Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp kể chuyện trong dạy học Vật Lí

doc28 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp kể chuyện trong dạy học Vật Lí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần i: lí do chọn đề tài
1/ cơ sở Lí luận 
Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục, trong đó có việc phát huy tính tích cực chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Muốn làm được điều đó người thầy đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức cho học sinh hoạt động bằng nhiều biện pháp. 
Về tâm lí lứa tuổi học sinh THCS rất tò mò ham tìm hiểu và khám phá. Vì vậy phương pháp dạy học nêu vấn đề được đặc biệt chú trọng. Để sử dụng phương pháp này một cách mềm dẻo và linh hoạt tôi thường gắn vấn đề cần nêu với một câu chuyện cụ thể mà tôi tạm gọi là “Phương pháp kể chuyện trong dạy học vật lí”.
II/ cơ sở Thực tiễn
Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn, SGK mới cũng rất chú trọng đến những tình huống thực tiễn. Tuy nhiên khi tiếp cận với môn vật lí các em thường cảm thấy trừu tượng, mơ hồ và từ đó môn vật lí bị tách rời thực tế trở nên khô khan, khó hiểu.Thực tế đó đòi hỏi người giáo viên phải tìm cách làm cho tiết học trở nên gần gũi với thực tế, hấp dẫn hơn và thú vị hơn. Đưa những câu chuyện về các hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống sản xuất và những câu chuyện về các nhà bác học vào bài dạy đúng lúc đúng chỗ sẽ đem đến hiệu quả cao trong tiến trình dạy học.
Thực tế cho thấy khi áp dụng phương pháp này vào giảng dạy ở các lớp theo chương trình cũ cũng như các lớp cải cách tôi đã thu được kết quả tốt. Lớp học trở nên sôi nổi hơn, tập trung hơn, học sinh phát huy hết tư duy độc lập sáng tạo của mình, các em bước đầu có kĩ năng quan sát, suy luận giải thích các hiện tượng tự nhiên và đời sống, đồng thời qua những câu chuyện đó còn giáo dục cho các em tinh thần ham học hỏi, tính kiên trì của các nhà bác học, lòng đam mê khoa học và sự ham thích sáng tạo vô tận của học sinh. Bên cạnh đó những câu chuyện lí thú còn là những giây phút thư giãn cần thiết trong giờ học tạo hứng thú cho học sinh, làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, quan hệ giữa thầy và trò trở nên gần gũi hơn giúp các em bộc lộ hết những ưu khuyết điểm của mình qua đó giáo viên thu được thông tin ngược để điều chỉnh phương pháp dạy học một cách hợp lí.
III/ NHững điểm cần chú ý
Những câu chuyện liên quan đến môn vật lí rất nhiều trong các cuốn sách cũng như tự giáo viên nghĩ ra, nhưng đưa câu chuyện có nội dung gì vào thời điểm nào, thời lượng bao nhiêu cho hợp lí là điều mà giáo viên cần lưu ý bởi vì nếu đưa ra câu chuyện dài sẽ làm mất thời gian, loãng vấn đề và như vậy sẽ phản tác dụng.
Những câu chuyện được sử dụng yêu cầu phải ngắn gọn, rõ ràng, súc tích chứa đựng vấn đề đang nghiên cứu, bên cạnh đó phải có tính hấp dẫn gây hứng thú cho học sinh.
Để phương pháp này thu được hiệu quả cao nhất thì năng khiếu kể chuyện của giáo viên là điều không thể không nhắc tới. Để có được khả năng kể chuyện hấp dẫn đòi hỏi giáo viên phải hiểu thấu đáo câu chuyện, có tầm hiểu biết rộng và phải rèn luyện khả năng ngôn ngữ sao cho diễn cảm.
Trong quá trình dạy học tôi đã sưu tầm và sử dụng nhiều câu chuyện hấp dẫn. Dưới đây tôi xin trình bày một số câu chuyện gắn với các bài dạy cụ thể để các đồng nghiệp tham khảo và cho ý kiến.
Vì dung lượng dề tài có hạn nên tôi không thể trình bày toàn bộ giáo án tiến trình dạy học của mình để mọi người thấy rõ vị trí của câu chuyện trong từng bài học cụ thể. Mặt khác, việc sử dụng câu chuyện vào thời điểm nào còn phụ thuộc vào tình huống thực tế của giờ học. Vì vậy dưới đây tôi chỉ trình bày một số giáo án làm mẫu còn các câu chuyện sau đó chỉ được gắn với các bài học cụ thể trong SGK vật lí 6, 7, 8 .
