Sáng kiến kinh nghiệm Một biện pháp nữa để nâng cao hiệu suất giờ giảng là "dạy liên hệ với thực tiễn"

doc10 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một biện pháp nữa để nâng cao hiệu suất giờ giảng là "dạy liên hệ với thực tiễn", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG
Gồm 4 phần:
I) Đặt vấn đề:
- Nêu mục đích vì sao nghiên cứu chuyên đề này.
- Lí do chọn chương III (phần Di truyền và biến dị) để minh họa.
II/ Giải quyết vấn đề:
 1- Lí giải vì sao mỗi GV để hưởng ứng và thực hiện tốt "Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thì phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tổ chức cho HS được "tự lực chủ động chiếm lĩnh các tri thức khoa học".
 2 - Bước thay đổi có tính chiến lược nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thiết kế một tiết dạy tốt theo hướng phát triển khả năng tư duy tích cực của HS giúp các em tự lực giải quyết các tình huống có vấn đề do GV nêu ra.
 - Ví dụ : Thiết kế bài dạy: ADN và bản chất của gen
 3 - Một số biện pháp khi lên lớp để nâng cao hiệu suất giờ dạy.
III/ Bài học:
 Một số biện pháp - thủ thuật sư phạm khi lên lớp, bài học sau khi thực hiện các biện pháp và dạy thể nghiệm các tiết dạy trong chương. 
IV/ Kết luận:
Néi dung
 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo ngành Giáo dục đã phát động các phong trào các cuộc vận động lớn, trong đó có phong trào "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Mỗi ngành học, mỗi đơn vị bộ phận thực hiện nhiệm vụ với nội dung khác nhau. Riêng người GV đứng lớp nói chung để hưởng ứng và thực hiện tốt nội dung của phong trào đó thì phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu; biết gắn các chuyên đề dạy học mới phù hợp với nội dung và kiểu bài lên lớp.Đặc biệt trong mỗi tiết lên lớp phải tạo bầu không khí học tập thân thiện để tạo điều kiện cho HS tiếp thu bài tốt hơn, HS yêu thích môn học hơn và từ đó các em yêu trường mến lớp hơn.
 Riêng với bộ môn Sinh học, trong hơn một năm qua tổ chúng tôi cũng đã nỗ lực cố gắng bằng nhiều biện pháp gắn nội dung cuộc vận động vào hoạt động giảng dạy để nâng cao chất lượng giờ lên lớp nhằm đạt được mục đích kép: Đáp ứng với yêu cầu nội dung cuộc vận động và cũng là để thực hiện mục tiêu dạy học hiện nay là "Giáo dục các em trở thành người lao động năng động, độc lập, sáng tạo thích ứng nhanh với mọi sự phát triển đa dạng với tốc độ nhanh của xã hội. 
 Mục tiêu dạy học thay đổi thì phải thay đổi phương pháp dạy học để phù hợp với mục tiêu. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là hướng HS vào các hoạt động học tập chủ động tích cực và sáng tạo; đặc biệt đối với HS trung học cơ sở hiện nay, tâm lí các em là muốn tự lập xây dựng các hoạt động nhận thức của mình nhưng các em chưa nắm được các phương thức thực hiện các hình thức học tập mới vì vậy nhiệm vụ của người GV là phải tìm ra phương pháp dạy thích hợp trong từng dạng bài để phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của các em.
 II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 1) Vậy phải chuẩn bị như thế nào để có một tiết dạy tốt, biết phát triển khả năng tư duy tích cực của HS?
 * Ngoài việc chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học thì: suy nghĩ, lao động nghiêm túc để thiết kế một tiết lên lớp là mắt xích quan trọng nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nếu thiết kế một tiết lên lớp nghiêm túc sẽ không cho phép thầy nói, hỏi tùy tiện. Do vậy buộc HS phải suy nghĩ, phải làm việc, phải hoạt động; không thể có những câu hỏi mà toàn thể HS chỉ việc trả lời: không, có, đúng, sai.. và buộc GV phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học. Muốn vậy mỗi bài soạn phải biết xác định các kiến thức trọng tâm nhất, cơ bản nhất để có thể sử dụng các phương pháp dạy học sinh học phù hợp, hướng dẫn HS tự lực chủ động chiếm lĩnh tri thức còn những kiến thức khác có có thể hướng dẫn HS tự học theo SGK hoặc sử dụng phương pháp đàm thoại ngắn.
