Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận xã hội dạng đề mở

doc39 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 6237 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận xã hội dạng đề mở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh
 

 Mã số:……………………






SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG ĐỀ MỞ 




 Người thực hiện: Trần Thị Châu Thưởng
	Lĩnh vực nghiên cứu:

 Quản lý giáo dục:
 Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ Văn 
 Phương pháp giáo dục:
 Lĩnh vực khác:


	Có đính kèm:
Mô hình	 Phần mền	 Phim ảnh	 Hiện vật khác

Năm học: 2012 – 2013

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

THƠNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

Họ và tên: Trần Thị Châu Thưởng
Ngày tháng năm sinh: 04-10-1964
Nam, nữ: Nữ
Địa chỉ: R317, đường A3, Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại (NR): 0613.600660
Fax:
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên mơn tổ Ngữ văn 
Đơn vị cơng tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

Học vị: Tốt nghiệp Đại học Sư phạm
Năm nhận bằng: 1986
Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn

KINH NGHIỆM KHOA HỌC

Lĩnh vực chuyên mơn cĩ kinh nghiệm: Giảng dạy Ngữ văn bậc THPT
Số năm kinh nghiệm: 27 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã cĩ trong 5 năm gần đây:
+, Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy văn nghị luận theo chương trình và sách giáo khoa mới, bậc trung học phổ thơng, 2007.
+, Nghị luận xã hội, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2009;…
+, Chuyên đề: Nguyễn Minh Châu – cuộc đời và sự nghiệp văn chương, 2009.
+, SKKN: Học theo dự án – Kết hợp học và du khảo về văn hĩa Đồng Nai, 2010.
+, SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn, 2011.
+, SKKN: Mấy vấn đề về việc dạy học tác phẩm “Vũ Như Tơ” và trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” của Nguyễn Huy Tưởng, 2012.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG ĐỀ MỞ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Tư tưởng và mục đích của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thơng hiện nay là tích cực hĩa hoạt động học tập của học sinh. Với tinh thần này, Chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã cĩ nhiều đổi mới về cách kiểm tra, đánh giá. Một trong những phương diện đổi mới là việc chú trọng văn nghị luận xã hội (NLXH). Đây là một cách rất tốt hình thành cho học sinh – những cơng dân trẻ của đất nước tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, suy nghĩ sâu sắc trước mọi vấn đề của cuộc sống.
Bên cạnh đĩ, để tăng cường tính chủ động, tích cực của học sinh (HS), việc ra đề văn NLXH theo hướng mở ngày càng được xã hội đồng tình, nhiều giáo viên (GV) tích cực đổi mới cách ra đề. Ưu điểm của lối ra đề NLXH theo hướng mở là rèn luyện khả năng độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo và gây hứng thú cho học sinh. Kết quả chúng ta đã cĩ những bài viết thể hiện suy nghĩ riêng, độc đáo và chân thực của học sinh được đăng tải trên báo và các phương tiện thơng tin đại chúng.
2. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tơi, hiện nay việc ra đề NLXH theo hướng mở và viết bài văn theo đề mở là vấn đề mới và cịn nhiều khĩ khăn đối với giáo viên và học sinh.
