Sáng kiến kinh nghiệm Khái niệm số, phép cộng, phép trừ các số tự nhiên trong phạm vi 1000 Lớp 2 - Phạm Thị Thoa

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Khái niệm số, phép cộng, phép trừ các số tự nhiên trong phạm vi 1000 Lớp 2 - Phạm Thị Thoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I - Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng có nhiệm vụ trang bị những tri thức khoa học cho thế hệ trẻ. Do vậy, nhà trường Tiểu học dạy tất cả các môn học trong đó có môn Toán học chiếm số thời gian tương đối nhiều. Bởi môn Toán là môn có tầm quan trọng đặc biệt có tính chất phát triển tư duy cho học sinh. Thông qua môn Toán giúp chi các em rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, phương pháp học tập và phương pháp giải quyết các vấn đề. Mặt khác, môn Toán có khả năng giáo dục nhiều mặt nó có khả năng để phát triển tư duy lôgíc, bồi dưỡng và phát triển các thao tác trí tuệ, trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh để nhận thức thế giới hiện thực.
Thực tế ở trường Tiểu học cho thấy chất lượng giảng dạy phần “Khái niệm số, phép cộng, phép trừ các số tự nhiên trong vòng 1000 số đầu” còn hạn chế. Không ít giáo viên còn gặp khó khăn về phương pháp dạy. Mặt khác do trình độ giáo viên còn hạn chế và không ít giáo viên quan niệm đây không phải là vấn đề quan trọng của chương trình nên chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho việc giảng dạy. Vì vậy việc dạy và học còn chưa đạt kết quả như mong muốn.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm giúp tôi hiểu rõ hơn chương trình môn Toán ở Tiểu học và cụ thể là ở lớp 2. Đồng thời giúp cho tôi chọn lựa được phương pháp giảng dạy phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng trong giờ dạy của giáo viên để giờ học của học sinh đạt kết quả cao.
2. Mục đích và nhiệm vụ chọn đề tài:
Nghiên cứu đề tài này làm cho tôi hiểu sâu sắc về phần “Khái niệm số, phép cộng, phép trừ các số tự nhiên trong phạm vi 1000”. Mặt khác, giúp bản thân tôi tập dượt làm công tác nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ của bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nội dung và phương pháp phần “Khái niệm số, phép cộng, phép trừ các số tự nhiên trong phạm vi 1000”.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 1, 2, 3 trường Tiểu học Việt Tiến – Vĩnh Bảo – Hải Phòng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp nghiên cứu quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra.
Phần II – Nội dung
CHương I: Nội dung các kiến thức kĩ năng cơ bản phần “Khái niệm số, phép cộng, phép trừ các số tự nhiên trong phạm vi 1000”
1. Vị trí, vai trò của dạy khái niệm số, phép cộng, phép trừ các số tự nhiên trong phạm vi 1000:
a. Vị trí vai trò của việc dạy khái niệm số và phép cộng, phép trừ các số tự nhiên vòng số có 1 chữ số.
10 số đầu là cơ sở của hệ đếm thập phân. Các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 là kí hiệu để viết tất cả các số trong hệ cơ số 10. Các kết quả của phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 là cơ sở để học các phép tính trong phạm vi số lớn sau này.
b. Vị trí và vai trò của phần khái niệm và phép cộng, phép trừ các số tự nhiên vòng số có 2 chữ số.
ở phần này lần đầu tiên học sinh được tiếp xúc với cấu tạo thập phân của số với hàng chục, hàng đơn vị. Nó mở đầu cho việc học hệ đếm thập phân mà các em còn tiếp tục học sau này ở các lớp trên. Học sinh còn được làm quen một cách trực tiếp với các quy tắc học sau này ở các cấp trên với các quy tắc, tính chất, cộng, trừ cơ bản làm cơ sở cho việc nắm các biện pháp cộng, trừ.
c. Vị trí và vai trò của phần khái niệm số, phép cộng, phép trừ các số tự nhiên vòng số có 3 chữ số.
Trong phần này học sinh sẽ có khái niệm về các đơn vị mới: hàng nghìn, hàng trăm và được tiếp tục thực hiện các phép tính.
2. Những yêu cầu cần đạt:
2.1. Khi dạy số tự nhiên vòng 1 chữ số:
- Nắm được tên gọi của 10 số đầu.
- Viết, đọc được các số: 1, 2, ., 9.
- Nắm được khi đến 1 nhóm đồ vật thì tên cuối cùng chính là số lượng tất cả các đồ vật trong nhóm đó. Nắm được vị trí của các số trong dãy số tự nhiên.
