Phân tích về tác phẩm”Sang Thu”của Hữu Thỉnh

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích về tác phẩm”Sang Thu”của Hữu Thỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mọi chi tiết xin lien hệ địa chỉ:






 Phân tích tác phẩm”Sang Thu”của Hữu Thỉnh
 Bài làm 
Có lẽ vì nàng thu “thơ mộng muôn thủa” luôn có xu hướng “rủ rê” ngòi bút theo những lối mòn quen thuộc của truyền thống thơ thu. Mà hút theo những con đường dằng đặc đã định hình trước đó là đến tử lộ của văn chương… Nói về đề tài mùa thu, một tác giả đã nhận định: “Đề tài "Mùa Thu" bao giờ cũng có vẻ là dễ viết. Mùa thu dường như luôn luôn nấp sẵn trong ngòi bút của chúng ta, nhất là những ngòi bút thơ: hễ động bút là mùa thu cứ chực đổ ùa ra trên mặt giấy. Tưởng như với đề tài thơ mộng muôn thuở này có thể dễ dàng chắp bút. Chỉ đến khi bắt đầu cầm bút ngồi trước mặt giấy, tôi mới thấy đề tài này thật là khó” Tại sao lại có nghịch lí trong kinh nghiệm của người sáng tác như vậy? Có lẽ vì nàng thu “thơ mộng muôn thủa” luôn có xu hướng “rủ rê” ngòi bút theo những lối mòn quen thuộc của truyền thống thơ thu. Mà hút theo những con đường dằng đặc đã định hình trước đó là đến tử lộ của văn chương…Sang thu của Hữu Thỉnh xuất hiện khi trước nó đã có rất nhiều bài thơ nổi tiếng đông tây kim cổ: Thu hứng (Đỗ Phủ), Chùm thơ thu (Nguyễn Khuyến), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)… Nhưng nó vẫn có cái hay, cái độc đáo riêng của một hồn thơ sâu lắng, nhạy cảm khi mùa thu tới.Ngay từ tiêu đề, tác giả đã tự xác định một thời điểm miêu tả: thời điểm giao mùa. Đó không phải là chính thu, khi bầu trời xanh ngắt lơ lửng những tầng cao, không phải cuối thu, khi nắng trời đã nhuộm đỏ lá bàng, hay khi cái rét mùa đông đã lẩn vào trong gió…Sang thu nghĩa là mới chớm thu thôi, cái tứ kết buộc hệ thống hình ảnh trong bài cũng chỉ gói gọn trong chút “chớm” mỏng manh đó. Đặc biệt ở góc độ miêu tả tạo vật. Không hề có một từ định tính để miêu tả thế giới thu. Có hương ổi, mùi hương vừa đặc trưng cho mùa vừa đặc trưng cho làng thôn ngõ xóm. Nhưng hương ổi “thơm” như thế nào thì thi sĩ hoàn toàn không miêu tả. Có gió, nhưng gió se chứ không phải là gió lạnh. Se gợi một động thái, hơn là gợi một cảm giác. Làn sương giăng phủ ngõ thôn chẳng được đặc tả ở mức độ (mù mịt) hay màu sắc (trắng mờ)... Dòng sông, cánh chim, hay đám mây cũng không tô điểm cho phong cảnh thu bằng những gam màu đặc trưng của nó. Truyền thống thơ thường kiến trúc ngôi nhà thu bằng những chất liệu quen thuộc như cúc, liễu, ngô đồng hay màu trời, sắc nước…Hữu Thỉnh hầu như khơi gợi cảm giác về mùa trong trạng thái mơ hồ của tạo vật. Thành công nổi bật nhất của bài cũng là ở một hệ thống những động từ miêu tả rất giàu cảm giác: “phả”, “se”, “chùng chình” “dềnh dàng” “bắt đầu vội vã” “vắt nửa mình”… “Chùng chình” trước hết gợi tả chính xác những làn sương như ngưng lại và nhẹ nhàng tỏa lan ngõ xóm. Dòng nước thu vốn trong trẻo và sâu hút làm người ta khó mà thấy rõ được sự chuyển 

