Phát huy tính tích cực, chủ động, chiếm lĩnh tri thức trong phương pháp dạy và học theo nhóm môn Sinh vật 7.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy tính tích cực, chủ động, chiếm lĩnh tri thức trong phương pháp dạy và học theo nhóm môn Sinh vật 7., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Do nhu cầu của xã hội là trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước nên mục tiêu của giáo dục cũng cần phải thay đổi để tạo ra được con người mới thích ứng với xã hội. Để mục tiêu của giáo dục thay đổi thì yêu cầu phương pháp dạy học của mỗi giáo viên trong ngành giáo dục cũng phải thay đổi để nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, để giúp cho các em không học tập theo cách thụ động mà tự mình biết phát huy tính tích cực , chủ động và tự lực chiếm lĩnh tri thức trong khi học. - Trong quá trình dạy học nếu giáo viên chỉ sử dụng một phương pháp là hỏi – đáp hay thuyết trình thì không thể phát huy hết khả năng học tập của học sinh mà phải kết hợp nhiều phương pháp trong đó phương pháp hoạt động nhóm sẽ giúp học sinh phát huy được tính tích cực tốt nhất vì qua phương pháp hoạt động nhóm học sinh sẽ được tham gia cùng với ban bè để trao đổi, thảo luận và tự tìm ra được đáp án đúng cùng với nhóm để ghi nhớ kiến thức. - Phương pháp hoạt động nhóm sẽ giúp được tất cả các học sinh trong lớp cùng phát huy tính tích cực để chủ động chiếm lĩnh tri thức, nếu chúng ta sử dụng phương pháp hỏi đáp thì một số học sinh trong lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi nhưng còn nhiều học sinh khác ngồi không cần suy nghĩ để trả lời mà chỉ cần nghe các bạn khá hơn trả lời là được, nhiều học sinh còn không nghe giáo viên hỏi gì dù không nói chuyện hay không làm việc riêng nhưng qua phương pháp hoạt động nhóm dưới sự quan sát chặt chẽ và sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của giáo viên thì tất cả các em đều tham gia tích cực và tự rút ra được kiến thức cho bài học cho chính bản thân mình. - Mặt khác kiến thức sinh học 7 rất đa dạng và phong phú về hình thái , cấu tạo và chức năng sống của các động vật (ĐV) nên qua phương pháp này học sinh sẽ tự tìm ra được những đặc điểm chung cho từng ngành, từng lớp. Vì thế nên tôi vận dụng những điều nói trên vào các bài giảng cụ thể để giúp các em có được phương pháp học tập tốt nhất , giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực và tự lực chiếm lĩnh tri thức và đạt được kết quả học tập cao hơn, đó là lí do giúp tôi chọn đề tài này. II/THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC: - Kiến thức sinh học 7 rất phong phú và đa dạng , học sinh sẽ nghiên cứu từ những ĐV nguyên sinh (trùng roi,..) có cấu tạo đơn giản đến ĐV có cấu tạo phức tạp và có bộ xương hoàn chỉnh và tiến hoá (lớp thú,), từ ĐV đẻ trứng (trai sông,.) đến ĐV đẻ con (thỏ,), từ hình thức thụ tinh ngoài (trai sông,) đến thụ tinh trong (châu chấu, chim bồ câu,), - Trong khi học thì các em thường gặp khó khăn ở các dạng bài cấu tạo của ĐV phù hợp với môi trường sống do thời gian hạn chế nhưng lượng kiến thức nhiều và học sinh chủ yếu quan sát trên tranh vẽ để thu nhận kiến thức. Do đó một số giáo viên đã chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh và học sinh sẽ thụ động ghi nhận kiến thức , nhưng để theo kịp thời đại của thế kỷ XXI mà thầy chỉ truyền