Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ Thạch Lam

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ Thạch Lam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HAI ĐỨA TRẺ
Thạch Lam
I/ TÁC GIẢ
Thạch Lam (1910-1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, là thành viên của tự lực văn đoàn. Oâng sinh tại Hà Nội. Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất, ông làm báo viết văn và trở thành một trong những cây bút chủ chốt của các báo: phóng hóa, ngày nay.
Sáng tác của Thạch Lam gồm cả truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút nhưng đặc sắc nhất là truyện ngắn. Oâng viết nhiều về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của những người dân nghèo phố huyện hay ngoại ô Hà Nội. Truyện ngắn Thạch Lam thường không có cốt truyện, những lại giàu tâm tình, tâm trạng, lời văn bình dị mà gợi cảm. Nhiều truyện của ông mở ra một thế giới thầm kín bên trong của con người với biết bao cảm tưởng, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế,…và cũng làm đọng lại trong lòng người đọc thật nhiều dư vị.
Tác phẩm chính của Thạch Lam: Gió đầu mùa(truyện ngắn 1937), Nắng trong vườn( 1938), Hà Nội băm sáu phố phường (tùy bút 1943),… “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn khá tiêu biểu của Thạch Lam, được in trong tập nắng trong vườn.
* Thế giới truyện ngắn Thạch Lam:
- Nếu đặt truyện ngắn, tiểu thuyết Thạch Lam cạnh truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà văn khác trong Tự lực văn đoàn, người ta dễ dàng nhận thấy chất hiện thực nổi lên khá đậm trong những trang viết của ông. Còn nếu đặt truyện ngắn Thạch Lam bên cạnh truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, lại dễ dàng nhận thấy mấy nét nổi bật sau:
+ Thường viết hay và xúc động về cuộc sống con người nơi phố huyện, ngoại ô.
+ Thường không chú ý xây dựng cốt truyện mà chú ý đến việc phô diễn tâm trạng, khắc họa cảm giác.
+ Văn Thạch Lam có vẻ đẹp đằm thắm, nhẹ nhàng.
- Vai trò và sức gợi tả cảm giác trong sáng tác của Thạch Lam
+ Đọc sáng tác của Thạc Lam, nhất là truyện ngắn, người ta thường thấy bùi ngùi xót thương trước những cảnh đời lầm than, hay bâng khuâng, man mác trước trạng thái tâm hồn của ai đó hình như rất quen thuộc với mình. Ong hay viết và tỏ niềm thương cảm “những người nghèo khổ đang lầm thanh trong cái đói rét cả một đời”
+ Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam là thế giới của những cảm giác. Ở đó, nhà văn thường cho nhân vật tự mình cảm nhận, cảm thấy tất cả. Nhà văn không hề làm thay cho độc giả, càng không làm thay cho nhân vật của mình. Ở đó tâm hồn nhân vật luôn rộng mở, mài sắc cảm giác để thấy, để cảm thế giớ theo cái cách nhìn của chính mình và qua đó mà lắng nghe tâm hồn mình khẽ rung lên,…
II/ TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ”
1/ Nội dung cảm hứng của truyện:
 Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” khá tiêu biểu cho truyện ngắn Thạch Lam, được in trong tập “Nắng trong vườn”
Đọc “Hai đứa trẻ”, người ta như cùng lúc lắng nghe được nhiều tiếng nói khác nhau, hòa phối trong nhau, theo đó, truyện ngắn cũng toát lên nhiều ý nghĩa khác nhau, khi nhìn từ nhiều góc độ khác nhau:
+ Hai đứa trẻ như một bài thơ êm dịu về quê hương trong kí ức tuổi thơ.
+ Tác phẩm là lời cảnh tỉnh của nhà văn đối với kiếp người sống quẩn quanh, đơn điệu, mòn mỏi.
+ Niềm trân trọng đối với từng điều mong ước nhỏ nhoi, khiêm nhường nhất của con người bất hạnh bị “bỏ quên” nơi ga xép của những chuyến tàu thời gian,…
Tuy vậy cảm hứng bao trùm “Hai đứa trẻ” vẫn là niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với cuộc sống chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh của những con người nhỏ nhoi nơi phố huyện bình lặng, tối tăm, cùng những điều mong ước khiêm nhường mà thiết tha của họ
2/ BỨC TRANH ĐỜI SỐNG PHỐ HUYỆN NGHÈO
Bối cảnh câu chuyện là một phố huyện nghèo xơ xác, có đường tàu đi qua, một ga xép, một cái chợ nhỏ bé nằm giữa thôn xóm và cánh đồng. Thời gian là một buổi chiều muộn và cảnh đầu hôm cho đến lúc chuyến tàu chạy qua. Có hai đứa trẻ ngồi trong một ngôi hàng xén nhỏ nhoi ngồi ngắm nhìn cảnh vật và cố thức đợi chuyến tàu đi qua.
