Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
A.Phần mở đầu 1 
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5.Thời gian nghiên cứu 2
B.Phần nội dung 3
I. Cơ sở lí luận 3
1.Tâm lí của học sinh Tiểu học 3
2. Quá trình giáo dục học sinh Tiểu học 5
II.Thực trạng học sinh lớp 1G trường Tiểu học Tả Thanh Oai- Thanh Trì- Hà Nội
III. Một số biện pháp giải quyết 6
 1.Tìm hiểu học sinh 6
 2.Xây dựng nề nếp lớp, tăng dần mức độ yêu cầu đối với các em 8
 3. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp 9
4. Chăm sóc học sinh 9
5. Nâng cao chất lượng giảng dạy 15
 6.Thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh, Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn và tổng phụ trách 17
 IV. Kết quả 18
 C.Phần Kết luận 21
 D.Danh mục sách tham khảo 22
A. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
 1.1“ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, điều này đã đúng với ngày xưa, với ngày nay và mãi mãi về sau. Vậy để có hiền tài chúng ta cần phải làm gì? Không có cách nào khác, chúng ta phải đi bằng con đường giáo dục.
 Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đang là động lực thúc đẩy các quốc gia xích lại gần nhau trên con đường hội nhập. Để sự hội nhập có hiệu quả, cần phải tạo nên một lớp công dân mới có đủ phẩm chất và năng lực để gánh vác những trọng trách của đất nước. Việc làm ấy cũng không có cách nào khác là phải thông qua con đường giáo dục.
 1.2 Lớp 1 là đầu giai đoạn của tuổi đến trường, khởi đầu của việc học. Khác với lớp mẫu giáo, ở lớp 1, học tập là hoạt động chủ đạo. Với nhiệm vụ học tập mới mẻ, thêm vào đó là sự phát triển chưa đầy đủ các chức năng của hệ thần kinh, học sinh lớp 1 dễ rơi vào những khủng hoảng tâm lí bất lợi cho cả quá trình học tập sau này.Vì vậy người giáo viên cần phải có những biện pháp giáo dục học sinh phù hợp dựa trên đặc điểm tâm lí lứa tuổi, tạo cho các em niềm ham thích đến trường. Tạo cho các em không khí học mà vui, học trong sự hứng thú, yêu thích môn học.
 1.3 Tả Thanh Oai là một xã điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, việc quan tâm đến việc học hành của con em mình ở một bộ phận cha mẹ học sinh còn kém. Tỉ lệ trẻ vào lớp 1 đã qua mẫu giáo còn thấp. Một số kĩ năng như ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng, biết mặt chữ cái lẽ ra trẻ đã được làm quen ở lớp mẫu giáo nhưng nhiều em chưa biết một chút gì. Giáo viên dạy lớp 1 ở nông thôn vất vả hơn nhiều so với giáo viên dạy lớp 1 ở thành phố. Bên cạnh đó, một bộ phận cha mẹ học sinh không quan tâm đến việc học hành của con cái, một bộ phận cha mẹ học sinh không nắm vững phương pháp dạy con dẫn đến tình trạng cô dạy một đằng, cha mẹ dạy một nẻo gây tâm lí hoang mang cho học sinh.
 Là giáo viên chủ nhiệm lớp 1, tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo dục? Làm thế nào để huy động được sự quan tâm của cha mẹ học sinh, phối kết hợp có hiệu quả với tổ chức Đoàn Đội và giáo viên bộ môn? 
 Trong quá trình giáo dục học sinh tôi đã linh hoạt áp dụng các biện pháp giáo dục cho phù hợp đối với từng học sinh, đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể và với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục các em.
 Sau đây tôi xin trình bày” Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp” thực hiện có hiệu quả của mình.
 2.Mục đích nghiên cứu 
 Đề xuất những biện pháp phù hợp và có hiệu quả dựa trên đặc điểm tâm lí của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận các biện pháp chủ nhiệm của giáo viên khối 1.
 - Nghiên cứu thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp 1 trường Tiểu học Tả Thanh Oai- Thanh Trì- Hà Nội.