 - Ví dụ: Ở bài ADN và bản chất của gen.
 * Vậy vấn đề quan trọng nhất trong khâu soạn bài là gì?
Sau khi xác định các kiến thức trọng tâm để sử dụng các phương pháp dạy học thì vấn đề cốt yếu là phải thiết kế một hoạt động học tập của HS và phương pháp tổ chức học tập của GV để hướng dẫn các em tự phát huy trí lực và tìm ra tri thức mới. Chúng tôi coi đây là một biện pháp sư phạm cốt lõi nhất trực tiếp để đổi mới phương pháp dạy học. Bởi vì dạy học hiện nay là dạy suy nghĩ, dạy tự học cho HS trong lớp tích cực hóa hoạt động học tập nhằm khai thác tối đa mọi cơ hội, tao việc làm cho các em trong giờ dạy, không nói thay, không làm thay để khi lên lớp thực hiện được các yêu cầu:
 + Giao việc rõ ràng cho HS, dành thời gian thích đáng để HS nghiên cứu, suy nghĩ, thảo luận trong thời gian một tiết học.
 + Kiểm soát được tình hình làm việc của HS, biết can thiệp đúng lúc trong những trường hợp cụ thể.
 + Thể hiện được vai trò trọng tài của người GV trong việc hướng dẫn HS tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.
* Ví dụ : Ở bài ADN và bản chất của gen
A/Ở phần bài cũ kiểm tra các câu hỏi sau đối với 3 HS:
- Nªu cÊu t¹o ho¸ häc cña ADN? V× sao ADN rÊt ®a d¹ng vµ ®Æc thï?
- M« t¶ cÊu tróc kh«ng gian cña ADN? HÖ qu¶ cña nguyªn t¾c bæ sung nh­ thÕ nµo?
- 1 HS lµm bµi tËp:
	Mét ®o¹n ADN cã A = 20% vµ b»ng 600 nuclª«tit.
	- TÝnh % vµ sè l­îng tõng lo¹i nuclª«tit cßn l¹i cña ADN?
	- §o¹n ph©n tö ADN dµi bao nhiªu micr«met? BiÕt 1 cÆp nu dµi 3,4 angt¬ron, 1 angtoron = 10-4 micr«met.
	§¸p ¸n: A = T = 600	G = X = 900
	ChiÒu dµi ph©n tö ADN lµ: 0,51 micr«met.
B/ Bµi míi
Ho¹t ®éng 1: ADN tù nh©n ®«i theo nh÷ng nguyªn t¾c nµo?
Ho¹t ®éng cña GV 
Ho¹t ®éng cña HS
- GV yªu cÇu HS ®äc th«ng tin SGK vµ tr¶ lêi c©u hái:
- Qu¸ tr×nh tù nh©n ®«i cña ADN diÔn ra ë ®©u? vµo thêi gian nµo?
- Yªu cÇu HS tiÕp tôc nghiªn cøu th«ng tin, quan s¸t H 16, th¶o luËn c©u hái:
- Nªu ho¹t ®éng ®Çu tiªn cña ADN khi b¾t ®Çu tù nh©n ®«i?
- Qu¸ tr×nh tù nh©n ®«i diÔn ra trªn mÊy m¹ch cña ADN?
- C¸c nuclª«tit nµo liªn kÕt víi nhau thµnh tõng cÆp?
- Sù h×nh thµnh m¹ch míi ë 2 ADN diÔn ra nh­ thÕ nµo?
- Cã nhËn xÐt g× vÒ cÊu t¹o gi÷a 2 ADN con vµ ADN mÑ?
- Yªu cÇu 1 HS m« t¶ l¹i s¬ l­îc qu¸ tr×nh tù nh©n ®«i cña ADN.
- Qu¸ tr×nh tù nh©n ®«i cña ADN diÔn ra theo nguyªn t¾c nµo?