1/ Cảnh phố huyện lúc chiều tà
- Bức tranh quê: Chuyện mở ra một thời điểm phố huyện lúc chiều xuống. Tiếng là phố huyện nhưng chỉ là một thị trấn nhỏ bé, nghèo nàn, xơ xác. Cảnh một chiều hè muộn ở đồng quê được tác giả miêu tả: “ Phương tây đỏ rực như lửa cháy,..một buổi chiều êm ả như ru”, có tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng. Màn đêm dần buông xuống, tiếng muỗi kêu vo ve trong các cửa hàng hơi tối. Chỉ qua vài chi tiết miêu tả, bức tranh quê hiện lên dưới ngòi bút tinh tế của Thạch Lam trở nên gần gũi, thân thiết, bình dị mà nên thơ. 
- Bức tranh đời sống phố huyện nghèo được quan sát, cảm nhận qua tâm hồn ngây thơ, nhạy cảm của hai đứa trẻ – Hai chị em Liên và An.
 Trời nhá nhem tối, các nhà đã lên đèn “Đèn trong nhà bác phở Mỹ, đèn Hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách…”. Cát trên phố “lấp lánh từng chỗ”, đường mấp mô thêm. Chợ đã vãn từ lâu, không một tiếng ồn ào, vỏ thị, vở bưởi, lá nhãn, bã mía và rác rưởi còn lại trên đất. Vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ lom khom đi lại tìm tòi “nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của người bán hàng để lại”. Chúng đi lại chập chờn như những linh hồn bơ vơ.
=> Cái nghèo là cảnh đời chung của mọi người và mọi nhà vàc ái mùi ẩm ẩm bốc lên, mùi cát bụi lẫn hơi nóng mà Liên tưởng là mùi riêng của đất quê hương. Đó chính là cái mùi vị của lầm than và nghèo khổ.
- Tâm trạng của Liên:
Bức tranh lúc chiều muộn thệt êm ả nhưng thấm đượm một nỗi buồn trong tâm hồn của cô bé Liên: “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” Viết là “không hiểu sao” nhưng thực ra Thạch Lam đã đem cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn để giải thích cho cái cảm tưởng, cảm giác “thấy buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” của nhân vật này. Chỗ tinh vi của Thạch Lam đã miêu tả cảnh phố huyện lúc chiều muộn, mọi hình ảnh đều gợi cảm giác buồn bâng khuâng man mác phù hợp với tâm trạng của Liên. Tuy nhiên bên cạnh dó điều thú vị hơn là trong bức tranh chiều muộn nơi phố huyện hình như có sự trộn lẫn giữa hai loại chi tiết, hình ảnh, hình ảnh êm đềm thi vị và hình ảnh gợi cảm giác nghèo khó, lam lũ, sa sút. Chẳng hạn “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều” là thơ một, còn “tiếng ếch nhái kêu vang, tiếng muỗi vo ve” thì hình như đã gợi cái lam lũ; “Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều mùa hạ êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái” hay mùi quen thuộc của đất đai, mùi vị của quê hương là thi vị nhưng đến hình ảnh mặt trời tàn, cái chõng tre nát, phiên chợ vãn, những đứa trẻ con nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh các thứ của những người bán hàng để lại trên bãi chợ thì lại là những chi tiết, hình ảnh ngợi cái buồn của buoir chiều quê “thấm thía vào tâm hồn”, nhất là một tâm hồn ngây thơ như “hai đứa trẻ”.
