Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác có hiệu quả mẫu vật môn sinh học cho học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở

doc8 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác có hiệu quả mẫu vật môn sinh học cho học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN CHIÊM HOÁ
TRƯỜNG THCS BÌNH NHÂN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÊN SÁNG KIẾN
“Khai thác có hiệu quả mẫu vật môn sinh học cho học sinh lớp 7
trường trung học cơ sở ”
I. MÔ TẢ Ý TƯỞNG:
a. hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng:
 Trong thực tế hiện nay dạy học không chỉ chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức cho người học. Mà dạy học phải thông qua nguyên tắc thực hành, quan sát để tìm tòi, phát hiện kiến thức từ đó vận dụng giải thích vào bài học và thực tiễn đời sống hàng ngày.
 Qua thực tế ta thấy: Giáo viên thường sử dụng phương pháp dạy học đàm thoại, thuyết trình, giảng giải là chủ yếu. Thầy đọc trò ghi chép, ít quan tâm đến rèn kĩ năng tự học, thực hành, đặc biệt ngại sưu tầm mẫu vật thật trong tự nhiên phục vụ cho giờ học. Chính vì vậy không phát huy được tính tich cực và khả năng tư duy lô gíc của người học sinh. Thực tế đó là do tính chủ quan của người dạy, ngại sưu tầm mẫu lên lớp vì một số đồ dùng bẩn (như giun đất), một số đồ khó sưu tầm,ngoài ra việc thực hành trên lớp còn mất nhiều thời gian, học sinh không biết khai thác mẫu gây bẩn lớp học hoặc lo học sinh không làm được, cháy giáo án. Chính vì vậy đã tạo nên một trở ngại rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó chất lượng của học sinh lại không đồng đều, học sinh lại e dè, không nhận thức được hiện tượng tự nhiên ý thức học tập chưa cao.
b. ý tưởng:
 Giải quyết và thoát ra khỏi tình trạng này riêng tôi là một giáo viên giảng dạy môn sinh học nói riêng và giáo viên dạy bộ môn khoa học khác nói chung cần phải nhanh chóng đưa ra phương pháp “Rèn kĩ năng khai thác có hiệu quả mẫu vật học cho học sinh” nhằm đưa được những kĩ năng sử dụng các phần mềm bản đồ tư duy đến với học sinh đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội. Đặc biệt rèn cho học sinh thực hành trên mẫu vật thật và giải thích một số hiện tượng tự nhiên liên quan trực tiếp đến cuộc sống.
II. Nội dung công việc:
 Với thời gian vận dụng đề tài có hạn tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm những vấn đề sau:
 1. Giúp học sinh đổi mới phương pháp học tập ở bộ môn sinh học.
 2. Hướng dẫn học sinh sử dụng , vận dụng bản đồ tư duy trong học tập.
 3. Rèn kĩ năng thực hành trên mẫu vật thật của bộ môn sinh học 7.
 4. Nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn góp phần vào việc giúp học sinh tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm thực tế cuộc sống.
IV. Triển khai thực hiện:
 1. Giai đoạn 1: Từ 15/9/2011 đến 30/12/2011
 */ Khảo sát chất lượng đầu năm.
 */ Hướng dẫn học sinh sử dụng , vận dụng bản đồ tư duy trong học tập.
 */ Rèn kĩ năng khai thác mẫu vật thật cho học sinh.
2. Giai đoạn 2: Từ ngày 01/1/2012 đến 15/4/2012
 Tiếp tục rèn kĩ năng, phương pháp khai thác mẫu vật kết hợp với mô hình.
3. Giai đoạn 3: Từ ngày 6/4/2012 đến ngày 15/5/2012.
 Hoàn thành chuyên đề, viết báo cáo và bài học kinh nghịệm 
II. Quy trình thực hiện:
 Để đánh giá đúng thực tế chất lượng trước hết phải tiến hành khảo sát chất lượng và năng lực học tập của học sinh từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thực hiện.
Kết quả khảo sát lần 1:
Thời gian khảo sát
Lớp
Tổng số học sinh
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
kém
15/9/2011
7
27
4=14,8%
5 = 18,5%
12=44,4%
5=18,5%
1=3,7%
 Đối chiếu với kết quả thì ta có thể thấy tỉ lệ số học sinh từ trung bình trở lên chiếm 77,7%. Trong đó số học sinh giỏi 4 em chiếm 14,8%. Học sinh khá chiếm có 5 em chưa đạt so với chỉ tiêu đã đề ra. Qua đây ta có thể nhận thấy rất rõ tỉ lệ số học sinhcó kĩ năng học tập yếu,kém chiếm khá cao chiếm 22,2%. Tại sao lại có chất lượng thấp như vậy xin đưa ra môt số điểm hạn chế cơ bản như sau:
1. Nguyên nhân:
1.1 Đối với giáo viên:
 Chưa có ý thức cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng của trường và đặc trưng bộ môn.