- GV nhÊn m¹nh sù tù nh©n ®«i lµ ®Æc tÝnh quan träng chØ cã ë ADN.
- HS nghiªn cøu th«ng tin ë ®o¹n 1, 2 SGK vµ tr¶ lêi c©u hái.
- Rót ra kÕt luËn.
- C¸c nhãm th¶o luËn, thèng nhÊt ý kiÕn vµ nªu ®­îc:
+ DiÔn ra trªn 2 m¹ch.
+ Nuclª«tit trªn m¹ch khu«n liªn kÕt víi nuclª«tit néi bµo theo nguyªn t¾c bæ sung.
+ M¹ch míi h×nh thµnh theo m¹ch khu«n cña mÑ vµ ng­îc chiÒu.
+ CÊu t¹o cña 2 ADN con gièng nhau vµ gièng mÑ.
- 1 HS lªn m« t¶ trªn tranh, líp nhËn xÐt, ®¸nh gi¸.
+ Nguyªn t¾c bæ sung vµ gi÷ l¹i mét nöa.
KÕt luËn: 
- ADN tù nh©n ®«i diÔn ra trong nh©n tÕ bµo, t¹i c¸c NST ë k× trung gian.
- ADN tù nh©n ®«i theo ®óng mÉu ban ®Çu.
- Qu¸ tr×nh tù nh©n ®«i:
+ 2 m¹ch ADN t¸ch nhau dÇn theo chiÒu däc.
+ C¸c nuclª«tit trªn 2 m¹ch ADN liªn kÕt víi nuclª«tit tù do trong m«i tr­êng néi bµo theo NTBS.
+ 2 m¹ch míi cña 2 ADN dÇn ®­îc h×nh thµnh dùa trªn m¹ch khu«n cña ADN mÑ vµ ng­îc chiÒu nhau.
+ KÕt qu¶: cÊu t¹o 2 ADN con ®­îc h×nh thµnh gièng nhau vµ gièng ADN mÑ, trong ®ã mçi ADN con cã 1 m¹ch cña mÑ, 1 m¹ch míi tæng hîp tõ nguyªn liÖu néi bµo. (§©y lµ c¬ së ph¸t triÓn cña hiÖn t­îng di truyÒn).
- Qu¸ tr×nh tù nh©n ®«i cña ADN diÔn ra theo 3 nguyªn t¾c (mạch khuôn, bæ sung vµ nguyªn t¾c b¸n b¶o toµn).
Ho¹t ®éng 2: B¶n chÊt cña gen	
Ho¹t ®éng cña GV 
Ho¹t ®éng cña HS
- GV th«ng b¸o kh¸i niÖm vÒ gen
+ Thêi Men®en: quy ®Þnh tÝnh tr¹ng c¬ thÓ lµ c¸c nh©n tè di truyÒn.
+ Moocgan: nh©n tè di truyÒn lµ gen n»m trªn NST, c¸c gen xÕp theo chiÒu däc cña NST vµ di truyÒn cïng nhau.
+ Quan ®iÓm hiÖn ®¹i: gen lµ 1 ®o¹n cña ph©n tö ADN cã chøc n¨ng di truyÒn x¸c ®Þnh.
- B¶n chÊt ho¸ häc cña gen lµ g×? Gen cã chøc n¨ng g×?
- HS l¾ng nghe GV th«ng b¸o
- HS dùa vµo kiÕn thøc ®· biÕt ®Ó tr¶ lêi.
KÕt luËn: 
- Gen lµ 1 ®o¹n cña ph©n tö ADN cã chøc n¨ng di truyÒn x¸c ®Þnh.
- B¶n chÊt ho¸ häc cña gen lµ ADN.
- Chøc n¨ng: gen lµ cÊu tróc mang th«ng tin quy ®Þnh cÊu tróc cña 1 lo¹i pr«tªin.
Ho¹t ®éng 3: Chøc n¨ng cña ADN
Ho¹t ®éng cña GV 
Ho¹t ®éng cña HS
- GV có thể hỏi:
 - ADN gồm những chức năng nào? Đặc điểm cấu tạo nào giúp ADN thực hiện được những chức năng đó?
