Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm về việc rèn đọc nhạc cho học sinh Tiểu học - Phạm Thị Huệ

doc12 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm về việc rèn đọc nhạc cho học sinh Tiểu học - Phạm Thị Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHòng gd - đt vĩnh bảo
Trường tiểu học trung lập
= = = = = *&* = = = = =
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài
“Một vài kinh nghiệm về việc rèn đọc nhạc cho học sinh tiểu học”
 Người thực hiện: Phạm Thị Huệ
 Chức vụ: Giáo viên
 Trường tiểu học Trung Lập
Năm học 2007 – 2008
A. Phần mở đầu
I. Lý do: 
Mục tiêu mới của giáo dục nói chung và giáo dục bậc tiểu học nói riêng là đào tạo con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức – Trí – Thể – Mỹ. Do đó, chín môn học bắt buộc đã được chia vào giảng dạy đầy đủ ở bậc tiểu học. Tôi nhận thấy rằng học sinh bậc tiểu học cần được đào tạo một cách đầy đủ nhất, có trí thức về tất cả các lĩnh vực xã hội, trong đó có sự am hiểu về bộ môn nghệ thuật để cho tâm hồn các em thêm rộng mở, tình cảm thêm phong phú.
Để giúp các em có nắm vững được những kiến thức cơ bản về âm nhạc, người giáo viên phải được đào tạo một cách cơ bản, có hệ thống để có năng lực giảng dạy các môn giáo dục nghệ thuật, trong đó có bộ môn Hát nhạc. Ngoài ra, trong công tác giảng dạy, người giáo viên phải luôn tự bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu mới của nhà trường tiểu học trong “Thời kỳ đổi mới”. Đó chính là trách nhiệm của mỗi giáo viên đối với trẻ thơ và đó cũng chính là sự tự khẳng định mình trong cương vị người giáo viên tiểu học. 
Cũng như tất cả các đồng chí giáo viên dạy bộ môn văn hoá trường tiểu học. Trong thời gian giảng dạy Môn Hát nhạc, tôi cũng luôn học hỏi, tìm tòi để môn học thực sự đạt kết quả cao. Trong phạm trù sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi nêu lên vấn đề về việc “Rèn đọc nhạc cho học sinh tiểu học”. Tôi đã thực hiện và thấy rằng, bất kỳ một em học sinh nào hát được đều có thể đọc nhạc được. Qua đó phần nào xoá bỏ quan niệm mà nhiều người vẫn cho rằng: Giáo dục âm nhạc trong nhà trường tiểu học chỉ cần dạy hát mà không nhất thiết phải thanh toán nạn “mù chữ nhạc” cho học sinh. Quan niệm đó sẽ dẫn trẻ nhỏ của chúng ta tới tình trạng thụ động trong đời sống âm nhạc của bản thân. Đọc được nhạc, học sinh sẽ tự hát được những bài hát mà mình yêu thích, không bị phụ thuộc vào những người viết nhạc nào. Từ đó các em sẽ hay hát và tham gia vào đời sống âm nhạc của xã hội để nâng cao trình độ văn hoá âm nhạc của bản thân.
II. Nhiệm vụ – Mục đích nghiên cứu:
- Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu chính: Rèn đọc nhạc cho học sinh tiểu học.
- Đối tượng thuộc phạm vi nghiên cứu gồm 28 học sinh lớp 4B trường Tiểu học Trung Lập.
III. Các phương pháp tiến hành:
Để thực hiện nhiệm vụ của mình tôi đã áp dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp chính: Phương pháp trắc nghiệm và thực nghiệm.
- Phương pháp hỗ trợ khác: Phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu gương, phương pháp thực hành tập thể.
B. Nội dung
Đọc nhạc là thực hiện một chuỗi thao tác và hệ thống kí hiệu âm nhạc trong cùng một lúc như: nhận dạng khuông nhạc, nhớ tên dòng và khe, xác định tên nốt trên khuông có khoá. Đọc đúng tương quan độ cao các nốt nhạc trên khuông theo giọng đã xác định. Nhận dạng các hình nốt để đọc đúng tương quan độ ngân các hình nốt.