 Công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học, mẫu vật chưa chu đáo, chưa phù hợp chưa đảm bảo tính khoa học và tính lôgic cao.
 Chưa có thói quen rèn cho học sinh kĩ năng thao tác sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học. Cụ thể như ý thức sưu tầm mẫu vật cách vận hành đồ dùng dạy học cách làm thí nghiệm các thao tác thực hành, cách trình bày thí nghiệm, cách học bài làm bài.
 Một số giáo viên kĩ năng khai thác mẫu vật còn hạn chế, khai thác chưa đúng lúc, khai thác chưa hiệu quả còn nặng về thuyết trình và sử dụng đồ dùng mới từ một phía ở giáo viên.
 Kết hợp các phương pháp dạy học chưa linh hoạt chưa phù hợp với đối tượng học sinh dẫn đến không khí lớp học còn trầm, không sôi nổi. Mặt khác một số giáo viên chưa có kinh nghiệm dạy học tạo tình huống có vấn đề, liên hệ thực tế, chưa quan tâm được nhiều đối tượng học sinh.
1.2 Đối với học sinh:
 Chưa có ý thức tự giác trong học tập, tiếp thu kiến thức một cách thụ động theo cách học thuộc lòng, kiến thức cơ bản ở lớp dưới thì bị rỗng. Năng lực tư duy, tổng hợp vận dụng còn yếu.
 Đa số học sinh là dân tộc thiểu số ngôn ngữ phổ thông còn hạn chế, chưa hiểu được hầu hết các thuật ngữ khoa học của bộ môn.nên học sinh còn yếu về kĩ năng trình bày, diễn đạt.
 Nhiều học sinh còn nhút nhát chưa mạnh dạn chưa sôi nổi trong các hoạt động học tập.
 Để giải quyết những thực trạng trên xin được nêu lên một số biện pháp thưc hiện như sau:
2. Cách thức thực hiện:
 Trước hết giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp soạn đến phương pháp dạy, sử dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm., đồ dùng, tranh ảnh, mẫu vật thật để xây dựng phương pháp dạy học tạo tình huống có vấn đề ở từng đơn vị kiến thức, từng bài rồi tổng hợp kiến thức ở từng chương.
 Trong các giờ dạy chú ý quan tâm tới nhiều đối tượng học sinh đặc biệt cần mở rộng kiến thức cho những đối tượng học sinh khá, giỏi.
 Thường xuyên kiểm tra đôn đốc học sinh học ở lớp cũng như ở gia đình, hướng dẫn cách ghi bài, học bài của từng đối tượng học sinh trong các giờ học.
 Bên cạnh đó học sinh cần phải tích cực chủ động sôi nổi trong các hoạt động học tập. Tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao kiến thức bộ môn.
 Luôn có ý thức tự giác rèn luyện các bộ môn về cách trình bày, cách sử dụng khai thác đồ dùng, cách trình bày bảng phụ. Ngoài ra phải tham gia tích cực các hoạt động học tập như hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, các cuộc thi ...
 Trên thực tế vận dụng đề tài đã thấy có những hiệu quả nhất định, dần được nâng cao chất lượng dạy và học xin được nêu ra một ví dụ minh hoạ.
Bài 16 – Tiết 17: THỰC HÀNH
MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT
. Môc tiªu
KiÕn thøc
 - HS nhËn biÕt ®­îc loµi giun ®èt, chØ râ ®­îc cÊu t¹o ngoµi(®èt, vßng t¬, ®ai sinh dôc) vµ cÊu t¹o trong
KÜ n¨ng
 - RÌn kÜ n¨ng quan s¸t, ph©n tÝch, tæng hîp.
 - KÜ n¨ng sö dông c¸c dông cô mæ, kÝnh lóp
 Rèn kÜ n¨ng mæ c¸c ®éng vËt kh«ng x­¬ng sèng
Th¸i ®é
 - Gi¸o dôc ý thøc tù gi¸c, kiªn tr× vµ tinh thÇn hîp t¸c trong giê thùc hµnh
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt động 1
- Tiến hành phân nhóm, nhóm trưởng, thư kí cho các nhón.
