Phân tích hình tượng ông lái đò trong tác phẩm "Người lái đò Sông Đà" để làm rõ nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hình tượng ông lái đò trong tác phẩm "Người lái đò Sông Đà" để làm rõ nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VĂN HỌC (Chương trình Ngữ văn 12 Nâng cao) Đề 1: Phân tích hình tượng ông lái đò trong tác phẩm "Người lái đò Sông Đà" để làm rõ nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân. GỢI Ý 1. "Người lái đò Sông Đà" (trích Sông Đà-1960) là thiên tùy bút đặc sắc của Nguyễn Tuân. Nổi bật trong tác phẩm, bên cạnh con Sông Đà hung bạo và trữ tình là ông lái đò- "chất vàng mười" Tây Bắc. Đây là hình tượng vừa mang tính khám phá mới vời in đậm dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân. 2. Phân tích hình tượng ông lái đò - Ông lái đò mang tố chất và đặc điểm của một người lao động sông nước + Ông già 70 tuổi, giành phần lớn đời mình cho nghề lái đò, "trên Sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần ..." + Tay lêu nghêu, chân khuỳnh khuỳnh, giọng ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh, nhỡn giới vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó ... - Trong trận chiến Sông Đà, ông vừa như một vị tướng dũng mãnh, lại vừa như một nghệ sỹ tài hoa với tư thế hiên ngang, ung dung, tự tin + Khi vượt trùng vây thạch trận: tỉnh táo, bình tĩnh chỉ huy (“vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo của người cầm lái”); có cách xử lí hợp lí trước trập trùng nguy hiểm của đá thác sông Đà (như viên tướng tài ba thoát khỏi bát quái trận đồ của kẻ thù). + Sau khi vượt thác: ung dung đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và bàn về cá anh vũ. -Vượt qua ba trùng vây thạch trận đầy hiểm ác của Sông Đà một cách khéo léo, tinh tế, dũng cảm. Ông lái đò là một hình tượng đẹp về con người lao động mới. Đây là một phát hiện của Nguyễn Tuân ở chặn đường sáng tác sau Cách mạng tháng Tám 1945. 3. Những nét độc đáo trong cách miêu tả ông lái đò của Nguyễn Tuân. - Khai thác hình tượng nhân vật chủ yếu ở bình diện tài hoa, nghệ sỹ. - Khắc họa cái ghê gớm của Sông Đà là cách gián tiếp để ngợi ca sự thông minh, dũng cảm của ông lái đò. - Ngôn ngữ miêu tả phong phú, giàu tính tạo hình và các thủ pháp nhân hóa, so sánh chuẩn xác, độc đáo để làm nổi bật nhân vật. Đề 2: Phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm "Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. GỢI Ý Trong tác phẩm, con sông Đà được miêu tả như một "nhân vật" độc đáo, đầy sức sống với nét tính cách nổi bật: hung bạo và trữ tình. (Nguyễn Tuân luôn viết hoa 2 chữ Sông Đà). 1. Con Sông Đà hùng vĩ, hung bạo. - Tính chất hung dữ, hiểm trở của con sông Đà được biểu hiện qua vẻ ngoài hoang sơ, hùng vĩ và "tâm địa độc ác" của loài thủy quái: + Cảnh bờ sông dựng vách thành, những quãng lòng sông hẹp như "yết hầu". + Con sông là cả chân trời của sóng, đá và gió. + Những hút nước ghê rợn + Những thác nước như "thạch trận" hiểm ác. - Giọng văn phóng túng, phối hợp nhiều tri thức, thủ pháp so sánh, nhân hóa độc đáo, ngôn từ phong phú giàu giá trị tạo hình... kích thích trí tưởng tượng của người đọc. 2. Con Sông Đà trữ tình. - Vẻ đẹp Sông Đà luôn được tác giả miêu tả trong sự soi chiếu với vẻ đẹp con người (có lúc thấy Sông Đà như một "cố nhân", có lúc như một "cô gái kiều diễm"- con Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một án tóc trữ tình...) - Nguyễn Tuân phát hiện tinh tế sự biến đổi màu sắc của Sông Đà qua nhiều không gian và thời gian (mùa xuân sông Đà xanh ngọc bích, mùa thu "lừ lừ chín đỏ"); Phát hiện vẻ đẹp của "cái nắng tháng ba Đường thi" trên sông Đà. - Vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ, vĩnh hằng ("Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa", ...). Con sông Đà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân trở thành một nhân vật độc đáo, có cá tính và linh hồn. Hình tượng Sông Đà ẩn chứa tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc của người nghệ sĩ tài hoa. Đề 4: Phân tích nhân vật Tràng và người đàn bà "Vợ nhặt" trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân GỢI Ý 1/Bị cái đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm: a/Tràng: -Đi từng bước mệt mỏi, cái đầu trọc chúi về đằng trước… -Không có tiền cưới vợ. Ngày vui, vợ chồng phải ăn cám. b/Người vợ nhặt: -Rách rưới, tả tơi gầy sọp, trên khuôn mặt lưỡi cày chỉ còn thấy hai con mắt. -Không có nổi cái tên, không duy trì nổi lòng tự trọng để phải theo không Tràng chỉ sau bốn bát bánh đúc. 2/Có khát khao nương tựa, khát khao muốn được gắn bó vào cuộc đời của người khác để được tồn tại, để sống, để cho cuộc đời mỗi người trở nên có ý nghĩa hơn: a/Tràng: -Lúc đầu: chỉ đùa. Trên đường đưa người vợ nhặt về: tâm hồn tràn đầy tình nghĩa, quên luôn cả mùa đói. -Sáng hôm sau: Cảm nhận rõ hạnh phúc “thấm thía cảm động” của mái ấm gia đình. b/Người vợ nhặt: -Lúc đầu: Chỉ định gắn với Tràng để tồn tại qua mùa đói. -Sáng hôm sau: cuộc sống gia đình thay đổi thị, biến thị thành “người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn”. 3/Có sự hy vọng, tin tưởng vào tương lai: -Tràng: Nghĩ đến chuyện tu sửa căn nhà, chuyện sinh con đẻ cái, chuyện lo lắng cho vợ con sau này, chuyện đám ngưòi phá kho thóc Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ tượng trưng cho Việt Minh. -Người vợ nhặt: Cùng mẹ chồng quét tước thu dọn nhà cửa, sân vườn mong mang lại một sinh khí mới. Trở nên hiền hậu đúng mực. Nói đến chuyện các vùng khác không đóng thuế, phá kho thóc Nhật, chuyện Việt Minh. Đề 5: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân GỢI Ý 1/Ngạc nhiên: -Ngạc nhiên: đứng sững lại, hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn, quay nhìn Tràng không hiểu (thấy người đàn bà bên Tràng). -Băn khoăn ngồi xuống giường khi nghe người đàn bà chào. 2/Lo âu, thương cảm, tủi thân: -Cúi đầu, kẽ mắt rỉ xuống hai dòng nước mắt (buồn vì không lo nổi đám cưới cho con, sợ con và dâu “có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát”?). -Nghẹn lời, nước mắt “cứ chảy xuống ròng ròng”. 3/Hy vọng, tin tưởng ở tương lai: -Nói đến chuyện nuôi gà, chuyện sẽ có một đàn gà nay mai.Nói đến triết lí “ai giàu ba họ ai khó ba đời” để động viên con và dâu về một viễn cảnh thoát đói nghèo. -Thu dọn, quét tước nhà cửa, sân vườn mong mang lại một sinh khí mới. Đề 6: Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn NĐCTGĐ của nhà văn NT để thấy được vẻ đẹp người con gái VN thời chống Mĩ GỢI Ý 1. Vẻ đẹp của một cô gái đời thường: - Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (Tranh công bắt ếch, vết đạn bắn tàu giặc) song có cái duyêndáng của thiếu nữ mới lớn (Bịt miệng cười khí chú Năm cất giọng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, thích soi gương- đi đánh giặc còn cái gương trong túi, ...). - Thương em, biết nhường nhịn em; biết tính toán việc nhà. - Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiên bàn thờ má gửi trước nagỳ tòng quân...). - Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến là hình ảnh sinh động của cô gái VN trong cuộc sống đời thường những năm chiến tranh chống Mĩ. 2. Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng: - Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm. - Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc. - Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì ato mất, vậy à". - Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được NT miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ.Nhưng nếu câu chuyện của gđ Chiến là một "dòng sông" thì Chiến là khúc sông sau- cô giống mẹ nhưng cũng rất khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gđ, quê hương. 3. Đánh giá: Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái VN thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng nhưng cũng rất mực anh hùng. Cô tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gđ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN. NT thành công trong việc xd hình tượng nhân vật nữ anh hùng thời chống Mĩ tính cách đậm nét và giàu màu sắc Nam Bộ.
File đính kèm:
- Phan tich nhan vat tu su 12 P1.doc