Quan sát thể nghiệm đời sống

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan sát thể nghiệm đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan sát Thể nghiệm đời sống
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS: Qua bài học, bước đầu hiểu và biết vận dụng kết quả quan sát thể nghiệm đời sống đối với nhiệm vụ làm văn.
B. Phương tiện thực hiện 
- SGK, SGV 
- Thiết kế bài học
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra baì cũ
2. Giới thiệu bài mới
 Muốn viết bài văn hay không phải chỉ phát hiện được ý mới, ý hay mà còn phải có tài liệu phong phú . Tài liệu ấy lấy ở đâu? ở ghi chép hàng ngày. Muốn vậy ta phải quan sát, phải để ý, phải thể nghiệm cuộc sống xung quanh. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta tìm hiểu bài “ Quan sát và thể nghiệm đời sống”.
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho Học sinh đọc SGK ? Tr. 105
GVH: Anh ( chị) hãy trình bày nội dung ở phần quan sát SGK.













GV: Cho HS đọc SGK
GVH: SGK trình bày nội dung gì về thể nghiệm ?











GV: Đọc hai đoạn văn và trả lời câu hỏi.
GVH: Hãy cho biết ở đoạn 1, Nhà văn Nam Cao thể hiện sự quan sát về quá trình hút thuốc lào của nhân vật như thế nào?




GVH: Hãy phân tích để thấy Nguyễn Minh Châu đã quan sát, thể nghiệm để đoạn văn có hồn như thế nào?



GVH: Hãy cho biết vì sao trong tác phẩm văn học, sự quan sát và thể nghiệm không tách rời nhau. Từ đó rút ra kết luận gì? Hãy lấy ví dụ để làm rõ?







GV: Tập phát biêủ hoặc viết đoạn văn ngẵn theo một trong các yêu cầu sau:
a. Quan sát miêu tả mặt trời mọc và nêu ý nghĩ của mình.







b. Quan sát thể nghiệm cảnh người thân làm việc chân tay nặng nhọc:
 ( nông dân làm ruộng, bộ đội luyện tập) hoặc học sinh vui chơi...)