Đó là một yêu cầu khó đối với học sinh tiểu học vì thời lượng của môn học quá ít, các tiết học lại cách nhau quá lâu, khả năng âm nhạc của các em không đồng đều, phương tiện học tập còn thiếu thốn. Để khắc phục được nhược điểm trên, tôi đã căn cứ vào trình độ từng lớp, từng học sinh để có phương pháp hướng dẫn đọc cho phù hợp. Trong khi thực hiện việc rèn đọc nhạc cho học sinh cần có các bước sau: Trắc nghiệm và thực nghiệm
I. Trắc nghiệm:
1. Trắc nghiệm: Kiểm tra đánh giá tình hình ban đầu của học sinh.
2. Tiến hành: Phần trắc nghiệm tôi tiến hành ở tuần 2, đối tượng là 28 học sinh lớp 4B.
Bài tập trắc nghiệm: - Mỗi học sinh đọc một bài nhạc ngắn.
- Chép một bài tập chép.
Sau khi đánh giá và chấm điểm, đem cộng hai điểm lấy bình quân. Tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Bảng đánh giá kết quả tuần 2
Điểm
1 - 2
3 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Số bài tỉ lệ
7
25
19
67.86
2
7.14
Bảng 2: Bảng đánh giá kết quả tuần 6
Điểm
1 - 2
3 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Số bài tỉ lệ
3
10.71
19
67.86
6
21.43
Qua kết quả thu được ở bảng 1 và bảng 2 đã cho thấy: ở tuần 2 việc đọc và chép nhạc của các em đạt yêu cầu là 100%, ở tuần 6 là 100% nhưng số điểm giỏi của các em còn thấp (tuần 2 là 7.14%, tuần 6 là 21.43%). Bên cạnh kết quả thu được và thực tế sau những giờ lên lớp tôi thấy rằng việc đọc của các em còn chậm hơn so với chép bài vì các em nhận tên nốt còn lúng túng. Do đó, trong các giờ lên lớp tôi thường xuyên đọc cho các em nhiều hơn và kết quả thu được cho thấy ở tuần 6 đã có sự tiến bộ nhưng kết quả còn rất khiêm tốn. Vì thế tôi phải tìm hiểu thực tế và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh cho thấy đây là môn học mới được đưa vào giảng dạy thực tế, các em mới được tiếp cận hơn nữa các em còn chủ yếu học hai môn Toán và Tiếng Việt. Đặc biệt khả năng tập trung chú ý chưa cao, chưa có hứng thú trong các tiết học. Đồng thời do hoàn cảnh kinh tế xã nhà còn nhiều khó khăn, điều kiện và phương tiện học tập còn thiếu thốn, thời 
lượng môn học quá ít, các tiết học lại cách nhau quá lâu. Đó cũng chính là những lý do dẫn đến kết quả đạt được của môn học chưa cao.
Từ quá trình đánh giá, phân tích trên, tôi thấy cần phải có phương pháp để khắc phục nhược điểm trên.
- Dạy tách biệt các kĩ năng “giải mã chữ nhạc”.
- Gây hứng thú và sự tập trung chú ý của học sinh thông qua các thủ pháp ngắn gọn, dễ hiểu.
II. Thực nghiệm:
1. Thực nghiệm: 
Sau khi rút kinh nghiệm về những hạn chế ở phần trắc nghiệm và những kết quả thu được, ta đem áp dụng thực tế vào các bài dạy để đem lại hịêu quả cao hơn.
2. Cách tiến hành:
Tôi bắt đầu tiến hành từ tuần 7 qua các bài dạy, trong bài dạy có hai nội dung, nội dung đọc nhạc chỉ có một nửa thời gian tối đa là 15 phút. Tôi căn cứ vào từng lớp, từng đối tượng mà phân bố thời gian cho hợp lý. Đối tượng là 28 học sinh lớp 4B, đánh giá kết quả ở tuần 8 và tuần 12.
Như trên đã nói, gây hứng thú và sự tập trung chú ý của học sinh thông qua các thủ pháp ngắn gọn, dễ hiểu, để làm được điều đó tôi đã tiến hành rèn đọc nhạc cho học sinh như sau:
a. Đọc nhạc theo thế tay:
Đây là thủ pháp dạy đọc độ cao bảy âm (đô, rê, mi, son, la, đô).
Giáo viên phải có sơ đồ thế tay từng âm cho các em nhận biết vị trí và cách bấm từng thế tay để các em ghi nhớ làm nền cho các tiết học sau.
