Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thiết bị dạy học trong phân môn Lịch sử Lớp 5 - Đậu Đức Triển

ppt29 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thiết bị dạy học trong phân môn Lịch sử Lớp 5 - Đậu Đức Triển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỏc giả :Đậu Đức TriểnPhũng GD Quỳnh LưuSỏng kiến kinh nghiệmMụn : Lịch sử ( Lớp 5 )Sáng kiến kinh nghiệm“Sử dụng thiết bị dạy học trong phân môn lịch sử lớp 5”A. Đặt vấn đề. Việc dạy học lịch sử ở trường tiểu học nhằm tạo cho học sinh có hiểu biết về các sự kiện đã diễn ra từ các hình ảnh cụ thể, sống động, rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian , không gian,trong những điều kiện lịch sử cụ thể, các mối quan hệ xã hội cụ thể.Từ đó học sinh có nhận thức lịch sử một cách đúng đắn, khách quan. Lịch sử là những cái có thật diễn ra trong quá khứ, vì thế nhận thức lịch sử phải từ thông tin, sử liệu. Do đó không thể phán đoán hay suy luận để biết lịch sử. Thông tin từ sử liệu được thể hiện ở nhiều loại hình khác nhau như: tranh, ảnh, hiện vật, di tích lịch sử và văn hoá, phim, băng hay đĩa ghi hình và ghi tiếng, các tài liệu thành văn.Chính vì vậy, trong dạy học lịch sử lớp 5, ngoài các nguồn sử liệu được sử dụng một phần trong SGK, phần khác là ở hệ thống thiết bị dạy học của BGD&ĐT còn một phần hết sức quan trọng là thiết bị dạy học tự làm của giáo viên và học sinh. Vì vậy việc sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5 như thế nào để đạt hiệu quả là câu hỏi của nhiều giáo viên đứng lớp, trong đó có riêng bản thân tôi.?Do đó để tổ chức sử dụng tốt TBDH lịch sử lớp 5 chúng ta cần làm gì và làm như thế nào?B.Thực trạng vấn đề: Xuất phát từ các yêu cầu khoa học-sư phạm trong đó chú trọng đến đổi mới PPDH bộ môn. BGD&ĐT yêu cầu các địa phương tận dụng các nguyên vật liệu dễ tìm kiếm và rẽ tiền để tổ chức tự làm các thiết bị dạy học với yêu cầu đúng khoa học kĩ thuật và có tính thẩm mỹ. BGD&ĐT đã ban hành “Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 5” cho tất cả các môn học, riêng phân môn lịch sử có các thiết bị sau:Hình ảnh về những yếu tố mới trong kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.Cách mạng tháng tám năm 1945.Bắt sống tưóng Đcaxtơri và binh lính Pháp ở Điện Biên Phủ.Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ.Như vậy danh mục TBDH tối thiểu chỉ đáp ứng được một phần nội dung và PPDH môn lịch sử lớp 5. Do vậy giáo viên cần phải có biện pháp tổ chức tốt việc sử dụng thiết bị dạy học trên, mặt khác phải tự làm và tổ chức làm thêmTBDH mới có thể đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin sử liệu và hướng dẫn để học sinh sử dụng nó trong học tập. Trong thực tế hiện nay, qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy đa số giáo viên chưa khai thác hết đồ dùng dạy học trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5 mà trong quá trình dạy còn xem nhẹ ĐDDH hay nhiều lúc còn lãng quên việc này, chưa tự giác làm thêm ĐDDH hoặc chưa biết cách sử dụng đồ dùng như thế nào cho hợp lý. Khi hỏi đến vấn đề này đa số giáo viên còn cho là khó sử dụng, hay không biết tự làm đồ dùng theo hướng như thế nào? Cần sử dụng đồ dùng trong dạy học phân môn lịch sử thì sử dụng ra sao? Đó chính là lý do tôi viết sáng kiến: “Một số kinh nghiệm sử dụng thiết bị dạy học trong phân môn lịch sử lớp 5”.C. Biện pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.I. Tự