- Biết so sánh hai số tự nhiên.
- Biết sắp xếp các số cho trước theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
2.2. Khi dạy khái niệm số tự nhiên vòng 3 chữ số:
- Nắm được cấu tạo số có 2 chữ số (hàng chục, hàng đơn vị).
- Biết đọc, viết các số có 2 chữ số đến 100.
2.3. Khi dạy khái niệm số tự nhiên vòng 3 chữ số:
- Đọc và viết được số có 3 chữ số.
- Biết tổng hợp, phân tích số có 3 chữ số.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 1000.
3. Nội dung và kiến thức kĩ năng cơ bản phần khái niệm số tự nhiên vòng 1000:
3.1. Vòng số có 1 chữ số:
- Dạy trong 18 tiết với những bài số 1, số 2 .
- Dạy học sinh cách đếm xuôi, đếm ngược các số tự nhiên.
- Dạy học sinh nắm được vị trí, cấu tạo thập phân của 10 số đầu.
3.2. Vòng số có 2 chữ số:
- Học sinh được học các bài: 1 chục, mười một  Đòi hỏi học sinh phải phân biệt được các chữ số và nhớ kí hiệu thuộc tên gọi của chúng.
3.3. Vòng số có 3 chữ số:
- Dạy cách đọc – viết số: các số tròn trăm và các số có 3 chữ số.
- Dạy học sinh về hàng đơn vị, hàng trăm, hàng nghìn.
4. Nội dung các kiến thức kĩ năng cơ bản phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000:
4.1. Nội dung:
- Các bảng cộng, trừ từ 3 đến 10.
- Các bài toán về nhiều hơn, ít hơn và sử dụng các thuật ngữ thêm, bớt.
- Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Các số trong phạm vi 1000.
Chương II: Phương pháp dạy khái niệm số, phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 1000
1. Đặc điểm tâm lý học sinh lớp 2:
1.1. Đặc điểm về tư duy:
Bước đầu đã nhận biết được dấu hiệu bản chất của một sự việc, hiện tượng. Các em đã biết dựa vào ví dụ cụ thể để có thể khái quát nên được.
1.2. Đặc điểm về tri giác:
Tri giác là khâu đầu tiên trong quá trình nhận thức của trẻ. Vì trẻ tri giác trên tổng thể sự vật, hiện tượng nên mang tính cụ thể. Nhận biết sự vật còn mang tính cụ thể. Nhận biết sự vật còn mang nặng về dấu hiệu bề ngoài, đượm màu sắc cảm xúc, chưa có khả năng bao quát và phản ánh sự vật một cách toàn vẹn.
1.3. Đặc điểm về trí nhớ:
- Trẻ ghi nhớ một cách máy móc nên hiệu quả ghi không cao. Trí nhớ trực quan hình tượng phát triển mạnh hơn trí nhớ lôgíc vì thế các em nhớ nhanh hơn các kĩ năng biểu tượng hình ảnh cụ thể hơn câu chữ khô khan. Cho nên các em dựa vào làm tính ghi nhớ trên mẫu vật cụ thể hơn là quy tắc khái quát.
2. Những khó khăn sai lầm của học sinh khi học phần “Khái niệm số và phép cộng, phép trừ các số tự nhiên vòng 1000”.
- Học sinh hay mắc sai lầm về cách đọc và viết số có hai chữ số, ba chữ số nhất là hàng nào có chữ số 0.
- Việc phân tích cấu tạo số chưa nhanh, đúng.
- Đặt tính sai vị trí các hàng nên dẫn đến kết quả cộng, trừ sai.
3. Phương pháp dạy khái niệm số vòng 1000:
ở tiểu học chưa đề cập đến ngôn ngữ của lý thuyết tập hợp mà chỉ sử dụng các hình ảnh trực quan để giới thiệu từng lớp các tập hợp.
Khái niệm ban đầu về số tự nhiên được giới thiệu chủ yếu trong quá trình dạy các số trong phạm vi 10.
Giai đoạn dạy các số trong phạm vi 10.
* Giới thiệu số:
 Cho học sinh quan sát các tập hợp có cùng số phân tử các phần tử trong một tập hợp có thể khác nhau nhưng học sinh phải nhận biết được “tính chất chung” của các tập hợp này có cùng số lượng phần tử. Đồ dùng phải phù hợp với nội dung bài dạy và phối hợp giữa hoạt động của giáo viên và hoạt động quan sát của học sinh. Thực hành nhận biết về thứ tự và số lượng bằng cách: cho học sinh nhận biết đúng số lượng phần tử hoặc sắp xếp các nhóm đồ vật theo thứ tự từ ít đến nhiều và ngược lại.
