Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập về cơ sở vật chất, chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào

doc10 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập về cơ sở vật chất, chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên. Bài kiểm tra..
Lớp..
Phần I: Trắc nghiệm.
I Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
Câu 1:Nhóm quả toàn quả khô là?
A.Quả cải, quả đu đủ,quả cam, quả cà chua B.Quả mơ quả chanh,quả lúa,quả vải
C.Quả dừa,quả đào, quả gấc,quả ổi D.Quả bông,quả thìa là,quả đậu Hà Lan
Câu2:Đặc điểm của rêu là:
A. Sinh sản bằng hạt có thân, lá B. chư có rễ thật, có thân lá,chưa có mạch dẫn
C.thân phân nhánh chưa có mạch dẫn D.Nón đực nằm ở ngọn cây,có rễ,thân lá
Câu 3.Nhóm toàn cây một lá mầm là
A.Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây đậu B.cây tre,cây lúa mì, cây tỏi, cây táo
C.Cây lúa mì,cây cà chua,cây lạc, cây nhãn D.Cây trúc, cây lúa,cây ngô,cây tỏi
Câu4. Cách dinh dưỡng của vi khuẩn là:
A. Đa số sống kí sinh B. Đa số sống hoại sinh
C.Đa số sống tự dưỡng C. Đa số sống tự dưỡng,một số sống tự dưỡng
II. Hãy chọn và nối nội dung của cột A sao cho phù hợp với cột B
Cột A
Cột B
1.Các ngành tảo
Thân không phân nhánh,rễ giả,lá nhỏ,sống ở cạn,thường là nơI ẩm ướt. Có bào tử
2.các ngành Rêu
Có thân rễ,lá thật,đa dạng.Sống ở cạn là chủ yếu.có hoa quả,hạt nằm trong quả
3.ngành Dương xỉ
Chưa có rễ,thân,lá. Sống ở nước là chủ yếu
4.ngành hạt kín
Đã có thân,rễ,lá.Sống ở cạn là chủ yếu. Có bào tử.Bào tử nảy mầm thành nguyên tản.
Phần II.Tự luận
1.Nêu vai trò của vi khuẩn,và các biện pháp bảo vệ các vi khuẩn có hại
2.Tại sao phải tích cực trồng cây gây rừng
3.Khi quang hợp cây xanh hút co2 và thải ra o2, khi hô hấp cây hút o2 và thải ra co2.Quang hợp chỉ xảy ra vào ban ngày,hô hấp xay ra cả ngày lẫn đêm.Vậy vì sao người trồng cây xanh làm tăng nguồn o2. 
4.Vẽ sơ đồ về giới thực vật
Họ tên. Bài kiểm tra..
Lớp..
Phần I :Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau
Câu 1. Đặc điểm đặc trưng nhất của hạt trần là.
A. Hạt nằm trên lá noãn hở,chưa có hoa,chưa có quả B.Sinh sản hữu tính
C. Lá đa dạng,có hạt nằm trong quả D. Có rễ, thân, lá thật,có mạch dẫn
Câu 2.Nhóm toàn cây Hai lá mầm là
 A.Cây lúa, cây xoài, cây ngô C.Cây bưởi,cây cà chua,cây tỏi
B.Cây cà chua,cây cam,cây tỏi,cây táo D.cây bưởi, cây cà chua, cây lạc,cây nhãn
Câu 3.Tảo là thực vật bậc thấp vì:
A.Có diệp lục sống ở dưới nước B.Có cấu tạo đơn giản sống ở dưới nước
C. Sống ở nước chưa có rễ ,thân ,lá D. Có diệp lục,chưa có rễ ,thân, lá
 Câu 4 Chất dự trữ của hạt nằm ở ?
A.Trong lá mầm hoặc phôi nhũ. B. Trong chồi mầm hoặc phôi nhũ
C. Trong thân mầm hoặc phôi nhũ D.Trong thân mầm hoặc chồi mầm
II.Chọn từ thích hợp : bào tử, nguyên tản,rễ,thân ,lá, mạch dẫn, cuộn tròn. điền vào chỗ trống.