 - Đề xuất các biện pháp thực hiện có hiệu quả để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 a. Nghiên cứu lí luận
 - Đọc tài liệu
 - Tổng kết kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp.
 b. Nghiên cứu thực tiễn
 - Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình
 - Quan sát hành vi của trẻ.
 - Nghiên cứu kết quả, sản phẩm học tập của học sinh.
 - Trao đổi trực tiếp với học sinh, với phụ huynh học sinh.
 5. Thời gian nghiên cứu
 - Đầu năm học, tìm hiểu học sinh trong lớp, xây dựng kế hoạch.
 -Trong suốt năm học: Vận dụng các biện pháp giáo dục phù hợp.
- Cuối năm học: Tổng kết, đánh giá,rút kinh nghiệm,viết sáng kiến.
PHần II: Nội dung
 I Cơ sở lí luận
 1. Tâm lí của học sinh Tiểu học
 1.1- Học sinh tiểu học không phải là người lớn thu nhỏ. Tình cảm của các em có thể rất mãnh liệt nhưng lại có thể tắt ngay chỉ vì một nguyên cớ nào đó; cái mà hôm nay các em tha thiết quyến luyến, ngày hôm sau có thể quên khuấy đi. Các em hiểu sự vật theo cách riêng của mình. Các em chưa thể làm được những điều mà người lớn coi là quá dễ vì phải qua nhiều năm tháng các em mới có thể làm được như người lớn.
 Sự phát triển của các em luôn làm người lớn sửng sốt và vui mừng, nó diễn ra mỗi ngày mỗi khác.
 Sự tiến bộ không ngừng của các em là những dấu hiệu đặc trưng của của sự phát triển của học sinh Tiểu học. Sự phát triển của mỗi em có một cách riêng song bao giờ chúng ta cũng tìm thấy những nét chung những cái thống nhất cho tất cả các em ở lứa tuổi học sinh Tiểu học. Tất cả các em đều trải qua những giai đoạn phát triển nhất định.
 Sự phát triển tâm lí của học sinhTiểu học là nhờ vào sự tham gia các hoạt động mà xuất hiện, thay đổi hoàn thiện dần các quá trình và phẩm chất tâm lí như: tri giác, chú ý, trí nhớ,tưởng tượng, tư duy, xúc cảm, ý chírồi hình thành dần nhân cách của mình. Ngoài ra sự phát triển tâm lí của các em còn chịu sự chi phối bởi những điều kiện sống, bởi trình độ văn hoá của những người xung quanh, bởi mức độ phong phú của những phương tiện sống, bởi những biến động của xã hội. Nền văn hoá xã hội chứa đựng kho tàng tri thức của nhân loại, chứa đựng cả những chuẩn mực đạo đức, những giá trị thẩm mĩ thông qua những con người cụ thể giúp cho trẻ em phát triển thế giới tinh thần. Mọi trẻ em đều trải qua những giai đoạn phát triển theo một trình tự như nhau. Tuy nhiên, mỗi em đều trải qua những con đường phát triển của riêng mình với những tốc độ, nhịp độ và khuynh hướng riêng. Có những em phát triển rất nhanh nhưng cũng có những em vượt qua được một giai đoạn không mấy “suôn sẻ”.Trong một lớp học, có bao nhiêu học sinh thì sẽ có bấy nhiêu cá tính. Chính vì thế,việc giáo dục học sinh Tiểu học phải có những biện pháp giáo dục thích hợp đối với từng học sinh bởi vì mỗi học sinh không phải là bản sao của những học sinh khác mà mỗi em đều có một thế giới tâm lí riêng. 
 1.2 Đối với học sinh lớp 1
 - Trước khi vào lớp 1, đa số trẻ đã qua trường mẫu giáo. ở đó,trẻ được vui chơi là chính; qua vui chơi, rèn luyện, trẻ có những hiểu biết nhất định về cuộc sống. Quan hệ giữa cô giáo với trẻ như quan hệ mẹ- con. Cô luôn nói với trẻ bằng những lời ngọt ngào âu yếm. Trẻ luôn nhận được sự cổ vũ, động viên từ cô giáo và bạn bè, đặc biệt là từ cô giáo. Lớp 1 là sự nối tiếp tự nhiên của mẫu giáo. Vì vậy, khi vào học lớp 1, học sinh không dễ gì quen được ngay với những mệnh lệnh bắt buộc.