- GV nhÊn m¹nh: sù tù nh©n ®«i cña ADN dÉn tíi nh©n ®«i NST " ph©n bµo " sinh s¶n.
- HS nghiªn cøu th«ng tin.
- Ghi nhí kiÕn thøc.
KÕt luËn: 
- ADN lµ n¬i l­u tr÷ th«ng tin di truyÒn (th«ng tin vÒ cÊu tróc pr«tªin).
- ADN thùc hiÖn sù truyÒn ®¹t th«ng tin di truyÒn qua thÕ hÖ tÕ bµo vµ c¬ thÓ.
C/Ở phần củng cố:
 ( Đã minh họa ở phần xây dựng hệ thống bài tập sinh học)
 Vậy nếu chuẩn bị tốt một bài soạn với hệ thống câu hỏi lôgic chặt chẽ thể hiện rõ kiến thức trọng tâm, vừa có câu hỏi nêu vấn đề vừa có câu hỏi gợi ý thì khi lên lớp với sự hướng dẫn của GV, HS sẽ chủ động tìm hiểu, tự khai thác kiến thức cơ bản của bài giảng, các em sẽ vừa nắm chắc các kiến thức trọng tâm vừa rèn luyện được phương pháp nghiên cứu bộ môn, phát huy được khả năng tư duy tích cực của mình trong nhận thức.
 2) Khi lên lớp cần lựa chọn những biện pháp nào để nâng cao hiệu suất giờ dạy?
Mỗi người có một nghệ thuật dạy học riêng nhưng trong quá trình thực hiện chúng tôi thấy cần lưu ý một số biện pháp sau:
 + Để tổ chức các hoạt động học tập cho HS trước hết GV cần lựa chọn phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Các hình thức tổ chức dạy học có thể là hợp tác theo nhóm, học tập cá nhân, phòng thực hành, tham quan...miễn là có môi trường an toàn phù hợp với nội dung bài học để HS tiến hành các hoạt động học tập có hiệu quả và chất lượng. Trong phương pháp dạy học, cần phát triển các phương pháp dạy học tích cực như: công tác độc lập, hoạt động quan sát thí nghiệm, đặc biệt là mở rộng và nâng cao trình độ vận dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. 
 + Với bộ môn Sinh học, một biện pháp rất quan trọng đối với việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực đó là việc sử dụng các thiết bị dạy học: Cần sử dụng đồ dùng dạy học như là nguồn dẫn tới kiến thức mới bằng con đường khám phá, không nên sử dụng để minh họa hình ảnh, kết quả thí nghiệm...
 Hướng có nhiều triển vọng hơn cả là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vì nó tích hợp được truyền thông đa phương tiện, khắc phục được mặt tĩnh của sách giáo khoa và sách giáo viên tạo thuận lợi phát triển được các phương pháp dạy học tích cực, đồng thời khắc phục được quĩ thời gian có hạn trong một tiết học để thực hiện được mục tiêu kép: nâng cao chất lượng dạy học đồng thời tích hợp được Giáo dục môi trường, Giáo dục dân số - Giáo dục sức khỏe sinh sản trong dạy học sinh học. Đặc biệt đối với bộ môn Sinh, ứng dụng công nghệ thông tin tạo được thuận lợi cho nhiều bài học: các em có thể quan sát được các quá trình sinh học, các hoạt động sinh lí, thí nghiệm sinh học mà các thiết bị dạy học khác không thể hiện được. Những tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin mà chúng tôi đã thực hiện được mang lại rất nhiều thành công ở chương III như bài: ADN và bản chất của gen, mối liên hệ giữa gen và ARN, mối liên hệ giữa gen và tính trạng, hoặc các bài giảng ở phần Sinh vật và môi trường. Có thể nói việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã được chúng tôi sử dụng rộng rãi ở các khối lớp với nhiều dạng bài dạy khác nhau và mang lại hiệu quả khá mĩ mãn: 
 - HS tiếp thu kiến thức tốt hơn, các em nắm vững hơn bản chất của các quá trình sinh học từ đó các em vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng, các quá trình sinh học một cách chắc chắn vững vàng hơn.
 - HS hào hứng học tập hơn từ đó các em yêu thích môn học của mình hơn.
