Sáng kiến kinh nghiệm Làm quen với Tiếng anh Lớp 4 - Năm học 2012-2013
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Làm quen với Tiếng anh Lớp 4 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẢO LỢC TRƯỜNG TIỂU HỌC LỢC CHÂU 2 ---&--- Năm học 2012 – 2013 Lợc châu, Ngày 21 tháng 11 năm 2012 A/ PHẦN MỞ ĐÀU I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ : Bên cạnh việc bám sát mục tiêu chung của bậc tiểu học, môn Tiếng Anh với tư cách là môn học tự chọn ở trường tiểu học nhằm : 1. Bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng giao tiếp cơ bản, đơn giản bằng Tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày ở nhà trường gia đình: kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó nhấn mạnh hai kĩ năng nghe và nói. 2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, đơn giản về Tiếng Anh, giúp học sinh bước đầu có những hiểu biết về đất nước, con người, nền văn hóa của một số nước nói Tiếng Anh. 3. Góp phần hình thành cho học sinh thái độ tích cực với Tiếng Anh, thông qua việc học Tiếng Anh học sinh có thêm hiểu biết và tình yêu đối với Tiếng Việt. Việc dạy học môn Tiếng Anh cũng góp phần hình thành phương pháp học tập và phát triển nhân cách, trí tuệ của học sinh. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phân mơn Tiếng Anh, tở khới 4 chúng tơi mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề : “LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH LỚP 4” II. THỰC TRẠNG TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MƠN TIẾNG ANH LỚP 4: 1. Thuận lợi : Mơn tiếng Anh được các em học sinh yêu thích vì đĩ là mơn học rất lý thú, đặc biệt cách học rất thú vị, các em được học từ mới bằng các tranh ảnh, hình vẽ cụ thể, nhiều bài hát ngộ nghĩnh, vui tươi bằng tiếng Anh được cơ giáo giảng dạy qua máy chiếu rất dễ hiểu, giúp chúng em nhanh thuộc bài a. Giáo viên: Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy phân mơn Tiếng Anh có 2 đờng chí , có nghiệp vụ sư phạm chuyên ngành Tiếng Anh, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình cơng tác, nhà trường trang bị đầy đủ SGK, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Phân mơn Tiếng anh lớp 4 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể chỉ rõ 2 dạng bài: Bài lý thuyết và bài tập thực hành với định hướng rõ ràng. b. Học sinh: - Học sinh đã quen với cách học Tiếng Anh từ lớp 3 nên các em đã biết các lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng gĩp phần nâng cao chất lượng mơn học . - Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày. Theo thời lượng chương trình mỡi tuần có 04 tiết Anh văn giúp các em có điều kiện tiếp xúc và làm quen với việc học mơn học nhiều hơn. 2. Khĩ khăn a. Giáo viên: - Do đặc điểm của nhà trường là 100% lớp học 2 buổi 1 ngày nên việc thăm lớp dự giờ học hỏi trao đởi chuyên mơn của mình, của bạn cịn hạn chế. - Mợt sớ giáo viên chủ nhiệm hạn chế về kiến thức ngoại ngữ Tiếng Anh cho nên chưa theo dõi sát sao và hỡ trợ cho giáo viên dạy phân mơn Tiếng Anh ở lớp mình. Giáo viên chưa thấu hiểu phương pháp dạy tiếng Anh. b. Học sinh: - Học sinh là vùng nơng nghiệp khó khăn, ngơn ngữ giao tiếp còn hạn chế nên khi tiếp xúc với mơn học còn bỡ ngỡ, rụt rè, phát âm sai, lười học từ vựng - Phụ huynh chưa tích cực trong việc hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà cho các em vì hạn chế về trình đợ ngoại ngữ Tiếng Anh. Bên cạnh đĩ với lối tư duy cụ thể, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình cịn cĩ quan điểm '' trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cơ'' cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ mơn. Vào mỗi giờ học, điều kiện thuận lợi nhất mà học sinh được học tập chỉ là nghe một máy cassette nhỏ được đặt trên bàn giáo viên và nghe ngay tại lớp học chứ khơng phải trong phịng máy chuyên dụng. Cịn giáo cụ trực quan hay hình ảnh minh họa, đồ chơi v.v... phục vụ cho bài giảng duy nhất chỉ là những thứ đã cĩ sẵn in trong sách giáo khoa hoặc là chính những đồ dùng học tập của các em, ngồi ra khơng cĩ gì thêm. Một nguyên nhân nữa cũng cần nĩi đến vì vơ tình nĩ đã trở thành trở ngại cho việc dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học, ấy là chương trình học tập của học sinh. Phải nĩi rằng, chương trình này ơm đồm quá nhiều kiến thức và buộc học sinh phải nhớ quá nhiều. Trong khi tư duy của các em vẫn chỉ là của một đứa trẻ non nớt, khơng thể tiếp thu, lĩnh hội cùng lúc nhiều kiến thức, lại cịn của nhiều mơn khác nhau. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, YÊU CẦU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA PHẦN MƠN TIẾNG ANH Sau khi học xong chương trình lớp 4, học sinh cĩ kỹ năng cơ bản về sử dụng tiếng Anh như một cơng cụ giao tiếp ở mức độ đơn giản dưới các dạng nghe, nĩi, đọc, viết (trong đĩ ưu tiên hai kỹ năng nghe và nĩi ở giai đoạn đầu), theo bốn chủ điểm sau: - Bản thân và bạn bè. - Gia đình và hoạt động hàng ngày. - Nhà trường và hoạt động học tập, vui chơi. - Thế giới quanh em. 1. Nghe. Nghe hiểu được các câu ngắn, đơn giản thuộc các chủ điểm đã học. Nghe hiểu nội dung chính các đoạn hội thoại, đoạn văn ngắn, đơn giản trong phạm vi kiến thức, chủ điểm đã học. 2. Nĩi. Hỏi và trả lời được các câu ngắn, đơn giản về các chủ điểm đã học. Sử dụng các từ và câu cơ bản đã học nĩi về bản thân, gia đình, nhà trường và hoạt động học tập, vui chơi. 3. Đọc. Đọc hiểu nội dung các bài hội thoại, đoạn văn đơn giản cĩ độ dài khoảng 40 đến 50 từ trong phạm vi chủ điểm, ngữ liệu quy định trong chương trình. Đọc hiểu nội dung chính các bài đọc đơn giản cĩ liên quan đến chủ điểm, ngữ liệu đã học. 4.Viết. Viết các câu đơn giản liên quan đến chủ điểm và tình huống giao tiếp trong phạm vi nội dung ngơn ngữ đã học. Điền các phiếu đơn giản như nhãn vở, thời gian biểu, thời khĩa biểu, phong bì, thư, bưu thiếp, phiếu cá nhân Học sinh nắm được những kiến thức cơn bản, đơn giản, tối thiểu về tiếng Anh dùng trong giao tiếp, phù hợp với lứa tuổi thuộc bốn chủ điểm như đã nêu ở trên. 5. Kiến thức ngơn ngữ. Ngữ âm: Học sinh cĩ thể phát âm các nguyên âm, phụ âm, nĩi đúng trọng âm của từ, ngữ điệu của câu, trong đĩ nhấn mạnh đến các âm khĩ và các âm khơng cĩ trong tiếng Việt. Việc phân bố nội dung ngữ âm phụ thuộc vào nội dung ngơn ngữ của từng chủ điểm. Từ vựng: Học sinh lớp 4 sau khi học cĩ thể sử dụng được khoảng 140-160 từ Tiếng Anh trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày (theo quy định của Sở Giáo Dục). Ngữ pháp. Động từ chỉ hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày, vui chơi giải trí dùng trong các thì hiện tại đơn giản, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn giản và cấu trúc chỉ hoạt động trong tương lai. Danh từ chỉ người, con vật, đồ vật, nơi ở, thời gian, số đếmdanh từ số ít/ số nhiều, đếm được/ khơng đếm được, Đại từ nhân xưng, nghi vấn, chỉ định. Tính/Đại từ sở hữu, tính từ chỉ đặc điểm, tính chất, hình dáng, mầu sắc, kích cỡ, Trạng từ chỉ thời gian, địa điểm, cách thức, tần suất. Giới từ thời hạn, địa điểm Quán từ. Liên từ dùng trong câu ghép đơn giản. Các câu đơn và câu ghép cơ bản, đơn giản. Câu hỏi. Câu mệnh lệnh. 6. Học