Phần ii : nội dung đề tài
I - Vật lí 6
 1- giáo án mẫu
Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiết thứ hai)
I/ Mục tiêu
Nhận biết sự ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi. Tìm được thí dụ thực tế về sự bay hơi.
Biết tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ diễn ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.
Thực hiện được thí nghiệm và rút ra kết luận.
Sử dụng đúng các thuật ngữ: Dự đoán; Thí nghiệm; Kiểm tra dự đoán; Đối chứng; Sự chuyển thể
II/ Chuẩn bị
	Cho mỗi nhóm:
Hai cốc thuỷ tinh giống nhau; Nước có pha màu.
Đá lạnh; Nhiệt kế; Khăn lau khô; Giấy thấm.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học
1/ ổn định tổ chức lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Tiến trình bài mới
	Hoạt động 1: Kiểm tra việc vạch kế hoạch và việc làm thí nghiệm kiểm tra sự bay hơi phụ thuộc gió và diện tích mặt thoáng ở bài trước.
	Hoạt động 2: Câu chuyện nêu vấn đề 
 Khi khám phá các kim tự tháp ở Ai Cập các nhà khảo cổ học đã rất sửng sốt khi thấy ở trong một số Kim tự tháp có một bể nước đầy trong hàng ngàn năm, nước trong bể ở đâu ra khi không có mạch nước ngầm hay khe hở để mưa lọt vào.
 Để khám phá hiện tượng trên chúng ta cùng nghiên cứu bài học này.
Hoạt động 3: Dự đoán về sự ngưng tụ
 Giáo viên thông báo khái niệm về sự ngưng tụ.
 Học sinh thảo luận để đưa ra dự đoán. Sự ngưng tụ diễn ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.
Hoạt động 4: Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán
 Giáo viên giới thiệu dụng cụ, cách tiến hành và mục đích thí nghiệm
 Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi C3 đến C5.
Hoạt động 5: Vận dụng
 Học sinh thảo luận để trả lời các tình huống SGK. 
 Giáo viên đưa ra câu chuyện và đặt vấn đề: Trong không khí có rất nhiều hơi nước liệu con người có thể “vắt không khí ra nước” để dùng được không?
 Tại một số quốc gia Châu Phi thiếu nước để sinh hoạt người dân đã dựng những tấm lưới bằng kim loại rất lớn bên dưới có máng dẫn một chiếc bể chứa, sau mỗi đêm bể lại đầy nước. Nước ở đâu ra, họ đã ứng dụng hiện tượng vật lí nào, hãy giải thích?
 Học sinh thảo luận để trả lời.
 Giáo viên giới thiệu về máy “vắt không khí ra nước” đã được chế tạo và sử dụng ở nhiều nơi.
IV/ Củng cố và hướng dẫn học sinh học ở nhà
Yêu cầu học sinh học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 26 –27 (3,4,7,8,9) SBT.
Lấy thêm ví dụ thực tế về sự bay hơi và ngưng tụ trong tự nhiên và đời sống. Giải thích câu chuyện đầu bài. 
 Tìm hiểu kĩ các nhà khoa học đã khám phá ra một điều vô cùng thú vị là các khe ghép giữa các phiến đá luôn hướng từ ngoài vào trong bể, đêm đến đá lạnh đi nhanh nên hơi nước trong không khí bị ngưng tụ và theo các khe này chảy vào bể. Người Ai Cập đã vắt không khí ra nước.
2 – các câu chuyện và tình huống
Bài 1 (Đo độ dài): Bạn Thành và bạn Hải đang tranh cãi nhau xem nhà ai có cái ngõ dài hơn. Em sẽ làm gì để giúp 2 bạn giải quyết vấn đề trên?
Bài 3 (Đo thể tích): Mẹ bạn Nhung sai bạn ấy đi lấy 3 lít nước, làm thế nào để bạn ấy biết mình đã lấy đúng yêu cầu của mẹ? 
