Phân tích một bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu

docx2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích một bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[Văn 9] Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

Nhà thơ Chính Hữu nổi tiếng trong thơ ca yêu nước thời chống Pháp với phong cách thơ bình dị, cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha trầm hùng, vừa sâu lắng, hàm xúc. Nội dung sáng tác của ông chủ yếu tập trung vào hình ảnh người lính, đặc biệt là tình cảm đồng chí đồng đội và bài thơ tiêu biểu nhất là “Đồng chí” – 1 bài thơ nói về tình đồng chí đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng, đồng thời còn hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến, giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sang trọng hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu
 	Trước hết, ở đoạn đầu, với 7 câu thơ tự do dài ngắn khác nhau, có thể xem là sự lí giải về cơ sở hình thành tình đồng chí. Ở 2 câu đầu, tác giả đã nói lên sự giống nhau về hoàn cảnh xuất thân nghèo khó của 2 người lính: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” 	Những người lính từ những phương trời khác nhau, không hề quen biết nhau, nhưng họ lại đồng điệu trong nhịp đập trái tim, trở thành thân thiết tự lúc nào: “Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.” 	Cùng tham gia kháng chiến chống Pháp với mục đích giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, giữa những người lính đã nảy nở 1 thứ hình ảnh cao đẹp: tình đồng chí – tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ, mà còn là sự gắn kết trọn vẹn về cả lí trí lẫn lí tưởng và mục đích cao cả: cứu vớt non sông, giành lại độc lập. Hai câu thơ tiếp theo đã thể hiện rõ điều đó – sự giống nhau về mục đích, lí tưởng chiến đấu của 2 anh vệ quốc thời chống Pháp:  “Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” 	Hai tiếng “đồng chí” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng, như một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ. “Đồng chí” là 1 tình cảm cách mạng mới mẻ chỉ có ở thời đại mớiCả 7 câu thơ chỉ có duy nhất một từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung giai cấp, xuất thân nghèo khó, chung cảnh ngộ khó khăn, thiếu thốn, chung trí hướng, khát vọng.10 câu thơ tiếp theo diễn tả những hành động cụ thể về vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội. Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” 	Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương : ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa,... Từ "mặc kệ"cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi. Tình đồng chí không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà còn giúp họ vượt qua nỗi nhớ quê hương, nhớ người thân. Tình đồng chí còn giúp họ vượt qua được mọi thiếu thốn về vật chất, tiếp thêm sức mạnh cho họ để cùng vượt qua những trận sốt rét rừng: “Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.” 	Những hình ảnh thơ được đưa ra rất chân thực, cô đọng và gợi cảm, diễn tả sâu sắc sự đồng cam cộng khổ của những người lính giúp các anh có thể vượt lên trên mọi thiếu thốn gian truân cực nhọc của đời lính cách mạng hào hùng: “Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày” 	Họ đã tìm đến với nhau, nắm tay nhau, truyền hơi ấm cho nhau để cùng nhau vượt qua mọi gian khổ. Cử chỉ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thật cảm động, chứa chan tình cảm chân thành 	Bài thơ “Đồng chí” không rực rỡ chiến công mà rực rỡ tình ấm nóng3 câu cuối của bài thơ là biểu tượng đẹp nhất, giàu chất thơ nhất về tình đồng chí, đồng đội cao đẹp: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.” 	Tư thế chủ động chờ giặc, bất chấp cả hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt của người lính đã được Chính Hữu khắc họa rất thành công, đặc biệt là câu thơ cuối. Ý thơ ca ngợi sức mạnh của tình đồng đội giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết, tình đồng chí đã sưởi ấm lòng các anh giữa khung cảnh lạnh lẽo buốt giá. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích chờ giặc của nhà thơ. Nhưng đây là hình ảnh đẹp và gợi nhiều liên tưởng phong phú: súng và trăng là xa và gần, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng,… Tất cả đã hòa quyện bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ ngư nhãn tự của cả bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là 1 biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết
 	Ngôn ngữ thơ cô đọng, hình ảnh chân thực, gợi tả, có sức khái quát cao, nhằm diễn tả cụ thể, sinh động 1 tình cảm cách mạng thiêng liêng: tình đồng chí – một tình cảm chân thực, ấm nóng, không phô trương mà lại vô cùng lãng mạn và thú vị. Bài thơ giống như 1 lời tâm tình tha thiết, đánh dấu 1 bước ngoặt mới cho khuynh hướng sáng tác của thơ ca kháng chiến, đặc biệt là cách xây dựng hình tượng người lính cụ Hồ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

File đính kèm:

  • docxPhan tich bai tho Dong chi cua Chinh Huu.docx