* Đối với việc dạy học phép cộng, phép trừ các số tự nhiên vòng 1000 số đầu.
- Vòng 20 số đầu: Dựa vào đơn vị chục để giới thiệu phép cộng hay phép trừ, số có hai chữ số trong phạm vi 20.
- Vòng 1000: Dựa vào số có hai chữ số để hướng dẫn học sinh làm.
Chương III – Khảo sát thực nghiệm
1. Mục đích thực nghiệm:
Thu thập số liệu một cách chính xác phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Tìm hiểu chất lượng học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên.
- Tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp học sinh của trường mình.
2. Phương pháp và trình tự tiến hành khảo sát thực nghiệm:
- Chú ý tới học sinh trong giờ học và phong cách giảng dạy của giáo viên.
- Khảo sát bằng cách ra bài tập cho học sinh làm và các câu hỏi miệng.
3. Nội dung và kết quả thực nghiệm:
3.1. Nội dung khảo sát:
* Khái niệm số:
Bài 1: Số bé nhất có hai chữ số là số nào?
Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
Bài 2: Tìm số liền trước và liền sau của các số: 19, 21, 15, 32, 39.
Bài 3: Đọc các số sau: 64, 59, 70, 85, 96.
Bài 4: Viết các số sau:
- Ba mươi tư
- Năm mươi hai
- Tám mươi
- Sáu mươi chín
- Bảy mươi lăm
- Hai mươi
Bài 5: Hãy viết tất cả các số có hai chữ số mà chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục là 5.
* Phép cộng, phép trừ:
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
Số hạng
32
25
56
18
Số hạng
42
16
23
Tổng
74
74
36
39
78
Bài 2: Đặt tính:
36 - 25
57 - 23
68 - 26
53 – 27
48 - 29
36 + 35
81 + 19
63 – 60
Bài 3: Tìm x:
x + 35 = 78
x – 26 = 53
78 – x = 60
80 – x = 39
Bài 4: Điền dấu +; - vào ô trống:
35
25
12 = 48
39
11
18 = 68
70
20
40 = 50
25
15
65 = 75
3.2. Kết quả khảo sát:
* Phần khái niệm số:
* Phần phép cộng, phép trừ:
Qua kết quả trên tôi thấy:
Kết quả ở phần khái niệm số tỉ lệ đạt khá giỏi là 54,2% chiếm một nửa tổng số các em được kiểm tra. Số học sinh đạt mức trung bình đây là những học sinh khó khăn về mặt thời gian trong khi làm bài các em rất chậm, một số học sinh chưa biết cách trình bày khoa học. Trong phần này còn 8,3% (Số HS) chưa đạt yêu cầu do trong quá trình làm bài chưa cẩn thận, không đọc kỹ yêu cầu đề bài, chưa kiểm tra sau khi đã làm xong bài. Số học sinh này mắc sai lầm là không nắm được vị trí của các số tự nhiên trong phạm vi 1000. Nhưng sang phần phép cộng, phép trừ các số tự nhiên thì số học sinh đạt loại khá, giỏi chiếm tỷ lệ rất cao và không có học sinh nào là không đạt yêu cầu. Kết quả này có được là do sự hướng dẫn của giáo viên và sự kiên trì trong quá trình tính toán của học sinh. Các em đã nắm vững được bảng cộng, trừ trong phạm vi 100.
Phần kết luận
Qua phần nghiên cứu này, giúp tôi hiểu được chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là môn Toán. Đây cũng là dịp tạo điều kiện cho tôi vào công tác giảng dạy môn Toán lớp 2. Nghiên cứu đề tài này, kết quả đã khẳng định rằng các em phần lớn đã hiểu được yêu cầu của bài nhưng do tâm lý còn mải chơi, chưa cẩn thận. Chính vì vậy, giáo viên phải là người gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết dạy Toán luôn là một tiết dạy mà học sinh là người hoạt động nhiều còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn cho học sinh. Hơn nữa giáo viên luôn là người mà các em được gần gũi chia sẻ và kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội để góp phần nâng cao chất lượng dạy môn Toán cũng như sự nghiệp giáo dục của địa phương ngày càng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết
Phạm Thị Thoa

File đính kèm:

  • docSKKN - PHAM THI THOA - VIET TIEN.doc