Bài 5 (Đo khối lượng): - Khi muốn nói hai người ngang tài ngang sức người ta thường dùng câu “ Kẻ tám lạng người nửa cân”. tại sao tám lạng lại bằng nửa cân được, phải chăng người xưa nói sai? (Không sai vì ngày xưa 1 cân tính bằng 16 lượng (lạng))
Ngày xưa, khi sứ giả bên Tàu muốn thử tài quan Trạng của nước Việt bèn nghĩ ra một bài toán khó là bắt Trạng phải cân xem con voi nặng bao nhiêu. Em hãy nghĩ giúp Trạng cách giải quyết. (Trạng cho voi xuống thuyền, thuyền chìm đến đâu đánh dấu ở đó. Sau đó cho voi lên bờ lấy đá xếp vào thuyền cho đến khi thuyền chìm như cũ, cân từng viên đá sau đó cộng lại với nhau ).
 Bài 6 (Hai lực cân bằng): - Đố các em khi ngồi thẳng lưng trên ghế có thể đứng dậy được. Lí do là lực đẩy của chân và trọng lực kéo cơ thể xuống không cùng nằm trên một phương. 
Bài 8 (Trọng lực - đơn vị lực): - Khi xem tivi chiếu hình ảnh các nhà du hành vũ trụ đang bay trên tàu vũ trụ cách xa Trái Đất, Thái thấy họ bay lơ lửng và khi đổ nước trong chai ra thì nước cũng lơ lửng như vậy. Bạn thắc mắc tại sao trên Trái Đất ta không thể làm được như vậy?
Chuyện kể rằng một lần nhà vật lí học Niutơn (người Anh) đang ngồi dưới gốc táo thì bị một quả táo chín rơi trúng đầu, ông tự hỏi tại sao nó không bay lên mà lại rơi xuống và ông bắt đầu nghiên cứu dể tìm lời giải đáp, cuối cùng đã tìm ra định luật vĩ đại là “Định luật vạn vật hấp dẫn”. Để nhớ ơn người ta đã lấy tên ông đặt cho đơn vị lực (N).
Bài 13 (Máy cơ đơn giản): - Thời cổ đại khi người Ai Cập xây những kim tự tháp khổng lồ họ phải đưa những phiến đá lớn lên cao hàng chục mét họ đã dùng những biện pháp nào (Dùng dốc thoai thoải đắp bằng đất, dùng đòn để bẩy, dùng dây chão (dây thừng) để kéo). Khi xây thành nhà Hồ ở Vĩnh Lộc – Thanh Hoá những người thợ cũng đã sử dụng những biện pháp tương tự.
Bài 15 (Đòn bẩy) - Hải và bố cùng khênh đất để trồng rau, bố để Hải khênh phần đòn gánh dài hơn để nhẹ hơn. Tại sao phần đòn gánh càng dài thì càng nhẹ?
Bài 18 (Sự nở vì nhiệt của vật rắn): - Vào một mùa đông ở vùng Xi-bê-ri (nước Nga) các thợ điện rất sửng sốt khi thấy mấy trăm mét dây điện tự nhiên biến mất không để lại dấu vết, các nhà điều tra khẳng định không tên trộm nào có thể lấy số dây điện đó. Vậy dây điện đã biến đi đâu?
Bài 19 (Sự nở vì nhiệt của chất lỏng): - Bé Hà thắc mắc tại sao cột thuỷ ngân trong nhiệt kế lại dâng lên hạ xuống khi nhiệt độ tăng giảm.
Bài 20 (Sự nở vì nhiệt của chất khí): - Những người ở gần bờ biển nghiệm thấy rằng ban ngày thì gió thổi từ ngoài biển vào còn ban đêm thì gió lại thổi ngược ra.Tại sao vậy? Còn các em thường thấy khi nấu bếp củi thì khói thường bay lên, hai hiện tượng này có liên quan gì với nhau không?
	Thời kháng chiến chống Mĩ bộ đội ta ở trong rừng không muốn bị máy bay địch phát hiện khi nấu ăn nên đã sáng chế ra bếp Hoàng Cầm khói không thể bay lên được mà chỉ là là mặt đất. Bộ đội ta đã vận dụng kiến thức vật lí nào? Đó là cái bếp có ống khói là những rãnh ngoằn nghèo nhiều nhánh trên mặt đất nhằm làm cho khói đi vào đây thì nguội dần đi không bay lên được nữa.
