Phân tích nhân vật Việt để làm sáng tỏ nhận định: bản chất hồn nhiên, vô tư nhưng cũng thật đường hoàng, chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường không khuất phục giặc bạo tàn

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích nhân vật Việt để làm sáng tỏ nhận định: bản chất hồn nhiên, vô tư nhưng cũng thật đường hoàng, chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường không khuất phục giặc bạo tàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VĂN HỌC
(Chương trình Ngữ văn 12 Nâng cao)


Đề 7: phân tích nhân vật Việt để làm sáng tỏ nhận định: bản chất hồn nhiên, vô tư nhưng cũng thật đường hoàng, chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường không khuất phục giặc bạo tàn.

GỢI Ý
1.Bản chất hồn nhiên, vô tư: 
- Ngây thơ, hiếu động (suốt ngày bắt ếch, bắn chim, câu cá; đi bộ đội còn mang theo ná thun...)
- Thương chị nhưng hiếu thắng, hay giành phần hơn (bắt ếch, bắn tàu, nhập ngũ), hay vô tâm (mọi việc ỉ lại cho chị và chú Năm)
- Thương chị cũng rất trẻ con, hồn nhiên, "giấu chị như giấu của riêng" trước đồng đội.
- Lúc bị thương nằm ở chiến trường thì không sợ chết mà sợ ma, khi gặp đồng đội thì vừa khóc vừa cười.
2 Tư thế của người chiến sĩ trẻ: (mang dòng máu truyền đời của gđ, dân tộc gan góc...)
- Còn nhỏ mà xông thẳng vào thằng giặc giết hại cha mình mà đá, tòng quân quyết tâm trả thù cho ba má.
- Ý thức rõ mối thù đè nặng trên vai (lúc khiêng bàn thờ má đi gửi).
- Khi xông trận, Việt rất dũng cảm và lập chiến công (dùng thủ pháo tiêu diệt 1 xe bọc thép).
- Bị thương nằm ở chiến trường vẫn sẵn sàn tư thế đánh giặc "tao sẽ chờ mày đến"...
	Ngoài ra, Việt còn là người giàu tình cảm yêu thương. Nằm ở chiến trường, anh không nghĩ đến mình, chỉ nhớ gđ và anh em đồng đội. Chính điều đó tạo sức mạnh cho anh vượt qua đau đớn.
 * Đánh giá: Nhân vật điển hình cho thế hệ trẻ miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thành công nhất là ở:
- Việc phân tích, diễn tả tâm lí, đời sống nội tâm chân thật, sống động.
- Đậm màu sắc Nam Bộ: hồn nhiên, giàu tình nghĩa nhưng gan góc, kiên cường; ngôn ngữ sinh động, giản dị.

Đề 8: Phân tích nhân vật cô Hiền để làm nổi bật tính cách của "Một người Hà Nội" trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Khải.

GỢI Ý
 Tác phẩm "Một người Hà Nội" rất tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Khải sau 1975 với cảm hứng thế sự và tính chất triết luận đậm nét. Là một người HN bình thường, cô Hiền đã cùng HN, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người HN: Bản lĩnh và trí tuệ, văn hoá và tinh tế, đặc biệt là giàu lòng tự trọng.
	Biểu hiện:
a, Vẻ đẹp của một con người lịch lãm qua lối sống:
- NghÒ lµm hoa giÊy: nÐt ®Ñp v¨n ho¸, tµi hoa.
- C¸ch bµi trÝ nhµ cöa, sinh ho¹t, c¸ch ®ãn TÕt: trang nh·, sang träng.
- Vui buån víi c©y si cæ thô ë ®Òn Ngäc S¬n ...
 b, Quan niệm nghiêm túc về gia đình, coi trọng giáo dục con cháu, ý thức cao về việc giữ gìn văn hoá Hà Nội
- ViÖc h«n nh©n: ®Æt tr¸ch nhiÖm lµm mÑ, lµm vî lªn trªn mäi thó vui kh¸c (Mét phô n÷ nhan s¾c, yªu v¨n ch­¬ng, giao du víi nghÖ sü nhưng lÊy chång là «ng gi¸o tiÓu häc hiÒn lµnh, ch¨m chØ khiến c¶ HN ng¹c nhiªn).
- Chăm lo xây dựng nhân cách cho con cháu (dừng sinh ở tuổi 40, dạy con từ việc nhỏ nhặt đến việc lớn là tư tưởng, lối sống) 
c, Người mẹ thương con, yêu nước và giàu lòng tự trọng:
- "Đau đớn mà bằng lòng" cho con đi bộ đội (giằng xé âm thầm giữa tình thương con và lòng yêu nước, giữa lo âu và ý thức danh dự)
- Việc cho con đi bộ đội là một quyết định khó khăn nhưng thành thực của người mẹ giàu lòng tự trọng.