I.Tìm hiểu bài
a.Quan sát
HSĐ&TL:
+ Khái niệm về quan sát:
- Quan sát là xem xét chăm chú khám phá và phát hiện những đổi thay, điều ẩn kín mà mắt thường dễ bỏ qua.
- Quan sát là xem sự vật, hiện tượng một cách có phương pháp. Từ gần đến xa từ ngoài vào trong từ bắt đầu đến kết thúc nhằm nhận ra một điều mới là có ý nghĩa của hiện tượng.
HSĐ&TL:
+ Yêu cầu của quan sát:
- Chú ý các hiện tượng lặp đi lặp lại.
- Quan bằng các giác quan con người, Quan sát sự việc sự vật ở trạng thái động, tĩnh, bộ phận toàn thể, so sánh, đối chiếu, nguyên nhân và kết quả ngoài ra còn vận dụng, liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận hiện tượng một cách đầy đủ.
b. Thể nghiệm:
HSĐ&TL:
Thường xuyên quan sát sẽ có đầy đủ vốn sống dồi dào để viết.
+ Khái niệm
- Thể nghiệm là một cách tích luỹ quan trọng đối với việc làm văn. Thể nghiệm là sự chủ động sử dụng giác quan của mình để tìm hiểu sự vật, thâm nhập vào đối tượng, tự đặt mình vào hoàn cảnh của sự vật, sự việc để nhận rõ niềm vui, nỗi đau của người trong cuộc.
+ So sánh với quan sát
Thể nghiệm khác quan sát ở chỗ. Người quan sát đứng ở bên ngoài đối tượng được quan sát.
Thể nghiệm đòi hỏi con người phải hoá thân vào đối tượng.
II. Luyện Tập:
HSĐ&TL:
 Đoạn văn có hai nhân vật hút thuốc. Quá trình hút thuốc được nhà văn quan sát rất kĩ từ động tác châm đóm, đến vo viên một điếu thuốc và hút, vừa thả khói, vừa gà gà đôi mắt của người say.
 Nhân vật Lão Hạc cũng được quan sát “ Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm đóm, gạt tàn”. “ lão đặt xe điếu hút” Người muốn có chuyện tâm sự nên động tác hút thuốc cũng có vẻ ngập ngừng chờ đợi để nói ra. Người thì dửng dưng vì nghe chuyện ấy nhiều lần. Nếu không quan sát và thể nghiệm, Nam Cao không thể có đoạn văn ấy.
HSĐ&TL:
- Nhà văn đã nhập thân (thể nghiệm) vào nhân vật lão Khúng để quan sát sao trời, một vùng quê phía biển. ở đó:
+ Chân trời như thấp hẳn xuống( quan sát từ xa)
+ Âm thanh của sóng biển rì rầm
+ Của đất đai quê nhà từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Sự quan sát và thể nghiệm của Nguyễn Minh Châu đã làm sống dậy tâm trạng của ông già vùng biển. Đó là sự gắn bó với quê hương nơi chôn ra cắt rốn lão Khúng.
HSPB: Bởi lẽ khi thể nghiệm, nhà văn tự quan sát mình ở bên trong. Khi quan sát, nhà văn miêu tả sự vật qua cái nhìn của tâm trạng, lúc này lại cần sự thể nghiệm. Từ đây rút ra kết luận. Quan sát, thể nghiệm đời sống là cơ sở để viết những trang văn chân thực, sinh động.
Ví dụ: Trong chuyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhân vật tôi quan sát thái độ, cử chỉ của bé Thu: không nhận bố đã có những lời nói trỏng:
“ Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái”
“ Vô ăn cơm”
Cùng lúc ấy, nhân vật tôi đã thể nghiệm tâm trạng của anh Sáu “ Suốt ngày anh chẳng đi đâu, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong một tiếng “ba” của con bé”.
3. Củng cố:
a) Quan sát miêu tả mặt trời mọc và nêu ý nghĩa của mình.
 Buổi sáng mùa hè, mặt trời chuẩn bị mọc.
+ Phương đông rực sáng, mây khoác áo hồng 
+ Cảnh vật sau đêm dài chờ đón bình minh. Tiếng chim lao xao trên cành, gió mát phả vào mặt.
- Mặt trời nhô lên khỏi rặng núi xa xa
+ trông như một khối cầu đỏ rực.
+ Những hạt xương long lanh trên cành cây
+ Một ngày oi lòng lại đến
- Những suy nghĩ
b) Quan sát cảnh người thân làm việc nặng nhọc
- Anh Hai đang cày trên thửa ruộng đầu làng
+ Nắng trên trời đổ xuống 
+ Nóng mặt nước bốc lên
+ Mồ hôi đầm trên áo, trên nét mặt
+ con trâu gò lưng kéo, những luống cầy bật tung đất.
+ Những tiếng vắt, diệt giục trâu
- Suy nghĩ…
Xuý vân giả dại
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
1. Hiểu được nội dung và ý nghĩa vở chèo qua đọan trích, từ đó có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
2. Thấy được sự thể hịên nội tâm đặc sắc của Xuý Vân trong đoạn trích.
B. Phương tiện thực hiện 
- SGK, SGV 
- Thiết kế bài học
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra baì cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho HS đọc tiểu dẫn
GVH: Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì?

GVH: Em hiểu gì về nghệ thuật Chèo cổ ?Em đã từng xem và yêu thích vở, đoạn chèo nào ?




















GVH: Dựa và SGK hãy tóm tắt vở chèo “ Kim Nham” ?























GVH: Anh (chị) hãy xác định vị trí đoạn trích?
GV: Hướng dẫn HS đọc kịch bản và giải nghĩa các từ khó. Có thể cho HS nghe băng hoặc xem đĩa hình trích đoạn.
GVH: Đoạn trích là lời hát của Xuý Vân khi giả dại, Có phải tất cả là những lời điên dại không? lời nào trong đoạn trích là lời nói thật.