Bài 21 (Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt): - Các chai, lọ có nút bằng thuỷ tinh đôi khi bị dính chặt không thể mở bằng tay được. Có cách nào để mở nắp một cách dễ dàng không?
	Cốc thuỷ tinh thường rất cứng thế mà đôi khi chỉ cần đổ nước nóng hoặc nước đá lạnh vào cốc nó đã bị vỡ. Tại sao vậy?
	Các chất khác nhau thường nở vì nhiệt khác nhau tại sao bê tông làm từ sắt-đá-ximăng-cát là những chất khác nhau lại không bị vỡ ra khi nhiệt độ thay đổi? Ê-đi-xơn – một nhà phát minh vĩ đại người Mĩ - đã tìm ra tính chất nở vì nhiệt đặc biệt của các chất này từ đó đã mở ra một thời kì mới cho các công trình xây dựng.
 	Mùa đông năm 1938 một chiếc cầu dài 800m bắc qua sông AcBát (Châu Âu) đã phát ra tiếng nổ lớn như đại bác rồi gãy làm 3 đoạn. Tai nạn này là do các kiến trúc sư khi thiết kế đã không tính đến tình huống khi nhiệt độ hạ từ 250C xuống âm 150C thì cầu co lại 35cm gây ra lực kéo tương đương 3000 tấn. Vì vậy ngày nay thiết kế cầu thường chỉ cố định một đầu còn một đầu đặt lên con lăn.
Bài 24 (Sự nóng chảy và sự đông đặc): - Núi lửa phun ra nham thạch nóng đỏ thật khủng khiếp, nham thạch từ đâu mà có? Trong lòng đất – ở sâu hàng nghìn mét - nhiệt độ rất cao hàng nghìn độ làm đất đá và nhiều chất khác nóng chảy gọi là dung nham. Những nơi vỏ Trái Đất yếu thì dung nham phun lên tạo thành núi lửa. Nham thạch nguội đi tạo thành lớp đất màu mỡ chứa rất nhiều khoáng chất rất phù hợp để trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su...
Bài 25 (Sự bay hơi và sự ngưng tụ): - Bố của Hụê đi làm về giữa trưa nắng, mẹ bạn pha cho bố cốc nước đá lạnh, bạn quan sát có nước ngấm ra làm ướt cả bàn nên giục bố uống nhanh kẻo nước ngấm hết, bố bạn cười bảo rằng đó không phải là nước trong cốc ngấm ra. Thế nước ở đâu ra vậy?
Tại một số quốc gia Châu Phi thiếu nước để sinh hoạt người dân đã dựng những tấm lưới bằng kim loại rất lớn bên dưới có máng dẫn một chiếc bể chứa, sau mỗi đêm bể lại đầy nước. Nước ở đâu ra, họ đã ứng dụng hiện tượng vật lí nào, hãy giải thích?
	Khi khám phá các kim tự tháp ở Ai Cập các nhà khảo cổ học đã rất sửng sốt khi thấy ở trong một số kim tự tháp có một bể nước đầy trong hàng ngàn năm, nước trong bể ở đâu ra khi không có mạch nước ngầm hay khe hở để mưa lọt vào (Có thể cho học sinh đưa ra các phương án trả lời). Tìm hiểu kĩ các nhà khoa học đã khám phá ra một điều vô cùng thú vị là các khe ghép giữa các phiến đá luôn hướng từ ngoài vào trong bể, đêm đến đá lạnh đi nhanh nên hơi nước trong không khí bị ngưng tụ và theo các khe này chảy vào bể. Người Ai Cập đã vắt không khí ra nước.
Khi gió thổi qua tay bị ướt ta cảm thấy mát vì khi các chất bay hơi mang theo nhiệt độ. Nhờ đặc điểm này mà người ta có thể làm nguội những vật rất nóng bằng cách cho bề mặt của các vật bay hơi. Ví dụ vỏ các tàu vũ trụ được tráng một lớp kim loại dễ bay hơi, khi nhiệt độ vỏ tàu quá cao nó sẽ bay hơi và mang theo nhiệt độ hạ nhiệt độ của tàu.