sinh cĩ sự hiểu biết ban đầu về con người, đất nước và nền văn hĩa của một số nước nĩi tiếng Anh. Một số tên riêng thường gặp của người bản ngữ. Tên một số nước, thành phố, biểu tượng, địa danhnổi tiếng. Các hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày, vui chơi giải trí như chào hỏi, làm quen, giới thiệucủa trẻ em một số nước nĩi tiếng Anh. II. GIÁO TRÌNH: Family & Friends là bộ giáo trình tiếng Anh Tiểu học gồm ba cấp độ thiết kế đáp ứng khung chương trình tiếng Anh 4 tiết/tuần của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo Việt Nam. Giáo trình được chọn và sử dụng trong hệ thống giáo dục Tiểu học theo Hướng dẫn Thực hiện nhiệm vụ số 4919/BGDĐT-GDTH ngày 17/8/2010 của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo Việt Nam. Giáo trình tập trung luyện 4 kỹ năng và cung cấp một nguồn tài liệu dồi dào cho các hoạt động trong lớp học thơng qua tài liệu Photocopy Masters Book. Cung cấp chương trình luyện phát âm độc đáo. Cung cấp các bài kiểm tra mẫu theo các kỳ thi Cambridge Young Learners: Starters, Movers, Flyers. Bài học đạo đức nhẹ nhàng giúp học sinh phát triển các kỹ năng trong cuộc sống. Giáo trình đáp ứng nhu cầu giao tiếp xã hội và nhu cầu tình cảm. Các bài học cĩ giá trị đạo đức cao giúp phát triển kỹ năng trong cuộc sống để học sinh cĩ thể áp dụng và phát huy tối ưu trong lớp cũng như ở nhà. III. THỜI LƯỢNG: 4 tiết / tuần x 35 tuần (Tổng thời lượng: 140 tiết) Giáo trình đáp ứng được nhu cầu học tập, giúp học sinh phát triển kỹ năng trong cuộc sống và phát huy thái độ tích cực trong việc học tiếng Anh. Chương trình dạy phát âm độc đáo được thiết kế đặc biệt giúp học sinh tiếp thu nhanh hơn. IV. HOẠT ĐỢNG LỚP HỌC: - Các hoạt động được tổ chức linh hoạt, phù hợp với lứa tuổi học sinh (bao gồm các hoạt động độc lập, hoạt động theo cặp, theo nhĩm,) - Luyện phát âm: học sinh lứa tuổi này cĩ khả năng nghe và đọc theo rất nhanh và chính xác nên việc luyện phát âm ở thời điểm này là cực kỳ quan trọng và cần thiết. - Luyện đọc: Kỹ năng đọc được phát triển ngay từ rất sớm giúp học sinh khơng chỉ đọc to (read aloud) mà cịn cĩ khả năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, tĩm tắt, kể lại và kể cĩ sáng tạo những gì đã đọc được. C.PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ PHƯƠNG THỨC HỌC: Phương pháp dạy và học Tiếng Anh ở lớp 4 được xây dựng theo quan điểm coi học sinh là chủ thể của hoạt động dạy và học (Learner – centered approach). Quan điểm đó được thể hiện ở chỗ. Học sinh trực tiếp hình thành năng lực giao tiếp thông qua và bằng chính các hoạt động nghe, nói, đọc và viết. Học sinh tham gia học tập và hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo và có tính ý thức cao cả trong và ngoài lớp học. Các hoạt động giao tiếp phải mang tính hợp tác cao theo cá nhân, theo cặp, trong nhóm và cả lớp. Phối hợp luyện tập hài hòa các kĩ năng giao tiếp, các phương pháp và kĩ thuật dạy học, sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học và các tài liệu hỗ trợ. Nội dung dạy học phải sát với nhu cầu, sở thích cũng như kinh nghiệm sẵn có của học sinh. Khi coi học sinh là chủ thể của quá trình dạy và học thì giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động giao tiếp. Giáo viên cần kết hợp hài hòa các phương pháp và kĩ thuật dạy học, sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học và các tài liệu hỗ trợ nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên cần sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách hợp lí và có hiệu quả trong quá trình dạy học. Phương thức tổ chức học