Sáng kiến Hướng dẫn học sinh lớp 1. dạng Toán “đặt tính rồi tính”

doc7 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến Hướng dẫn học sinh lớp 1. dạng Toán “đặt tính rồi tính”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------œẹề----------
sáng kiến
hướng dẫn học sinh lớp 1.
dạng toán “Đặt tính rồi tính”
A. Đặt vấn đề:
Sau 5 năm thực hiện thay sách giáo khoa trên toàn quốc, là giáo viên đứng trực tiếp giảng dạy lớp 1 tôi nhận thấy: Dạng toán “Đặt tính rồi tính” là một trong 5 mảng kiến thức quan trọng của môn Toán lớp 1 nói riêng và môn Toán Tiểu học nói chung đã hình thành nên đặc thù của môn Toán. Học sinh học tốt dạng toán này sẽ giúp các em có kĩ năng đặt tính đúng, tính toán nhanh, chính xác, vì nó là chìa khoá mở ra kho tàng kiến thức cho các em. Học sinh nắm chắc dạng toán này thì các em sẽ vận dụng tốt vào các dạng bài: Điền dấu( >,<,=), ( +,-), ( điền số), ( giải toán có lời văn) vì đều phải trải qua bước “tính” để tìm ra kết quả. Khi học xong dạng toán này, lúc đầu các em còn lúng túng, đặt lệch hàng của các chữ số hoặc đảo số nên dẫn đến sai kết quả hoặc có tính kết quả đúng nhưng đặt tính sai thì vẫn không có điểm. Vậy làm thế nào để giúp được các em học tốt dạng toán này đó là điều băn khoăn trăn trở của tôi. Chính vì sự nhận thức trên tôi cũng mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ của mình khi dạy dạng toán: “ Đặt tính rồi tính” ở lớp 1. Tôi xin được trình bày như sau:
B. Giải quyết vấn đề:
Khi đã nắm được tâm lí học sinh lớp 1 tôi thấy các em còn nhỏ, ý thức việc học tập chưa được cao, nếu ngay từ những ngày đầu các em không được quan tâm dạy dỗ sát sao thì các em sẽ bị hổng kiến thức, gây tâm lí chán nản, ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Nên khi nhận lớp, ngay từ tuần đầu tôi đã phân loại đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu để trong từng tiết học có bài nâng cao hoặc phụ kém cho từng đối tượng học sinh trên. 
Dạng toán: “Đặt tính rồi tính” tôi chia làm hai phần để dạy cho các em: 
 + Cộng (trừ) không nhớ trong phạm vi 10 
 + Cộng (trừ) không nhớ trong phạm vi 100
a/ Cộng( trừ) không nhớ trong phạm vi 10:
Phần này cộng (trừ) trong bảng các em được học từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng: Quan sát tranh vẽ hoặc thao tác đồ dùng (que tính, mô hình) để hình thành nên kiến thức mới. Nhưng có em còn thao tác chậm, lâu nhớ, trong từng bài cụ thể khi đã hình thành kiến thức cơ bản; tôi yêu cầu các em học thuộc bài tại lớp dưới nhiều hình thức: Hình thành lại bảng cộng (trừ) vừa học khi đã xoá kết quả hoặc trò chơi “Truyền điện”, mỗi học sinh đọc nối tiếp một phép tính: đọc xuôi, đọc ngược để các em thuộc được bảng cộng (trừ) vừa học.
Trong bài “Phép cộng trong phạm vi 3”, sau khi hình thành được các công thức cộng, phần luyện tập trong SGK chỉ yêu cầu tính và viết kết quả vào phép tính đã đặt sẵn theo cột dọc. Nhưng tôi muốn các em làm quen với cách đặt tính rồi tính ngay từ tiết học đầu tiên, nên tôi hướng dẫn các em như sau:
VD: Đặt tính rồi tính. 2 + 1	1 + 2	
Với phép tính 2 + 1, tôi hướng dẫn học sinh tỉ mỉ từng bước, sau đó tôi hỏi lại để học sinh trả lời và tự thực hiện.
GV: Bài có mấy yêu cầu?
HS: Bài có 2 yêu cầu: + Đặt tính
	 + Tính
Giáo viên cho 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm bảng con.
Khi chữa bài, tôi hỏi: Con đặt tính như thế nào?