GVH: Qua câu hát của Xuý Vân, anh(chị) thấy nhân vật này có tâm trạng gì ? Tâm trạng ấy thể hiện qua những câu hát nào ?






























GVH: Theo Anh (chị) thì nguyên nhân nào dẫn đến bi kịch của Xuý Vân ?





GVH: Chủ đề chính của đoạn trích là gì ? Bài học cho em qua ý nghĩa đoạn trích ?
I. Giới thiệu chung:
1. Tiểu dẫn:
HSĐ&TL:
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày hai vấn đề. Một vài nét về chèo cổ và tóm tắt vở chèo “ Kim Nham”
+ Chèo cổ còn gọi là chèo truyền thống hay chèo sân đình là một thể loại sân khấu dân gian đặc sắc, là một sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
+ Nghệ thuật chèo là nghệ thuật tổng hợp giữa kịch bản, lời nói, âm nhạc và vũ điệu ( múa) người ta gọi là nghệ thuật tổng hợp của dân ca, dân nhạc, dân vũ.
+ Mỗi một vở chèo thường có một vài cảnh đặc sắc gây ấn tượng khó quên: “ Quan Âm Thị Kính” có cảnh Thị Màu lên chùa, việc làng, ở vở chèo “ Kim Nham” là Xuý vân giả dại, ở vở “Chu Mãi Thần” là cảnh tuần Ti- Đào Huế.
+ Cảnh biểu diễn của chèo cổ: Sân khấu bố trí đơn giản, Trước của đình dải một cái chiếu. Đấy là sân khấu, vì thế người ta gọi chèo cổ là chèo sân đình. Người xem ngồi vây quanh chiếu tạo ra sự hô ứng đặc biệt giữa diễn viên và người xem. Hình thức biểu diễn của chèo cổ đơn giản và mang tính ước lệ ( dẫn chứng cái bồ nhỏ, chiếc quạt có thể thay thế nhiều sự vật, sự việc).
+ Kịch bản của Chèo thường lấy từ truyện cổ tích ( có tích mới dịch ra tuồng). Trong vở chèo đáng chú ý là nhân vật hề dùng đả phá, châm biếm.
+ Diễn viên là những người lao động, chân tay lấm bùn. Mùa màng bận rộn thì tham gia cày cấy. Khi nông nhàn, các làng mở hội thành lập thành các nhóm hát chèo đi biểu diễn nhiều nơi.
Tóm tắt vào vở chèo “ Kim Nham” 
HSĐ&TL:
a) Mối tình không chung lý tưởng 
Kim Nham một thư sinh thuộc tỉnh Nam Định. Chàng lên Hà Nôị học hành chờ khoa thi . Anh được huyện tể đem con gái là Xuý Vân gả cho. Xuý vân là cô gái đoan trang, thuỳ mị, đảm đang, mơ ước của cô là gia đình chồng cày, vợ cấy “ Chờ cho lúa chín bông vàng, để anh đi gặt để nàng mang cơm”. Nhưng Kim Nham lại theo lí tưởng của kẻ nho sinh học hành thi cử đỗ đạt làm quan ra lo đời theo thuyết “ Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” . Kim Nham cưới vợ song lại ra Hà Nội “ Dùi mài kinh sử” Xuý Vân rất buồn trong cảnh dợi chờ mòn mỏi.
b) Cuộc đời đưa đẩy đến số phận của Xuý Vân.
 Kin Nham nhan vắng nhà thì Trần Phương một gã giàu có ở huyện Đông Ngàn xứ Kinh Bắc- xui Xuý Vân giả vờ điên dại để tìm cách thoát khỏi Kim Nham, hắn sẽ cưới làm vợ. Xuý Vân nghe theo, Kim Nham tìm mọi cách thuốc thang, cúng bái chạy chữa cho vợ không khỏi chàng đành phải làm giấy để Xuý Vân được tự do. Lúc này Trần Phương đúng là một gã Sở Khanh trở mặt . Xuý Vân từ chỗ giả điên đến điên thật. Nàng đi xin ăn. Kim Nham đỗ cao được bổ làm quan. Trong lễ vinh quy bái tổ, chàng nhận ra người vợ cũ đã sai người bỏ nén bạc vào nắm cơm đem cho. Nhục nhã và đau khổ, Xuý Vân đã nhảy xuống sông tự tử.