Bài 28 (Sự sôi): - Tại sao từ dầu mỏ lại có thể lấy ra được nhiều chất khác nhau như xăng, dầu hoả, dầu nhờn, hắc ín (nhựa đường). Vì trong dầu mỏ chứa nhiều chất khác nhau mà mỗi chất có nhiệt độ sôi khác nhau nên người ta đã dùng phương pháp chưng phân đoạn – nâng dần nhiệt độ của dầu mỏ lên để các chất sôi và bay hơi lần lượt. Điều chế oxi, nitơ người ta cũng làm tương tự bằng cách chưng phân đoạn không khí đã làm lạnh đến hoá lỏng.
ii - Vật lí 7
1 – giáo án mẫu
Bài 11 độ cao của âm
I/ Mục tiêu
Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.
Sử dụng được thuật ngữ âmcao (âm bổng), âm thấp (âm trầm).
II/ Chuẩn bị
	Cho mỗi nhóm:
Giá thí nghiệm.
Con lắc đơn có chiều dài 20 cm và 40 cm.
Hai lá thép mỏng đàn hồi có độ dài khác nhau (20 cm và 30 cm) được gắn chặt trên hộp gỗ.
Cho cả lớp:
Đĩa quay có đục những hàng lỗ tròn cách đều nhau và được gắn với động cơ điện
Tấm bìa mỏng.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học
1/ ổn định tổ chức lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Tiến trình bài mới
	Hoạt động 1: Nêu vấn đề: Tại sao khi nghe các bài hát qua Rađiô các em có thể phân biệt giọng của ca sĩ nam với giọng ca sĩ nữ mà không cần nhìn thấy họ? 
	Hoạt động 2: Hình thành khái niệm tần số: 
GV: Hướng dẫn học sinh làm các thí nghiệm và ghi các kết quả vào bảng.
HS: Nhận xét kết quả từ đó hình thành khái niệm tần số: Là số lần dao động trong 1 giây. Đơn vị tần số là Hec (Kí hiệu là Hz)
HS: Nhận xét mối liên hệ giữa tần số và sự dao động nhanh chậm.
	Hoạt động 3: Nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm:
GV: Câu chuyện nêu vấn đề: Tại sao khi có con côn trùng bay qua thì một số người không cần nhìn vẫn có thể biết đó là con gì? Các em cũng có thể nhận biết tiếng do con muỗi và do con ruồi phát ra.
Những người nuôi ong chuyên nghiệp chỉ cần nghe tiếng đập cánh của ong là có thể biết chúng đang bay đi hay đang bay về.
GV: Nêu mục đích và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm với thanh thép.
HS: Im lặng để nghe và phân biệt âm thanh do lá thép phát ra khi dao động. Từ đó rút ra kết luận về mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm.
GV: Giới thiệu và làm thí nghiệm với đĩa đục lỗ.
HS: Quan sát, lắng nghe và nhận xét từ đó khẳng định kết luận vừa rút ra trong thí nghiệm trên.
	Hoạt động 4: Vận dụng :
HS: Thảo luận nhóm để giải thích các hiện tượng và trả lời các câu hỏi phần vận dụng và hiện tượng nêu trên.
GV: Giải thích hiện tượng: Đó chính là do tần số đập cánh của mỗi loại côn trùng khác nhau nên độ cao của âm cũng khác nhau
Tần số đập cánh của ong lúc không chở phấn hoa là 500Hz còn lúc có phấn hoa khoảng 300Hz tuỳ vào lượng phấn hoa lấy được.
 Đọc phần ghi nhớ (SGK) 
IV/ Củng cố và hướng dẫn học sinh học ở nhà
GV: Hệ thống lại kiến thức bài học, yêu cầu các em đọc phần “có thể em chưa biết”. Hướng dẫn học sinh làm thêm các bài tập trong sách bài tập.
2 – các câu chuyện và tình huống
Bài 1 (Nguồn sáng - vật sáng): - Các em thấy nhưng đấu sĩ bò tót thường cầm trên tay miếng vải màu đỏ để “trọc tức” chú bò lao về phía mình, thực ra miếng vải đó màu xanh thì tác dụng vẫn như vậy vì bò là loài vật mù màu nó không phân biệt đâu là màu xanh, đâu là màu đỏ. 
Chúng ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta, vật có màu như thế nào thì mắt người nhìn rõ nhất? Đó là màu vàng cam. Các em biết “Hộp đen” của máy bay dùng để ghi lại thông tin của những chiếc máy bay bị nạn cũng có màu vàng để dễ tìm kiếm chứ không phải có màu đen như nhiều người nghĩ.