HS: Viết số 2 ở dòng trên, số 1 ở dòng dưới thẳng hàng, dấu cộng ở khe 2 số phía tay trái, nét gạch ngang dưới 1 li.
2
1
+
3
GV: Con thực hiện như thế nào?
HS: Lấy 2 + 1 = 3, viết số 3 thẳng cột với số 2, số 1.
Với phép tính “1 + 2” tương tự. 
Các em đã biết vận dụng đặt tính và tính kết quả tốt từ phép tính đầu tiên.
Để củng cố thêm về Bảng cộng trong phạm vi 3, tôi cho các em chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”: Tôi viết bài lên bảng, nêu luật chơi.
+
1
+
2
Điền số:
3
3
Các em đều hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến. Tôi hỏi vì sao các em tìm được kết quả nhanh như vậy?
HS: Em vận dụng Bảng cộng trong phạm vi 3.
Với cách hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể từng bước như trên, các em đã vận dụng tốt với các phép tính: Cộng (trừ) trong phạm vi 4,5,6các em đều đặt tính thẳng hàng, tính kết quả nhanh và đúng.
b, Cộng (trừ) các số trong phạm vi 100.
Sau khi nắm được thứ tự các số trong phạm vi 100, các em tiếp tục được học Cộng (trừ) các số trong phạm vi 100, phần này tuy là cộng (trừ) không nhớ, các em có thể vận dụng bảng Cộng (trừ) trong phạm vi 10 để tính kết quả. Nhưng khi đặt tính rồi tính, các em dễ viết lệch hàng, đảo số dẫn đến kết quả sai hoặc kết quả đúng vẫn không có điểm. Bài đầu tiên của Phép trừ trong phạm vi 100 là bài: “Phép trừ dạng 17 – 3”. Học sinh từ trực quan cụ thể “lấy que tính bớt” để trả lời số que tính còn lại. Nhưng đến khi đặt tính rồi tính theo cột dọc, các em lại còn lúng túng khi viết vị trí số 3.
Khi dạy bài này, tôi hướng dẫn học sinh như sau:
GV: Số 17 là số có mấy chữ số?
HS: Số 17 là số có 2 chữ số. Chữ số 1 ở hàng chục, chữ số 7 ở hàng đơn vị.
GV: Số 3 là số có mấy chữ số?
HS: Số 3 là số có 1 chữ số ở hàng đơn vị.
GV: Khi đặt tính, con lưu ý điều gì?
HS: Viết số 17 ở dòng trên, số 3 ở dòng dưới thẳng với hàng đơn vị là 7, dấu trừ đặt ở khe 2 số, nét gạch ngang dưới 1 li.
Tôi cho học sinh thực hành bước 1 vào bảng con – quan sát và sửa sai.
GV: Con thực hiện như thế nào?
HS: Con thực hiện từ phải sang trái. *(Học sinh tính kết quả vào bảng con).
Tôi quan sát và sửa chữa kịp thời những học sinh viết chưa đúng vị trí số.
Tôi còn cho học sinh thực hành 1 đến 2 phép tính khác, các em đều vận dụng và làm bài rất tốt.
Để củng cố thêm dạng bài trên, tôi còn cho các em tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn?” để củng cố kiến thức cho các em. Tôi viết bài lên bảng, nêu luật chơi để học sinh tham gia.
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
5
12
+
17
16
 1
_+
6
14
 5
+
19
13
 2
_
11
Từ việc nắm được cách đặt tính và tính trên, các em dễ dàng vận dụng vào trò chơi một cách nhanh nhạy. Các em sẵn sàng trả lời:
thứ nhất điền chữ cái S vì đặt tính sai.
thứ hai điền chữ cái S vì kết quả sai.
thứ ba điền chữ cái Đ vì đặt tính đúng, kết quả đúng.
thứ tư điền chữ cái Đ vì đặt tính đúng, kết quả đúng.
Đối với bài “ Cộng (trừ) số có 2 chữ số với số có 2 chữ số” các em vận dụng tương tự, các em còn vận dụng tốt cách làm dạng toán này ở các lớp trên.