 - Vào học lớp 1, trẻ coi đó là sự kiện lớn lao của cuộc đời. Các em thấy bao điều lạ lẫm nơi trường học: phải học thuộc bài, làm bài đầy đủ để cô kiểm tra, cho điểm; phải trật tự, không nói chuyện riêng trong suốt giờ học; phải ngồi đúng vị trí quy định Sự lạ lẫm tạo nên những xáo trộn tâm lí, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.
 Từ mẫu giáo đến lớp 1 là một sự “chuyển đoạn” quan trọng, tạo nên sự căng thẳng tâm lí cho học sinh. Erick sơn( TK XIX) – người đại diện cho thuyết tâm lí nhấn mạnh: “ Các cá nhân có những giai đoạn phát triển khác nhau. Mọi khủng hoảng tâm lí đều phản ánh sự khác biệt nào đó giữa khả năng phát triển của con người vào đầu giai đoạn với áp lực xã hội đòi hỏi. 
 Lớp1 là đầu giai đoạn của tuổi đến trường, khởi đầu cho việc học. Khác với lớp mẫu giáo, ở lớp 1, hoạt động học tập là chủ đạo. Học sinh phải học các môn học: Toán, Tiếng việt,Tự nhiên- Xã hội, Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc..Với nhiệm vụ học tập mới mẻ, thêm vào đó là sự phát triển chưa đầy đủ các chức năng của hệ thần kinh, học sinh lớp 1 dễ rơi vào những khủng hoảng tâm lí, bất lợi cho cả quá trình học tập sau này.
 2. Quá trình gíáo dục học sinh tiểu học
 Giáo dục học sinh là giúp các em phân biệt được cái đúng- cái sai, cái xấu- cái tốt, cái thiện- cái ác, cái nên làm- cái không nên làm ở tiểu học việc giáo dục học sinh còn đòi hỏi giáo viên giúp các em biết thừa nhận sự cần thiết, tính tất yếu của các chuẩn mực để thực hiện hành vi, làm công việc theo sự hiểu biết của mình cùng với động cơ, tình cảm tích cực.
 Trong quá trình giáo dục, các em vừa là đối tượng chịu sự tác động của giáo viên đồng thời là chủ thể của tư duy giáo dục của mình.Thay đổi được tính cách trẻ hay không còn tuỳ thuộc vào khả năng tự giáo dục của các em.
 Trong quá trình giáo dục học sinh Tiểu học, người giáo viên phải nắm bắt được cá thể từng em với những phản ứng không giống nhau đối với mỗi tác động giáo dục bên ngoài; có em thì tiếp thu ở mức độ hời hợt; có em thì cởi mở, tự nhiên; có em thì kín đáo,dè dặt
K.MarX đã từng nói: “ Để tác động mang lại một hiệu quả nào đó thì cần phải biết được thứ vật liệu mà ta tác động vào”
 II. Thực trạng học sinh lớp 1G trường Tiểu học Tả Thanh Oai- Thanh Trì- Hà Nội
 Vào lớp 1, môi trường hoàn toàn xa lạ với các em.
 Số học sinh trong lớp được học qua trường Mầm non là 21/31 em chiếm 
67 %. Những em không qua mẫu giáo đa phần rất nhút nhát, thiếu những kĩ năng cần được rèn từ ở trường Mầm non. Một số em rất hiếu động, nghịch ngợm luôn chân luôn tay.
 Em Đan Trường những ngày đầu đi học phải có người nhà ngồi cạnh; em Hương Mơ khi không được bố mẹ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi là bỏ lớp chạy về nhà khi bố mẹ vừa đưa đến lớp, cô giữ lại thì giãy lên ăn vạ. Em Khải- học sinh khuyết tật đôi lúc không chịu cố gắng ra ngoài đi vệ sinh mà cứ “tự nhiên” ở trong lớp. Em Trung Đức bố mẹ rất chiều, ngày nào cũng được mẹ bế lên tận lớp
 Đa số phụ huynh học sinh còn trẻ nên rất chiều con.