Một số giáo viên vẫn chưa khuyến khích ý tưởng riêng, cĩ cá tính được thể hiện trong bài viết của học sinh, mà chỉ đi theo những kiến thức cĩ sẵn trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn giáo viên hoặc suy nghĩ chủ quan của bản thân. Nhiều GV tâm đắc với việc ra đề NLXH theo hướng mở nhưng lại cảm thấy lúng túng trong cách hướng dẫn học sinh làm tốt dạng đề này.
Một số học sinh khơng thích đề mở vì quen với lối làm văn máy mĩc, rập khuơn theo mẫu cĩ sẵn hoặc theo đúng ý thầy cơ đã truyền thụ. Những học sinh hứng thú với đề mở lại xuất phát từ quan niệm chưa đúng. Các em cho đề mở là nghĩ gì viết nấy, dẫn đến lối viết tùy tiện khơng đáp ứng đúng yêu cầu của một bài văn nghị luận.
3. Xuất phát từ cơng việc giảng dạy của một giáo viên ở bậc THPT và từ thực tế trên, chúng tơi viết sáng kiến kinh nghiệm: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG ĐỀ MỞ nhằm làm rõ thêm quan niệm về đề mở và một số hoạt động dạy học giúp học sinh làm tốt dạng đề này. 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
- Trong bài viết Đề mở - Nhận dịện và cách làm (Tài liệu chuyên văn), PGS. TS Đỗ Ngọc Thống đã dẫn lại ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Dạy Làm văn chủ yếu là dạy cho HS diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nĩi (Dạy văn là một quá trình rèn luyện tồn diện, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục). Từ đĩ, ơng Đỗ Ngọc Thống nhận xét: Đĩ là những tư tưởng rất quan trọng, làm cơ sở cho việc xác định phương hướng dạy Làm văn nĩi chung và dạy Làm văn ở THPT nĩi riêng. Để hiện thực hĩa tư tưởng đĩ, trước hết cần hình thành và rèn luyện năng lực chủ động và linh hoạt trong việc làm bài văn.
- GS. TS Trần Đình Sử, một trong hai Tổng Chủ biên của bộ sách giáo khoa mới, trong bài Đề mở trong dạy – học Làm văn (Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số 1 năm 2012) đánh giá: Đề mở là một hướng tiến bộ trong dạy học Làm văn, nhưng vẫn đang là một vấn đề mới, chưa được nghiên cứu sâu, cịn cĩ những khía cạnh chưa rõ, phải qua thực tiễn thì mới nhìn thấy hết được. Vấn đề này địi hỏi các giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ, nhìn thấy chỗ mạnh, chỗ khĩ, thậm chí chỗ yếu của nĩ, nghiên cứu phương pháp dạy học phù hợp thì phương hướng này mới phát huy được tác dụng tích cực của nĩ.
- Như vậy, cĩ thể nĩi, việc dạy – học Làm văn theo đề mở là một hướng đi đúng đắn và tích cực. Tuy nhiên, làm thế nào để hình thành và rèn luyện năng lực chủ động và linh hoạt trong việc làm bài văn? Làm thế nào để cĩ phương pháp dạy học phù hợp và phát huy được tác dụng tích cực của nĩ, là những vấn đề mà người thầy giáo cần quan tâm và cần cĩ một quá trình để thực hiện.
- Tìm hiểu những bài viết bàn về việc hướng dẫn cách làm đề mở nĩi chung, đề NLXH theo hướng mở nĩi riêng, chúng tơi nhận thấy, các tác giả chỉ mới đề cập đến các bước như: tìm ý, lập dàn ý,… (Đỗ Ngọc Thống - TLĐD). Ngay cả cuộc thi Ra đề và viết văn theo hướng mở của Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ tổ chức từ 1/4/2011 cho đến nay cũng chỉ mới dừng lại ở việc giáo viên ra đề và gợi ý cách làm bài. 