	Mặt trăng là vật hắt lại ánh sáng của Mặt Trời nên nó là vật sáng, Trái Đất của chúng ta cũng là vật sáng, nhìn từ ngoài vũ trụ nó có màu xanh rất đẹp, vì vậy mới gọi là hành tinh xanh. Nếu ở trên Mặt trăng vào ban đêm có thể dùng ánh sáng của Trái Đất để đọc sách.
Câu chuyện về loài cá bắt mồi: Các em thường thấy những người đánh cá trên biển thường thắp đèn để dụ cá tới vì cá rất thích ánh sáng. Dưới biển sâu có một số loài cá có khả năng đặc biệt “tự phát sáng” để dụ những con mồi đến gần mình và chú chỉ việc “ngồi yên một chỗ” để thưởng thức con mồi.
	Câu chuyện về người tàng hình: Các em xem phim khoa học giả tưởng thường rất thích “người tàng hình” có thể cho ánh sáng đi xuyên qua nên không ai có thể nhìn thấy. Ngày nay một số nhà khoa học đã chế tạo thành công chiếc áo bằng sợi quang học có thể cho ánh sáng đi qua vì vậy khi mặc áo này người bình thường cũng có thể “tàng hình” được.
Bài 2 (Sự truyền ánh sáng): - Khi ánh sáng truyền qua môi trường không đồng tính nó sẽ không đi thẳng mà sẽ bị gãy khúc hoặc đi theo đường cong, tính chất này gây ra rất nhiều hiện tượng thú vị trong tự nhiên và đời sống.
 Mặt Trời hình gì? Chắc ai cùng trả lời là hình tròn, nhưng nều quan sát Mặt Trời lúc sắp lặn ta sẽ thấy nó méo dần. Nguyên nhân là khi sắp lặn ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến vị trí ta đứng phải đi xiên qua bầu khí quyển không đồng tính nên ánh sáng bị gẫy khúc và gây nên hiện tượng trên.
Giữa đường nắng trang trang bỗng em thấy những vũng nước loang loáng nhưng khi lại gần thì lạ thay chúng biến mất không để lại chút dấu vết nào. Thực ra không phải nước trên mặt đường mà chúng chỉ là ảnh ảo của những đám mây (giống sự tạo ảnh của cái cây trên sa mạc) (SGK VL7).
Ngày xưa các thuỷ thủ thường truyền nhau câu chuyện về những “con tàu ma” rất lớn xuất hiện trên biển nhưng lạ thay khi lại gần thì nó mờ dần rồi biến mất. Thực ra đó chỉ là hình ảnh của những con tàu khác đang ở xa, do tính chất đặc biệt của không khí vào thời điểm đó mà ánh sáng từ con tàu kia đã đi theo đường cong đến mắt tạo ra ảnh ảo của con tàu.
Tại sao khi quan sát những vì sao ta thường thấy chúng nhấp nháy lung linh. Nguyên nhân là khi ánh sáng từ các ngôi sao truyền vào Trái Đất phải đi qua bầu khí quyển dày đặc và không đồng tính nên ánh sáng bị gãy khúc lúc sang trái lúc sang phải nên ta thấy hình như các vì sao nhấp nháy.
Chúng ta có nhìn thấy quá khứ không? Chắc chắn nhiều người cho rằng đó chỉ là chuyện viễn tưởng, nhưng thực tế thì lại ngược lại. Ta đã biết vận tốc ánh sáng là 300.000 km/s, nếu một sự kiện xảy ra trên Mặt Trăng thì sau đó một giây ta mới nhìn thấy, tương tự khi chúng ta nhìn thấy Mặt Trời thì kì thực nó đã ở đó từ 8 phút trước. Đặc biệt hơn với những khoảng cách ở xa trong vũ trụ, nếu ta nhìn thấy một vụ nổ cách chúng ta một nghìn năm ánh sáng thì có nghĩa là sự kiện đó đã xảy ra cách chúng ta đúng một nghìn năm và ngược lại nếu hiện tại có một người đang ở trên một thiên thể cách chúng ta ba nghìn năm ánh sáng dùng một ống nhòm đặc biệt nhìn về Trái Đất anh ta sẽ thấy cảnh sinh hoạt của... người nguyên thuỷ, còn nếu cách Trái Đất năm mươi triệu năm ánh sáng thì sẽ nhìn thấy rất nhiều khủng long... 