động nó nên cảm giác sông lững lờ trôi cũng rất hiện thực. Đám mây như tấm khoăn voan của người thiếu nữ, duyên dáng nối hai mùa là một liên tưởng thực sự độc đáo. Song trên hết, hệ thống động từ toàn bài còn đặc sắc ở chỗ, nó không chỉ miêu tả chính xác trạng thái của tạo vật mà còn thổi vào tạo vật những cảm giác rất người. Tinh tế và sống động sao một buổi sáng chớm thu, sương như người khách ngập ngừng nơi đầu ngõ, gió se lại bởi chút lạnh xa xăm, những cánh chim vội vã tìm về phương ấm áp…Song thời điểm chớm thu không phải chỉ hiển hiện ở những dấu hiệu mơ hồ trong trạng thái biến chuyển của cảnh vật, mà ở cả chút ngỡ ngàng bâng khuâng của lòng người: “Bỗng nhận ra hương ổi”; “Hình như thu đã về”…Tiếp tục thể hiện những dấu hiệu mùa thu rõ rệt hơn nhưng ý nghĩa của khổ cuối không chỉ dừng lại ở đó:Vẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưaSấm cũng bớt bất ngờTrên hàng cây đứng tuổiCon người cảm thấy biết bao biểu hiện khác biệt của thời tiết khi mùa thu tới: mưa và sấm thưa dần, không còn dữ dội nữa. Sang thu, tất cả các dấu hiệu của mùa hạ vẫn còn nhưng đã giảm dần mức độ, cường độ… Hàng cây như đã quá quen với nắng lửa mưa giông, được gọi một cách hình ảnh là “hàng cây đứng tuổi”. Chính các từ “bất ngờ”, “đứng tuổi” khiến ý nghĩa của câu thơ không dừng lại ở nét nghĩa tả thực mà có chiều sâu hơn. Nắng, mưa, sấm chớp… hay là những vang động của cuộc đời? Trong tương quan ấy, hàng cây tượng trưng cho con người từng trải mà bao dâu bể biến đổi không còn đáng ngạc nhiên. Cảnh như sâu lắng hơn bởi liên tưởng suy tư về mùa thu đời người. Không hiểu sao, khi đọc bài thơ này, tôi chợt thấy nhớ rất nhiều những năm tháng đã qua của mình. Miền kí ức tuổi thơ được đánh thức bởi mùi hương ổi, bởi ngõ xóm thân quen ấy. Và có lẽ cũng nhờ giọng điệu êm nhẹ dễ cuốn người đọc vào dòng cảm xúc, suy nghĩ tự nhiên của tác giả. Nét độc đáo nhất của bài là những hình ảnh chính xác và giàu sức gợi tạo nên một bức tranh thu giản dị mà sống động. Đây xứng đáng là một bài thơ thu hay trong thế giới thi ca!
Nếu như đến với Thu vịnh của Nguyễn Khuyến ta bắt gặp một cảnh thu đậm với màu xanh của trời, xanh của nước và vàng ấm của ánh trăng. Thì đến với Sang thu của Hữu Thỉnh ta bắt gặp thời khắc giao mùa tinh khôi và thanh khiết với hương ổi, gió se" Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió seSương chùng chình qua ngõHình như thu đã về "Đến với hai câu thơ đầu tiên ta bắt gặp một sự ngỡ ngàng của tác giả. Mùa thu đã đến nhẹ nhàng, lặng lẽ từ bao giờ. Từ "bỗng" cho ta một sự ngạc nhiên, một cảm giác bất chợt."Phả vào trong gió se" cho ta một cảm giác nhẹ nhàng. Hương ổi, gió se nhưng dấu hiệu của mùa thu được tác giả cảm nhận rất tinh tế. Và đây cũng là một dấu hiệu rất đặc trưng của mùa thu Đồng bằng Bắc Bộ.Cụm từ "sương chùng chình" cho ta hình ảnh về một thời khắc giao mùa chậm rãi. Có thể thấy tác giả dùng từ hết sức chính xác, chỉ với từ "chùng chình" đã cho ta thấy thời khắc giao mùa đang diễn ra, chậm nhưng cũng rất rõ ràng. Và cuối cùng chính tác giả cũng khẳng định "hình như thu đã về". Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn nhưng tác giả Hữu Chỉnh đã cho ta nhưng cảm nhận rất tinh tế, mới lạ về thới khắc giao mùa giữa mùa hè và mùa thu. Mùa thu xuất hiện trong Sang thu rất khác, nó nhẹ nhàng, thanh khiết và rất tinh khôi. Không có màu vàng ươm của nắng, vàng rực rỡ của hoa cải nhưng đến với Sang thu ta nhận ra bóng dáng mùa thu với hương ổi, với gió se tuy mơ hồ trong sương sớm nhưng lại hết sức rõ ràng trong cảm nhận của mỗi người. Tác giả đã dùng từ rất đặc sắc "bỗng, phả, chùng chình, hình như" nên dù ít từ nhưng hàm nghĩa lại rất lớn, giá trị miêu tả biểu cảm rất cao.Tuy chỉ bằng 4 câu thơ nhưng ta nhận ra rằng tác giả là một người có cảm nhận hết sức tinh tế, chỉ bằng nhưng thay đổi nhỏ mà thời khắc giao mùa đã hiện lên rất đẹp và diệu kỳ. Điều đó cũng cho ta thấy tác giả là một người rất yêu thiên nhiên và đặc biệt rất yêu mùa thu.Mối năm có 4 mùa : xuân hạ thu đông. Nó tạo thành 1 vòng tròn tuần hoàn liên tiếp ko ngùng nghỉ hay mệt mỏi triền miên từ năm này qua năm #, bất diệt. Đôi khi, sự chuyển giao giữa các mùa của cái vòng tròn ấy lại diễn ra quá nhanh khiến ta ko thể nào nhận ra đuợc. Họa chăng, có 1 vài tâm hồn đủ tinh tế và nhậy cảm để nhận ra dc cái thời khắc giao mùa ấy. và HT là 1 nguời có 
tâm hồn nhu thế. = những cảm nhận tinh tế và nhũng rung động tự đáy lòng mình, ông đã cho ra đời tác phẩm St - 1 tp khắc họa rõ nét cảnh vật đất trời khi thời khắc giao mùa !ST đúng là St thật! Cái nhan đề bài thơ đã diễn tả đầy đủ Dc nội dung mà bài thơ thể hiện!. Có thể
cách đây 7 tháng 



Mọi chi tiết xin liên hệ địa chỉ:


	

File đính kèm:

  • docsang thu cua huu thinh.doc