Là người trực tiếp đứng lớp, chúng tơi nhận thấy, để làm tốt bài văn NLXH theo hướng mở, HS cần cĩ một quá trình rèn luyện. Bắt đầu từ việc tích lũy vốn sống. Sau đĩ là cĩ thĩi quen suy nghĩ về những vấn đề đạo lí, cĩ chính kiến trước một tư tưởng, hình thành những quan niệm sống, biết trăn trở và cĩ cái nhìn đa chiều trước mọi hiện tượng, sự việc của cuộc sống. Cuối cùng là cách bày tỏ những hiểu biết, suy nghĩ của bản thân trên trang giấy một cách thuyết phục, hấp dẫn. Đây chính là những nội dung chính chúng tơi trình bày trong SKKN này.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Nghị luận xã hội dạng đề mở: quan niệm và dạng thức
2.1.1. Đề nghị luận theo quan niệm truyền thống
Trong quan niệm truyền thống, một đề văn nghị luận xã hội thường cĩ hai phần: phần nêu vấn đề cần nghị luận và phần yêu cầu kiểu bài (tức thao tác lập luận). Nĩi cách khác, đĩ là dạng đề mệnh lệnh. Trong đề bài, khơng chỉ nêu vấn đề cần nghị luận mà cả yêu cầu thực hiện (mệnh lệnh) như: suy nghĩ, bình luận, giải thích, chứng minh,…Ví dụ các đề văn sau:
- Đề 1: Nhà thơ Pháp La Phơngten cĩ nĩi: “Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn”.
Hãy bình luận câu nĩi trên.
(Làm văn 10 – Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000)
- Đề 2. Giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
(Làm văn 10 – Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000)
- Đề 3: Nhà bác học Đacuyn nĩi về kinh nghiệm thành cơng của mình như sau: “Tơi nghĩ rằng tất cả những gì cĩ giá trị một chút, tơi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”.
Bình luận câu nĩi trên. Em cĩ suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của mình.
(Làm văn 12 – Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000)
Rõ ràng, những đề văn vừa nêu trên đều yêu cầu học sinh viết về một vấn đề cụ thể (tính ích kỉ giết chết tình bạn; uống nước nhớ nguồn,…), cùng sử dụng một hoặc hai thao tác lập luận (bình luận; giải thích;…) và dĩ nhiên là cùng một phương thức biểu đạt – văn nghị luận. 
Mặt khác, vấn đề nghị luận thường là một chân lí đã được thừa nhận (tác hại của tính ích kỉ; đạo lí truyền thống của dân tộc,…), học sinh thường khơng cần phản biện, chỉ việc làm rõ hay minh họa tính đúng đắn tư tưởng ấy. 
Về phía giáo viên, khi ra đề nghị luận cũng chỉ cĩ một đáp án duy nhất dùng để chấm bài cho học sinh. Cĩ thể, cách ra đề văn NLXH truyền thống sẽ tiện lợi cho người giáo viên và phần nào “dễ” hơn cho học sinh. Tuy nhiên, đúng như nhận xét của giáo sư Hồng Như Mai viết: Cách ra đề các kì thi văn của chúng ta hiện nay cịn khá khơ cứng... Ra đề thi phải khơi dậy những suy nghĩ riêng đồng thời phải rèn luyện cho HS ĩc phê phán, nhìn vấn đề trên nhiều mặt. Cần tránh kiểu ra đề suơn sẻ, dạng thỏa hiệp một chiều (Sự rung cảm và sáng tạo của học sinh cĩ nguy cơ mịn; Tạp chí Dạy và Học ngày nay số 6 – 2005). 
2.1.2. Quan niệm về đề mở
Năm 2006, Chương trình và sách giáo khoa mới đã cĩ nhiều đổi mới trong cách kiểm tra, đánh giá học sinh, trong đĩ cĩ sự đổi mới quan niệm về đề văn. Nhằm kích thích suy nghĩ phong phú, đa dạng của nhiều đối tượng học sinh, xu hướng ra đề văn nghị luận xã hội theo hướng mở ngày càng trở nên phổ biến.