 III. Một số biện pháp giảI quyết
 1.Tìm hiểu học sinh
 1.1.Nhớ tên học sinh thật nhanh
 Trong buổi học đầu tiên, tôi tổ chức trò chơi tự giới thiệu tên mình và tham gia chơi cùng học sinh. Qua việc làm đó, tôi đã dạy các em bài học đầu tiên đó là bài học giáo dục tính bạo dạn, tự tin. Tôi là người giới thiệu đầu tiên, sau đó là lần lượt từng học sinh. Để nhớ nhanh tên học sinh tôi thường nhớ kèm với đặc điểm nào đó về ngoại hình của các em. Sau khi từng học sinh giới thiệu xong, tôi nhắc lại tên của từng em. Nếu quên, tôi xin “trợ giúp” của học sinh khác hoặc của chính học sinh đó. Với việc làm đó, tôi đọc được sự ngưỡng mộ trong mắt các em và tạo được bầu không khí tin cậy ngay từ những ngày đầu năm học. 
 1. 2.Hiểu rõ hoàn cảnh, sở thích của từng học sinh
 Để hiểu rõ hoàn cảnh, đặc điểm sinh lí, sở thích của từng học sinh ngay từ đầu năm học, tôi tìm hiểu qua phiếu điều tra và tranh thủ trong những giờ ra chơi, tôi trò chuyện với các em để tìm hiểu thêm.
 Mẫu phiếu điều tra như sau:
Phiếu điều tra
1. Thông tin về học sinh
 - Họ và tên:.. 
 - Ngày tháng năm sinh:..
 - Chỗ ở (ghi cụ thể):.
 - Sở thích cá nhân:...............................
 - Tình hình sức khoẻ
 . Chiều cao:. Cân nặng:
 . Một số thông tin khác:
 .
2. Thông tin về gia đình
 - Họ và tên bố:  Sinh năm:.. 
 Nghề nghiệp:
 Công việc cụ thể:..
 - Họ và tên mẹ:. Sinh năm:..
 Nghề nghiệp:
 Công việc cụ thể:	
3.ý kiến đề nghị của gia đình:
..
..
..
 	Với cách làm trên, tôi nắm bắt nhanh được tính cách của từng học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp. Tất cả học sinh trong lớp đều được tôi quan tâm dạy dỗ. Học sinh nhút nhát thì cần sự nâng đỡ về tinh thần; học sinh khuyết tật thì cần sự tận tuỵ và chăm sóc một cách tế nhị để giúp trẻ tự tin và hoà nhập; học sinh thông minh, bản lĩnh thì cần sự động viên nhưng cũng cần sự nhắc nhở để không dẫn đến chủ quan, coi thường bạn trong lớp. Đối với những trường hợp học sinh” đặc biệt” cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân để có biện pháp giáo dục phù hợp, khéo léo khơi gợi để học sinh tự bộc lộ năng lực, tình cảm của các em từ đó có biện pháp giúp đỡ, giáo dục kịp thời. Mỗi tiến bộ nhỏ của các em cũng cần được động viên kịp thời.
 Qua phiếu điều tra và quan sát học sinh, tôi nhanh chóng hiểu rõ hoàn cảnh, đặc điểm sinh lí, sở thích của từng học sinh. Em Nguyễn Tiến Khải bị tật vận động, hay đi vệ sinh tự do trong lớp, hay nghỉ học; em Nguyễn Đan Trường, Hương Mơ được bố mẹ chiều nên hay vòi vĩnh; em Ngô Thanh Hà, Nguyễn Mạnh Hiền rất hiếu động, hay trêu chọc các bạn; em Nguyễn Việt Anh thông minh nhưng ẩu và chủ quan; em Tuyết Mai, Hà Linh có khả năng lãnh đạo và thích làm cán bộ lớp;.