HSPB: Xuý Vân giả dại, buộc Kim Nham phải trả mình về nhà và đi theo Trần Phương.
- Tất cả lời ca hát của Xuý Vân. Song tất cả những lời hát có tính hiện đại ấy vẫn có lời rất tỉnh táo, có lúc có bóng gió bộc lộ tâm trạng thực của Xuý Vân.
II. Nội dung chính:
1, ý nghĩa của lời hát và tâm trạng phức hợp của Xuý Vân.
HSPB: Tâm trạng của Xuý Vân bộc lộ rất phong phú 
+ Tự thấy mình lỡ làng, dở dang.
“ tôi càng chờ cnàg đợi, càng trưa chuyến đò”
“ Chẳng lên gia thất thì về, ở làm chi nữa chúng chê bạn cười”
Cô càng chờ càng đợi, con đò càng không tới đã cụ thể hoá sự lỡ làng dang dở của Xuý Vân.
+ Tự thấy mình lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình Kim Nham.
 Con gà rừng ăn lẫn với công,
Đắng cay chẳng có chịu được, ức!
+ Tâm trạng thất vọng giữa khát vọng và thực tế.
 Bao giờ bông lúa chín vàng
Để anh đi gặt để nàng mang cơm
 Thực tế Kim Nham vẫn mải mê với đèn sách. Kim Nham và Xuý Vân phải gắn bó với nhau trong tình cảm vợ chồng nhưng họ vẫn xa lắc vì mỗi người một ứơc mơ sống khác nhau. Với Kim Nham thì “võng anh đi trước, võng nàng theo sau” . Họ không thể chia sẻ. Những câu hát “ xa xa lắc, xa xa líu” và “ bông bông dắt, bông bông díu” đã thể hiện cuộc sống vợ chồng của Xuý Vân tuy họ bị ràng buộc với nhau nhưng khát vọng của họ không gặp nhau.
+ Tâm trạng uất ức, bế tắc, cô đơn.
Con cá rô nằm vũng chân trâu
Để cho năm, bảy cần câu châu vào
 Hình ảnh hiện ra không gian sống cạn hẹp và đầy bất trắc. Nàng chỉ có thể chia sẻ cùng láng giềng nhưng “ láng giềng ai hay” và sự đồng cảm của cha mẹ cũng không có “ ức bởi xuân huyên”. Ta càng thấy được tâm trạng cô đơn của Xuý Vân.
+ Tâm trạng bế tắc mất phương hướng 
Chuột đậu cành rào muỗi ấp cành rơi
Ông bụt kia bẻ cổ con nai
Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây
…Cưỡi con gà mà đi đánh giặc”
 Những hình ảnh ngược đời, trớ trêu, điên dảo đúng sai, thực giả lẫn lộn. Đó cũng là sự mất phương hướng của Xuý Vân.
Tóm lại: Tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện đặc sắc qua hình ảnh ản dụ khi thì kín đáo , khi thì bóng bẩy …Tất cả làm thành một nội tâm phong phú, đầy tính bi kịch.
2. Bi kịch của Xuý Vân
HSPB: 
- Nhân vật Xuý Vân đáng thương.
+ Cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vội vàng không có tình yêu.
+ Xuý Vân là cô gái đảm đang ( qua các điệu múa quay tơ, dệt cửu, vớt bèo, khâu vá…).
+ Là cô gái lao động. Mơ ước của Xuý Vân không gì cao sang. Nó giản đơn đến tội nghiệp: gia đình đầm ấm với công việc của nhà nông. Nhưng cảnh ngang trái giưa thực tại và điều cô trông đợi là nguyên nhân dẫn đến bi kịch.
III. Củng cố:
HSĐ&TL:
- Dựa vào phần 3 phần hướng dẫn học bài trang 42 SGK. Đọc tham khảo trang 43.

File đính kèm:

  • docChuyen de 23 Tu chon Ngu Van.doc