Đề 9: Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

GỢI Ý

	Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành đậm đặc không khí Tây Nguyên và rất tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi của văn học thời kì chống Mĩ cứu nước.
1. Yêu thương, gắn bó với bản làng quê hương:
- Ba năm đi lực lượng vẫn luôn nhớ tiếng chày tượng trưng cho nhịp sống của làng.
- Bị đốt mười đầu ngón tay, không nghĩ đến an nguy của bản thân, chỉ sợ bản làng không có người cán bộ lãnh đạo dân làng đánh giặc.
2. Yêu thương, che chở cho người thân:
- Xé đôi tấm dồ làm tấm choàng cho Mai điệu con.
- Nhảy xổ vào giữa bọn lính, ôm choàng Mai và con khí thấy bọn thằng Dục dùng gậy sắt đánh Mai và con (chấp nhận cái chết)
3/Thông minh mưu trí, gan góc bất khuất:
-Đi liên lạc: xé rừng đi, không đi đường mòn; lựa chỗ thác mạnh bơi ngang. 
-Bất chấp khủng bố (treo cổ anh Xút, chặt đầu bà Nhan), vẫn liên lạc tiếp tế cho cán bộ. Bị đốt mười đầu ngón tay vẫn chịu đựng nỗi đau, không thèm kêu van.
4/Tin tưởng, tuyệt đối trung thành với cách mạng:
-Giặc khủng bố, tù đày nhưng Tnú vẫn theo cách mạng, luôn ghi nhớ lời dạy của Cụ Mết: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”.
-Bị đốt mười đầu ngón tay, vẫn gia nhập bộ đội giải phóng để chiến đấu.
5/Có tinh thần kỷ luật cao:
-Không uống nước suối vì Dít (bí thư chi bộ) đã có lệnh cấm uống.
-Nhớ làng nhưng không dám về, về thăm làng chỉ đúng một đêm như cấp trên cho phép.
* Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật:
- Nhân vật Tnú được xây dựng đậm nét về ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ ... làm toát lên phẩm chất anh hùng và đậm chất Tây Nguyên.
- Câu chuyện về cuộc đời Tnú được kể qua lời già làng (cụ Mết)- như lời kể khan, kết hợp với dòng hồi tưởng của Tnú bên bếp lửa; giọng điệu, ngôn ngữ trang trọng mang tính sử thi.

Đề 10: Phân tích nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.

GỢI Ý

- Người đàn có cuộc đời bất hạnh và đau khổ bởi cái nghèo, đông con và thói vũ phu của chồng.
+ Tuổi ngoài 40, xấu xí (thô kệch, rỗ mặt), lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi.
(Gợi ấn tượng về 1 cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ)
+ Nạn nhân của thói vũ phu bạo hành trong gia đình với thái độ nhẫn nhục, cam chịu (Người đàn ông đánh vợ để giải toả nỗi uất ức vì nghèo,cuộc sống trĩu nặng mưu sinh "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng").
- Trong hình ảnh người đàn bà đau khổ vẫn ẩn chứa vẻ đẹp của tình yêu thương con và lòng vị tha cao cả.
+ Nguồn gốc mọi sự chịu đựng: tình thương vô bờ đối với những đứa con (Trên thuyền cần có người đàn ông để chèo chống, Đám đàn bà hàng chài … phải sống cho con chứ không thể sống cho mình).
+ Hiểu rõ nỗi uất ức của chồng, thông cảm với chồng.
- Trong cuộc đời đầy bất hạnh, khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
+ "Vui nhất là lúc nhìn dàn con chúng nó được ăn no."
+ "Ở trên thuyền, cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ".
+" Hạnh phúc là đẻ con, nuôi con cho đến khi khôn lớn".
 Qua câu chuyện của người dàn bà, ta càng thấy rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống. Trong bất hạnh vẫn có niềm hạnh phúc.


Đề 11: Phân tích nhân vật người nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu để làm nổi bật chuyển biến nhận thức của anh về mối quan hệ giữa cái đẹp và cuộc sống.

GỢI Ý
1. Là một nghệ sĩ đi tìm cái đẹp, anh đã khám phá ra tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ: chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm. (trong niềm hạnh phúc đến ngây ngất trước cái đẹp, Phùng "khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn", rằng "cái đẹp chính là đạo đức").
2. Sự đỗ vỡ về cái đẹp lí tưởng khi chiếc thuyền vào bờ với hiện thực cuộc đời trần trụi. (Người chồng vũ phu. Người vợ nhẫn nhục, cam chịu sự ngược đãi của chồng mà không biết mình đã làm tổn thương tâm hồn đứa con. Cậu bé thương mẹ, bênh vực mẹ nên căm ghét cha mình)
3. Hiện thực đó (nhất là qua câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện) tạo nên chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của Phùng về mối quan hệ giữa cái đẹp và cuộc sống.
+ Trước đó, dù rất tốt bụng, cao thượng nhưng anh ít thực tế, nặng định kiến, quan niệm sống còn đơn giản (phẫn nộ, ra tay "trượng phu" trước cảnh bạo hành, có cái nhìn định kiến về người đàn ông, khuyên người vợ bỏ chồng).
+ Sau đó nhận ra: cuộc đời thật không đơn giản, có cái có lí trong cái tưởng như nghịch lí; đằng sau cái đẹp có thể là hiện thực đắng cay, nghệ thuật không thể xa lạ với số phận con người.
* Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một tình huống truyện độc đáo mang tính nhận thức. Nhân vật Phùng đậm tính chất luận đề. Đó cũng là sự trăn trở của nhà văn đầy trách nhiệm trước cuộc đời mới, sau khi ông đã đi qua "cái thời lãng mạn" ở Trường Sơn.

---------------- HẾT----------------

File đính kèm:

  • docPhan tich nhan vat tu su 12 P2.doc
Đề thi liên quan