C. kết quả
Với cách dạy trên, trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, đầu năm học, lớp tôi có những học sinh tiếp thu bài còn chậm, bỡ ngỡ, nhưng với cách hướng dẫn, rèn cặp như trên, nhiều năm nay, lớp tôi không còn học sinh yếu kém về môn Toán, nhất là dạng toán Đặt tính rồi tính, các em đều làm thành thạo.
Năm học 2006 – 2007 này, lớp tôi có 26 học sinh, kiểm tra cuối năm học, 25/26 em đạt điểm khá - giỏi, lớp tôi, các em luôn hăng say học tập một cách tự nguyện.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc dạy dạng toán “ Đặt tính rồi tính” không sao tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để chuyên môn của tôi ngày càng vững vàng hơn. 
Tôi xin chân thành cám ơn!
xác nhận của BGH nhà trường
Điệp Nông, ngày 25 tháng 5 năm 2007
Người viết
Nguyễn Thị Nhuần
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------œẹề----------
bản tóm tắt thành tích cá nhân
Họ và tên: Nguyễn Thị Nhuần
Năm sinh: 12– 12 - 1967
Năm vào ngành: 1990
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điệp Nông
 Chức vụ: Giáo viên
 Nhiệm vụ được giao: + Chủ nhiệm lớp 1A
	 + Bồi dưỡng HSG môn Tiếng Việt
Thành tích năm học 2005 – 2006: Giáo viên giỏi cấp huyện
Thành tích năm học 2006 –2007 như sau:
I.Về nhận thức.
Là đảng viên, tôi đã nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình đối với công việc được giao, luôn có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng. Thực hiện nghiêm túc mọi chủ trương, đường lối của Đảng, của Nhà nước và của ngành đề ra.
II. Kết qủa thực hiện các nhiệm vụ được giao
1. Công tác chủ nhiệm.
- Trong năm học qua, tôi được Nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A. Bản thân tôi luôn nhiệt tình, trách nhiệm cao trong mọi phong trào của lớp.
- Đảm bảo sĩ số 100%.
- Các hoạt động, các phong trào của nhà trường và của Đội đề ra, lớp tôi đều hoàn thành tốt.
- 100% học sinh trong lớp thực hiện nội quy, quy định của trường của lớp đề ra.
2. Công tác chuyên môn.
Bản thân tôi luôn nỗ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi bạn bè đồng nghiệp, thường xuyên nghiên cứu tài liệu, vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy đạt kết quả cao. Vì vậy, các đợt thao giảng, dạy thực hành chuyên đề do nhà trường tổ chức, các tiết dạy cuả tôi đều được đánh giá là tiết dạy xuất sắc. Cùng với việc giảng dạy trên lớp, tôi luôn chú trọng tới việc soạn giáo án và hoàn thành tốt các loại hồ sơ, sổ sách. Được ban thi đua nhà trường xếp loại Tốt.
 Thi làm đồ dùng dạy học chào mừng 20/11 đạt giải Nhì. 
3. Kết quả cụ thể như sau:
a, Hạnh kiểm: 100% học sinh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao.
b. Chất lượng thi cuối năm:
+ Toán: 100% ( Khá - Giỏi: 96.2%)
+ Tiếng Việt: 100% ( Khá - Giỏi: 96.2%)
Lớp do tôi chủ nhiệm cỏ 3 em đạt HSG cấp huyện:
Khương Duy Long – giải Nhì
Nguyễn Thị Phương Thảo – giải Ba
Lê Đức Anh – giải Khuyến khích.
4. Công tác bồi giỏi.
Đội tuyển học sinh giỏi do tôi trực tiếp bồi dưỡng môn Tiếng Việt có 8 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện ( 3 giải Nhì, 2 giải Ba, 3 giải khuyến khích).
Trên đây là một số thành tích tôi đã đạt được trong năm qua, tôi nhận thấy mình còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để góp phần đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên phù hợp với sự phát triển không ngừng của xã hội. Tôi mong được ban thi đua các cấp ghi nhận đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ để những năm sau tôi đạt kết quả cao hơn nữa.
Xin chân thành cám ơn!
xác nhận của BGH nhà trường
Điệp Nông, ngày 25 tháng 5 năm 2007
Người viết
Nguyễn Thị Nhuần

File đính kèm:

  • docSKKN Huong dan HS dang toan Dat tinh roi tinh.doc
Đề thi liên quan