Theo chúng tơi, khái niệm đề mở được sử dụng trong sự so sánh với đề đĩng hay đề truyền thống. 
- Đề đĩng là đề cĩ yêu cầu rõ ràng, cụ thể về nội dung vấn đề nghị luận; thao tác lập luận và cả phạm vi, tư liệu (giới hạn). 
- Đề mở là loại đề hoặc chỉ nêu vấn đề cần nghị luận, khơng nêu yêu cầu về thao tác lập luận (như: hãy chứng minh, giải thích, bình luận,...) cũng như giới hạn của đề. 
Ví dụ: Câu tục ngữ:“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” thời nay cĩ cịn phù hợp?
- Đề mở cũng cĩ thể là loại đề mà nội hàm của vấn đề nghị luận tùy thuộc vào sự nhận thức của người viết.
Ví dụ: 
* Thinh lặng là quê hương của kẻ mạnh.
* Vì sao mà tơi sống trên đời ?
Tất cả các loại đề mở đều khơng áp đặt tính chân lí – cụ thể đối với học sinh khi nghị luận về một vấn đề nào đĩ, cũng khơng bĩ buộc người viết trong một khung hình thức thể hiện nhất định.
2.1.3. Các dạng đề mở thường gặp:
Theo GS. TS Trần Đình Sử (Tlđd), cĩ ba dạng đề mở thường gặp là:
a, Đề cho đề tài:
Đề chỉ cung cấp một đề tài chung, HS cĩ thể cụ thể hĩa thành đề mục hay nhan đề của bài viết.
Ví dụ đề cho HS lớp 10:
- Đề 1: Suy nghĩ về ngọn lửa.
- Đề 2: Hãy viết bài văn về chủ đề người chiến thắng.
- Đề 3: Suy nghĩ từ hạt giống.
b, Đề cho tài liệu
Đề cung cấp một bức tranh hoặc ảnh, hoặc một câu chuyện, một mẩu tin trên báo, HS tự chọn lấy vấn đề, chủ đề để viết bài văn.
Ví dụ đề cho HS lớp 12:
- Đề: Chọn một trong ba tài liệu dưới đây làm bài theo yêu cầu bên dưới: 
a. Báo Dương Thành buổi tối (Quảng Châu) tường thuật, khoảng 17g30 ngày 13-10-2010, tại một con đường nhỏ ở Quảng Phật Ngũ Kim Thành thuộc quận Nam Hải ở Phật Sơn, bé gái Duyệt Duyệt 2 tuổi đang lững thững đi ra đường đã bị một xe hơi loại bảy chỗ tơng phải và cán lên phần gần đầu của bé. Lúc này bé Duyệt Duyệt cịn cử động, tài xế cho xe dừng lại vài giây rồi thản nhiên cho xe chạy tiếp và bánh sau lại nghiến nát một phần thân thể bé gái. Chỉ vài phút sau, một chiếc xe tải nhỏ tiếp tục cán nát đơi chân bé gái này.
b. Cậu bé 14 tuổi xả thân cứu người. Đây là lần thứ 3 Nguyên cứu người, lại là lần định mệnh cướp đi sinh mạng của em. Cả xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, những ngày qua xơn xao về sự ra đi của cậu học trị Trường THCS Bình Chánh. Trưa 8-9, sau khi tập tành múa lân đĩn tết Trung thu, nhĩm trẻ khoảng 10 đứa rủ nhau đi tắm ao để giải nhiệt. Em Phạm Văn Thơ, học sinh lớp 6, khơng biết bơi lại lội ra xa cách bờ khoảng 3m thì sụp hố sâu đuối nước. “Trong khi em vùng vẫy thì được anh Nguyên cứu vào bờ”, cậu bé kể rồi khĩc: “khơng ngờ ảnh kiệt sức...”.
Người lớn đã cấp tốc đưa Nguyên đến Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi để cấp cứu, song em kiệt sức lịm dần, rơi vào hơn mê sâu và khơng bao giờ tỉnh lại nữa...
c. “Hiệp sĩ đường phố” lập cơng ba ngày liên tiếp. Đây là vụ thứ ba liên tiếp trong ba ngày “hiệp sĩ đường phố” lập cơng. Hai ngày trứơc, anh Tiến cũng đã bắt hai tên cướp giật dây chuyền trên đường Tơ Hiến Thành. Sau đĩ, đơi trộm giàn giáo cơng trình ở quận 11 cũng bị anh bắt quả tang.
Ngưỡng mộ thành tích hàng trăm lần bắt cuớp của anh Tiến, nhiều người đã xin được làm “đệ tử” của anh, cùng anh rong ruổi trên khắp các tuyến đường Sài Gịn để bắt tội phạm. Hiện nay, nhĩm”hiệp sĩ đường phố” cĩ khoảng chục người.
