Phong cách ngôn ngữ hành chính

ppt16 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phong cách ngôn ngữ hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: 	 - Thế nào là ngôn ngữ hành chính? 	 - Ngôn ngữ hành chính có đặc điểm gì? 	 - Hãy kể tên một số loại văn bản hành chính? Đáp án: 1. Khái niệm: Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội kinh tế…(gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lí. 2. Đặc điểm tiêu biểu của ngôn ngữ hành chính: - Về cách trình bày: Các văn bản đều được soạn thảo theo một kết cấu thống nhất, có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định - Về từ ngữ: Lớp từ ngữ trong văn bản hành chính là lớp từ ngữ chung. Văn hành chính thường sử dụng những từ ngữ có tính chất khuôn mẫu như: căn cứ…được sự uỷ nhiệm của. tại công văn số..; nay quyết định..; chịu quyết định..; chịu trách nhiệm thi hành..; có hiệu lực từ ngày…Không dùng từ địa phương, biệt ngữ xã hội. Từ ngữ mang sắc thái trang trọng. - Về kiểu câu: Câu trong văn bản hành chính có kết cấu chặt chẽ. Quan hệ giữa các thành phần câu rõ ràng, xác định. Các vế câu thường được tách thành dòng riêng để người đọc dễ tiếp nhận. Hoạt động nhóm: Nhóm 1: - Thế nào là tính khuôn mẫu? - Tính khuôn mẫu của văn bản hành chính được thể hiện ở những điểm nào? Nhóm 2: - Thế nào là tính minh xác? - Biểu hiện cụ thể của tính minh xác? - Tại sao văn bản hành chính cần phải có tính minh xác? Nhóm 3: - Thế nào là tính công vụ? - Tính công vụ được thể hiện như thế nào trong văn bản hành chính? * Khái niệm: Tính khuôn mẫu là tính thống nhất về kết cấu văn bản. Mỗi văn bản đều gồm có 3 phần: a. Phần đầu: - Quốc hiệu và tiêu ngữ: - Tên cơ quan ban hành văn bản, số hiệu văn bản. - Địa điểm, thời gian ban hành văn bản. - Tên văn bản, mục tiêu văn bản. b. Phần chính: Nội dung chính của văn bản. c. Phần cuối: - Địa điểm, thời gian (nếu chưa đặt ở phần đầu) - Chữ kí và dấu. - Nơi nhận. Ví dụ: Một văn bản của cơ quan Nhà nước cấp Bộ thường có bố cục như sau: 	a. Phần đầu: Bên phải là quốc hiệu, tiêu ngữ; dưới tiêu ngữ là địa điểm, thời gian ra văn bản.; bên trái là tên cơ quan ra văn bản, dưới đó là số hiệu văn bản. 	b. Phần chính: Nội dung của văn bản. 	c. Phần cuối: Bên trái là những thông tin cần thiết (như nơi nhận); bên phải là chức vụ người kí văn bản, dưới đó là chữ kí, dấu cơ quan và họ tên người kí văn bản. Chú ý: 	+ Kết cấu 3 phần có thể xê dịch một vài điểm nhỏ tuỳ thuộc vào những loại văn bản khác nhau, song nhìn chung đều mang tính khuôn mẫu thống nhất. 	- Biểu hiện rõ rệt nhất của tính khuôn mẫu là nhiều văn bản được in sẵn theo mẫu chung, khi dùng chỉ cần điền nội dung cụ thể: như giấy khai sinh, sơ yếu lí lịch, hợp đồng… 	- Khái niệm: Tính minh xác là sự mạch lạc, rõ ràng, xác thực, không sai sót, không sửa chữa hay tẩy xoá, và phải có cơ sở và căn cứ pháp lí. 	- Ví dụ: Thời gian, địa chỉ, người và sự việc phải rõ ràng, chính xác, hoặc các điều khoản trong nội dung phải được trình bày tách bạch rõ ràng để dễ dàng tiếp nhận và thực thi. 	