- Phát dụng cụ cho các nhóm
- Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm:
 Hướng dẫn Hs khử mẫu vật bằng cồn
- Hướng dẫn học sinh quan sát cấu tạo ngoài: Các đốt trên cơ thể, đai sinh dục, lỗ sinh dục, vòng tơ.
- Hướng dẫn học sinh kéo đuôi giun và giải thích vì sao có tiếng lạo xạo
Hoạt động 2
Tiếp tục hướng dẫn học sinh mổ theo các bước như hướng dẫn SGK theo nhóm
Giám sát các nhóm thực hành
Giúp đỡ các nhóm yếu
Hướng dẫn học sinh quan sát nội quan:
Hệ tiêu hóa; hệ thần kinh; hệ sinh dục.
Đánh giá kết quả thực hành của các nhóm.
1. Quan sát cấu tạo ngoài
- Các nhóm nhận dụng cụ phân nhóm trưởng, thư kí
	- Nghe hướng dẫn của giáo viên, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
Tiến hành thí nghiệm theo nhóm nhận biết các đặc điểm theo yêu cầu của GV.
- Hs khử mẫu, rửa sạch mẫu.
- Hs dùng kính lúp quan sát nhận biết đặc điểm ngoài: Các đốt trên cơ thể, đai sinh dục, lỗ sinh dục, vòng tơ.
- Giải thích được tiếng lạo xạo là do vòng tơ tạo nên.
2. Mổ và quan sát cấu tạo trong
Các nhóm tiến hành mổ giun 
Quan sát nhận biết các nội quan
Hệ tiêu hóa; hệ thần kinh; hệ sinh dục.
 Qua một thời gian vận dụng đề tài “ Rèn kĩ năng khi thác có hiệu quả mẫu vật môn sinh học 7”, bằng cách khai thác trực tiếp trên mẫu vật tự sưu tầm từ thực tế kết hợp với phương pháp dạy học nêu vấn đề liên hệ với thực tế cuộc sống đã đạt được những kết quả khá tốt. 
Kết quả khảo sát lần2
Thời gian khảo sát
Lớp
Tổng số học sinh
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
kém
23/12/2011
7
27
5=18,5%
9=33,3%
8=29,6
5=18,5%
 So sánh kết quả khảo sát lần 1 với lần 2 nhận thấy rằng số học sinh khá giỏi tăng tới 6em chiếm tới 51,9% Bên cạnh đó đã giảm được số học sinh yếu kém xuống 5 em. Ngoài ra trong quá trình thực hiện chuyên đề đã hạn chế được rất nhiều những sai sót mắc phải cụ thể:
* Đối với giáo viên:
 - Việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp chu đáo hơn.
 - Tích cực trong việc cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với học sinh, mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp sáng tạo.
 - Thường xuyên quan tâm tới mọi đối tượng học sinh và rèn cho các em kĩ năng sử dụng và khai thác đồ dùng day học, kĩ năng trình bày diễn đạt, cách học.....Thường xuyên nâng cao và mở rộng kiến thức cho những học sinh khá giỏi.
 - Trong các giờ dạy chú ý rèn luyện cho học sinh cách khai thác mẫu vật có sẵn ở địa phương đẻ học sịnh tự lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy.
 - Việc kết hợp các phương pháp dạy học phần nào chủ động và linh hoạt hơn, có liên hệ thực tế, cởi mở và sôi nổi hơn nhất là dạy học gắn với ứng dụng công nghệ thông tin như trình chiếu powerpoint giúp học sinh hứng thú và hiểu bài tốt hơn.
* Đối với học sinh:
 - Đã làm thay đổi hẳn nhận thức của học sinh trong học tập. Các em có ý thức tự giác hơn trong việc xây dựng bài, có tính say mê nghiên cứu, tự giác chuẩn bị mẫu cho các giời thí nghiệm thực hành nhất là những giờ thực hành mổ quan sát cấu tạo trong của sinh vật.
 - Thao thực hành thành thạo hơn, chính xác hơn các em đã biết khai thác, lĩnh hội kiến thức qua chính mẫu vật, mô hình bằng thực nghệm.
 - Bên cạnh đó về kĩ năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ của các em được nâng cao và chủ động hơn, lưu loát hơn, ngôn ngữ khoa học đảm bảo chính xác rõ ràng.