làm,tự sắm thiết bị dạy học lịch sử lớp 5. Phần lịch sử lớp 5 có 29 bài học, mỗi bài học phản ánh một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử nhất định. Vì thế việc tìm kiếm các nguồn sử liệu cho mỗi bài góp phần rất quan trọng dể dạy tốt lịch sử lớp 5. Tuỳ theo điều kiện cho phép, theo bản thân tôi, giáo viên có thể tổ chức tự làm, tự sắm các thiệt bị dạy học theo các hướng sau:Sưu tầm hoặc mua sắm tranh ảnh theo chủ đề sau: * Tư liệu về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX gồm: Mỏ than Hòn Gai và các mỏ thiếc ở Tĩnh Túc(Cao Bằng)Các nhà máy xay xát, dệt, đồn điền cao su, đồn điền cà phê, các công ty thương mại, các trung tâm buôn bán (chợ Bến Thành, chợ Đồng Xuân), các tuyến xe lửa phía Bắc (Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội-Lào Cai), cảng lao động của các tầng lớp trong xã hội, phu kéo xe, khiêng cáng* Tranh: Nguyễn Tất thành trên bến nhà Rồng. * Tranh: Hội nghị thành lập Đảng ở Cửu Long. * Đội tự vệ đỏ thời Xô Viết Nghệ Tĩnh. * Tư liệu về cách mạng tháng tám: Khai thác tư liệu về cách mạng tháng tám ở Hà Nội, Sài Gòn, Huế. * Tư liệu về thời kỳ nước ta sau CMT8: Quân Tưởng và quân Anh vào Việt Nam, cảnh nhân dân tham gia cứu đói, tuần lễ vàng, tham gia sản xuất theo lời kêu gọi của Bác, các lớp và hình thức tổ chức bình dân học vụ. * Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Hà Nội: Chiến luỹ trên đường phố Hà Nội, chiến sỹ vệ quốc đoàn ôm bom ba càng, trung đoàn thủ đô rút lui khỏi thành phố* Tư liệu về xây dựng hậu phương trong kháng chiến: Xây dựng làng chiến đấu, hoạt động của các đội du kích, tăng gia sản xuất trong chiến khu. * Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ: Bộ đội kéo pháo vào trận địa, dân công tải lương thực và đạn dược lên Điện Biên Phủ, dân công và bộ đội mở đường, cảnh chiến đấu của bộ đội ta ở Him Lam, trong chiên hào, tấn công đánh chiếm hầm Đờcaxtơri, Bác Hồ tặng huy hiệu cho bộ đội sau chiến thắng. * Tư liệu về thời kỳ 1955-1960: Máy chém của Mỹ-Diệm lê khắp Miền Nam, các chiến sĩ cách mạng bị bắt và bị tra tấn, các cuộc biểu tình đòi thực hiện hiệp định Giơnevơ, hình ảnh nhân dân Miền Nam tham gia phong trào đồng khởi ở Bến Tre. * Tư liệu về đường Trường Sơn: Cảnh vận chuyển hàng hoá ở Trường Sơn dưới bom đạn của Mỹ, cảnh làm đường và sửa đường, đường Hồ Chí Minh ngày nay. * Tư liệu về cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân năm 1968: Cuộc chiến đấu ở Huế, ở Sài Gòn, đánh toà đại sứ Mỹ, đài phát thanh Sài Gòn. * Tư liệu về đánh bại cuộc tiến công chiến lược bằng B52 của Mỹ và hội nghị Pari: Cảnh máy bay bay trên bầu trời và rơi xuống đường Hoàng Hoa Thám, làng Ngọc Hà, cảnh cứư thương ở bệnh viện Bạch Mai, phố Khâm Thiên, cảnh ký hiệp định Pari. Ngoài ra tuỳ theo điều kiện của mỗi trường, mỗi địa phương, giáo viên tiến hành lên kế hoạch từng bước tổ chức việc sưu tầm tư liệu tranh ảnh phục vụ tốt cho việc dạy học lịch sử lớp 5. 2.Sưu tầm băng đĩa ghi hình: * Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. * Hoạt động của Nguyễn ái Quốc đến việc thành lập Đảng. * Cách mạng tháng tám năm 1945 và Hồ Chủ Tịch đọc “Tuyên ngôn độc lập” * Nước ta sau cách mạng tháng tám năm 1945. * Chiến đấu của nhân dân ta trong chiến thắng Điện Biên Phủ. * Cuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. * Trận Điện Biên Phủ trên không. * Lễ kí hiệp định Pari. * Giải phóng Sài Gòn, tiến vào dinh độc lập.II.Cách sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học lịch sử lớp 5. 