2/ Cảnh phố huyện về đêm
- Bóng tối phủ đầy thiên truyện, phủ mờ cảnh vật và đè nặng lên cuộc đời của những con người bé nhỏ nơi phố huyện nghèo xác xơ. Cửa hàng bé xíu phên nứa dán giấy nhật trình, chiếc chõng tre nơi chị em Liên ngồi ngập đầy bóng tối. Càng về đêm, “đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”. Con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà lại sẫm đen hơn nữa. Tiếng trống cầm canh, tiếng ếch nhái kêu ran từ đồng xa vọng đến, tiếng đòn gánh kĩu kịt,…tất cả đều chìm vào trong bóng tối. Phố huyện càng về đem càng tĩnh mịch và đầy bóng tối. Trong bức tranh phố huyện lúc về đêm có một sự hòa trộ đầy dụng ý: ánh sáng trộn vào bóng tối, hay ngược lại bóng tối trộn vào ánh sáng. Không gian phố huyện có nhiều quầng sáng nhưng cũng nhiều khoảng tối, đến những hòn đá trên đường vào làng cũng “mấp mô thêm vì những hò đá nhỏ một bên sáng, một bên tối”. Nhưng ánh sáng chỉ le lói, chỉ là những “khe sáng”, “chấm sáng”, “hột sáng”,…mà bóng tối đêm vừa mênh mông, hiu quạnh, vừa dày đặc “tối hết cả con đường ra sông, con đường về nhà…”. Điều này gợi một nỗi buồn đầy cảm thương, một nhận thức, dù còn rất mơ hồ về những kiếp người chìm khuất, le lói, những thân phận như bị bỏ quên nơi ga xép nhỏ phố huyện.
- Những con người, mảnh đời lầm lũi đáng thương:
+ Cuộc đời mẹ con chị Tý như gắn liền với màn đêm và bóng tối. “Thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra”. Mẹ của nó, chị Tý đi theo sau đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc. Ngày thì đi mò cua bắt tép, chiều nào cũng dọn hàng từ chập tối cho đến đêm mà “ chả kiếm được bao nhiêu”
+ Hình ảnh bà cụ Thi hơi điên “tiếng cười khanh khách” tay cầm cút rượu soi lên rồi cười giòn giã, “vừa đi vừa ngửa ra đằng sau” dốc cút rượu đánh một hơi cạn sạch, chép miệng, lảo đảo trong bóng tối,…gợi cho ta nhiều thương xót về một cuộc đời xế bóng nơi phố huyện nghèo.
+ Cảnh gia đình bác Xẩm mới thê lương. Tiếng đàn bầu bần bật. Vợ chồng ngồi trên manh chiếu rách, trước mặt là cái chậu thau sắt, thằng con bò la lê ra đất, “nghịch nhặt nhặn những rác bẩn vùi trong cát bên đường”. Và Bác Siêu bán phở rong trong đêm, một thứ quà xa xỉ mà chị em Liên không bao giờ mua được. Đòn gánh bác kêu kĩu kịt, bóng bác mênh mang ngả xuống một vùng đất,…góp phần vào làm cho cảnh đời nơi phố huyện càng trở nên cơ cực, tieu điều.
+ Hai chị em Liên là hình ảnh trung tâm của bức tranh đời sống phố huyện nghèo. Cảnh nhà sa sút, bố Liên mất việc, cả nhà bỏ Hà Nội về quê, mẹ làm hàng sáo. Hai chị em được mẹ cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, vách gián giấy nhật trình, bán lèo tèo vài bao diêm, dăm miếng xà phòng, một ít rượu. 
Cảnh phố huyện nghèo thật thảm đạm, thê lương với những cảnh đời cơ cực, tăm tối. Nhìn cảnh phố huyện, tâm trạng Liên khắc khoải, chờ mong một cái điều gì tốt đẹp, tươi sáng hơn cuộc sống nghèo khổ thường ngày.
3/ Cảnh phố huyện về khuya
- Khi đoàn tàu đi qua phố huyện nghèo rực sáng bởi những “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, …các toa đèn sáng trưng”. Chuyến tàu như đem một chút thế giới khác đi qua, không khí nơi phố huyện trở nên ồn ào, náo nhiệt, “những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sang trọng”. Khi chuyến tàu đi qua, đêm càng trở nên yên tĩnh mênh mông. Chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn. 
- Cuộc sống con người: Cuộc sống của một ngày tàn dần: Chị tý sửa soạn đồ đạc, Bác Xẩm đã ngủ gục trên manh chiếu. Liên chìm dần vào giấc ngủ yên tĩnh.
- Tâm trạng của Liên:
Khi đoàn tàu đến, Liên bị cuốn hút ngay vào đoàn tàu: “Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa xe sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sang trọng”. Đoàn tàu đã đi qua nhưng tâm hồn Liên thì vẫn gửi hút theo nó mãi đến khi chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên các toa sau cùng, xa xa mãi rôi khuất sau rặng tre. Đến lúc ấy cô như sống trong mơ tưởng, trong sự tiếc nuối một cái gì đã qua nhưng dư vang của nó thì vẫn còn đọng lại rõ rệt trong tâm hồn mình: “Liên lặng theo mơ tưởng, Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa của bác Siêu. Vì vậy mà ngày nào cũng vậy chị em Liên cố thức để đợi chuyến tàu đi qua rồi mới ngủ. Đây chính là niềm khao khát, mơ ước một chút gì tươi sáng cho cuộc sống của những con người nhỏ bé nơi phố huyện.