-Dương dỉ là những cây đã có ,.,,thật sự
-Lá non của dương dỉ bao giờ cũng ..=
-Khác v ới rêu trong thân và lá của dương dỉ đã có
Giữ chức năng vận chuyển nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng.
-Dương dỉ sinh sản bằng.như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có..do bào tử phát triển thành
Phần II. Tự luận: 
 1. trình bày vai trò của nấm
2.Tại sao người ta nói thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán
3.kể tên 5 loại cây lương thực và 5 loại cây công nghiệp
4.tại sao nói thực vật hạt kín lại chiếm ưu thế trên trái đất
Phòng giáo dục và đào tạo thị xã cửa lò
------------o--------------
Sáng kiến kinh nghiệm
Hướng dẫn học sinh giải bài tập về cơ sở vật chất,chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào
Năm học:2007-2008
Đặt vấn đề
 Trong những năm gần đây sự phát triển của sinh học ngày càng mạnh mẽ, sinh học trong nhà trường cũng không ngừng bổ sung, đi sâu, mở rộng, trong đó có nhiều bài tập nhằm kiểm tra sự vận dụng các kiến thức lý thuyết. Có rất nhiều công thức tổng quát đưa ra trong các sách tham khảo do nhà xuất bản giáo dục và NXB khác các công thức đưa ở các tài liệu khác nhau không được thống nhất về ký hiệu, chưa được chứng minh, xây dựng rõ ràng.
 Thực tiễn giảng dạy sinh học, chúng tôi thấy học sinh có nhiều vướng mắc, lúng túng trong giảI bài tập. Bên cạnh đó thì yêu cầu giải bài tập trong từng đề thi, trong từng bài ôn tập ở các chương lại rất cao. Ngược lại ,trong phân phối chương trình thời gian dành cho giảI bài tập trong khối 9 lại không nhiều.
 Xuất phát từ thực trạng đó, chúng tôI phảI tìm ra một giải pháp giúp học sinh giảI bài tập phần sinh học phân tử cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào. Trong đó chỉ quan tâm đến việc giúp học sinh hiểu rõ các công thức và nắm vững một cách có hệ thống từ đó sử dụng vào việc giải các bài tập.
nội dung
I Nhận thức cũ và thực trạng cũ:
 Khi chưa áp dụng kinh nghiệm chúng tôi thực hiện theo phân phối chương trình.Đến phần bài tập chúng tôI đưa ra cho học sinh làm nhưng học sinh không thể làm được kể cả một số học sinh đã ôn luyện và tham gia thi học sinh giỏi. Mặc dù những bài tập đưa ra từ dễ đến khó cho học sinh làm trước sau đó chúng tôI sửa lại thế nhưng học sinh vẫn không làm được nhất là việc vận dụng công thức vào giải bài tập.
II. Nhận thức mới và tình trạng mới
 Xuất phát từ tình trạng trên chúng tôi phát hiện ra nguyeen nhân chủ yếu là do học sinh không hiểu được công thức dẫn đến không có khả năng vận dụng sáng tạo trong làm bài.
 Muốn làm tốt bài tập phần này học sinh phải nắm vững:
1.Kiến thức cơ bản:
- Cấu tạo và cơ chế tự nhân đôi của AD N dẫn đến khả năng tự nhân đôi của NST trong quá trình phân bào.
- Tính đặc trưng của NST và ổn định bộ nhiếm sắc thể của loài trong tế bào:Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục
-Sự phân bào nguyên nhiễm, đảm nhiệm ngoài sự biến đổi hình thái NST qua các kì, cần chú ý đến sự thay đổi về số lượng NST đơn NST kép, Cromatit, thoi vô sắc
-Sự hình thành giao tử giữa tinh trùng và trứng, giữa hạt phấn ở noãn ở thực vật, quá trình thụ tinh và tạo hợp tử.
-Đột biến gen, đột biến NST xảy ra trong quá trình phân bào nguyên phân ,giảm phân.
