơi nguồn cho cảm xúc và suy ngẫm về đất nước là những cảm xúc được nảy sinh trong một sáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
- Cảm giác mát trong của thời tiết mùa thu ở chiến khu Việt Bắc được truyền qua chuỗi âm thanh trong trẻo nhẹ nhàng và êm dịu của câu thơ mở đầu làm tác giả liên tưởng đến những ngày thu đã xa- ngày thu Hà Nội Năm xưa.
1.2. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ (4 câu thơ tiếp theo)
- Những cụm từ “chớm lạnh, xao xác hơi may” nói lên khung cảnh Hà Nội sớm vào thu. Hà Nội trong những ngày thu với những nét tĩnh lặng, đẹp và buồn -> Cảm nhận tinh tế của tác giả. 
- Những người thanh niên Hà Nội phải giã từ thành phố thân yêu để lên đường tham gia kháng chiến :
 Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Người ra đi “đầu không ngoảnh lại” vì sợ những tình cảm riêng tư làm chùn bước chân mình. Tuy nhiên, dù không ngoảnh đầu nhìn lại nhưng họ vẫn lắng nghe được tiếng lá rơi đầy trên thềm nắng -> Yêu quê hương, lưu luyến trước lúc chia xa. 
1.3. Hình ảnh mùa thu ở chiến khu Việt Bắc.
- Từ hoài niệm về mùa thu năm xưa ở Hà Nội, nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh mùa thu ở chiến khu Việt Bắc với một tâm trạng hoàn toàn thay đổi : “Mùa thu nay khác rồi ”. 
- Cuộc đời thay đổi, thiên nhiên mang nhiều màu sắc mới.
- Những chi tiết , hình ảnh thiên nhiên gợi tả mùa thu cũng thay đổi. Mùa thu đã thay áo mới, hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng (Núi đồi, rừng tre, trong biếc…). Thiên nhiên không lặng im mà như đang lên tiếng nói “rừng tre phấp phới”, “trong biếc nói cười thiết tha.”
-> Đây là một nét mới mà Nguyễn Đình Thi đem đến cho thơ ca viết về mùa thu 
* Lưu ý: 2 bức tranh mùa thu trên đây thể hiện rõ sự thay đổi tâm trạng của nhà thơ trong hiện tại và trong quá khứ.
1.4. Cảm nghĩ chung về đất nước : 
Từ cảm hứng mới mẻ về mùa thu, mạch thơ vận động khá tự nhiên dẫn đến niềm tự hào được làm chủ non sông đất nước:
- Khẳng định chủ quyền dân tộc : 
	Trời xanh đây là của chúng ta
	Núi rừng đây là của chúng ta…	
- Tự hào về một đất nước giàu đẹp : 
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
- Tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông : 
	Nước chúng ta
	Nước những người chưa bao giờ khuất
	Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
	Những buổi ngày xưa vọng nói về
Cảm hứng về quyền tự do làm người giữa đất trời, Tổ quốc được tác giả thể hiện như là kết quả của một quá trình đấu tranh đầy đau thương và hy sinh, mất mát. 
* Chú ý các biện pháp nghệ thuật : điệp ngữ “của chúng ta”, điệp từ “Những”, những tính từ “ thơm mát, bát ngát, đỏ nặng”…
Hình ảnh đất nước đau thương, tang tóc trong chiến tranh :
Nếu như cả đoạn thơ đầu chủ yếu là niềm vui, niềm tự hào của tác giả về quê hương, đất nước thì đoạn thơ sau, mạch thơ lại chuyển sang một ý lớn khác nhưng vẫn không tách khỏi mạch chính của toàn bài.
- Mở đầu cho đoạn thứ hai :
“ Ôi những cánh đồng quê chảy máu,
…………………………………………
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”
* Phân tích kỹ 2 câu: “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu. Dây thép gai đâm nát trời chiều”.
Đất nước vùng lên và chiến thắng.
- Những câu thơ còn lại của bài thơ diễn tả tội ác của giặc và nói lên cảm hứng tự hào về thế phản công, những chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. 
- Khổ thơ kết thúc là những hình ảnh có thực về những người dân từ bùn đất đứng lên nhưng đồng thời cũng là sự khái quát về tương lai tươi sáng của dân tộc. Đoạn thơ không chỉ thuyết phục người đọc về ý mà còn gây nên những ấn tượng mạnh nhờ những hình ảnh thực tế nhưng lại giàu chất so sánh, tượng trưng. 
	III. KẾT LUẬN:
- “Đất nước” là bài thơ hay nhất trong đời thơ của Nguyễn Đình Thi. 
- Bài thơ có cái nhìn tổng hợp, sâu sắc về đất nước ; thể hiện tình yêu sâu nặng của nhà thơ đối với đất nước..

---------------------------

Bài 7
 VỢ CHỒNG A PHỦ
 (Tô Hoài) 	
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Tô Hoài là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Sau Cách mạng tháng Tám, ông rất thành công với mảng đề tài viết về miền núi. 
- “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn tiêu biểu của văn xuôi chống Pháp về đề tài miền núi. Truyện là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc của nhà văn (1952).
- Thông qua số phận của Mị và A Phủ, tác giả thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng con người và ngợi ca ý nghĩa nhân đạo của sự nghiệp giải phóng con người thoát khỏi tối tăm và áp bức.
II. NỘI DUNG CHÍNH: 
Chú ý phân tích tác phẩm ở các khía cạnh sau:
	1. Tác phẩm đã miêu tả được những thân phận tôi đòi, nô lệ dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi	
a) Thông qua cuộc đời nhân vật Mị :
- Mị là nạn nhân của sự vùi dập về thể xác: (bị bóc lột sức lao động thậm tệ; bị đánh đập, bị trói và bỏ đói bất cứ lúc nào…) 
- Mị là nạn nhân của sự vùi dập về tinh thần : (căn buồng Mị ở tối tăm, chỉ thông ra thế giới bên ngoài qua một cửa sổ “lỗ vuông bằng bàn tay”; Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”…)
	b) Thông qua cuộc đời A Phủ : 
- Là chàng trai khỏe mạnh, giỏi giang, con gái trong làng nhiều người mê.
- Vì không chịu được sự bất công cũng như thái độ hống hách, cậy quyền thế của A Sử - con trai thống lý Pá Tra, A Phủ đã đánh A Sử. A Phủ bị bắt, phải vay nhà thống lý một trăm đồng bạc hoa xòe để nộp vạ cho làng và trở thành người ở trừ nợ.
- Vì để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị thống lý Pá Tra trói đứng và bỏ đói đến gần chết. 
	-> Thân phận con người không bằng con vật.
	2.2. Tác phẩm miêu tả sức sống tiềm tàng và quá trình gíác ngộ cách mạng của người dân miền núi:
	a) Qua nhân vật Mị :
- Dù bị áp chế về cả thể xác và tinh thần, tâm hồn Mị vẫn không hoàn toàn giá lạnh. Bên trong cái dáng lùi lũi như con rùa nuô

File đính kèm:

  • docTai Lieu DH tap 1.doc