Bài 3 (ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng): Pi-ta-go (nhà toán học HiLạp) đến Ai Cập có người đã thách thức ông đo được chiều cao của kim tự tháp. Tất nhiên là không thể leo lên đỉnh để đo, em hãy nghĩ cách giúp ông? Ông đã dùng tính chất của tam giác đồng dạng và tính chất truyền thẳng của tia sáng để chỉ cần đo bóng của KTT mà suy ra chiều cao của nó, các em cũng có thể dùng cách này để đo chiều cao của cái cây mà không cần leo lên cây.
	Nhật hoa là gì? Khi có nhật thực toàn phần lúc Mặt Trăng vừa che khuất Mặt Trời thì xuất hiện một vầng sáng chói loà quanh đĩa đen. Nguyên nhân là do bề mặt Mặt Trăng không bằng phẳng mà rất nhiều đồi núi lồi lõm nên ánh sáng truyền qua các khe núi đó tạo nên hiện tượng kì vĩ trên. Có một điều kì diệu trong hiện tượng này là nếu Mặt Trời to hơn một chút hoặc Mặt Trăng nhỏ hơn một chút hoặc Mặt Trăng gần hoặc xa Trái Đất hơn một chút thì đĩa Mặt Trăng sẽ không che vừa khít Mặt Trời và như vậy sẽ không có nhật hoa để chúng ta quan sát.
Bài 4 (Định luật phản xạ ánh sáng): - Ngày nay chúng ta thường nghe nói đến kĩ thuật truyền tín hiệu bằng dây cáp quang, dây cáp quang là gì và thông tin truyền đi như thế nào? Dây cáp quang là sợi dây bằng thuỷ tinh rất nhỏ được bọc trong vỏ bằng vải và cao su, tín hiệu được chuyển thành ánh sáng phản xạ trong thành ống và truyền sang đầu bên kia, nhờ kĩ thuật này mà dung lượng và tốc độ truyền thông tin tốt hơn rất nhiều lần so với việc truyền bằng dây điện thông thường.
	Câu chuyện về nhà phát minh Êđi xơn: Khi còn bé, một hôm mẹ của Tôm (tên gọi thân mật của Êđi xơn) bị bệnh nặng cần mổ gấp mà trời thì tối, với ánh sáng của cây nến thì bác sĩ không dám mổ, trước tình hình gấp gáp như vậy cậu đã nảy ra một ý liền chạy sang cửa hàng bên cạnh “mượn trộm” chiếc gương lớn, và nhờ ánh sáng phản xạ của chiếc gương bác sĩ đã mổ thành công cứu được mẹ. Cũng vì chuyện này sáng hôm sau Tôm đã bị một cái tát của ông chủ quán, nhưng sau khi biết rõ đầu đuôi câu chuyện vị hàng xóm nóng tính đã phải xin lỗi cậu bé Tôm hiếu thảo.
	Nhờ hiện tượng phản xạ ánh sáng mà chỉ cần bố trí một hệ thống gương hợp lí là những người thợ mỏ đã có thể “dẫn ánh sáng” đi vào những hầm tối dưới đất.
Bài 5 (ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng): - Nếu có một vật đặt gần nhiều gương phẳng thì sẽ thu được cùng một lúc rất nhiều ảnh. Đó là nguyên tắc của “mê cung gương” rất thú vị ở những khu vui chơi giải trí như công viên Thủ Lệ (Hà Nội), công viên nước Đầm Sen (TP Hồ Chí Minh) khi bước vào mê cung này ta sẽ nhìn thấy rất nhiều ảnh của mình và ta sẽ rất khó tìm đường ra. 
Nhờ hiện tượng trên các em cũng có thể thiết kế cho mình chiếc “kính vạn hoa” kì diệu: Chỉ cần một hộp giấy nhỏ bỏ vào một ít mẩu gương vỡ cùng một số mảnh giấy màu khác loại rồi đậy hộp bằng nắp kính trong, mỗi khi lắc nhẹ hộp thì ta lại nhìn thấy vô vàn màu sắc lung linh huyền ảo.