* Bức tranh phố huyện nghèo được nhà văn miêu tả theo trình tự thời gian: phố huyện lúc chiều xuống; phố huyện lúc về đêm; phố huyện khi đoàn tàu đi qua. Tương ứng với mỗi cảnh là một sắc thái cảm xúc, tâm trạng của Liên: buồn man mác, mơ hồ, khó hiểu trước bức tranh cuộc sống nghèo của phố huyện lúc chiều muộn; buồn khắc khoải chờ mong một cái gì tốt đẹp, tươi sáng; buồn thấm thía, sâu xa về một cuộc sống quẩn quanh, không thể đổi thay và mọi cái tươi sáng, tốt đẹp chỉ là khát vọng xa xôi.
* Thạch Lam đã miêu tả bức tranh phố huyện nghèo bằng những cảnh, những ngưòi, những chi tiết rất chân thật và cảm động. Oâng đã dành cho con người, quê hương, những con người nghèo khổ, tăm tối một sự cảm thông và xót thương nồng hậu. Cảnh phố huyện nghèo vựa chân thực vừa chan chứa tinh thần nhân đạo.
4/ Vì sao Liên chị em Liên cố thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua.
+ Chính số phận quẩn quanh bế tắc của những kiếp người tàn, bức tranh của ngày tàn đã như thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của Liên gây cho cô một nỗi buồn man mác.
+ Trong bối cảnh tối tăm, tù túng, vốn là người có trái tim nhạy cảm nên Liên đã để cho tâm hồn mình vượt ra khỏi thực tại ngột ngạt, vươn tới một giấc mơ, một khát vọng khác với cuộc sống nghèo nàn, tăm tối, bế tắc hiện tại. Liên ngồi chờ đợi tàu không phải để bán hàng, không phải vì nhu cầu vật chất. Vì không mong gì ai mua nữa, mà vì một lí do khác “muốn được nhìn thaaysc huyến tàu, đó là hoạt động cuối cùng trong đêm”. Nghĩa là Liên khao khát một sự đổi thay, khát khao một cái gì khác thường, khuấy động cái không khí buồn tẻ, quẩn quanh tù túng, lụi tàn tắt dần trong đêm tối. Thực chất đó là nhu cầu, khát vọng về tinh thần, nhu cầu được sống dù trong khoảng khắc bằng một thế giới khác.
5/ Bình luận về tính nhân đạo trong tác phẩm
+ Qua tâm trạng của chị em Liên, Thạch Lam muốn bộc lộ những ý nghĩ kín đáo nhẹ nhàng nhưng thấm thía biết bao cho tâm hồn người đọc. Đó là tác giả muốn bày tỏ nỗi niềm xót thương, bao la đối với những kiếp người nhỏ bé vô danh không bao giờ biết đến ánh sáng và hạnh phúc. Trong xã hội cũ có biết bao người như thế. Họ đã phải sống cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa, đến trong mơ cũng không biết mơ gì hơn một chuyến tàu đêm vụt qua phố huyện tiêu điều lụi tắt của cuộc đời mình. Cuộc sống của họ cũng sẽ “mốc lên” “rỉ đi”, “mòn ra”, “mục ra” trong tăm tối, đói nghèo buồn chán nơi phố huyện và nói rộng ra là trên đất nước lầm than nô lệ.
+ Qua đó, đồng thời tác giả cũng muốn đánh thức lay tỉnh những tâm hồn uể oải đang lụi tàn, ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn; khao khát được thoát ra khỏi cuộc sống tăm tối đang mòn mỏi muốn chôn vùi họ.
+ Phải có sự thức tỉnh về cá nhân mới có được niềm xót thương và sự lay tỉnh đáng quý ấy. Dường như tác giả muốn nói rằng con người cần phải sống xứng đáng với con ngwoif. Đó chính là giá trị nhân đạo đặc sắc được Thạch Lam thể hiện một cách kín đáo qua tác phẩm giàu chất thơ này.
