Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tốt kiểm tra định kì góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

doc10 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tốt kiểm tra định kì góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨC TỐT KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
GĨP PHẦN NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
NGƯỜI THỰC HIỆN: 
CHỨC VỤ : 
NĂM HỌC 
DÀN Ý
I.PHẦN MỞ ĐẦU
-Bối cảnh của đề tài
-Lý do chọn đề tài
-Phạm vi và đối tượng
-Mục đích
II.PHẦN NỘI DUNG
-Cơ sở lý luận
-Thực trạng
-Các biện pháp đã tiến hành
III.PHẦN KẾT LUẬN:
-Những bài học kinh nghiệm được rút từ quá trình áp dụng SKKN
-Ý nghