Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp ước lượng thương cho học sinh yếu Lớp 4

doc15 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp ước lượng thương cho học sinh yếu Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................Trang 4
 1.Lí do chọn đề tài. Trang 4
 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................Trang 4
 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... Trang4
 4. Thời gian nghiên cứu: Trang 4
 5 Áp dụng.. Trang 4
CHƯƠNG II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trang 5
I/.Thực trạng làm tính chia.. Trang 5
1. Đối với học sinh...Trang 5
2. Về phía giáo viên Trang 5
3. Nguyên nhân:.. Trang 5
4. Khảo sát học sinh :........................................................................................ Trang 5
II. Một số giải pháp.......................................................................................... Trang 7
1.Kiểm tra phân loại học sinh............................................................................Trang 7
2. Qui định đới với học sinh..............................................................................Trang 7
 3.Giáo viên........................................................................................................ Tang 7
 4. Giải pháp cụ thể.............................................................................................Trang 7
 a. Làm tròn giảm................................................................................................Trang 7
 b. Làm tròn tăng.................................................................................................Trang 7
 c. Làm tròn cả tăng và giảm..............................................................................Trang 8
 d. Ứơc lượng cụ thể hóa....................................................................................Trang 8
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ VÀ RÚT KINH NGHIỆM........................................................ Trang 10
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................Trang 14
LỜI CẢM ƠN
Để nâng cao chất lượng giáo dục, thiết yếu cần đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy. Từ đó từng bước nâng cao chất lượng dạy-học các môn học ở tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng. Bằng kinh nghiệm dạy học và hơn bốn năm trực tiếp đứng lớp bốn, tôi đã nghiên cứu thành công đề tài Phương pháp ước lượng thương cho học sinh yếu ( Chỉ vận dụng riêng cho học sinh yếu).
Đề tài này được áp dụng tại trường tiểu học Sông Hinh năm học 2010-2011. Tuy đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nhưng chắc chắn có những điều thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ các bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Trân trọng cảm ơn.
Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài 
 Trong thực tế dạy, học ở tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng ở chương trình Tiểu học gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện khó khăn như các huyện miềm núi Sông Hinh.Ở môn toán, tôi nhận thấy việc thực hiện phép tính “Chia cho số có hai hoặc ba chữ số” là vấn đề mà học sinh đang gặp phải khó khăn nhiều nhất ( Có những học sinh đã học lên đến lớp 5 mà vẫn chưa thực hiện được phép chia này .Vì vậy tôi cho rằng đây là một vấn đề nan giải, và việc dạy cho học sinh làm thế nào để có biện pháp tính, kĩ năng tính, sự thuần thục khi thực hiện phép tính ...Đó cũng chính là điều mà tôi nói riêng cũng như các đồng nghiệp giáo viên đang công tác tại xã những nơi có điều kiện khó khăn như xã Sông Hinh đặc biệt là học sinh dân tộc được quan tâm.
 Tôi thiết nghĩ : Quả thực “ Phép chia cho số có nhiều chữ số là một trong những phép tính khó nhất ở Tiểu học. Điểm mấu chốt trong biện pháp tính này là vấn đề ước lượng các chữ số của thương, tạm gọi tắt là “ước lượng thương” vậy.
 Việc rèn kĩ năng ước lượng thương là cả một quá trình , bắt đầu từ lớp Ba, lên lớp Bốn và lớp Năm.( ở lớp 3, việc giới thiệu và rèn kĩ năng ước lượng thương được thực hiện trong bài “Chia cho số có một chữ số” . Lên lớp 4, phần “Chia cho số có nhiều chữ số” .Và lớp 5 lại được lặp lại qua phần “Chia số thập phân”. Thực chất của vấn đề là “ Tìm cách nhẩm nhanh thương của phép chia một số n hoặc (n+1) chữ số cho một số có n chữ số . Nếu nắm được cách ước lượng thương và có kĩ năng ước lượng thương thì phép chia này đối với học sinh không còn là một khó khăn nữa và cũng nhờ thế mà các em dễ dàng giải các bài toán liên quan đến phép tính này, không tốn nhiều thời gian, tạo thuận lợi và hứng thú cho học sinh say mê học Toán , yêu thích môn Toán. 
 Vì vậy việc hướng dẫn và rèn kĩ năng “ước lượng thương trong phép chia cho số có nhiều chữ số” cho học sinh là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học Toán. Cũng chính vì lí do đó mà tôi quyết định chọn đề tài này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 4, trường Tiểu học Sông Hinh, xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh, Phú Yên, năm học 2010-2011(do tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy).
3. Phương pháp nghiên cứu: 
- Điều tra , phân tích , tổng hợp tìm nguyên nhân
- Dùng biện pháp cụ thể áp dụng cho học sinh rèn luyện
4. Thời gian nghiên cứu: 
- Một năm (Năm học 2010- 2011.)
5 Áp dụng:
- Năm học: 2011-2012 
Chương II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Thực trạng làm tính chia
1. Đối với học sinh
- Yêu cầu:
+ Tối thiểu phải thuộc bảng ngân.
+ Đảm bảo chuyên cần (tối thiểu 90% có mặt trong các buổi học).
2. Về phía giáo viên
- Nhiệt tình và cần chú ý đến một số thủ thuật trong dạy Toán, mạnh dạn áp dụng một số sáng kiến của mình vào dạy Toán vì ngại với chương trình mới. 
3. Nguyên nhân:
- Học sinh chưa nắm được cách ước lượng thương, chưa có kĩ năng ước lượng thương . Bên cạnh đó, các em cũng chưa biết được cách làm tròn số thông qua một số thủ thuật thường dùng chẳng hạn như che bớt chữ số- những chữ số chưa cần ước lượng thương để cho học sinh quan sát rõ hơn.
- Đối với giáo viên , việc hướng dẫn học sinh tìm cách ước lượng thương đôi khi không được chú ý một cách tối đa ,chưa mạnh dạn đưa một số sáng kiến của mình vào dạy học Toán , chưa thực sự chú ý linh hoạt sáng tạo trong sụ phối hợp các phương pháp dạy học.
4. Khảo sát học sinh :
- Đầu năm học 2010- 2011, với học sinh lớp 4D, mặc dù đã được học “chia cho số có một chữ số ở các lớp 3. song kĩ năng ước lượng thương còn kém thậm chí phần lớn học sinh chưa biết cách “ước lượng thương” như thế nào ? Có khoảng 30% học sinh không thực hiện được phép chia này, 20% học sinh thực hiện chia được song còn quá chậm vì chưa có kĩ năng ước lượng thương , số còn lại tạm ổn, song cũng chưa thành thạo trong biện pháp tính.
Sau khi tiến hành dạy học hai tuần (từ tuần 14 đến hết tuần 16- đây là tuần chính thức dạy học sinh bài Chia cho số có hai, ba chữ số), tôi tiến hành tự kiểm tra chất lượng lớp và cho kết quả sau( riêng phép chia cho số có 2,3 chữ số): 
STT
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH
ĐIỂM
1
Lê Mô Hờ Bích.
3
2
Y Công Ybia
3
Kso Hờ Diễm
3
4
Huỳnh Quốc Đạt.
9
5
Kso Y Đệ
5
6
Niê Y Kiều
4
7
Kso Y Lệ
5
8
Ksor Hờ Ninh
10
9
Kso Hờ Nhường.
10
10
Lê Mô Y Quang
7
11
Kso Hờ Thúy.
6
12
Bá Thị Tuệ
6
13
Kpắ Y Tĩnh
10
14
Kso Hờ Triều.
5
15
Kso Hờ Thùy.
4
Bảng tần xuất xuất hiện.
Từ bảng tần xuất xuất hiện trên ta có
Bảng xếp loại:
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
Tỉ lệ (%)
38,3
35,7
0,7
28.5
Bảng phân loại học lực
100%
 Ghi chú: : Chỉ kết quả khảo sát
 BIỂU ĐỒ PHÂN LOẠI HỌC LỰC LỚP 4D NĂM HỌC 2010-2011
Từ bảng phân loại học lực trên ta có biểu đồ phân loại học lực của hai mươi em HS được khảo sát:
 Nhì vào bản điểm trên ta thấy khả năng chia của yếu gặp rất nhiều khó khăn.
Quả vậy , để học sinh thực hiện phép tính này một cách dễ dàng và có những bài giải toán nhanh thì việc hướng dẫn cho học sinh cách “ước lượng thương” và rèn cho học sinh kĩ năng “ước lượng thương” trong phép chia và đặc biệt là phép chia cho số có nhiều chữ số đối với học sinh là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Để làm được điều này thì giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề , tìm tòi phương pháp thích hợp trong dạy toán và cần nhiều thời gian , kết hợp với sự kiên trì , tính cần mẫn chịu khó hướng dẫn , biết khích lệ đúng lúc và khơi dậy lòng say mê chăm chỉ miệt mài của học sinh trong học toán ở lớp cũng như luyện tập toán ở nhà, chứ không dễ dàng gì đạt được kết quả mong muốn trong một sớm một chiều. Bởi vậy, cho nên khi tiến hành công việc, bản thân tôi cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, với tâm huyết của mình về vấn đề này, tôi đã từng bước cố gắng khắc phục.
II. Một số giải pháp 
 Qua thời gian tiến hành công việc thu được một số kết quả khả quan, tôi mạnh dạn đưa ra một số vấn đề sau để hướng dẫn học sinh Tiểu học rèn kĩ năng chia. Đây là kinh nghiệm của tôi nhưng cũng có thể đây cũng là kinh nghiệm của một số người có thể đã áp dụng, tuy nhiên với thực trạng của học sinh thì tôi bạo nghĩ : Việc mình mạnh dạn đưa ra sáng kiến của mình (có thể mọi người đã biết hoặc chưa biết) cũng không thừa. Điều quan trọng là chúng ta có cơ hội để cùng thảo luận với nhau nhiều để tìm cách dạy Toán cho học sinh Tiểu học ngày mỗi tốt hơn.
1.Kiểm tra phân loại học sinh:
- Bao nhiêu em đã thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số.
- Bao nhiêu em đã có kĩ năng “ước lượng thương” trong phép chia này và ứng dụng tốt vào giải toán có liên quan.
- Bao nhiêu em chưa thực hiện phép chia được. Vì sao?
- Bao nhiêu em thực hiện phép chia còn chậm, Nguyên nhân?
2.Quy định với học sinh:
- Học thuộc các bảng nhân chia.
- Biết cách nhân nhẩm , trừ nhẩm, thành thạo chia cho số có một chữ số.
3.Giáo viên:
- Chuẩn bị vật dụng, phương pháp cần thiết để hướng dẫn học sinh thực hành và luyện tập dựa vào nội dung của chương trình mới và từng bài học , phù hợp, vừa sức với từng đối tượng học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị phương pháp và kế hoạch hướng dẫn học sinh: Lời nói phải rõ ràng , dễ hiểu , các bước ngắn gọn. Cần chú trọng với các bài tập hướng dẫn thực hành, chú ý kết hợp giữa thực hành và lý thuyết.
- Cẩn thận , mẫu mực trong việc chấm chữa bài làm của học sinh, giải đáp thắc mắc chi tiết và kịp thời.
Giải pháp cụ thể: 
 Như tôi đã nói ở trên, việc rèn kĩ năng ước lượng thương là cả một quá trình.Thực tế của vấn đề này là tìm cách nhẩm nhanh thương của phép chia. Để làm việc này , ta thường cho học sinh làm tròn số bị chia và số chia để dự đoán chữ số ấy . Sau đó nhân lại để thử.Nếu tích vượt quá số bị chia thì phải rút bớt chữ số đã dự đoán ở thương, nếu tích còn kém số bị chia quá nhiều thì phải tăng chữ ở thương. Như vậy , muốn ước lượng thương cho tốt, học sinh phải thuộc các bảng nhân chia và biết nhân nhẩm trừ nhẩm nhanh. Bên cạnh đó, các em cũng phải biết cách làm tròn số thông qua một số thủ thuật thường dùng. Cách làm như sau:
a) Làm tròn giảm :
Nếu số chia tận cùng là 1;2;3;4 hoặc 5 thì ta làm tròn giảm(tức là bớt đi 1;2; hoặc 5 đơn vị ở số chia) . Trong thực hành, ta chỉ việc che bớt chữ số tận cùng đó đi(và cũng phải che bớt chữ số tận cùng của số bị chia)
 Ví dụ 1 : 
 Muốn ước lượng 92 : 23 = ? Ta làm tròn 92 90 ; 23 20 , rồi nhẩm 90 chia 20 được 4 , ta chỉ việc láy 9 : 2 = 4, sau đó thử lại : 23 x 4 = 92 để có kết quả 92 : 23 = 4
 b) Làm tròn tăng:
 Nếu số chia tận cùng là 7;8 hoặc 9 thì ta làm tròn tăng( tức là thêm 3;2 hoặc 1 đơn vị vào số chia hặc là số bị chia) trong thực hành , ta chỉ việc thêm 3 ;2 hoặc1 vào chữ số liền sau. Từ đó ta có số tròn chục để ước lượng
 Ví dụ : Muốn ước lượng 86 : 17 = ? Ta làm tròn 17 thành 20 và làm tròn 86 thành 90 (Vì trước đó HS đã nắm được cách chia ở các số tròn chục).
 Cách đạt tính được tiến hành như trên.
 Kết quả ước lượng 9 : 2 = 4
 Thử lại:17 x 4 =68 < 85 và 85 – 68 = 17 (ta không làm tròn nữa) nên thương ước lượng hơi thiếu do đó ta phải tăng thương đó 4 lên thành 5 rồi thử lại: 17 x 5 = 85: 86 – 85 = 1; 1 < 17 Suy ra: 86 : 17 được 5
 c) Làm tròn cả tăng và giảm:
Nếu số chia tận cùng là 4; 5 hoặc 6 thì ta nên làm tròn cả tăng lẫn giảm rồi thử lại các số trong khoảng hai thương ước lượng này.
Ví dụ : 245 : 46 = ?
- Làm tròn tăng 46 thành 50 và ở số bị chia (245) thành 250. Khi đó : HS chỉ cần ước lượng 25 : 5=5 (Vì số 5 ở số bị chia và số 6 ở số chia ta đã che đi). Khi nhân vào ta có 46x5=230 (Vì 245-230=15<46 được chấp nhận).
*Lưu ý: Đã có kết quả ước lượng thương, khi nhân vào ta bỏ làm tròn. 
d.Ước lượng cụ thể hóa:
Thật ra phương pháp này tôi chưa tìm cái tên để đạt cho nó, cho nên tôi tạm gọi nó là « Ước lượng cụ thể hóa ».
Ưu điểm của phương pháp này có thể chuyển phép chia cho số có nhiều chữ số thành phép cho cho số có một chũa số. Nên HS yếu có thể rèn kỹ năng bằng phương pháp này.
Ví dụ như có thể cho phép giáo viên vận dụng phương pháp áp dụng cách ước lượng cụ thể hóa bằng cách đếm có bao nhiêu chữ số ở số chia, sau đó đối chiếu ở số bị chia,những số còn lại ta dùng một tấm bìa nhỏ(có dán keo hai mặt) che dấu đi.Để rõ hơn, ta minh họa sau:
Ví dụ minh họa sau:: 5786:14=
Ta thực hiện như sau:
Bước 1:
*Sau khi dùng tấm bìa có kích thước phù hợp chê bớt số 786-ở số bị chia và 4 -ở số chia ta còn lại: 5:1=5. Khi nhân vào: 5x14=70. Vì 57<70, nên ta hạ kết quả ước lượng thương xuống 4.
Bước 2
 Kết quả của phép nhân úc báy giờ là: 4x14=56<57 nên kết quả này được chấp nhận –Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thực hiện phép tính này.
Chú ý:
 Trên thực tế việc làm việc chia cho số có hai, ba, được tiến hành bằng thủ thuật cùng che bớt hai chữ số 2 và 3 ở hàng đơn vị để có 9 chia 2 được 4 chứ ít khi viết rõ như ở (A)
 Nếu đặt tính ta minh họa các bước như sau:
 Bước 1 Bước 2 Bước 3
 92 23 9 2 92 23
 4 92 4
 00
 Chú gỉai: - - Tấm bìa dùng để che lại số 0 ở số bị chia và số chia.
 - Ở bước 2: Dùng tấm bìa để che lại số 0 ở hàng đơn vị của số chia và số bị chia.
 - Bước ba: Khi nhân kết quả ước lượng với số chia ta phải tháo bỏ tấm bìa.
- Phương pháp ước lượng thương cụ thể hóa chỉ vận dụng đối với HS thật sự quá yếu. Nếu vận dụng một cách tràng lan dẫn đến lạm dụng,tiêu cực đối với HS có khả năng ước lượng thương đạt từ trung bình trở lên – thời điểm vận dụng tốt nhất là phụ đạo riêng HS yếu, kém.
 Trong thực tế , các việc làm trên được tiến hành trong sơ đồ của thuật tính chia (viết) với các phép thử thông qua nhân nhẩm và trừ nhẩm. Nếu học sinh chưa nhân nhẩm và trừ nhẩm thành thạo thì lúc đầu có thể cho các em làm tính vào nháp , hoặc viết bằng bút chì, nếu sai thì tẩy đi rồi điều chỉnh lại.
 Để việc làm tròn số được đơn giản , ta cũng có thể chỉ yêu cầu học sinh làm tròn số chia theo đúng quy tắc làm tròn số 
5. Hướng dẫn học sinh thực hành- luyện tập :
- Sau khi các em đã nắm được cách ước lượng thương, bên cạnh những bài củng cố sau mỗi ví dụ đã hướng dẫn ngay tại tiết dạy theo chương trình vào buổi học chính khóa. Tôi đã cho các em tiếp tục luyện tập bằng những bài tập luyện tập thêm vào những tiết dạy buổi sáng tôi gọi là phụ đạo HS yếu.Trong khi các em luyện tập, tôi luôn theo dõi sát sao và giúp đỡ kịp thời cho những em yếu , chấm và chữa bài cụ thể cho cả lớp cùng theo dõi. Sau đó cho các em yếu thực hiện lại với bài tập ví dụ mới ngay tại lớp.
- Tôi thường chú ý ra bài luyện tập với số lượng và mức độ phù hợp cho từng đối tượng học sinh giỏi ,khá, trung bình, yếu và có kiểm tra sửa chữa và khen ngợi động viên kịp thời để tạo sự hứng thú học tập với phép tính này.
Chương III
KẾT QUẢ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. Kết quả
Năm học 2010-2011
STT
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH
ĐIỂM
1
Lê Mô Hờ Bích.
3
2
Y Công Ybia
3
Kso Hờ Diễm
3
4
Huỳnh Quốc Đạt.
9
5
Kso Y Đệ
5
6
Niê Y Kiều
4
7
Kso Y Lệ
5
8
Ksor Hờ Ninh
10
9
Kso Hờ Nhường.
10
10
Lê Mô Y Quang
7
11
Kso Hờ Thúy.
6
12
Bá Thị Tuệ
6
13
Kpắ Y Tĩnh
10
14
Kso Hờ Triều.
5
15
Kso Hờ Thùy.
4
Bảng tần xuất xuất hiện.
Từ bảng tần xuất xuất hiện trên ta có
Bảng xếp loại:
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
Tỉ lệ (%)
38,3
35,7
0,7
28.5
Bảng phân loại học lực
100%
 Ghi chú: : Chỉ kết quả khảo sát
 BIỂU ĐỒ PHÂN LOẠI HỌC LỰC LỚP 4D NĂM HỌC 2010-2011
1.Kết quả kiểm tra đánh giá cuối năm.
Năm học 2011-2012
STT
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH
ĐIỂM
1
Kso Hờ Lào
8
2
Mlô Ngô Mỹ Loan
7
3
Y Nhược
5
4
Lê Mô Hờ Oanh
6
5
Kpắ Tân
10
6
Kpắ Y Tính
10
7
Ksiu Thiện
7
8
Ksor Hờ Tuyết
10
9
Ksiu Hờ Trân
10
10
Bá Minh Khải
6
Từ bảng phân loại trên, ta có:
Bảng xếp loại:
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
Tỉ lệ (%)
0
30
30
40
Bảng phân loại học lực năm học 2011-2012
100%
99GG(GhiGGG
BIỂU ĐỒ PHÂN LOẠI HỌC LỰC SAU KHI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÊN- NĂM HỌC 2011-2012.
2. Nhận xét:
* Ưu điểm:
Ta thấy sau quá trình vận dụng, chất lượng học sinh được nâng lên một cách rõ rệt. Đặc biết là tỉ lệ học sinh yếu được giảm mạnh (So sánh kêt quả giữa năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012.