 2.Xây dựng nề nếp lớp, tăng dần mức độ yêu cầu đối với các em 
 Trong ngày đầu học sinh đến lớp, tôi chỉ nhắc nhở một số yêu cầu mà các em chỉ cần cố gắng một chút là có thể thực hiện được như : đi học đúng giờ, ngồi học ngay ngắn, không nói chuyện riêng, trả lời cô to, rõ ràng.
 Các quy định khác của trường, của lớp sẽ được các em thực hiện một cách dần dần tránh gây áp lực cho các em. Xây dựng cho các em các nề nếp như: nếp tự quản, giờ nào việc ấy, không nói leo, nói năng phải thưa gửi, hăng hái phát biểu xây dựng bài, giữ vệ sinh cá nhân, không vứt giấy rác bừa bãi, có ý thức, thói quen nhặt giấy rác vương vãi để vào nơi quy định Đặc biệt lưu ý rèn cho học sinh ý thức khi tham gia hoạt động: tích cực, nhiệt tình, làm theo đúng “lệnh” 
 Tôi đã lập sổ thi đua theo từng tổ. Trong tuần, mỗi học sinh được cô tặng cho 10 điểm. Cứ mỗi lần đi học muộn, quên không mặc đồng phục theo quy định, không soạn sách vở- quên đồ dùng học tập,  bị trừ 1 điểm; mỗi lần được điểm 9; 10 thì được thưởng 1 điểm, bị điểm dưới trung bình cũng bị trừ 1 điểm. Cuối tuần, bạn nào được từ 8 điểm trở lên sẽ được xếp loại tốt. 
Với tiêu chí thi đua cụ thể như vậy rất thuận lợi cho việc đánh giá, bình xét thi đua của từng tổ. Việc thưởng điểm cũng đã kích thích được sự cố gắng phấn đấu của các em. 
 Cuối tuần, tổ trưởng tính tổng điểm, xếp loại thi đua của mỗi bạn trong tuần và báo cáo trước lớp; các bạn trong tổ, trong lớp góp ý bổ sung cho đánh giá, nhận xét đó, lớp trưởng nhận xét chung từng tổ .Giáo viên chủ nhiệm nhận xét nề nếp học tập, rèn luyện, vệ sinh, của lớp ; khen ngợi những học sinh xếp loại tốt, những học sinh có nhiều tiến bộ trong tuần. Tổ chức khen thưởng động viên những học sinh được xếp loại tốt, những học sinh có nhiều tiến bộ mỗi tháng một lần.
 3. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp
 Việc lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp có năng lực có vai trò rất quan trọng.
 Tôi nêu những yêu cầu và nhiệm vụ của lớp trưởng, quản ca, tổ trưởng cho học sinh biết rồi tổ chức cho học sinh tự giới thiệu về mình và xung phong nhận chức vụ nào. Căn cứ vào việc xung phong của các em, sự bầu chọn của học sinh trong lớp và việc tìm hiểu tôi đã lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp tích cực, nhiệt tình và có năng lực. 
 Tôi đã cùng các em xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua của cá nhân, của tổ; hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên theo dõi, uốn nắn và giúp đỡ, động viên các em kịp thời.
 4. Chăm sóc học sinh
 4.1.Tôi luôn vui vẻ, niềm nở, công bằng, độ lượng, quan tâm tới tất cả các em
 Tôi luôn bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của chúng vui thì chia vui, buồn thì động viên . Vì vậy, các em thích trò chuyện, hỏi cô những điều em chưa biết, chưa hiểu. Bên cạnh đó, tôi luôn khoan dung độ lượng, đối xử công bằng, không thiên vị, luôn quan tâm đến học sinh và cố gắng biết nhiều về học sinh cuả mình. 
 Tôi luôn bộc lộ tình cảm của mình với các em và luôn quan tâm tới những học sinh khuyết tật, học sinh yếu nhưng không để học sinh nhận thấy sự ưu ái của cô với một vài em đó. Tôi luôn cố gắng nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em, có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm ấy, giúp các em nhận ra, phát triển chúng thêm. 