3/ “HAI ĐỨA TRẺ” THỂ HIỆN RÕ ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM: 
a/ Thấm đượm tình cảm nhân ái
* Hiện thực được phản ánh trong “Hai đứa trẻ” là cảnh đời tẻ nhạt ở một phố huyện nhỏ vào lúc chiều tối. Nhân vật thì bé mọn, cử động lặng lẽ, nói năng ít lời, thấp giọng như hòa lẫn tiếng thở dài.
+ Mẹ con chị tý hàng nước chả kiếm được bao nhiêu tiền nhưng chiều nào cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm
+ Bác Siêu kĩu kịt gánh phở lặng lẽ ra phố huyện đến khuya lại kĩu kịt gánh về.
+ Vợ chồng bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật
trong yên lặng.
+ Thấp thoáng xa xa là những đứa trẻ nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ thứ gì của người đi chợ còn xót lại.
+ Chị em Liên cũng âm thầm, lặng lẽ coi một cái hàng tạp hóa nhỏ.
Bằng năng lực quan sát tinh tế, với tình cảm nhân ái sâu sắc, Thạch Lam đã làm người đọc xúc động khi miêu tả cuộc sông tối tăm, tàn lụi ở một phố huyện buồn hiu.
* Tình cảm nhân ái còn thể hiện sâu sắc qua lòng thương cảm của Liên
+ Đối với mấy đứa trẻ con nhà nghèo, Liên trông thấy động lòng thương.
+ Liên còn thương cảm chính mình. Liên buồn cho cảnh đời hiện tại.
=> Nếu không hóa thân vào nhân vật, không có tình cảm nhân ái sâu sắc, nhà văn khó có thể diễn đạt tâm tình nhân vật tinh tế như vậy
+ Càng buồn thấm thía hơn khi Liên hồi tưởng lại quá khứ.
b/ Thạch Lam có khả năng đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật
* Tiếng nói nội tâm của nhân vật được thể hiện qua tâm trạng của nhân vật Liên ở từng thời khắc của phố huyện nghèo.
* Cảm xúc tinh tế của nhân vật thể hiện tình yêu quê hương đằm thắm, thiết tha:
+ Đó là những rung động của một buổi chiều quê với những âm thanh, đường nét gần gũi, dân dã.
+ Đó là những ấn tượng khó phai mờ về cảnh quan ban đêm trên quê hương nước Việt: Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát,…Vòn trời với hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn những vệt sáng của đom đóm bay là là trên mặt đất,…”
* Ước mơ thầm kín của nhân vật
Ước mơ thoát khỏi cuộc sống tù túng, quẩn quanh nơi phố huyện nghèo.

4/ “HAI ĐỨA TRẺ” TIÊU BIỂU CHO PHONG CÁCH TRUYỆN THẠCH LAM
a/ Truyện ngắn “hai đứa trẻ” in trong tập “ Nắng trong vườn” (1938) là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực cao, vừa thấm đượm một giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua truyện ngắn này, Thạch Lam cũng thể hiện một tài năng viết truyện bậc thầy.
+ Ở “Hai đứa trẻ” bức tranh phố huyện được nhà văn miêu tả theo trình tự thời gian (khi chiều xuống-lúc về đêm- lúc có chuyến tàu đi qua). Chọn trình tự này là hợp lí bởi trình tự này, tác giả có thể thể hiện được không khí nhịp điệu, biến thái của thiên nhiên, ngoại cảnh trong sự hòa hợp với tâm trạng, cảm xúc sâu kín thuộc thế giới nội tâm của nhân vật chính qua từng thời khắc khác nhau.
+ “Hai đứa trẻ” thể hiện cách quan sát, miêu tả tinh tế của Thạch Lam. Toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn, cảm nhận qua con mắt, tâm trạng của “hai đứa trẻ” mà tập trung chủ yếu qua tâm trạng và con mắt của cô bé Liên, một thiếu nữ dịu hiền, nhân hậu, đa cảm. Vì thế đã đem đến cho truyện một ý nghĩa khá đặc biệt: làm cho cảnh vật thấm đượm cảm xúc, tâm trạng và trở nên có hồn hơn; làm cho cảnh vật vốn đơn điệu, tẻ nhạt vẫn mang cái thi vị và sức sống riêng của nó; làm cho thế giới như được “lạ hóa” qua cảm giác, cảm tưởng của hai đứa trẻ.