 * Sau khi thực hiện và áp dụng các biện pháp trên, kết quả đạt được : Các em đã ham thích môn Toán nói chung và say sưa với các phép tính chia cho số có nhiều chữ số nói riêng , thực hiện chia một cách dễ dàng không còn lo sợ khi làm toán có liên quan đến phép tính được xem là khó này nữa.
- Đối với học sinh lớp 4D năm học 2010-2011tôi trực tiếp giảng dạy, sau khi đã được giới thiệu cách làm này thì đa số các em đã thực hiện được phép tính chia và còn thực hiện rất nhanh, thành thạo trong khi ước lương thương . Cuối năm, có 40% có kĩ năng ước lượng và thực hiện phép chia rất tốt, 40% học sinh thực hiện chia được song chưa thành thạo lắm , chỉ có số ít còn lúng túng trong khi thực hiện chia.
* Nhược điểm:
Bên cạnh những em thực hiện tốt kỹ năng chia, còn một số em gặp nhiều khó khăn như Thùy, Thúy
Không nên lạm dụng quá nhiều phương pháp này, đặc biệt là ở (giải pháp) phương pháp d. Vì nếu lạm dụng nhiều thì vô tình các đối tượng học sinh giỏi, khá bị nhàm chán.
* Bài học kinh nghiêm:
 Với những việc làm trên và kết quả đạt được, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm :
- Khi dạy học sinh học Toán với phép tính chia, đặc biệt là chia cho số có nhiều chữ số. Điều mà giáo viên cần nắm cho được là chủ chốt của phép tính này chính là cách ước lượng thương và cần có phương pháp hướng dẫn học sinh ước lượng thương. Khi đã nắm được điều này thì giáo viên không còn cảm thấy băn khoăn khi dạy và học sinh cũng không còn thấy lo lắng với phép tính này cũng như việc học toán nói chung nữa. Bên cạnh đó, giáo viên cần có kế hoạch dạy học cụ thể với bài dạy liên quan đến phép tính chia (chia cho số có nhiều chữ số) đã nêu ở các lớp 4, GV phải kiên trì , nhiệt tình để dẫn dắt hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia với bài mới cũng như luyện tập, yêu cầu động viên học sinh cố gắng học thuộc các bảng nhân chia, rèn cách nhân nhẩm trừ nhẩm thành thạo để tạo sự thuận lợi trong khi thực hiện ước lượng thương với phép chia.Giáo viên cần cho học sinh luyện tập nhiều để các em nắm chắc cách ước lương thưong mỗi dạng làm tròn số theo quy tắc làm tròn số.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong dạy toán để hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng ước lương thương trong phép chia. Tôi đã áp dụng có hiệu quả và sẽ áp dụng tiếp trong những năm tới. Vậy tôi mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp cùng thảo luận và có thể tham khảo vận dụng, cũng có thể có điều gì chưa hoàn thiện mong đồng nghiệp cùng trao đổi để tôi có thêm những kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy toán giúp học sinh có những giờ học toán hứng thú say mê. Tôi hy vọng và chờ đón sự góp ý chân thành của phụ trách chuyên môn , lãnh đạo trường và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1Phương pháp thực hành giải toán tiểu học (2010) , Giáo trình giảng dạy lớp Đại học giáo dục tiểu học Sông Hinh.
2 Một số Phương pháp thực hành kỹ năng chia cho học sinh khối 4,5 , (Tài liệu trên thư viện Violet (2006).
Người viết:
KsơrY Túc
PHÒNG GD-ĐT SÔNG HINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CS Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Sông Hinh, ngày 20 tháng 4 năm 2012
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN.
Tên sáng kiến:.
Tác giả: ...
Họ và tên người đánh giá:...
Chức danh:..
BẢNG CHO ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
Tên chỉ tiêu
Điểm số
Phiếu đánh giá của UVHĐ
Hệ số
Tổng số điểm đánh giá đã nhân hệ số
Ghi chú
Tính mới
Khả năng áp dụng
Hiệu quả kinh tế
Tổng số
HỘI ĐỒNG SKKNCS
 (Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docĐỀ TÀI NC-KH.doc