- Tính minh xác thể hiện ở: + Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Tính chính xác về ngôn từ đòi hỏi phải đúng đến từng dấu chấm, dấu phẩy, con số, ngày tháng, chữ kí. + Văn bản hành chính không được dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ, không dùng các biện pháp tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý, không xoá bỏ, thay đổi sửa chữa. * Chú ý: 	- Văn bản hành chính cần đảm bảo tính minh xác bởi vì văn bản được viết ra chủ yếu để thực thi. Ngôn từ chính là chứng tích pháp lí làm căn cứ, cơ sở để thi hành. 	- Ví dụ: Nếu văn bằng không chính xác về ngày sinh, họ tên, tên đệm, quê quán thì bị coi là giấy tờ không hợp lệ. (không phải là của mình). 	+ Trong xã hội hiện nay vẫn có hiện tượng giả mạo chữ kí, làm con dấu giả, làm bằng giả, chứng minh thư giả, hợp đồng giả….nếu bị các cơ quan pháp luật phát hiện sẽ bị sử lí nghiêm minh. 	* Khái niệm: Tính công vụ là tính chất công việc chung của cả cộng đồng hay tập thể, hoặc việc riêng nhưng cần giải quyết theo những luật lệ, cơ sở pháp lí chung. 	*Tính công vụ thể hiện ở: + Hạn chế tối đa những biểu đạt tình cảm cá nhân. + Các từ ngữ biểu cảm nếu dùng cũng chỉ mang tính chất ước lệ, khuôn mẫu. VD: Kính chuyển, kính mong, trân trọng kính mời, chân thành cảm ơn…. + Trong đơn từ của cá nhân, người ta chú trọng đến những từ ngữ biểu ý hơn là những từ ngữ biểu cảm. VD: Trong đơn xin nghỉ học, xác nhận của cha mẹ hoặc của bệnh viện có giá trị hơn là những lời trình bày có cảm xúc để được thông cảm. ? Qua tìm hiểu và phân tích em hãy so sánh ngôn ngữ hành chính với các phong cách ngôn ngữ đã học để thâý được những nét đặc trưng riêng của từng phong cách? Bảng so sánh: Các phong cách ngôn ngữ. Củng cố: * Kiến thức trọng tâm: 1. Văn bản chính luận. 2. Ngôn ngữ chính, đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ chính luận. 3. Các đặc trưng của ngôn ngữ chính luận: 	a. Tính khuôn mẫu. 	b. Tính minh xác. 	c. Tính công vụ. Luyện tập: Bài tập: a. Trong giấy mời có người viết như sau: 	- Cuộc họp bắt đầu hơi sớm. Mong các đồng chí cố gắng dậy sớm và đến họp đúng giờ. b. Trong đơn xin nghỉ học có học sinh viết như sau: 	- Thưa cô giáo chủ nhiệm kính mến! Em bị ốm quá, không đi học được. Mong cô thông cảm, cho em nghỉ một vài bữa. Em hứa sẽ chép bài đầy đủ. * Các cách viết như trên có phù hợp với phong cách ngôn ngữ hành chính không? Tại sao? Hãy sửa lại cho đúng. Bài tập. - Viết biên bản một buổi sinh hoạt lớp. Phân tích đánh giá mức độ phù hợp giữa văn bản được viết ra với đặc điểm chung và cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ hành chính. - Yêu cầu của biên bản một cuộc họp: 	+ Chính xác về thời gian, địa điểm, thành phần. 	+ Nội dung cuộc họp cần ghi vắn tắt nhưng phải rõ ràng. 	+ Cuối biên bản cần có chữ kí của chủ toạ và thư kí cuộc họp. * Hướng dẫn tự học: - Nắm vững khái niệm phong cách ngôn ngữ hành chính. - Phân biệt đặc điểm ngôn ngữ hành chính với các phong cách ngôn ngữ khác. - Dùng một số văn bản hành chính thường gặp ( đơn, lí lịch, bản cam kết…) để tập phân tích, tìm ra những chỗ sai về phong cách ngôn ngữ mà trước đây chưa nhận ra. - Tập soạn thảo một số giấy tờ thuộc văn bản hành chính có liên quan đến bản thân. - Chuẩn bị bài soạn: Văn bản tổng kết. + Đọc kĩ nội dung bài học, trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK. 

File đính kèm:

  • pptthuc tap nam van hoc ki 2.ppt
Đề thi liên quan