Phong cách nghệ thuật trong thơ Tố Hữu

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phong cách nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phong cách nghệ thơ TỐ HỮUMang tính chất thơ trữ tình chính trị sâu sắc Thơ trữ™ tình chính trị: thơ ca phản ánh những vấn đề chính trị xã hội bằng phương thức của thể loại trữ tình. Nguyên nhân:™ Là nhà thơ chiến sĩ™ > Thơ trước hết nhằm mục đích phục vụ cách mạng và những nhiệm vụ chính trị của dân tộc trong mỗi một giai đoạn lịch sử > Thơ có sự thống nhất giữa mục đích tuyên truyền cách mạng và nội dung trữ tình> Các vấn đề chính trị không khô khan mà thấm thía lòng người. Biểu hiện:™-Nguồn cảm hứng: khai thác từ đời sống chính trị đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân…> Cảm nhận, khám phá đời sống trên phương diện chính trị, trong mối quan hệ cuộc đấu tranh cách mạng với ân tình cách mạng.-Nội dung:+Tình cảm lớn (với quê hương, đồng chí, lãnh tụ…)+Lẽ sống lớn (sẵn sàng dấn thân, xả thân vì cách mạng)+Niềm vui lớn (hân hoan chiến thắng …)Những bài thơ hay nhất của Tố Hữu là những bài thơ hài hòa được 3 nội dung này : “Việt Bắc”, “Bác ơi”, “Kính gửi cụ Nguyễn Du”…Nhận xét: Kế tục và đổi mới dòng thơ ca cách mạng đầu thế kỉ XX- 1930 do PhanBội Châu khởi xướng:-Thơ ca cách mạng trước Tố Hữu: nằm trong hệ thống thẩm mĩ phi ngã văn học phong kiến > con người phi cá thể.-Thơ Tố Hữu: thẩm mĩ văn học hiện đại > con người được bộc lộ những cảm xúc cá nhân phổ quát.
Mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn Tính sử thi:™-Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong văn học:+Đề tài: những vấn đề có tính chất cộng đồng, có ý nghĩa lịch sử trọngđại.+Hình tượng trung tâm: anh hùng.+Cảm hứng: ngợi ca.+Nghệ thuật: trùng điệp, phóng đại.-Biểu hiện khuynh hướng sử thi trong thơ Tố Hữu:+Tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc+Hình tượng trung tâm: con người của sự nghiệp chung, cá nhân kết tinh số phận, vẻ đẹp của cộng đồng+Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lịch sử - dân tộc > ngợi ca. Cảm™ hứng lãng mạn:-Hướng về tương lai: hay nói tới “ngày mai”.-Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, vào cách mạng.Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu, tâm tình, qua bộc lộ trực tiếp cảm xúc bằng lời cảm thán.
Giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết Cơ sở:™-Chất Huế trong con người và hồn thơ Tố Hữu.-Rung động mãnh liệt với đời sống cách mạng, nghĩa tình cách mạng.-Ý thức về mối giao cảm giữa nhà thơ và bạn đọc: Thơ là chuyện đồngđiệu (…) trên cở sở đồng ý đồng tình,… Biểu™ hiện:-Nói tình cảm chính trị bằng giọng tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình.-Cách xưng hô: gần gũi, thân mật như một lời trò chuyện tâm tình.Đậm đà tính dân tộc Nội dung:™Phản ánh hiện thực đời sống dân tộc bằng sự gắn bó khăng khít với đạo lí tự ngàn xưa > thơ Tố Hữu làm giàu và “nhuận sắc” cho những tình cảm, đạo đức truyền thống. Nghệ™ thuật:-Thể thơ: đa dạng nhưng đặc biệt thành công ở những thể thơ truyền thống+Lục bát: mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển (Việt Bắc, Bầm ơi, Khi con tu hú…)+Thất ngôn: trang trọng cổ điển nhưng linh hoạt, biến hóa trong gieo vần tạo nhịp phù hợp với việc diễn tả những tình cảm của thời đại mới (Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân Bác…)-Ngôn ngữ: sở trường trong việc sủ dụng từ ngữ hình ảnh ước lệ, ví von có tính truyền thống.-Nhạc điệu:+Cách tạo nhạc điệu: Phát cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt;biệt tài sử dụng từ láy cùng vần, phối thanh, ngắt nhịp.+Tạo nhạc điệu bên trong tâm hồn con người > Chiều sâu tính dân tộc của thơ Tố Hữu

Những nét phong cách của thơ Tố Hữu nó đều chứa đựng hai mặt: mạnh và yếu. 
      1/ Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và thời đại cách mạng. Trong những năm chiến tranh nó thật sự lôi cuốn công chúng bởi nhà thơ đã nói được lí tưởng chính trị của người công dân. 
      - Nhưng có trường hợp chính trị chưa phù hợp với chân lý đời sống, nhiều lúc cảm hứng nghệ thuật chưa đủ độ nên các bài thơ rơi vào minh họa giản đơn. Phần lớn các bài thơ là đại diện cho tiếng nói của dân tộc, của Đảng nên con người đời thường với rất nhiều các quan hệ xã hội bị lược bỏ.
      2/ Nhà thơ rất say mê lí tưởng cho nên thường hiện thực hoá lí tưởng gây được hứng khởi và niềm tin vào hiện thực cách mạng cho mọi người. 
      - Nhưng có lúc nó đã thoát li khỏi những vất vả, cần lao và những bất công vốn là một mảng hiện thực thứ hai không thể tránh khỏi trong hòan cảnh lịch sử bấy giờ. 
      3/ Thơ Tố Hữu có thế mạnh là nói với người ta bằng giọng điệu tâm tình. 
      - Nhưng không ít những câu khô khan, giáo huấn. 
      4/ Tính truyền thống và tính dân tộc đã hạn chế sự cách tân táo bạo và hiện đại hóa thơ Tố Hữu. 