2. Cơ sở và sự ra đời và phát triển thành hệ thống công thức.
 Các kiến thức chưa đưa vào sách giáo khoa hoặc sách hướng dẫn giải bài tập mà chỉ có trong các sách tham khảo, sử dụng trong các bài tập, trong các đề thi, không gắn liền với lí thuyết, không thống nhất với kí hiệu, khhông nêu quá trình hình thành công thức dẫn đến bế tắc trong sử dụng làm bài tập.
 Trước thực trạng như thế để giúp học sinh hiểu được công thức một cách nhanh chóng, nhớ và vận dụng sáng tạo khi làm bài, qua nhiều thời gian trăn trở chúng đưa ra giải pháp như sau:
 2.1. Tranh thủ lồng ghép kiến thức vào bài giảng:
Như ta đã biết ở bài NST, NST được đặc trưng và ổn định cho từng loài vì vậy khi giảI bài tập phần này ngoài cacssh học sinh nắm được kiến thức cơ bản thì cần đưa ra ngay dạng công thức tổng quát tính số tâm động, cromatit, NST đơn.
Hướng dẫn học sinh lập bảng:
 ở kết quả phân bào nguyên phân ta hướng tới thành lập công thức theo tế bào(TB) tạo thành: a.2k
 1 tế bào sau 1lần phân bào sẽ tạo thành 2TB->21
 1 tế bào sau 2 lần phân bào sẽ tạo thành 4TB->22
 1 tế bào sau 3 lần phân bào sẽ tạo thành 8TB->23
 a tế bào sau k lần phân bào sẽ tạo thành a.2k TB
 Mỗi một lần nguyên phân NST tự nhân đôi, do đó số lượng NST trong mỗi tế bào luôn luôn ổn định qua các thế hệ (2n). Vì thế nếu có a tế bào sau k đợt nguyên phân (NP) sẽ có :2n.a.2k NST đơn.
Trong thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi khai thác và phát triển thành hệ thống công thức phần nguyên bào nguyên phân đồng thưòi giải thích rõ các công thức đó. 
Ví dụ Từ 2n.a.2k->2n.a(2k-1) số NST mới tạo thành từ nguyên liệu môi trường-> 2n.a.(2k-2) NST mới hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường . Ta phải làm rõ bản chất sinh học ở đây là để có sự nhân đôi của NST thì phải từ cơ sở nhân đôI của AD N.
1ADN tự nhân đôi 1lần
 1 ADN tự nhân đôi 2 lần
 Do đó nếu có a AND sau k lần sự nhân đôI sẽ có a.2k AD N ->a.(2k-1) AD N tạo thành từ nguyên liệu môi trường-> có a.(2k-2) AD N mới hoàn toàn được tạo thành từ nguyên liệu môi trường. ( Công thức này cũng áp dụng cho tính từng loại nuclêotit) Do đó nếu có a tế bào mỗi tế bào có 2n NST sau k lần phân bào sẽ có:
-Tổng số NST tạo ra :2n.a.2k
-NST đơn mới tạo ra từ nguyên liệu môI trường là 2n.a.(2k-1)
-NST đơn hoàn toàn mới tạo ra từ nguyên liệu môI trường là 2n.a.(2k-2) và
-Số lượng thoi vô sắc hình thành hay phá huỷ: a.(2k-1)
-Số tơ vô sắc hình thành hay phá huỷ :2n.a.(2k-1) với một NST trượt trên một sợi tơ vô sắc
2.3 Các công thức được hình thành từ quá trình giảm phân tạo giao tử.
 2.3.1. Quá trình tạo giao tử:
Dẫn ra trong cơ quan sinh dục được chia làm 3 giai đoạn hay 3 vùng: Vùng A (vùng sinh sản) từ tế bào sinh dục sơ khai tiến hành nguyên phaan bình thường như tế bào sinh dưỡng
 Vùng B( vùng sinh trưởng): Một số tế bào lớn lên rất nhanh do tích luỹ chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho phân bào giảm phân(GP)
 Vùng C (vùng chín) Diễn ra quá trình giảm phân
 Giảm phân : có hai lần phân bào trong đó một lần NST tự nhân đôi, do đó
 GP
 Từ1TB 2 4TB
 GP
Nếu có: a.2k TB a.2k.4
Nếu có: 2n.a.2k n.a.2k.4
 2.3.2 Có sự khác nhau giữa sự hình thành giao tử đực và giao tử cái, giữa động vật và thực vật.
 ở động vật:
+ Nếu có ak tế bào sinh tinh sau giảm phân tạo thành a.2k.4 TB và sẽ phát triển thành a.2k.4 tinh trùng.