thụ kiến thức cho học sinh thì phương pháp dạy học không chỉ ngày càng được đổi mới mà ngày càng bị lão hóa , bị lạc hậu dẫn đến chất lượng giáo dục ngày càng thấp. - Trong quá trình dạy học thì thầy và trò luôn đi đôi với nhau, luôn có sự hợp tác thì phương pháp hoạt động nhóm mới giúp học sinh phát huy được hết tính tích cực của mình. - Một thực tế là sinh học 7 là học về các ĐV , nếu chúng ta chỉ giảng dạy theo phương pháp hỏi – đáp hay thuyết trình thì nhiều câu hỏi khó yêu cầu học sinh phải tự suy nghĩ thì học sinh không cần suy nghĩ và ngồi chờ giáo viên giải thích , từ đó người giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh cách học tập theo phương pháp cũ. Vì vậy người giáo viên cần phải kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy trong đó phương pháp hoạt động nhóm là quan trọng nhất để giúp các em tự chiếm lĩnh tri thức. - Phương pháp hoạt động nhóm sẽ giúp giáo viên theo dõi được tất cả các đối tượng học sinh và biết được khả năng học tập của từng em , từ đó mà có được những phương pháp vận dụng tốt nhất để giúp các em học tập đạt kết quả cao. Phần B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - Để các em phát huy được tính tích cực và chủ động chiếm lình tri thức thì người giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau trong đó phương pháp hoạt động nhóm là quan trọng nhất giúp học sinh nổ lực tư duy của mình. Qua hoạt động nhóm các em sẽ cùng tranh cãi, cùng thảo luận và các em thấy được lợi ích của phương pháp hoạt động nhóm là dù các câu hỏi do giáo viên đặt ra có khó đến đâu nhưng với sự hợp tác của nhiều người thì cuối cùng các em cũng tìm ra được câu trả lời đúng. - Khi hoạt động nhóm giáo viên cần tạo không khí thoải mái cho lớp học, cho nhóm không ép buộc học sinh quá cao thì mới làm cho học sinh có hứng thú khi học tập. - Sinh học 7 thì tìm hiểu về rất nhiều các đặc điểm : nơi sống, cấu tạo ngoài, cấu tạo trong, sinh sản, sự tiến hoá,..nên ngoài phương pháp thực dạy thông thường thì giáo viên cần nghiên cứu phương pháp mới là lấy học sinh làm trọng tâm để gây sự kích thích và hứng thú trong tiết học , giúp các em tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức qua phương pháp học tập bằng cách hoạt động nhóm. - Khi thảo luận nhóm giáo viên nên chia những nhóm nhỏ chỉ từ 6-8 học sinh không được quá nhiều học sinh , khi học sinh qúa nhiều dễ dẫn đến tình trạng học sinh ngồi nói chuyện riêng. Thường giáo viên nên cho học sinh thảo luận để trả lời các lệnh trong bài và giáo viên cần bổ sung thêm các câu hỏi nâng cao liên quan đến bài học. - Khi cho học sinh quan sát trên hình vẽ để thảo luận thì giáo viên nên chuẩn bị các hình vẽ không có chú thích để học sinh tự chú thích vào. Những câu hỏi khó thì giáo viên nên gợi ý cho học sinh. Nếu giáo viên cho học sinh nghiên cứu thông tin và quan sát trên tranh vẽ để trả lời câu hỏi mà giáo viên đặt ra thì câu hỏi phải lôgic và kích thích được tư duy của học sinh , cần đặt câu hỏi nâng cao để học sinh hiểu bài sâu và rộng hơn. Ví dụ: Khi học về cấu tạo ngoài của tôm sông giáo viên cần cho học sinh quan sát hình 22 hoặc mẫu vật thật , giáo viên đặt ra các câu hỏi để học sinh thảo luận nhóm. Cơ thể tôm gồm mấy phần ? Nhận xét màu sắc của vỏ tôm ? “ Giáo viên yêu cầu học sinh xác định các phần và các bộ phận cuả tôm trên tranh câm “ Bóc một vài khoanh vỏànhận xét độ cứng của vỏ ? Vỏ tôm có màu gì ? Khi nào vỏ tôm có màu hồng ? Học sinh quan sát tôm sống, giải thích ý nghĩa hiện tượng tôm có màu sắc khác nhau ? - Sau khi các nhóm thảo luận thì giáo viên cho đại diện từng nhóm trả lời và nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung ý kiến nếu nhóm trước trả lời còn thiếu. Mặt khác khi cho thảo luận nhóm thì giáo viên nên nêu ra thời gian cụ thể, có thể từ 3-5 phút tuỳ theo số lượng câu hỏi nhiều hay ít, dễ hay khó. Ví dụ: Ở phần sinh sản của bài “Tôm sông” giáo viên treo tranh vẽ và yêu cầu học sinh thảo luận trong vòng 3 phút với câu hỏi như sau: Tôm cái ôm trứng Tôm đực Tôm cái Tôm đực, tôm cái khác nhau như thế nào ? Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần ? Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì ? - Sau sự nhận xét và bổ sung của các nhóm thì giáo viên phải nhận xét lại để các em tự kiểm nghiệm lại mình trả lời vậy có đúng hay chưa và sữa sai (nếu có) . - Khi kết thúc bài học giáo viên muốn biết được qua các phương pháp học tập trong đó phương pháp hoạt động nhóm là quan trọng nhất thì học sinh nắm và hiểu bài ở mức độ nào thì giáo viên có thể cho học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm hay mô tả lại toàn bộ kiến thức trên tranh câm một lần nữa , giáo viên cần nêu thêm những câu hỏi mang tính chất thực tế để giáo dục các em trong đời sống và thực tiễn. - Để kiểm nghiệm những điều nói trên tôi đã thực nghiệm đối chứng trên 2 lớp tương đồng nhau ở năm học 2006-2007. Qúa trình áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy cụ thể kết quả đạt được trong hai học kỳ trong hai lớp như sau: LỚP TSHS HỌC KỲ I HỌC KỲ II TB SL TB SL TL 7A1 34 28 28 82% 32 32 94% 7A2 34 25 25 73.5% 33 33 97% Tổng 68 53 53 78% 65 65 95.5% Phần C: KẾT LUẬN ° Dạy theo phương pháp đổi mới học sinh sẽ có ý thức chuẩn bị các mẫu vật và tự giác tích cực hơn trong học tập, học sinh sẽ hăng hái tham gia phát biểu, tạo cho hoc sinh hứng thú khi học tập, giúp học sinh rèn được kỹ năng quan sát và phân tích các mẫu vật để ghi nhận kiến thức. Bên cạnh đó học sinh sẽ vận dụng được kiến thức vào thực tế ở địa phương để bảo vệ môi trường sống của các động vật. Qua hoạt động nhóm học sinh sẽ hăng hái học tập hơn, giúp học sinh hình thành các kỹ năng tư duy, tự phát huy khả năng học tập của chính mình để chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động. ° Mặc dù tôi đã cố gắn vận dụng các phương pháp đổi mới nhưng khả năng còn hạn chế. Do: - Một số mẫu vật học sinh không tìm được cũng không có mẫu ngâm hay hình vẽ. - Một số ít học sinh chưa tìm hiểu bài trước khi học bài mới . - Thời gian ngắn nhưng yêu cầu về lượng kiến thức của bài nhiều. ° Đây là những ý kiến của riêng cá nhân tôi nên không tránh khỏi sự sai xót . ° Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và quý cấp trên để việc thực hiện các phương pháp đổi mới đạt được kết quả cao hơn nữa và giúp học sinh có những phương pháp học tập tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Bù Đăng, ngày 13 tháng 03 năm 2009 Người thực hiện. Lê Thị Hà. */Ý kiến nhận xét, xếp loại của tổ chuyên môn: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. */Ý kiến nhận xét, xếp loại của hội đồng khoa học trường: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem.doc