1.Sử dụng tranh ảnh. Sử dụng tranh ảnh trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5 để cung cấp thông tin lịch sử hoặc minh họa những vấn đề lịch sử là một việc làm hết sức quan trọng giúp học sinh tiếp thu kiến thức lịch sử nhanh chóng, nhẹ nhàng, giờ dạy hiệu quả. Hầu hết ảnh tư liệu ở lớp 5 đều sử dụng vào mục đích này . Qua thực tế giảng dạy tôi đã sử dụng ảnh tư liệu trong các trường hợp sau : Ví dụ : khi dạy bài : “ Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” . Mục tiêu của bài này là học sinh biết được vào lúc này nền kinh tế, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.ở bài này SGK chỉ cung cấp 3 ảnh tư liệunhưsau: Do đó, để cung cấp thông tin từ 3 ảnh tư liệu trên nhằm đáp ứng mục tiêu bài học là chưa đủ mà giáo viên cần phải sưu tầm thêm ảnh tư liệu (Mỏ than Hòn Gai, mỏ thiếc Tĩnh Túc, hình ảnh về các nhà máy đồn điền.)Để thực hiện bài này, tôi đã kết hợp nhiều phương pháp tổ chức cho học sinh làm việc như : Sử dụng tư liệu ở SGK, tư liệu ảnh . ảnh tư liệu được sử dụng khi giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung ảnh tư liệu ( mỏ than Hòn Gai, mỏ thiếc Tĩnh Túc, hình ảnh về các nhà máy đồn điền ). Bước 1. Tôi yêu cầu học sinh nhận xét về sự biến đổi trong kinh tế Việt Nam so với trước đây chỉ là kinh tế nông nghiệp. Học sinh dễ dàng nhận ra vào lúc này thực dân Pháp chú trọng phát triển đến công nghiệp khai khoáng , công nghiệp tiêu dùng, xây dựng đồn điền, xây dựng hệ thống giao thông chính vì vậy mà lần đầu tiên Việt Nam có đường ô tô, đường xe lửa. Đến đây tôI cho học sinh xem hình minh họa( H1- Ga Hà Nội năm 1990 để học sinh hiểu rõ thêm vấn đề này. Bước 2.Tôi yêu cầu học sinh kết hợp với tư liệu trong SGK để xem thực dân Pháp thực hiện chính sách trên để làm gì ? học sinh có thể tìm ra được mục tiêu của chính sách trên là: Khai thác khoáng sản để chở về Pháp hay bán cho các nước khác, các nhà máy được xây dựng để sử dụng sức lao động , nhân công rẻ mạt của nước ta nhằm sản xiất các mặt hàng thu lãi lớn hoặc phục vụ sinh hoạt của người Pháp ở Việt Nam . Bước 3 . Tôi yêu cầu học sinh quan sát kỹ trên nội dung từng ảnh : Mỏ than Hòn Gai, mỏ thiếc Tĩnh Túc, hình ảnh về các nhà máy đồn điền ( có thể nhóm đôi hay cá nhân) và trả lời câu hỏi: - Ai đã làm việc trong những cơ sở công nghiệp này? lúc này học sinh sẽ tìm được công nhân là người làm trong những cơ sở công nghiệp đó. Tiếp theo tôi yêu cầu học sinh kết hợp với tư liệu ở SGK để xem khi thực dân Pháp xây dựng nhà máy, hầm mỏ, đồn điền thì ảnh hưởng đến đời sống của nông dân như thế nào? Học sinh dễ dàng nhận ra nông dân sẽ mất ruộng đất dẫn đến nghèo đói và phải đi làm thuê cho thực dân Pháp ở các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền,Đến đây tôi yêu cầu học sinh quan sát hình 3- SGK và trả lời câu hỏi:Em có nhận xét gì về thân phận của người nông dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Qua hình ảnh học sinh sẽ thấu hiểu được nỗi khó khăn, vất vả, khổ cực của người nông dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bước 4: Kết hợp với tư liệu, hình ảnh ở SGK ( hình 1- Ga Hà Nội, hình 2- phố Tràng Tiền) tổ chức cho học sinh thấy cùng với thành thị phát triển, buôn bán mở mang thì càng xuất hiện tầng lớp viên chức, buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ,.