 Bên cạnh những thành công đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đặc biệt là số học sinh trung bình,yếu chiếm rất cao, chiếm tới 13em 48,1%. Để tiếp tục khắc phục những hạn chế đó tôi tiếp tục vận dụng thường xuyên đề tài vào giảng dạy và đè ra những giải pháp tiếp theo như sau:
 - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém của bộ môn.
 - Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, đặc biệt chú ý tới phương pháp dạy học nêu vấn đề, liên hệ thực tế.
 - Tăng cường dạy học gắn với ứng dụng công nghệ thông tin để tạo những giờ học sôi nổi hơn.
 - Hàng tuần, hành tháng kiểm tra, đánh giá về mặt thành công và hạn chế khi thực hiện, sớm có biện pháp khắc phục đảm bảo cho sự thành công của chuyên đề.
 - Học sinh phải có ý thức tự giác học bài,làm bài tập nghiên cứu bài trước khi đến lớp
 Với những giải pháp đã và đang thực hiện tôi tiếp tục thu được những kết quả như sau: 
 Kết quả khảo sát lần 3 và 4.
Thời gian khảo sát
Lớp
Tổng số học sinh
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
13/3/2011
7
27
6=22,2%
10=37%
9=33,4%
2=7,4%
 So sánh kết quả khảo sát lần 3 với các lần trước cho thấy tỉ lệ học sinh có kĩ năng sử dụng đồ dùng thành thạo là 16 em = 59,2 % còn những học sinh yếu về kĩ năng giảm. Như vậy ta có thể nhận định rằng kết quả đã phản ánh rõ tính hiệu quả của đề tài, và đây cũng là một phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học và giúp cho học tập bộ môn sinh học ở trường trung học cơ sở có hiệu quả.
III. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm:
 Qua gần một năm vận dụng đề tài “Khai thác có hiệu quả mẫu vật ở bộ môn sinh học 7” tôi đã đúc rút được những ý nghĩa và bài học kinh nghiệm như sau:
 Trước hết giáo viên phải có lòng yêu nghề, có thức học hỏi, nghiên cứu tìm tòi, có trí sáng tạo trong việc vận dụng phương pháp dạy học.
 Bản thân mỗi học sinh phải có ý thức tự giác, tích cực chủ động sáng tạo trong học tập.
 Thường xuyên tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khoá tìm hiểu kiến thức để rèn kĩ năng diễn đạt kĩ năng trình bày và nâng cao hiểu biết.
 Luôn có ý thức cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Chú ý tới phương pháp dạy học nêu vấn đề, liên hệ thực tế, nâng cao và mở rộng kiến thức cho học sinh khá giỏi.
 Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém.
 Tích cực dạy học gắn với ứng dụng công nghệ thông tin. Sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên có hiệu quả, thường xuyên sưu tầm mẫu vật sẵn có ở địa phương khai thác vào bài học.Mấu vật, đồ dùng dạy học phải được sử dụng từ hai phía. Đồng thời tăng cường làm mới một số đồ dùng để phục vụ cho bài giảng. Mẫu vật phải phát huy được tính tích cực cho học sinh.
 Quá trình vận dụng đề tài phải thường xuyên áp dụng cụ thể ở từng đơn vị kiến thức, từng bài ,mới tạo thói quen cho học sinh dần hình thành các kĩ năng.
 Thường xuyên kiểm tra đánh giá, phân loại học sinh tìm ra nguyên nhân và sớm có hướng khắc phục những nguyên nhân đó.
 Trên đây là một số kinh nghiệm về rèn kĩ năng “Khai thác có hiệu quả mẫu vật ở bộ môn sinh học 7”. Một trong những phương pháp giúp học tập có hiệu quả bộ môn sinh học ở trường trung học cơ sở. Bản thân tôi đã áp dụng vào thực tế ở Trường trung học cơ sở Bình Nhân. Xin được phổ biến để có thể vận dụng trong quá trình dạy học đối với môn sinh học nói riêng cũng như các môn khoa học khác nói chung.
Lời Kết
 Với thời gian có hạn trong quá trình thực hiện và viết đề tài không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý lãnh đạo,các đồng chí xét duyệt góp ý kiến giúp đỡ để những vấn đề nêu trên có tính thực tế, được áp dụng vào giảng dạy có hiệu quả hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn./.
 Bình nhân, ngày .... tháng 3 năm 2012
Xác nhận của nhà trường
Người thực hiện
Hà Thị Khiêm
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................. 
............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................. 
............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................. 
............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................. 
............................................................................................................................................. ........................................................................................................................................... 

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM SINH 7.doc
Đề thi liên quan