 4.2. Khen thưởng kịp thời, phê bình thẳng thắn
 Tôi luôn khen ngợi kịp thời, những học sinh có cố gắng vươn lên, những học sinh có thành tích. Cuối mỗi tuần, tổ chức cho học sinh bình xét thi đua từng cá nhân trong tổ, từng tổ trong lớp và có phần thưởng theo tháng. Bên cạnh đó, tôi luôn thận trọng khi phê bình học sinh. Không dùng những lời lẽ gay gắt, đay nghiến, nhiếc móc các em. Lời phê bình chứa đựng sự nghiêm khắc đôi khi cần có cả sự hài hước, dí dỏm tạo cơ hội cho học sinh sửa chữa.
Ví dụ: . Nam không được nói leo như thế. Con bình tĩnh giơ tay xin trả lời đi nào!
 . Khi đưa cho người lớn vật gì con phải đưa như thế nào nhỉ? Con đưa lại cho cô nào! ( Giáo viên không nhận khi học sinh đưa cho cô bằng một tay và yêu cầu học sinh đưa lại).
 Dùng học sinh để giáo dục học sinh để giáo dục học sinh có tác dụng rất lớn. Động viên khuyến khích, cổ vũ học sinh một cách kịp thời sẽ tạo cho các em sự tự tin, các em có thể làm được những việc tưởng chừng như vượt quá khả năng của mình. 
 4.3. Luôn biết lắng nghe và khuyến khích tính tự lập của học sinh, đưa học sinh vào các hoạt động tập thể để giáo dục
 Để cho học sinh nêu ý kiến của mình về việc tổ chức các hoạt động của lớp tôi lắng nghe và góp ý cho các em.
 Ví dụ:+ Để các em tự lựa chọn tiết mục văn nghệ mà các em yêu thích. Khi các em tập luyện, tôi góp ý và chỉnh sửa cho các em. Nếu tiết mục nào không phù hợp thì tôi góp ý cho các em.
 + Giúp các em tổ chức tốt các hoạt động tập thể theo chủ đề như: cho học sinh làm nhiệm vụ dẫn chương trình, viết câu hỏi, cắt dán hoa trang trí lớp học
 Tôi luôn chú ý học sinh tự làm lấy những gì các em có thể làm được, kịp thời giúp đỡ khi các em cần. Luôn cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em . Khi đó chúng sẽ đạt nhiều đỉnh cao trong học tập.
 Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ , thể dục thể thao, các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh sẽ phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của các em. 
 Trong những ngày đầu khi các em chưa quen trường, quen bạn, tôi thường xuyên động viên để các em bạo dạn tham gia các hoạt động tập thể của trường. Mỗi buổi múa hát tập thể, thể dục giữa giờ, tôi xuống sân cùng các em, hướng dẫn các em tập, chấn chỉnh hàng ngũ nhờ vậy mà các em bắt nhịp rất nhanh với các anh chị lớp trên.
 Đối với các hội thi của trường, tôi luôn cùng các em chuẩn bị chu đáo nên lớp thường đạt được kết quả cao. Nhiều phụ huynh học sinh cũng rất tích cực hỗ trợ giáo viên trong việc chuẩn bị cho các em trong những hội thi của trường, lớp như: dạy con múa, đến trang điểm cho các em trong lớp, làm các bộ áo thời trang bằng giấy cho con dự thi, ủng hộ tiền để mua phần thưởng, liên hoan Nhờ vậy mà phong trào của lớp luôn dẫn đầu trong khối và đạt thành tích cao trong trường. 
 VD: Nhà trường yêu cầu mỗi lớp chuẩn bị 01 bộ thời trang sáng tạo dự thi, lớp tôi đã tham gia dự thi 5 bộ.