Đọc kĩ tài liệu đã chọn, tự xác định đề mục, viết bài làm văn nghị luận, biểu cảm khơng quá 800 chữ. 
(Trần Đình Sử: Đề mở trong dạy – học làm văn, trong Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 1 năm 2012)
c, Đề cho học sinh điền vào chỗ trống:
Đề đưa ra mệnh đề cịn bỏ trống, HS điền vào chỗ trống để thể hiện quan niệm của bản thân.
Ví dụ đề cho HS lớp 11:
- Đề 1: Hạnh phúc là... 
- Đề 2: Tơi ước mong...
2.1.4. Đề mở cĩ nhiều lựa chọn:
Ngồi những dạng đề trên, theo chúng tơi, cần cĩ thêm dạng Đề nhiều lựa chọn. Với dạng đề này, HS vừa được gợi ý, vừa tự do lựa chọn hướng giải quyết theo suy nghĩ của bản thân. Đây cũng là cách hình thành cho HS độc lập suy nghĩ, thĩi quen nhìn cuộc sống ở nhiều gĩc độ và rèn luyện tư duy phản biện cho các em.
Ví dụ đề cho HS lớp 12:
- Đề 1: Phát biểu ý kiến về lối sống sành điệu của một bộ phận thanh niên hiện nay.
- Đề 2: Con người sinh ra đã cĩ tính hưởng thụ. Anh/ chị cĩ đồng ý khơng? Theo anh/ chị tính hưởng thụ là tốt hay xấu?
- Đề 3: Internet – ơng thầy khơng mời mà đến – đang là mối bận tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Ý kiến của anh/ chị về vấn đề này.
- Đề 4: Nhà sư phạm nổi tiếng V.A. Xu-khơm-lin-xki cĩ viết:
“Niềm tin và thế giới xúc cảm của con người cĩ đạo đức đúng đắn, tâm hồn đẹp đẽ được xây dựng trên cơ sở khinh bỉ những điều khơng xứng đáng”. 
Theo anh (chị), đối với một con người cĩ đạo đức và tâm hồn đẹp đẽ, những điều gì là khơng xứng đáng ?
2.2. Nghị luận xã hội dạng đề mở: tác dụng và yêu cầu
2.2.1. Tác dụng
Việc ra đề mở trong nghị luận xã hội cĩ nhiều tác dụng đối với học sinh:
- Đề mở khuyến khích tối đa sự sáng tạo, cách cảm thụ, sự linh hoạt của người viết, rèn luyện khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh trước một vấn đề tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng, sự việc trong đời sống.
- Đề mở tạo cơ hội cho học sinh cĩ dịp bộc lộ tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của cá nhân, đề xuất những ý kiến về cuộc sống, xã hội với những trải nghiệm của bản thân.
- Đề mở rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy phản biện xã hội, biết xem xét một vấn đề, một sự việc, hiện tượng trên nhiều bình diện khác nhau.
- Đề mở tạo điều kiện cho người viết cĩ những suy nghĩ trẻ trung, cảm xúc tươi mới, và quan trọng hơn, là thể hiện phẩm chất của con người thành thực, dám nghĩ và dám viết. Với đề mở, tình trạng học tủ, học vẹt, sao chép văn mẫu trong học sinh cũng sẽ bị hạn chế.
Đối với giáo viên, việc ra đề mở trong nghị luận xã hội cũng cĩ những tác dụng trong quá trình giảng dạy bộ mơn Ngữ văn nĩi chung, phân mơn Làm văn nĩi riêng:
- Đề mở cĩ tác dụng giúp phân hĩa trình độ học sinh trong kiểm tra, đánh giá.
- Từ những tác dụng đối với học sinh khi làm văn, đề mở trong nghị luận xã hội gĩp phần tác động đến cả việc đổi mới giảng dạy và học tập ở bộ mơn Ngữ văn. 
- Đề mở khơng chỉ tạo hứng thú cho học sinh trong khi nghị luận mà cịn tạo hứng thú cho cả giáo viên khi ra đề cũng như chấm bài. 