Đây là một thủ pháp để khắc phục nhược điểm ít thời gian, đông học sinh. Thủ pháp này được sử dụng để “khởi động” giọng của học sinh đầu tiết học, để đọc ôn, sửa chữa giọng đọc sai mà không cần đến kí hiệu viết. Cụ thể như sau: 
Giáo viên đọc cho học sinh nghe âm (son) mẫu rồi “ra thế tay” cho học sinh đọc từng chuỗi
ba âm
bốn âm
năm âm
- s, l, đ’
- l, s, m
- s, l, đ’, l
- đ’, l, s, m
- s, l, đ’, l, s
- s, l, s, m, r
Rèn cho học sinh đọc nhiều lần các chuỗi âm theo thế tay của giáo viên thật chuẩn xác, cá nhân đọc và nhận xét lẫn nhau.
b. Đọc nhạc theo sơ đồ bằng chữ nốt:
Sơ đồ này được viết trên bảng, trên giấy, giáo viên giới thiệu bài trước khi tiến hành bài đọc để cho học sinh xác định được độ trầm bổng của các bậc âm bằng độ cao thấp trong không gian. 
đ’
l
s
m
r
đ`
Đồng thời giúp học sinh luyện đọc đúng các cao độ từ dễ đến khó. Các em đọc theo giáo viên chỉ trên sơ đồ sẽ rất chính xác mà còn khắc phục được tình trạng đọc thuộc lòng, học sinh còn phụ thuộc nhiều ở giáo viên. Dựa vào sơ đồ học sinh còn tự đọc được những nét nhạc do mình tạo ra, từ chép những bài nhạc ngắn bằng chữ nốt hay nốt trên khuông. Bên cạnh hai thủ pháp trên, trong mỗi tiết học tôi còn chú ý nhiều tới các em trong việc luyện nhận tên nốt trên khuông bằng cách các em phải thuộc lòng vị trí bảy nốt nhạc trên khuông một cách khoa học.
Trên đây là những thủ pháp đơn giản, ngắn gọn tôi thường thực hiện ở đầu bài trước khi vào đọc bài mới nhằm giúp các em khởi động giọng chuẩn và xác định cao độ, vị trí của từng âm một cách chính xác. Từ đó các em đọc bài nhanh và chuẩn xác hơn.
Bên cạnh những thủ pháp mang tính đặc trưng của bộ môn, người giáo viên cần có kĩ năng sư phạm để tạo hứng thú và rèn khả năng tập trung cho học sinh trong mọi tiết học.
Cũng như các bộ môn khác, học sinh thường chú ý ngay tới hình thức bên ngoài. Vì thế ngay từ đầu chúng ta phải chuẩn bị tương đối đầy đủ đồ dùng giảng dạy như: đàn, tranh ảnh minh hoạ, bảng mẫu và đọc mẫu chuẩn xác để tạo sự thích thú cho các em. Về phía học sinh các em phải có đủ sách giáo khoa, vở chép nhạc, bút, thước kẻ 
Cũng như phần dạy hát, giáo viên không nên dừng lại quá lâu để sửa chữa cho các em đọc kém, đọc sai để tạo sự tập trung của cả lớp. Trong bất kì tình huống “xấu” nào, giáo viên không nên gây tâm lý tự ti vào khả năng ca hát và đọc nhạc của học sinh. Phải luôn hình thành và củng cố lòng tự tin, động viên khuyến khích kịp thời. Giáo viên phải quan tâm sát sao tới học sinh, trong khi đọc bài cần thường xuyên nhắc nhở về tư thế ngồi, khi đọc các âm cao thì lực đẩy hơi to và mạnh, còn đọc âm thấp thì lực đẩy hơi nhỏ và khẽ. Quá trình nghe hát, nghe đọc nhạc và thực hành nhiều lần theo giáo viên, theo lớp sẽ giúp các em tự nâng cao khả năng ca hát và đọc nhạc của bản thân. Các em phải được thực hành nhiều trong tiết học dưới sự hướng dẫn của giáo viên thường xuyên tổ chức trò chơi bổ ích. Đồng thời qua các câu truyện kể âm nhạc học sinh còn được nghe những tác phẩm âm nhạc có giá trị, những tác giả nổi tiếng trong nước và thế giới tạo cho các em thói quen thích nghe nhạc và hoạt động âm nhạc.