(Giáo viên chỉ rõ từng tần lớp ở trong các hình minh họa để học sinh hiểu rõ hơn). Như vậy qua việc hướng dẫn học sinh xử lý thông tin từ hình ảnh mà các em đã thực hiện được mục tiêu bài học một cách hứng thú . Hay khi dạy các bài về nhân vật lịch sử như “ Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định” và “ Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước” có hình ảnh các nhân vật lịch sử. Loại bài này thường giúp cho học sinh biết được những vấn đề lịch sử gắn với những nhân vật lịch sử, họ có vai trò nhất định đến vấn đề lịch sử đó và có tác dụng giáo dục nhân cách với học sinh đó là các em có hình tượng về nhân vật lịch sử, biết được công lao của họ đối với lịch sử Khi sử dụng loại ảnh nhân vật lịch sử tôi yêu cầu học sinh quan sát kỹ nhân vật và liên hệ với vai trò, ý nghĩa của họ đối với lịch sử . Ví dụ khi dạy bài “ Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước” Bước 1: Kết hợp với tư liệu ở SGK cho học sinh nhận xét tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Học sinh dễ dàng trả lời: Đất nước với một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu không đủ để tự lập tự cường và yêu cầu đặt ra là phải đổi mới để đủ sức tự lập, tự cường. Bước 2: Tôi cho học sinh tìm hiểu về nhân vật Nguyễn Trường Tộ với câu hỏi: - Em có hiểu biết gì về nhân vật này? ( HS trao đổi, thảo luận)Sau đó giáo viên đưa ảnh chân dung Nguyễn Trường Tộ để giới thiệu nhân vật và bổ sung thêm những nét cơ bản về nhân vật.Bước 3: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của Nguyễn Trường Tộ đối với đất nước- Từ đó giáo dục nhân cách cho học sinh về nhân vật Nguyễn Trường Tộ. Có thể nói tuỳ theo nội dung bài học và nội dung tư liệu ảnh để giáo viên tổ chức cho học sinh tìm nội dung lịch sử được phản ánh từ ảnh, ý nghĩa của chúng trong lịch sử .Cách sử dụng lược đồ : Lịch sử là những cái có thật diễn ra trong quá khứ vì thế để giúp học sinh nắm bắt được những vấn đề lịch sử như diễn biến các trận đánh, kết quả ý nghĩa của các chiến dịch thì việc sử dụng lược đồ trong dạy học các bài này là hết sức quan trọng. Lược đồ được sử dụng trong loại bài về các chiến dịch ở lớp 5 như : Thu Đông 1947, chiên thắng biên giới Thu Đông 1950, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Loại bài này nhằm cung cấp cho học sinh thấy được sơ lược về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch, giúp cho học sinh biết được nó đã diễn ra trong thời gian và không gian cụ thể nào. Ví dụ khi dạy bài : “ Thu Đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp”. Giáo viên cần tự vẽ bản đồ trống , xác định các điểm liên quan đến bài học như Hà Nội, Lạng Sơn, đèo Bông Lau, Cao Bằng, Bắc Cạn, chợ Đồn, chợ Mới và các con đường quốc lộ có liên quan. Bước 1. Khi trình bày diễn biến chiên dịch cần làm rõ 3 mũi tấn công lên Việt Bắc của địch đó là cánh quân dù, cánh quân thuỷ và cánh quân bộ tạo nên gọng kìm nhằm tiêu diệt quân ta. Dựa vào địa hình Việt Bắc mà quân ta có cách đánh sáng tạo và kết quả các mũi tấn công của địch đều bị quân ta phục kích.  Bước 2 . Tôi yêu cầu học sinh theo dõi lược đồ ở SGK và trình bày lại từng mũi tiến công của địch và kết quả của chiến dịch.Cụ thể diễn biến chiến dịch trên lược đồ như sau: Hay khi dạy bài : “ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”. Bước 1 . Tôi tường thuật vắn tắt diễn biến của chiến dịch trên lược đồ :Đợt 1 : Từ 13 tháng 3 năm 1954 .