Học sinh tập luyện và biểu diễn thời trang sáng tạo ngày 26/3
 Bên cạnh việc tham gia các hoạt động tập thể của trường, tôi luôn quan tâm đến việc tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí trong lớp. Vui chơi đối với trẻ em là nhu cầu không thể thiếu hàng ngày. Những trò chơi dân gian ngoài việc đem tới cho các em niềm vui trong trẻo còn góp phần không nhỏ trong việc giúp các em phát triển lành mạnh cả về thể chất lẫn tâm hồn. Tận dụng những mảnh bìa, tôi khéo léo làm cho các em những chiếc mũ xinh xắn để chơi các trò chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, dung dăng dung dẻ; nhặt những viên sỏi nhỏ, tôi mang đến lớp cho các em chơi ô ăn quan; những chiếc đũa ăn một lần tôi vót nhỏ để cho các em chơi chuyền trong giờ ra chơi, Các em sôi nổi, hào hứng chơi trò chơi mình thích và rất thích cô giáo chơi với nhóm mình. Trong tiết học, tiết hoạt động tập thể, tôi cũng thường xuyên tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian, tổ chức thi giữa các tổ; dạy cho các em các bài đồng dao để hát khi chơi. 
 Ngày 10/ 10; 20/ 11; 22/ 12, tôi cùng ban chấp hành chi hội phụ huynh học sinh tổ chức cho các em vui liên hoan, tặng quà cho những học sinh ngoan học giỏi, học sinh có tiến bộ. Vừa liên hoan, các em được vui chơi thể hiện mình như thi hát, đọc thơ, thi nhảy, chơi trò chơi Tết Noel tôi mua tặng mỗi em một chiếc mũ và một ông già Noel, mừng tuổi các em khi xuân về Trong dịp tết Noel nhiều giáo viên và học sinh trong trường không khỏi ngạc nhiên khi thấy đồng loạt học sinh lớp tôi vui vẻ, phân khởi đội mũ ông già Noel và mang quà tặng về nhà. 
Hình ảnh hoạt động trong các buổi lễ kỉ niệm tại lớp
 Qua các hoạt động tập thể của trường, của lớp các em gần gũi, thân thiết với nhau hơn, có thêm những niềm vui mới mẻ sau mỗi ngày đến lớp, các em 
“lớn hơn” Thông qua các hoạt động lao động, học tập, sinh hoạt, vui chơi, tôi dạy cho các em về tinh thần tập thể, đoàn kết, hợp tácGiáo dục các em biết yêu thương ông bà, cha mẹ, thầy cô và các bạn; biết giúp đỡ cha mẹ và những người xung quanh; có ý thức giữ vệ sinh môi trường như để rác đúng nơi quy định, đi vệ sinh đúng chỗ, không vặt lá bẻ cành, tổng vệ sinh lớp học vào cuối tuần Em nào cũng ngoan, có ý thức xây dựng tập thể, biết giúp đỡ bạn bè, nhiều em xung phong giúp đỡ bạn Khải trong học tập, đưa bạn đi vệ sinh, chơi cùng bạn; khi tổng vệ sinh lớp học, các bạn trai biết nhường các bạn gái những việc dễ làm ; tích cực hơn trong các hoạt động tập thể; các em nói với nhau là cậu, tớ, không nói tục, chửi bậy; nhiều đôi bạn cùng tiến được đăng kí
 Em Nguyễn Tiến Khải cùng các bạn chơi trò chơi
 Tình yêu đối với Tổ quốc, với đồng bào bắt đầu từ tình yêu ông bà, cha mẹ, yêu ngôi nhà, yêu con đường thân quen Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng địa phương giúp cho các em hiểu và tự hào về truyền thống của quê hương, của cha anh đi trước. Qua các tiết Hoạt động tập thể, tôi giới thiệu cho các em các di tích lịch sử trên mảnh đất quê hương: đình Hoa xá, Khu di tích cách mạng Bác Hồ về tát nước, khu lăng mộ danh nhân Ngô Thì Nhậm, đình Nhân Hoà, Chùa Linh ứng, Chùa Phúc Lâm, chùa Thượng Phúc, nghĩa trang liệt sĩ. Tổ chức cho các em tìm hiểu về các di tích lịch sử đó bằng cách tìm hiểu qua ông bà cha mẹ. Giáo dục các em lòng tự hào về truyền thống của quê hương.