Dĩ nhiên, trên đây là những tác dụng tích cực của đề nghị luận xã hội theo hướng mở. Nĩi thế, khơng cĩ nghĩa đối với dạng đề này khơng cĩ những khĩ khăn, thậm chí phức tạp nhất định trong quá trình giảng dạy. Điều đĩ càng khơng cĩ nghĩa là chỉ nên ra mỗi một loại đề khơng mệnh lệnh (đề mở), bỏ hẳn loại đề mệnh lệnh (đề đĩng) trong nghị luận xã hội.
2.2.2. Yêu cầu
Việc ra đề / làm bài / chấm bài nghị luận xã hội theo dạng mở khơng chỉ mới mẻ mà cịn là loại đề khĩ. Vì thế, học sinh và giáo viên cần nắm vững một số yêu cầu khi dạy học và làm văn:
2.2.2.1. Về phía học sinh: 
- Đề mở thường khơng nêu rõ các phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, khơng cĩ gợi ý về phạm vi, tư liệu, khơng cĩ nghĩa là học sinh sẽ viết một cách tùy tiện. Trái lại, người viết phải hiểu rõ vấn đề từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn. Từ đĩ, lựa chọn và định hướng viết sao cho bài văn thể hiện được suy nghĩ sâu sắc, lối viết sáng tạo, cĩ tính thuyết phục đối với người đọc theo hướng tích cực. Điều đĩ cĩ nghĩa, chính người viết phải tự xác lập được phương thức biểu đạt, thao tác lập luận và phạm vi vấn đề nghị luận.
- Đề mở khơng chỉ cĩ tính mở về phương thức biểu đạt, thao tác lập luận hay phạm vi, tư liệu, mà đơi khi tính mở lại thể hiện ngay ở vấn đề cần nghị luận. Do đĩ, người viết cũng phải xác định nội hàm của vấn đề, dự liệu hướng yêu cầu của người ra đề.
2.2.2.2. Về phía giáo viên: 
- Đề ra theo hướng mở cần chọn được vấn đề mở, đặt người viết trước một tình huống bất ngờ, đa chiều, gợi được hứng thú làm bài cho học sinh. Vấn đề đặt ra vừa cĩ chất văn, khơi gợi được cảm xúc, vừa gắn với cuộc sống, thường là những vấn đề xã hội và các em đang quan tâm, tránh xa lạ, nặng về học thuật, mà cũng khơng gượng ép.
Đề ra theo hướng mở cịn là cách giúp các em trưởng thành trong suy nghĩ, hướng các em đến lí tưởng đẹp, hồn thiện dần tư cách của một cơng dân cĩ trách nhiệm với xã hội.
Muốn vậy, người giáo viên phải cân nhắc đến tính vừa sức ở học sinh. Cĩ những vấn đề nghị luận chỉ phù hợp với học sinh lớp 12 mà lại quá sức với học sinh lớp 10, càng khĩ khăn cho học sinh ở bậc trung học cơ sở.
- Để học sinh cĩ thể làm tốt dạng đề mở, giáo viên phải huấn luyện cho các em kĩ năng làm văn nghị luận, nhất là các kĩ năng: phân tích đề; lập ý, lập dàn ý; thao tác lập luận,… Nĩi rốt ráo, học sinh khơng cĩ kĩ năng làm văn nghị luận thì đề đĩng đã khơng thể thực hiện được, huống gì đề mở. 
- Tương ứng với việc ra đề mở, người giáo viên phải cĩ đáp án mở và cách chấm mở. 
Đáp án mở là đáp án khơng cụ thể, chi tiết, khơng mang tính áp đặt, khơng đếm ý cho điểm, nhưng cũng khơng chung chung để dẫn đến việc cho điểm tùy hứng, thiếu cơng bằng. Đáp án mở vẫn cĩ những yêu cầu nhất định về kiến thức, kĩ năng và tư tưởng tình cảm của người viết. Người ra đề và soạn đáp án cần phải lường trước khả năng học sinh cĩ thể viết để lên phương án cho điểm.
Cách chấm mở là cách chấm tơn trọng suy nghĩ và sự sáng tạo của người viết, khơng áp đặt cách giải quyết vấn đề theo lối một chiều.
3. Hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận xã hội theo dạng đề mở 
Để học sinh làm được bài văn NLXH theo đề mở, người thầy giáo cần cĩ quá trình rèn luyện cho các em, cĩ phương pháp dạy học phù hợp mới phát huy hết tác dụng của nĩ. Sau đây chúng tơi xin đề xuất những hoạt động dạy – học nhằm Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận xã hội theo đề mở:
3. 1. Hoạt động dạy học hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức và vốn sống:
3.1.1. Ý nghĩa của việc tích lũy kiến thức và vốn sống
Để cĩ một bài nghị luận xã hội giàu tính thuyết phục, học sinh cần cĩ lí lẽ sắc sảo và dẫn chứng phong phú. Cĩ thể tích lũy kiến thức từ sách vở: lĩnh vực văn học, báo chí, bộ sách Hạt giống cho tâm hồn... ; kiến thức từ cuộc sống và trải nghiệm bản thân: đĩ là những gì các em quan sát hàng ngày, suy ngẫm về những sự việc xảy ra trong cuộc sống. Trải nghiệm bản thân, cách cảm, cách nghĩ của các em chính là nguồn tư liệu làm bài viết thêm phong phú và giàu sức thuyết phục.
Việc tích lũy kiến thức và vốn sống sẽ rất hữu ích cho các em trong việc xây dựng các luận cứ, bao gồm lí lẽ và dẫn chứng. 
3.1.2. Hoạt động dạy học giúp học sinh tích lũy kiến thức và vốn sống
Đa phần học sinh thường chưa cĩ ý thức trong việc tích lũy tư liệu, khơng cĩ thĩi quen đọc báo, xem thời sự để nâng cao hiểu biết thực tế đời sống. Do đĩ, giáo viên cần cĩ các hoạt động dạy học giúp các em hình thành thĩi quen này. 
3.1.2.1. Cách thức tiến hành hoạt động dạy học giúp học sinh tích lũy kiến thức và vốn sống:
HĐ 1: GV cho bài tập về nhà. 
HĐ 2: GV đưa ra yêu cầu:
- Quy định ngày, giờ nộp sản phẩm;
- Quy định hình thức sản phẩm: gửi đến địa chỉ mail của giáo viên (đây là cách GV tập hợp sản phẩm của HS);
- Quy định hình thức trình bày (bản word, font chữ...),…
HĐ 3: Giáo viên tập hợp sản phẩm.
HĐ 4: Giáo viên xĩa tên học sinh, cho in thành nhiều bản, phát cho các học sinh trong lớp.
HĐ 5:Học sinh đọc và bình chọn sản phẩm hay nhất (khơng chọn của mình).
HĐ 6: Giáo viên thống kê, cho điểm và nhận xét, đánh giá.
3.1.2.2. Ưu điểm của hoạt động dạy học giúp học sinh tích lũy kiến thức và vốn sống
Yêu cầu học sinh tích lũy kiến thức và vốn sống khơng phải là hoạt động dạy học mới của giáo viên. Khi dạy văn nghị luận, chúng ta vẫn thường nhắc nhở các em dẫn chứng phải cụ thể, xác thực, lí lẽ phải sắc sảo. Song, chúng ta chỉ dừng lại ở việc gợi ý nên làm, mà chưa tạo thành một yêu cầu, một thĩi quen cho học sinh. Chính vì thế, bài văn các em thường nghèo nàn về ý, dẫn chứng sáo mịn với những câu danh ngơn quen thuộc, những tấm gương chưa đọc đã biết. Và như thế, làm sao cĩ được những bài văn suy nghĩ sâu sắc và giàu cảm xúc?
 Hoạt động dạy học trên cĩ ưu điểm:
- HS tự giác sưu tầm tư liệu, chọn tư liệu hay và bổ ích.
- Trong quá trình tìm hiểu và chọn tư liệu, một cách tự nhiên học sinh đã đọc nhiều tư liệu khác, làm giàu vốn sống của bản thân, thấm nhuần tư tưởng cao cả.
- Học sinh hình thành thĩi quen theo dõi thơng tin về đời sống được đăng tải trên các phương tiện thơng tin đại chúng, điều mà trước đây cĩ những em khơng hề quan tâm.
- Kết thúc hoạt động dạy học, mỗi học sinh đều cĩ một bộ tư liệu phong phú, phục vụ cho quá trình học lâu dài.
3.1.3. Minh họa một vài bài tập giáo viên đã tiến hành:
3.1.3.1. Bài tập 1
a, Đề: 
Hãy sưu tầm một số câu danh ngơn mà anh/ chị chọn làm lẽ sống cho bản thân. Chọn một câu để viết một đoạn văn ngắn (dưới 10 câu) trình bày vì sao mình tâm đắc?