 3) Dạy cho HS sử dụng SGK như thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học?
 Một điều mà chúng tôi băn khoăn rất nhiều trong quá trình dạy học là: HS rất thụ động trong việc khai thác kiến thức SGK, các em chưa biết khai thác nội dung kênh hình, đọc sách nhưng không biết sử dụng nội dung kiến thức trong sách để trả lời. Vì vậy trong từng tiết dạy, ngoài việc dạy kiến thức cơ bản chúng tôi còn phải dạy cho HS cách học đó là hướng dẫn HS cách làm việc với SGK. Hướng dẫn cho HS biết SGK Sinh học như là nguồn tư liệu để các em tự đọc, tự nghiên cứu để tích cực nhận thức, thu thập thông tin và chuyển từ ngôn ngữ đọc thành ngôn ngữ nói sao cho khi HS phát biểu nhận thức bài học bằng ngôn ngữ riêng của chính mình, không lệ thuộc vào SGK
 III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP - THỦ THUẬT SƯ PHẠM KHI LÊN LỚP VÀ BÀI HỌC SAU KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP:
 Để thành công khi dạy một tiết Sinh học nói chung và một tiết dạy môn Di truyền học nói riêng khi lên lớp cần chú ý một số biện pháp - thủ thuật nhỏ sau:
 1) Khi dạy học Sinh học không nên truyền thụ kiến thức đơn thuần bắt phải học thuộc lòng máy móc mà nên dạy học sinh học theo cách các nhà sinh học nghiên cứu khoa học ra sao? Bởi vì sinh học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, nên khi dạy không nên truyền đạt kiến thức dưới dạng thực đơn có sẵn mà phải truyền đạt dưới dạng các nhà khoa học đã phát hiện ra các qui luật sinh học như thế nào, suy nghĩ ra sao và thu thập số liệu thông qua nghiên cứu thực nghiệm như thế nào, kế thừa và phát huy các kiến thức của những người đi trước ra sao? Với cách thức ấy học sinh sẽ tiếp thu một cách trình tự và quan trọng hơn các em sẽ tự phát hiện mọi vấn đề, tìm cách lý giải, chứng minh vấn đề mình cần tìm
 Ví dụ: Khi dạy bài Lai một cặp tính trạng ở tiết 2 trong chương trình Sinh học 9 
 GV không nên trình bày các thí nghiệm của Menđen ngay, mở đầu bài giảng, sau khi kiểm tra bài cũ nên đưa các em trở lại thời của Menđen, Vào thời của Menđen người ta cho rằng con cái thừa hưởng vật chất di truyền của bố mẹ dưới dạng các chất lỏng tương tự như máu và ở thế hệ con cái vật chất di truyền hòa trộn vào nhau vì thế con cái phải mang các đặc tính pha trộn giữa bố và mẹ. Nếu như vậy thì tính trạng ở con cái phải là tính trạng trung gian giữa bố mẹ. Để kiểm tra tính chính xác của giả thiết này Menđen mới tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà lan. Kết quả thí nghiệm của ông với 34 giống đậu, trong 8 năm với 307 lần giao phấn và phân tích trên một vạn cây lai đã cho thấy điều đó không đúng, lặp lại nhiều thí nghiệm như vậy Menđen đã đi đến một kết luận có tính cách mạng. Vậy những thí nghiệm đó tiến hành như thế nào? Kết quả ra sao mà lại có tính cách mạng? tiết dạy sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
 Biện pháp này có tác dụng khi dạy các thí nghiệm, không những thế còn có thể sử dụng để đặt vấn đề vào bài mới. Những vấn đề nêu ra sẽ có tác dụng kích thích HS hào hứng học tập, tìm tòi khám phá cái mới.
 2) Khi dạy nên biết liên hệ so sánh những khái niệm mới thu lượm được với các khái niệm đã học ở các chương các phần với nhau thì học sinh sẽ xử lý thông tin dễ dàng hơn và tái hiện kiến thức tốt hơn. Giáo viên cũng thực hiện được phương châm 1 tiết dạy: ôn, luyện, giảng; thậm chí những khái niệm trong lĩnh vực này liên hệ với khái niệm thuộc lĩnh vực khác
Ví dụ: Dạy "bài ADN" để chứng minh ADN vừa đa dạng vừa đặc thù vì cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Nếu dùng 4 loại Nuclêôtit để phân biệt nhau ở số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các cặp Nuclêôtit thì rất khó hiểu. Nên để học sinh lĩnh hội dễ dàng hơn tôi dùng 3 chữ cái a, m, n đã quen để ghép từ.
