Phân tích tình cảnh lẻ loi của người trinh phụ

doc1 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tình cảnh lẻ loi của người trinh phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVIII với nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, Chinh Phụ Ngâm đã mau chóng đi vào lòng mọi tầng lớp quần chúng. Trải qua hơn hai thế kỉ rưỡi cho đến nay, Chinh Phụ Ngâm luôn giữ nguyên giá trị của một viên ngọc văn chương sáng ngời, một sản phẩm đáng tự hào của xứ sở vốn "nổi tiếng thi thư". Trong đó, đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy rõ tâm trạng cô đơn của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai tác giả Đặng - Đoàn, với nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.Dạo hiên vắng thầm gieo từng bướcNgồi rèm thưa thác rủ đòi phenNgoài thềm thước chẳng mách tinTrong rèm dường đã có đèn biết chăngĐèn có biết dường bằng chẳng biết,Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.Buồn rầu nói chẳng nên lời,Hoa đèn kia với bóng người khá thương.Đây là lời than thở triền miên, da diết của người phụ nữ có chồng ra trận. Tác giả đã dùng bút pháp miêu tả nội tâm qua ngoại hình, hành động lặp đi lặp lại không mục đích của người chinh phụ và dáng vẻ buồn rầu, ủ ê không nói lên lời.Giữa cái không gian tĩnh mịch của đêm, tiếng bước chân chậm rãi như gieo vào lòng người cái âm thanh lẻ loi cô độc.Nếu với Pu-skin trên con đường mùa đông vắng vẻ, cô đơn hơn bởi tiếng lục lạc đơn điệu thì người chinh phụ cô đơn hơn khi nghe tiếng bước chân của mình. Bồn chồn lo lắng tin chồng, người chinh phụ chỉ biết quanh quẩn “ngồi rèm thưa” và chờ đợi. Song, càng chờ đợi, nàng càng lúng túng, bế tắc và tuyệt vọng khi mà ngoài thềm một chút tin tức cũng không có. Nỗi đau đớn âm thầm nhưng quá lớn ấy khiến nàng khao khát có sự đồng cảm. Nhưng chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng mà thôi. Liệu ngọn đèn có thấu hiểu được không hay sức nặng của nỗi cô đơn, của sự nhung nhớ lại dồn cả lên nàng. Tám câu đầu đoạn trích là một cuộc trò chuyện giữa người chinh phụ với một nhân vật không thể nào trò chuyện: đó là ngọn đèn. Điều này lạ nhưng có thật. Ngọn đèn trong cảnh ngộ của nàng như một thứ tri âm đơn tuyến. Nó biết lắng nghe và thấu hiểu khi người nói bộc bạch giãi bày. Và về phía người nói tuy không nhận được hồi âm nhưng ít nhất ngọn đèn cũng là cái địa chỉ để dốc bầu tâm sự. Tâm sự đó tuy chưa nói ra ta vẫn hiểu. Đó là tâm sự của một kẻ cô đơn vì đang thiếu vắng cái nửa mình còn lại. Ở đây là hình ảnh người chồng đi ciến trận chốn biên cương. Cách sử dụng thi liệu ngọn đèn trong thơ ca không hiếm, nó đã thao thức với ca dao:"Đèn thương nhớ ai mà đèn chẳng tắt?". Và lần này nó đi vào khúc ngâm của người thiếu phụ. Khúc ngâm ở đây mở đầu bằng một bối cảnh "một mình", một mình trong sự u sầu cô tịch: Hiên gác vắng vẻ, bước đi như trong giấc chiêm bao (thầm gieo). Tất cả đã ngủ yên. Chỉ có ngọn đèn còn thức. Sự sống nơi này thật leo lét biết bao: " Ngoài rèm ..... biết chăng?" Bởi vậy ngọn đèn mới như chiếc phao cứu sinh với người đang trôi dạt. Nó định hình cho tâm tưởng giữa mờ mịt, tăm tối, mơ hồ. Cuộc hội thoại mới bật lên như một tình cờ tương ngộ. Nhưng một thắc mắc vẫn dội lên với một ý thơ day dứt:" Đèn có ... biết?". Ba chữ biết băng khoăn như tâm trang nửa chừng: Ngọn đèn là nơi neo đậu niềm tin hay nó chỉ chấp chới như thứ tín hiệu ảo. Trong câu thơ, việc dùng đại từ nhân xưng cũng lạ....( còn)

File đính kèm:

  • docphan tich tinhcanh le loi cua nguoi trinh phu.doc