b, Kết quả sản phẩm:
* Đề trên được ra cho lớp 11 Văn, Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (năm học 2012 - 2013). Lớp cĩ tất cả 19 học sinh. Mỗi em sưu tập từ 3-4 câu danh ngơn. Tổng cộng cả lớp cĩ hơn 50 câu danh ngơn được sưu tập và 19 lời bình của các em về tư tưởng đã được chính các em cho là tâm đắc nhất. 
* Một số câu danh ngơn cùng lời bình của học sinh:
- Hãy luơn khao khát, hãy cứ dại khờ (Stay hungry, stay foolish).
(Kết thúc phát biểu của Steve Jobs tại lễ trao bằng tốt nghiệp trường ĐH Stanford)
THANH THẢO: 
Khao khát - để ước mơ. Dại khờ - để dám biến ước mơ thành hiện thực. Khao khát và dại khờ, ấy là khởi đầu cho mọi điều tớt đẹp hơn đến với thế giới này. Trước khắc nghiệt cuợc đời, khơng khao khát, khơng dại khờ, thì bạn và tơi sẽ uởng phí thời gian ngắn ngủi để sớng trong vỏ bọc an toàn. Khơng dám làm gì, chẳng có được gì, và chẳng là gì cả.
- Chính lựa chọn của chúng ta, chứ khơng phải khả năng, mới chứng tỏ chúng ta thực sự là ai (It's our choices that show what we truly are, far more than our abilities)
(J.K.Rowling, trích Harry Potter và Phòng chứa Bí mật)
THANH THẢO: 
Hời nhỏ xem phim Gọi giấc mơ về, tơi nhớ hoài mợt câu của người ơng làm nghề nước mắm nói với cơ cháu gái: Cá loại mợt thì sẽ làm ra được nước mắm loại mợt, nhưng nước mắm loại mợt khơng phải tất cả đều làm từ cá loại mợt. Cá hay người thì cũng vậy thơi. Cái quan trọng khơng phải tơi có gì, mà là tơi sẽ làm gì với những điều tơi có. Có ít hơn so với người khác, nhưng biết vận dụng, vẫn có thể thành khơng. Có tất cả, mà dùng sai mục đích thì cũng là vơ ích. Vả lại, có bao giờ ta đánh giá được hết khả năng của chính mình mà dựa vào đó để ngại ngần?
- Hạnh phúc là mợt hành trình, khơng phải mợt điểm đến (Happiness is a journey, not a destination)
(Paulo Coelho, trích Nhà giả kim)
- Bạn có thể thất vọng nếu thất bại, nhưng sẽ sụp đở đến tận cùng nếu từ bỏ mọi ước mơ.
(Miguel de Unamuno)
HOÀNG THỊ MAI DUNG: 
Ước mơ nuơi dưỡng tâm hờn con người. Từ bỏ ước mơ cũng đờng nghĩa rằng ta đã đánh mất sức sớng tâm hờn, đánh mất điểm tựa của niềm tin. Thất bại chưa phải là chấm hết, nếu như còn biết ước mơ thì ước mơ ta ấp ủ sẽ là ngơi sao chỉ đường định hướng ta đến thành cơng. Câu danh ngơn đã luơn thơi thúc tinh thần, làm đợng lực và nhắc nhở nhở khơng nên từ bỏ ước mơ.
- Ý nghĩa của cuợc sớng khơng phải ở chỡ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỡ ta có thái đợ đới với nó ra sao; khơng phải ở chỡ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỡ ta phản ứng với những điều đó như thế nào.
(Lewis L. Dunnington)
HOÀNG THỊ MAI DUNG: 
Câu danh ngơn nhắc nhở về ý nghĩa của cuợc sớng là gì và đem đến cho em thái đợ tích cực trước những gì cuợc sớng mang đến, từ đó có suy nghĩ trưởng thành hơn khi đới diện với khó khăn thử thách.
- Dù nĩ thật tồi tàn đi nữa, nhưng khơng nơi nào cĩ thể sánh được với mái ấm gia đình.
J.H.Payne
ĐẶNG BÍCH NGỌC: 
Cĩ lẽ khơng nơi nào trên Trái Đất cĩ thể đem đến cho bạn cảm giác yên bình cho bằng gia đình. Gia đình, với những con người luơn yêu thương bạn, dù bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn như t

File đính kèm:

  • docSKKN De mo.doc
Đề thi liên quan