 Ví dụ:
 + Khác nhau về số lượng đơn phân :an, man...
 + Khác nhau về thành phần đơn phân: an, am...
 + Khác nhau về trật tự đơn phân : an, na....
Và liên hệ cho học sinh với 28 chữ cái có thể sắp xếp thành hàng nghìn từ.Từ đó học sinh dễ dàng dùng 4 loại Nuclêôtit để sắp thành các ADN khác nhau...
 3) Khi dạy học sinh học: Đặc trưng của bộ môn là dạy cho học sinh biết liên hệ giữa cấu trúc và chức năng.
 Bởi vì cấu trúc nào thì chức năng ấy. Nếu học sinh nhớ được cấu trúc của các cơ quan, bộ phận thì có thể suy ra được chức năng. Hoặc xác định được chức năng thì tìm được cấu trúc phù hợp với chức năng (Đặc trưng này phổ biến ở môn Sinh học lớp 8). Như vậy nêu các kiến thức được trình bày theo mối liên hệ giữa cấu trúc và chức năng thì học sinh sẽ nhớ lâu hơn phù hợp với phương pháp dạy học hiện nay: dạy học giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy về ADN, GV có thể đặt câu hỏi:
 ? Đặc điểm nào về cấu trúc phân tử giúp ADN thực hiện chức năng bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác?
 HS sẽ dễ dàng chỉ ra được các thông tin di truyền được bảo quản một cách bền vững ra sao và cấu trúc nào giúp truyền đạt thông tin một cách chính xác từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác?
 4) Một biện pháp nữa để nâng cao hiệu suất giờ giảng là "dạy liên hệ với thực tiễn".
 Học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ nhớ bài học hơn nếu trong quá trình dạy học giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức đã học trong sách vở với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức sinh học có thể liên hệ được với quá trình sống xảy ra xung quanh chúng ta.
 Ví dụ:
 ? Vì sao trong gia đình bạn Na bố mẹ có tóc xoăn nhưng một đứa con gái lại có tóc thẳng?
 ? Vì sao trẻ sinh đôi có trường hợp giống nhau như hai giọt nước? Có trường hợp sinh đôi nhưng lại khác nhau về kiểu hình (một trai, một gái)?
 - Hoặc liên hệ trong bộ phim "Anh em nhà bác sĩ" với bài học "Tim và mạch máu" ở Sinh học 8. Những vấn đề trong thực tiễn đặt ra buộc HS phải suy nghĩ, tìm cách trả lời sẽ đem lại nhiều hứng thú cho HS vì họ thấy các kiến thức đó rất cần cho đời sống.
 Đây cũng chính là cách dạy học theo kiểu giải quyết vấn đề hiện nay và việc học tập thực sự có hiệu quả khi kiến thức thu lượm được trong quá trình học tập HS có thể tự mình giải quyết vấn đề mình chưa bao giờ được học.
 5) Xây dựng một hệ thống bài tập sinh học:
 Phương pháp dạy học mới hiện nay là chú trọng phần củng cố luyện tập kiến thức. Có thể củng cố toàn bài bằng việc xây dựng một hệ thống bài tập sinh học nhằm hình thành một cách lôgíc các kiến thức cơ bản của tiết học, kích thích HS hào hứng tìm tòi những cái mới, cái chưa biết. Nhưng khi chọn bài tập cần chú ý chọn các dạng bài tập cho phù hợp với nội dung và đối tượng HS, nên chú trọng biện pháp "cá biệt hóa" HS và sắp xếp theo lôgíc nhận thức của bài học.
 Ví dụ: Ở bài ADN và bản chất của gen.
 Có thể ra 2 bài tập sau:
Bµi 1:
§iÓm gièng vµ kh¸c nhau gi÷a gen víi ADN ? Mèi liªn quan trong ho¹t ®éng cña chóng ?