b/ Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện, mỗi truyện như một bài thơ. Ở “Hai đứa trẻ”, toàn bộ câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi, chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện têu điều. Thế nhưng qua câu chuyện kể tưởng như nhỏ nhặt, đơn điệu ấy, Thạch Lam đã thể hiến khá chân tực khung cảnh nghèo nàn, đơn điệu của phố huyện nhỏ, thân phận và những ước mơ, khát vọng của những con người nơi đây. ( Tóm lược về khung cảnh phố huyện và số phận của những con người nơi đây)
c/ Trong “Hai đứa trẻ” Thạch Lam chú trọng đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh. Những trang viết miêu tả tâm trạng nhân vật Liên rất sâu sắc và tinh tế ( Toàn bộ bức tranh phố huyện nghèo đều được miêu tả, cảm nhận qua tâm trạng nhân vật Liên. Ở mỗi cảnh Liên thể hiện một tâm trạng khác nhau) (Cần trích dẫn dẫn chứng tiêu biểu thể hiện tâm trạng Liên).
d/ Thạch Lam đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản giữa các vùng âm thanh và ánh sáng. Cả một phố huyện chìm sâu vào trong bóng tối, chỉ còn một vài châm sáng tù mù quen thuộc xung quanh ngọn đèn của chõng hàng nước, cái bếp lửa của hàng phở khuya vắng khách và ngọn đèn vặn nhỏ thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa của một hàng tạp hóa. Những ngọn đèn tù nù như ngái ngủ đó tượng trưng cho cuộc sống tù đọng của những người dân quê nghèo khổ nơi phố huyện nhỏ của một vùng nông thôn.
Trong cái cảnh chìm chìm, nhạt nhạt và vắng lặng đó, đêm nào cũng có một đoàn tàu đi qua mang theo những luồng ánh sáng và tiếng ồn áo làm xao động cả một vùng quê yên tĩnh. Đoàn tàu như mang đến một thế giới giàu sang và đầy ánh sáng, một thế giới lí tưởng và ước mơ, đối lập với cái hiện thực tĩnh lặng đầy bóng tối nơi phố vắng một huyện nhỏ. Thủ pháp nghệ thuật mà Thạch Lam sử dụng ở đây cũng là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của các nhà văn lãng mạn chủ nghĩa.( Trích những dẫn chứng tiêu biểu)
e/ Thạch Lam có một phong cách, một giọng điệu rất riêng. Đó là lối kể chuyện thủ thỉ tâm tình thấm đượm chất thơ. Cả truyện ngắn như một bài thơ đượm buồn. Người đọc thấy ẩn hiện, kín đáo, lặng lẽ sau những hình ảnh, những dòng chữ, một tâm hồn Thạch Lam đôn haauk, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến thái của tạo vật và lòng người.
























HẠNH PHÚC MỘT TANG GIA
Trich “Số đỏ”- Vũ Trọng Phung

NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA”
DÀN Ý:
I/ MỞ BÀI
Số đỏ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng, ra đời năm 1936. Tác phẩm đựơc coi là kiệt tác bất hủ trong văn chương đương thời. Với nghệ thuật trào phúng đặc sắc, Vũ Trọng Phụng đã đả kích cực kì cay độc cái xã hội trưởng giả tư sản thành thị đang chạy theo lối sống âu hóa văn minh rởm, hết sức đồi bại và lố lăng. Chương 15 với nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” đã đem đến cho người đọc bao thú vị như được khám phá một màn kịch trong bộ “Tấn trò đơi” của xã hội thực dân phong kiến.
II/ THÂN BÀI
1/ Nhan đề trào phúng
Theo truyền thống của dân tộc và đặc điểm tâm li của con người tổitng gia đình có một người chết đi là một tổn thất, một mất mát không có gì có thể bù đắp được. Đó chính là sự kiện buồn nhất của gia đình, con cháu, thân tộc. Chiều sâu của sự xót thước chính là chiều sâu của phẩm chất ngưòi. Nhưng ở đây “tang gia” không đau buồn, trái lại là “hạnh phúc” đối với mọi người. Vũ Trọng Phụng đã tạo nên mâu thuẫn ngay ở trong nhan đề tác phẩm. Cụ cố tổ chết đã trở thành sự kiện lớn, niềm hạnh phúc tràn ngập đối con cháu
2/ Chân dung trào phúng
Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công những chân dung điển hình để phơi bày những bộ mặt đồi bại trong gia đình trưởng giả, cụ cố Hồng, vạ

File đính kèm:

  • docON THI TN DH CHUYEN DE THACH LAM.doc