+ Tương tự, nếu có 2n.a.2k NST ở tế bào sinh tinh-> n.a.2k.4 NST trong giao tử
+ Nếu có a.2k tế bào sinh trứng GP-> a.2k trứng + a.2k.3 thể định hướng.
ở thực vật:
+Nếu có a.2k tế bào mẹ hạt phấn GP-> a.2k.4 hạt phấn nhưng để trở thành hạt phấn chín sau GP hình thành tế bào đơn bội các tế bào này tiếp tục trở thành hạt phấn chín sau GP hình thành tế bào đơn bội các tế bào này tiếp tục nguyên phân 2 lần nữa. Lần thứ nhất tạo thành 1 nhân sinh dưỡng+ 1nhân sinh sản. Sau thụ phấn nhân sinh sán nguyên phân 1 lần nữa để tạo thành 2tinh tử. Do đó nếu có 2n.a.2k NST đơn ở tế bào sinh hạt phấn giảm phân tạo thành
 n.a.2k.4+n.2k.3= n.2k.12NST
2.3.3 Số cách sắp xếp N số kép ở kỳ giữa I của giảm phân là 2n/2 
vì:
1 cặp NST kép sẽ có 1cách sắp xếp=21/2
2 cặp NST kép sẽ có 2cách sắp xếp=22/2
3 cặp NST kép sẽ có 4cách sắp xếp=23/2
n cặp NST kép sẽ có 2n/2cách sắp xếp ->2n-1
2.3.4 Số loại giao tử tạo ra
- Nếu có n cặp NST mà mỗi cặp có cấu trúc khác nhau-> 2n loại giao tử.
 Trường hợp có chéo xảy ra.
2.3.5 Thực tế số giao tử được tạo ra từ tế bào sinh trứng hoặc một tế bào sinh tinh (2n) trong từng trường hợp sẽ là:
Trường hợp (TH) : Một tế bào có n cặp NST mà mỗi cặp có cấu trúc khác nhau: Loại giao tử cáI 1/2n, loại giao tử đực 2/2n
TH:1 1 tế bào có n cặp mà mỗi cặp có cấu trúc khác nhau, trong đó có k cặp xảy ra một kép đơn: Loại giao tử cái 1/2n +k, loại giao tử đực là 4/2n+2k
TH : Có k cặp xảy ra 2 chéo đơn số loại giao tử cái 1/2n.3k loại giao tử đực là 4/2n.3k
TH: Có k cặp xảy ra 2 chéo đơn và 1 chéo kép loại cái1/2n+2k, là giao tử đực: 4/2n+2k
2.3.6 Số loại giao tử có nguồn gốc từ bố hoặc mẹ
 Nếu một loài có 2n NST thì số loại giao tử tạo ra chứa a NST từ bố hoặcb từ mẹ với a,b nguyên dương<n thì số loại giao tử chứa a NST có nguồn gốc từ bên nội là
 a n!
 =
 n a! (n-a)!
 Số loại giao tử chứa b NST có nguồn gốc từ bên ngoại là:
 b n!
 =
 n b!(n-b)!
2.3.7 Số loại giao tử tạo ra từ đột biến trong giảm phân
- Số loại giao tử khi có đột biến di bội.