 §¸p ¸n :
a, Gièng vµ kh¸c gi÷a gen víi ADN:
* Gièng : - §Òu ®­îc cÊu t¹o tõ 4 lo¹i Nu: A, T, G, X
 - §Òu cã cÊu tróc 2 m¹ch xo¾n l¹i vµ cã liªn kÕt gi÷a c¸c Nu trªn 2 m¹ch theo nguyªn t¾c bæ sung.
* Kh¸c:
 - Gen cã kÝch th­íc vµ khèi l­îng nhá h¬n ADN
 - Mçi ph©n tö ADN chøa nhiÒu gen.
b, Liªn minh trong ho¹t ®éng cña ADN víi ho¹t ®éng cña gen:
 - Hiện tượng ADN tháo xoắn và nhân đôi tạo điều kiện cho các gen nhân đôi và truyền đạt thông tin di truyền
 - Ho¹t ®éng truyÒn th«ng tin di truyÒn cña c¸c gen còng gãp phÇn vµo viÖc thùc hiÖn chøc n¨ng truyÒn ®¹t th«ng tin di truyÒn cña c¸c ph©n tö ADN.	
 Bµi 2:
Mét ®o¹n ph©n tö ADN cã A = 1600 Nu ; cã X = 2 A.
 a. T×m sè l­îng Nu lo¹i T vµ lo¹i G?
 b. TÝnh chiÒu dµi cña ®o¹n ADN ®ã?
 c. Khi ®o¹n ADN trªn tù nh©n ®«i ®Ó t¹o ra 2 ADN con míi , m«i tr­êng néi bµo cÇn cung cÊp mçi lo¹i Nu lµ bao nhiªu?
 Với 2 bài tập trên, HS tập trung tư duy để tìm hiểu và giải đáp được yêu cầu của bài trên cơ sở đã nắm được cấu trúc và chức năng của ADN, cơ chế tự nhân đôi của ADN mặt khác gây được hứng thú học tập bộ môn cho các em. Không nên xem nhẹ việc xây dựng một hệ thống các bài tập sinh học trong việc rèn luyện kĩ năng ; vì thực trạng dạy học trước đây cho thấy bước củng cố được làm chiếu lệ bằng cách nhắc lại các kiến thức trong các phần dễ gây nhàm chán, HS nhớ máy móc, không ham thích học bộ môn.
 IV/ KẾT LUẬN:
 Qua một thời gian thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học gắn với phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" tôi thấy rằng: Để làm được một cuộc cách mạng trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của phong trào thì thiết kế một bài học theo phương pháp dạy học tích cực là bước đi đầu tiên không thể thiếu được trong quá trình đưa công nghệ đổi mới phương pháp dạy học vào cuộc sống học đường hiện nay. Khi lên lớp cần tinh giản phần trình bày của GV, tăng dần công tác tự lực của HS nhưng các nội dung kiến thức phải đảm bảo có sự liên hệ giữa cấu trúc và chức năng, giữa lí luận với thực tiễn, giữa cái đã biết và cái chưa biết.
Với nhiều phương pháp dạy học khác nhau tùy theo đối tượng HS, tùy theo từng dạng bài mà sử dụng một cách hợp lí, phối hợp một cách nhuần nhuyễn nhưng phải đi đến một mục đích cuối cùng và mang lại hiệu quả cao đó là tạo cho HS sự hứng thú trong học tập, phát triển được khả năng tư duy sáng tạo, kích thích được sự say sưa tìm hiểu, khám phá cái mới, cái khó của HS. Có như vậy mới đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục hiện nay: đào tạo những con người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm đồng thời phù hợp với mục tiêu của cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" 
Hoàn Lão, ngày 09 tháng 11 năm 2009
Nhận xét của hội đồng Người viết
khoa học nhà trường 
.. 
.. Lê Thị Kim Cúc
.
. 

File đính kèm:

  • docSKKNDOI MOI PPDH MON SINH HOC GAN VOI PHONG TRAO XAYDUNG TRUONG HOC THAN THIEN HS TICH CUC.doc
Đề thi liên quan