 Tôi luôn quan tâm động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động xã hội như mua tăm của hội người mù, quyên góp ủng hộ bạn nghèo trong trường, ủng hộ các bạn khuyết tật của Trung tâm nghệ thuật Tình Thương, làm kế hoạch nhỏ, . Được cô giáo giải thích ý nghĩa của những việc làm đó, các em rất tích cực tham gia. Các em như những tờ giấy trắng, tình cảm thân thiện của các em được bồi đắp, nuôi dưỡng là do sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.
 4.4 Trang trí lớp học
 Trang trí lớp học phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, tạo không khí gần gũi, ấm áp như các em đang ở nhà của mình.
 Tôi cùng học sinh trang trí ảnh Bác Hồ, bảng thi đua, treo tranh ảnh đồ dùng dạy học ngay ngắn, gọn gàng.
 Bên cạnh đó, tôi còn tiến hành trang trí lớp học theo chủ điểm:
 VD: Tháng 9+10 Chủ điểm nhà trường: cho học sinh treo tranh ảnh các thầy cô giáo, ảnh về hoạt động của nhà trường, ảnh về an toàn giao thông
 Tháng 5 Chủ điểm Bác Hồ kính yêu: Cho học sinh treo tranh ảnh , các bài thơ , bài vẽ của các em về Bác
 Tôi sử dụng các bức tường trong lớp như các góc học tập: trưng bày đồ dùng dạy học ; sản phẩm học tập của học sinh như: bài thủ công, bài vẽ, bài viết chữ đẹp đạt kết quả cao.
Góc trưng bày bài viết chữ đẹp hàng tháng
 4.5. Sự gương mẫu của giáo viên
 Muốn học sinh có ý thức giữ vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, kê bàn ghế ngay ngắn, biết cảm ơn, mạnh dạn nhận lỗi khi mắc lỗithì trước hết giáo viên phải là người thực hiện tốt tất cả những vấn đề đó. Bàn ghế của cô phải kê ngay ngắn, sách vở để gọn gàng; thấy giấy rác rơi, cô nhặt và để vào nơi quy định; vui vẻ xin lỗi học sinh nếu có gì nhầm lẫn Tất cả những điều nhỏ nhặt đó có giá trị gấp nhiều lần những lời cô khuyên các em.
 Tôi có thói quen nhắc nhở học sinh chỉnh bàn ghế cho ngay ngắn, kiểm tra vệ sinh lớp học trước khi bắt đầu tiết dạy; nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, quan tâm đến ánh sáng lớp học tạo tâm thế cho học sinh trước khi bước vào tiết học đầu tiên trong ngày. 
 Nhắc học sinh phải mặc đồng phục đúng ngày quy định thì bản thân cô cũng phải mặc để làm gương cho các em. 
 5. Nâng cao chất lượng giảng dạy
 5.1. Trên lớp trẻ em cần cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được. Tôi luôn tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái trong giờ học bằng những trò chơi vận động, bằng những câu chuyện vui hay những lời nhận xét dí dỏm.
 “Mềm hoá” các lệnh của câu hỏi, bài tập trong giờ học nhằm giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập tạo không khí học mà vui, học trong sự hứng thú.
 Sử dụng yếu tố khích lệ, yếu tố giảm nhẹ mức độ ra lệnh bằng cách đi kèm theo câu hỏi là các từ “ giúp”, “ nhờ”, “ cho”
 Ví dụ:. Tìm cho cô các tiếng.
 . Con giúp cô tìm các tiếng trong bài có vần..
 Chuyển đổi mệnh lệnh thành các dạng hoạt động hấp dẫn: “thi”, “đố”, “trò chơi” Mỗi “Lệnh” tôi đưa ra đều dứt khoát, rõ ràng.
 5.2 Điểm kém ảnh hưởng không tốt tới việc hình thành nhân cách của học trò. Tôi luôn cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em điểm kém và nếu phải cân nhắc giữa 2 

File đính kèm:

  • docSKKN dat giai Thanh pho 0809.doc