 	Các em khi vào những siêu thị lớn thường thấy người ta đặt rất nhiều gương lớn, chúng có tác dụng gì? Nhờ những chiếc gương này mà người chủ cửa hàng có thể cùng một lúc quan sát tất cả các góc, vì vậy những ai có tính “tắt mắt” sẽ không dám lấy trộm hàng.
Những chiếc gương lớn đặt trong nhà còn có tác dụng làm cho ta có cảm giác ngôi nhà mình rộng thêm ra.
	Vẽ ảnh trước gương: Yêu cầu học sinh lấy một tờ giấy trắng đặt trước gương và vẽ một hình đơn giản (như hình vuông chẳng hạn) với điều kiện là phải nhìn vào tay ở trong gương. Một số em sẽ cho rằng việc đó thật dễ vì tay trong gương cũng chính là tay mình, thực tế sẽ chứng minh suy nghĩ đó thật sai lầm. Thí nghiệm này nói lên một điều ảnh của vật chỉ đối xứng qua gương chứ không hoàn toàn giống vật.
 Bài 10 (Nguồn âm): - Con người nói bằng miệng, chim hót bằng miệng, thế ve kêu bằng gì? Chắc một số em sẽ trả lời là bằng miệng chứ còn bằng gì nữa. Thực ra ve kêu bằng một màng rung ở dưới bụng mà chỉ có ve đực là kêu thôi còn ve cái thì bị “câm”. Rắn chuông còn đặc biệt hơn khi bộ phận phát âm là một số đốt xương ở đuôi của nó rung lên như chuông.
	Tại một số sa mạc cát như Gôbi (Mông Cổ), Sinai (Ha-oai), Kubôxi (Trung Quốc)... có một hiện tượng rất kì diệu là khi có một cơn gió nhẹ hoặc một bước chân người dẫm lên cát thì cả một vùng cát rộng lớn liền phát ra những giai điệu rất du dương nên người ta gọi là hiện tượng “cát hát”. Hiện tượng này đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Có một giả thiết hợp lí hơn cả là cát và địa hình những nơi này có điểm đặc biệt nên khi có những kích thích nhỏ thì cát dao động nên phát ra những âm kì diệu đó.
Bài 11 (Độ cao của âm): - Tại sao khi có con côn trùng bay qua thì một số người không cần nhìn vẫn biết đó là con gì? Các em cũng có thể nhận biết tiếng do con muỗi và do con ruồi phát ra. (Đó chính là do tần số đập cánh của chúng khác nhau nên độ cao của âm cũng khác nhau). Những người nuôi ong chuyên nghiệp chỉ cần nghe tiếng đập cánh của ong là có thể biết chúng đang bay đi hay đang bay về (Tần số đập cánh của ong lúc không chở phấn hoa là 500Hz còn lúc có phấn hoa khoảng 300Hz tuỳ vào lượng phấn hoa lấy được).
Bài 13 (Môi trường truyền âm): - Ta thấy sự truyền âm trong chất rắn tốt hơn trong chất lỏng và chất khí. Nguyên nhân là do môi trường càng đậm đặc thì âm truyền càng tốt, vì vậy khi đứng ở một nơi trống trải như cánh đồng chẳng hạn thì ban ngày âm truyền kém hơn hẳn so với ban đêm. Điều đó cũng giải thích vì sao khi cắn kẹo ròn ta thường nghe thấy âm rất to trong khi bạn đứng bên cạnh không nghe thấy gì (Vì âm ta nghe thấy được truyền qua các xương).
 Bài 14 (Phản xạ âm – Tiếng vang): - Tại Bắc Kinh (Trung Quốc) có một công trình thu hút rất nhiều du khách đó là tường vọng âm và hòn đá ba âm. Tường vọng âm được làm bằng loại đá truyền âm cực tốt nên có thể truyền những âm nhỏ như tiếng nói thầm đi rất xa, còn đặc biệt nhất là hòn đá ba âm khi gõ vào viên đá ta sẽ nghe liên tiếp ba âm cứ lặp đi lặp lại, nguyên nhân là người thiết kế đã khéo léo bố trí các bức tường phản xạ âm tốt một cách hợp lí để tạo ra hiệu quả âm thanh như trên, các kĩ sư thiết kế sân khấu và rạp hát hiện nay cũng phải nghiên cứ

File đính kèm:

  • docSKKN Tinh huong neu van de.doc