Sau khi tiến hành thực hiện các phương pháp trên, việc đọc nhạc của học sinh đã có chuyển biến rõ rệt, tốc độ nhanh hơn, cao độ chính xác hơn, tiết tấu rõ ràng, tác phong mạnh dạn và tự tin. Kết quả đánh giá được thể hiện trong các lần kiểm tra ở tuần 8 và tuần 12 (Điểm tổng kết cũng được đánh giá qua hai bài đọc và viết như ở phần trắc nghiệm).
Bảng 3: Bảng đánh giá kết quả tuần 8
Điểm
1 - 2
3 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Số bài tỉ lệ
1
3.57
20
71.44
7
24.99
Bảng 4: Bảng đánh giá kết quả tuần 12
Điểm
1 - 2
3 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Số bài tỉ lệ
19
67.87
9
32.13
Qua kết quả đánh giá ở bảng 3 và bảng 4, ta thấy tiến bộ được thể hiện rõ rệt, cụ thể như: ở tuần 6 điểm trung bình là 10.71%, điểm khá là 67.86%, qua hai tuần rèn đọc (kết quả ở bảng 8) điểm trung bình chỉ còn 3.57%. Đến tuần 12 điểm trung bình không còn và điểm khá là 67.87%, điểm giỏi là 32.13%. Như vậy kết quả trên cho thấy việc đọc nhạc của các em đã có tiến bộ rõ rệt đối với lớp 4B nói riêng.
Để phân biệt rõ hơn về sự tiến bộ việc đọc nhạc của học sinh ta lập bảng 5.
Bảng 5: Bảng kết quả so sánh kết quả trắc anghiệm – kết quả thực nghiệm
Điểm
3 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tuần 2
7
25
19
67.86
2
7.14
Tuần 6
3
10.71
19
67.86
6
21.45
Tuần 8
1
3.57
20
71.44
7
24.99
Tuần 12
19
67.87
9
32.13
Như vậy qua bảng so sánh kết quả và qua kết quả thực tế cho thấy chất lượng đọc nhạc của học sinh đã tăng rõ rệt (67.87% học sinh đạt điểm khá, 32.13% học sinh đạt điểm giỏi) và cùng với chất lượng của giọng hát, việc đọc nhạc của các em đã có bước đi vững chắc.
C. Kết luận chung
Căn cứ vào đặc trưng của bộ môn, qua thực tế giảng dạy lớp 4B nói riêng và học sinh các lớp khác nói riêng. Qua quá trình trắc nghiệm và thực nghiệm tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Giáo viên phải yêu nghề, yêu học sinh, luôn xác định rõ mục đích dạy và học của bộ môn.
- Phải coi thực hành là nội dung xuyên suốt quá trình dạy và học, học sinh được nhìn, được nghe và được luyện tập nhiều.
- Rèn đọc ở tất cả các tiết học.
- áp dụng những thủ pháp ngắn gọn, dễ hiểu, linh hoạt cho phù hợp với thời lượng tiết học.
- Tạo hứng thú học tập bộ môn của học sinh trong từng tiết học. Quan tâm khuyến khích tới từng học sinh.
D. Một vài đề xuất
Để giúp các em có điều kiện học tập bộ môn Hát nhạc tốt hơn, tôi có một số ý kiến như sau:
- Thư viện cần có thêm sách cho giáo viên và học sinh để tìm hiểu và học hỏi về bộ môn Âm nhạc.
- Đồ dùng giảng dạy và học tập phải được trang bị như: nhạc cụ, thanh phách
E. Tài liệu tham khảo
1. Sách Phương pháp dạy Âm nhạc cho học sinh Tiểu học.
G. Mục lục
Phần mở đầu
Phần nội dung
Phần kết luận
Phần đề xuất kiến nghị
Phần tài liệu tham khảo
PHòng gd - đt vĩnh bảo
Trường tiểu học trung lập
= = = = = *&* = = = = =
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài
“Một vài kinh nghiệm về việc rèn đọc nhạc cho học sinh tiểu học”
 Người thực hiện: Phạm Thị Huệ
 Chức vụ: Giáo viên
 Trường tiểu học Trung Lập
Năm học 2007 – 2008

File đính kèm:

  • docSKKN - PHAM HUE.doc
Đề thi liên quan