tập là học thông qua chơi, chơi để học. Điều này lí giải tại sao trong quá trình học tập, học sinh được tham gia nhiều trò chơi hay hoạt động ngôn ngữ. Các trò chơi và hoạt động ngôn ngữ giúp các em học tập nhẹ nhàng, năng động, sáng tạo và hiệu quả cao. Chơi hơn dạy. Chính xác phải nĩi đây là phương pháp "Học mà chơi, chơi mà học", trong đĩ, giáo viên lên lớp khơng theo một giáo trình nhất định nào cả mà sẽ tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh. Từ đĩ, học sinh sẽ chủ động tiếp thu kiến thức. Không dạy phân tích ngữ pháp, học sinh học thông qua nhiều phương thức nhưng có 4 phương thức cơ bản : thông qua nhìn (watching ) thông qua nghe (listening), thông qua bắt chước (imitating), thông qua làm (doing thing) Giao quyền tự chủ cho giáo viên, không hỏi giáo viên “Tại sao không bám theo sách hướng dẫn”, sách hướng dẫn chỉ dùng để tham khảo. Nguyên tắc : Cần nắm vững đặc thù của học sinh trong học tập. Không chê trách, không xử phạt học sinh trong việc tổ chức trò chơi cũng như trong quá trình học. - Không đánh giá năng lực của học sinh để tiến tới chỗ thưởng phạt, xếp loại công khai với trẻ. - Khích lệ trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực, giáo dục tính tự tin, chủ động cho học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh có một sự gắn kết, chú tâm đối với bài học. - Sử dụng thiết bị (computer, VCD, CD, cassette) tới mức tối đa. Giáo viên trở thành người dẫn dắt, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tối đa. D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC: Việc kiểm tra, đánh giá cần thông qua các hoạt động : nghe, nói, đọc, viết kết hợp với kiểm tra kiến thức ngôn ngữ theo tỉ lệ : nói 20%, nghe 20%, đọc 20%, viết 20%, kiến thức ngôn ngữ 20%. Việc đánh giá phải dựa trên kết quả các bài kiểm tra và đánh giá quá trình tham gia học tập. Nội dung kiểm tra cần bám sát các nội dung chương trình, các yêu cầu, mức độ cần đạt cơ bản về kiến thức và kĩ năng. Phải kết hợp giữa kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ, giữa kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận. KẾT LUẬN Giáo dục cĩ vai trị quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội lồi người. Trong tình hình hiện nay, đất nước trên con đường đổi mới, chính sách mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới đá tăng đáng kể. Sự giao tiếp rộng rãi với các nước trên thế giới bằng tiếng Anh - Ngơn ngữ quốc tế - ngày được quan tâm hơn. Chính vì vậy mơn tiếng Anh đã đưa vào chương trình giáo dục tiểu học và cũng là một mơn chính trong các kỳ thi phổ thơng với mục tiêu giúp các em học sinh trên cơ sở rèn luyện 4 kỷ năng : Nghe, nĩi, đọc, viết đạt được khả năng đọc hiểu tiếng Anh ở chương trình phổ thơng, tạo điều kiện thuận lợi cho việt tự học, tìm hiểu khoa học kỷ thuật hiện đại và kho tàng văn hĩa phong phú của thế giới. Ngồi việc hướng dẫn cách đọc, viết, nghe, nói Tiếng Anh, mơn học luơn tạo cho học sinh tính chuyên cần, siêng năng khi làm quen ới mơn học tiếng Anh, việc học của các em đã tăng đáng kể. Phần lớn các em đều yêu thích mơn học. Trên đây là những vấn đề " Làm quen với tiếng Anh lớp 4" mà tở khới 4 đã mạnh dạn đưa ra. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong tiếng Anh phổ thơng. Rất mong sự đóng góp ý kiến của bợ phận chuyên mơn, Ban Giám Hiệu nhà trường cùng các quý thầy cơ để chuyên đề của khới chúng tơi được thực thi và áp dụng có hiệu quả. Xin chân thành cảm ơn ! Lợc châu, ngày 21 tháng 11 năm 2012 Khới trưởng Võ Thị Phương Yến
File đính kèm:
- Chuyen de Tieng Anh lop 4.doc