Đợt 2 : Từ 20 tháng 3 năm 1954 .Đợt 3 : Từ mồng 1 tháng 5 năm 1954. Trong đó chú ý đếnchi tiết ngày mông 6 tháng 5 năm 1954 ta cho nổ trái bộc phá dưới đường hầm đồi A1 và kết thúc chiến dịch vào hồi 17 giờ 30 phút ngày mồng 7 tháng 5 năm 1954. Bước 2.Tôi cho học sinh trình bày lại diễn biến chiến dịch trên lược đồ ,cho lớp nhận xét rồi giáo viên chốt lại và hoàn thiện phần trình bày của học sinh. Lược đồ minh hoạ:3 . Cách sử dụng băng , đĩa hình : Băng hay đĩa ghi hình phim tư liệu lịch sử là kênh hình ảnh động rất có tác dụng trong dạy học lịch sử ở tiểu học . Qua xem băng thực hành dạy mẫu tôi thấy giáo viên thường cho học sinh xem phim mang tính minh hoạ là chủ yếu, ít tổ chức cho học sinh khai thác nội dung lịch sử từ phim nên hiệu quả dạy học còn hạn chế. Vì thế ở những nơi có điều kiện theo tôi giáo viên nên sử dụng băng, đĩa hình tư liệu lịch sử vào dạy học vừa tạo sự hứng thú trong học tập vừa tổ chức tốt để học sinh khai thác nội dung. Là một giáo viên đang công tác tại một trường miền núi khó khăn, việc có đầy đủ tranh ảnh, lược đồ để dạy học lịch sử nhiều khi còn chưa đủ huống chi là nghĩ đến việc dùng băng, đĩa hình để dạy học. Nhưng trên thực tế hiện nay khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập , Bộ giáo dục và đào tạo đang từng bước đổi mới nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước. Mặt khác, qua nghiên cứu tài liệu, xem băng hình và qua thực tế giảng dạy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số cách sử dụng băng, đĩa hình để dạy học lịch sử lớp 5 như sau : Ví dụ khi dạy bài “ Chiến thắng Điện Biên Phủ” ngay mở đầu giáo viên có thể cho học sinh xem đoạn phim tư liệu về tình hình cuộc chiến ở Đông Dương đến cuối năm 1953, quyết tâm của bộ chính trị giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tình hình chuẩn bị cho chiến dịch của quân và dân ta. Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét về tình hình chuẩn bị của ta, quyết tâm của quân và dân cho chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện ở những chi tiết nào? Những ai tham gia vào chuẩn bị chiến dịch ? Em tìm thấy hình ảnh nào thể hiện sự thông minh sáng tạo của ta trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch. Hay khi dạy bài : “ Lễ ký hiệp định Pa ri”. Ngay mở đầu giáo viên nêu : Tại sao Mỹ thất bại nặng nề trên các chiến trường mà vẫn tìm cách trì hoãn cuộc đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Sau đó giáo viên có thể cho học sinh xem đoạn phim tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 để học sinh thấy được những thắng lợi to lớn của ta và thất bại nặng nề của Mỹ. Tiếp tục cho học sinh xem phim tư liệu về “chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” để học sinh thấy được sự chuẩn bị chu đáo và thông minh sáng tạo của quân ta đã bắn rơi hàng loạt máy bay B52 trên bầu trời Hà Nội và đập tan kế hoạch của Mỹ, lập nên chiến thắng oanh liệt. Mỹ thất bại nặng nề trên cả hai miền Nam- Bắc. . Sau đó cho học sinh thảo luận và tìm nguyên nhân vì sao Mỹ phải chấp nhận ký hiệp định Pari ( Năm 1972). Từ đó giáo viên giới thiệu bài: Hiệp định Pa ri được ký ở đâu ? Nội dung của hiệp định Pa ri là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay . Hoặc khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung “Hiệp định Pa ri” Giáo viên có thể cho học sinh xem đoạn phim tư liệu về lễ kí hiệp định, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận theo yêu cầu sau:- Mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí hiệp định Pa-ri- Những ai đã tham gia trong lễ kí hiệp định Pa-ri( Cả 2 bên Việt Nam và Pháp)- Nội dung chủ yếu nhất của hiệp định Pa-ri là gì?Chắc chắn học sinh sẽ tìm hiểu bài một cách hứng thú, tiếp thu kiến thức nhanh, nhớ kiến thức một cách bền vững. Như vậy nội dung của từng đoạn phim sẽ được tổ chức cho học sinh làm việc, hình thức tổ chức hoạt động có thể nhóm đôi, nhóm 4 hay cá nhân từng nhóm cử đại diện trình bày ý kiến riêng theo gợi ý các câu hỏi . Cả lớp nhận xét và giáo viên hoàn thiện phần trả lời của học sinh rồi chốt lại nội dung .D . Kết quả : Từ những kinh nghiệm trên, trong quá trình giảng dạy, tự làm, tự sưu tầm đồ dùng. Trên mỗi tiết dạy tôi đã áp dụng cụ thể vào điều kiện của lớp, tôi thấy những kinh nghiệm đã đem lại kết quả :- Giáo viên dễ truyền thụ kiến thức hơn, tiết dạy học lịch sử nhẹ nhàng, phương pháp dạy học đa dạng phong phú lôi cuốn học sinh. - Học sinh rất thích giờ học lịch sử, tiết học lịch sử sôi nổi, học sinh tiếp thu bài nhanh, các em nhớ kiến thức một cách bền vững. - Tiết dạy thực tập tiết lịch sử của tôi được hội đồng chuyên môn nhà trường xếp loại giỏi . *ý kiến đề xuất : Hàng năm, trường và phòng giáo dục tổ chức cuộc thi triễn lãm thiết bị dạy học một cách thường xuyên, tổ chức các chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên để giáo viên có điều kiện sử dụng các TBDH trong các môn học một cách hiệu quả.Bộ GD & ĐT cần ghi – sao băng hình tư liệu về các vấn đề lịch sử liên quan đến lịch sử lớp 4- 5 ( mục C , I – 2 ) cấp về cho các trường kịp thời nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy học lịch sử lớp 4-5.E . Kết luận : Trong sáng kiến này tôi đã nêu lên một số kinh nghiệm trong việc sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5. Sáng kiến đã nêu lên 2 vấn đề :- Các hướng tự làm, tự sắm TBDH lịch sử lớp 5 - Cách sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học lịch sử lớp 5. Tuy nhiên đó chỉ mới là một số ví dụ về cách sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học lịch sử lớp 5. Trong thực tế tuỳ theo nội dung từng bài, điều kiện TBDH hiện có ở trường mà giáo viên có thể kết hợp sử dụng nhiều loại thiết bị dạy học khác nhau hoặc từng loại riêng biệt trong giờ học với yêu cầu hướng dẫn để học sinh làm việc khai thác thông sử liệu từ tranh ảnh, lược đồ, phimnhằm thực hiện tốt yêu cầu bài học. Từ đó tôi rút ra một kinh nghiệm thực tế là : Để sử dụng thiết bị dạy học vào dạy học lịch sử lớp 5 đạt hiệu quả cao chính là nhờ sự thể hiện tính sáng tạo của mỗi giáo viên trong dạy học . Phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm không cho phép người thực hiện trình bày đầy đủ cách sử dụng thiết bị dạy học trong lịch sử lớp 5 ở tất cả các bài học mà tôi chỉ trình bày một số cách sử dụng thiết bị dạy học trong một số bài cụ thể theo chủ quan của cá nhân. . Chính vì vậy chắc chắn sẽ có không ít những thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành của bạn đọc để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.  Xin chân thành cảm ơn : Quỳnh Tân : ngày 20 tháng 4 năm 2008 Người thực hiện  Đậu Đức Triển

File đính kèm:

  • pptSáng kiến kinh nghiệm (Triển QLuu ).ppt