 Lời bình về thơ Tố Hữu
      * Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca. 
      … Thơ, với Tố Hữu, là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng của sự sống. Thơ Tố Hữu, trong thời kì đầu này, cốt yếu thuộc về dòng Lãng mạn cách mạng. Danh từ này, theo định nghĩa của Goóc-ki, là “chữ nghĩa lãng mạn tích cực , nó nhằm tăng cường cái ý chí sống của con người, thức tỉnh trong tâm hồn con người cái quyết tâm phản kháng với hiện thực, với mọi áp bức của hiện thực”. 
      Thơ Tố Hữu là lời tâm huyết của một chiến sĩ đang sống can đảm nêu cao lí tưởng phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa. 
      Thơ Tố Hữu là “bó hoa lửa” lộng lẫy, nồng nàn. 
      … Sau mười năm đó, khi cách mạng Việt Nam chuyển vào một giai đoạn mới, tập thơ Việt Bắc sẽ đánh dấu một gia đoạn mới trong sự nghiệp thơ ca của thi sĩ. Anh sẽ càng tắm mình vào đời sống chiến đấu lao động hàng ngày của quần chúng, và tiếng nói của anh sẽ càng đượm hơi ấm của quần chúng. 
      (Đặng Thai Mai) 
      * Tố Hữu đã làm khá tốt phương tiện làm sử, bằng hồn thơ xúc cảm mãnh liệt và suy nghĩ sâu của mình. Anh cũng đã phản ánh được những mặt chủ yếu của cuộc sống cách mạng chúng ta. Trước cách mạng, đấy là cuộc đời hoạt động và cuộc đời ở tù. Trong kháng chiến: 
      Những cảnh chiến đấu, những cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh với địch ở miền Nam, mối tình hữu nghị máu thịt của chúng ta với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. 
      Mỗi đề tài trên đều được ghi lại bằng những bài thơ có giá trị của anh. 
      … Cũng nên nói rằng: Cái chất chiến đấu thường làm cho thơ anh khoẻ ra, rắn lại, linh hoạt, nhưng có đôi lúc đã làm thơ anh khô đi. Đấy là khi anh diễn đạt nó mà không vùi nó sâu hơn trong cảm xúc, trong tình thương là cái điều chính của tâm hồn anh. 
      Cái gì làm cho Tố Hữu trong khi có những tìm tòi hiện đại vẫn giữ được màu sắc dân tộc ấy?... Đấy là nhờ nội dung, nhờ cách cảm xúc, nhờ phương pháp tạo hình, nhờ chữ nghĩa. Nhưng đấy cũng là nhờ ở cái man mác, mơ hồ (nhưng rất rõ rệt này), là cái âm nhạc của thơ anh. 
      Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài làm chính… Anh là con chim vụ ở đường bay hơn là ở bộ lông bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp. 
      (Chế Lan Viên) 
 
Tự bạch của nhà thơ Tố Hữu:

 Thơ tôi thuộc loại “trần trụi”, nghĩ sao nói thế, không có gì “bay bướm”. Cũng không có gì “bí hiểm”. Tuy vậy cũng không phải là không có gì đằng sau những câu chữ… Tôi muốn thơ phải đọng lại một cái gì, phải thật là gan ruột của mình, thật là một “lời nhắn gửi”. 
      Thể thơ lục bát truyền thống của Việt Nam ta có nhiều ưu thế về cấu trúc, về âm thanh, vừa có sức gợi cảm, vừa dễ nghe, dễ nhớ, dễ thuộc, lại thích hợp với cả trí thức lẫn người ít học nên tôi hay dùng… Thể lục bát tưởng như dễ làm, thật ra lại dễ rơi vào tầm thường, vô duyên. Phải biết “chuyển hóa” thế nào cho phong phú, luôn luôn mới về mọi mặt giống như dùng hai cánh tay có vẻ đơn giản ấy thế nào để thành những điệu múa đẹp không bao giờ chán. Người làm thơ lại cần biết sử dụng nhiều thể thơ và cần kết hợp hoặc sáng tạo hoàn toàn mới. 
      Thơ có ưu thế dễ nhớ vì thơ có tiết tấu, có vần điệu. Vần là một sáng tạo tuyệt vời của nghệ thuật thơ… Theo tôi, vần chính là một điểm huyệt nhạy cảm, nếu biết “bấm” đúng thì có hiệu quả lớn cho sự truyền cảm. Cứ đọc Truyện Kiều thì thấy Nguyễn Du gieo vần đắt thế nào. 


File đính kèm:

  • docPhong cach nghe tho TO HUU.doc