+Dị bội xẩy ra ở phân bào 1->2 loại giao tử /1 cặp NST
+Dị bội xảy ra ở phân bào2->5 loại giao tử /1cặp NST
-Số loại giao tử khi đột biến NST :
+Xảy ra trước lúc NST nhân đôi thì mỗi cặp có 2 loại giao tử
+ Xảy ra sau khi NST nhân đôI thì một cặp NST tạo thành 3loại giao tử 
Do đó nếu có I NST có đột biến cấu trúc xảy ra sau khi NST nhân đôI thì số giao tử của laoif có n cặp NST mà mỗi cặp tương đồng có cấu trúc khác nhau là 
 2n-1. 31
-Số loại giao tử tạo ra ở cơ thể đa bội 4n
-Số loại giao tử tạo ra ở cơ thể dị bội (2n+1)
2.4 Các công thức được hình thành từ quá trình tạo hợp tử:
2.4.1 Từ các trường hợp tạo giao tử trên có thể thiết lập các công thức tính các kiểu hợp tử tương ứng với mỗi kiểu giao tử:
- Số loại hợp tử, khi không có chéo và đột biến hợp biến giao tử đực và cái: 2n.2n=22n
- Khi có trao đổi một chéo đơn tại một điểm ở cả đực và cái:
-Khi có trao đổi 2 chéo đơn ở cak cặp ở cả đực và cái:
 2n.3k.2n.3k=22n.32k
-Khi có trao đổi 2 chéo đơn và một chéo kép xảy ra ở cả đực và cáI trên k cặp NST: 2n+2k.2n+2k=22n+4k
 2.4.2. Số loại hợp tử được di truyền a NST từ ông nội có trong giao tử của bố:
Đó là kiểu tổ hợp giữa các giao tử của bố chứa a NST của ông nội với các loại giao tử của mẹ.
 n!
 .2n
 a!(n-a)!
Số loại hợp tử di truyền b NST từ bà ngoại là số kiểu hợp tử giữa các loại giao tử của mẹ chứa b NST của bà ngoại với tất cả các loại giao tử của bố:
 n!
 .2n 
 b!( n-b)!
Số loại hợp tử được di truyền a NST từ ông nội NST và b NST bà ngoại :
 n! n! 
 .
 a! (n-a)! b! (n-b)!
III. So sánh kết quả khi sử dụng sáng kiến với kết quả cũ khi chưa thực hiện sáng kiến:
 Sau khi làm cho học sinh hiểu rõ công thức và sự phát triển hệ thống công thức, khả năng giải bài tập được cải thiện hơn hẳn.
IV. Những bài học rút ra từ việc thực hiện sáng kiến.
Qua quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi thấy :
Cần thường xuyên củng cố kiến thức cho học sinh thông qua câu hỏi lý thuyết và trong khi giảng bài mới.
Kết hợp chặt chẽ giữa giảng bài trên lớp với việc thành lập công thức thì khả năng đã vận dụng công thức trong giảI bài tập cao hơn.
Càng làm cho học sinh rõ công thức thì khả năng vận dụng giải bài tập càng tốt
Những bài tập đưa ra cho học sinh vận dụng công thức để giải cũng phải làm từ dễ đến khó và khai thác theo hệ thống công thức.
 Làm tốt bài tập càng giúp học sinh hiểu sâu sắc các cơ chế nguyên phân giảm phân và thụ tinh, mỗi liên hệ về số lượng vật chất di truyền giữa các quá trình đó. Đồng thời hiểu rõ mối quan hệ bản chất, giữa cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử.
C kết luận và kiến nghị
 Như vậy để tháo gỡ những vướng mắc cho học sinh học giảI các bài tập về cơ sở vật chất cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào thì ngoài việc khắc hoạ kiến thức cơ bản vững chắc, chính xác cho học sinh, cần phảI làm cho học sinh hiẻu rõ sự hình thành công thức và hệ thống các công thức. Từ đó học sinh mới vận dụng linh hoạt công thức vào giải các bài tập ở các lớp học tiếp theo
Một số kiến nghị
1.Cần bổ sung nội dung kiến thức và tăng thời gian phần bài tập
2.Các công thức phải tiêu chuẩn hoá về ký hiệu, không nên sử dụng tuỳ tiện theo từng tác giả
3 Các bài tập sinh học chỉ mang tính chất củng cố lý thuyết hiểu sâu hơn, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn, không nên đi quá sâu vào toán học làm mất tính xác , tính sinh học
 Với những ý kiến trên chúng tôi hy vọng sớm được thực hiện trong bộ môn sinh học trong nhà truờng.

File đính kèm:

  • docBai 21Hoat dong ho hap.doc
Đề thi liên quan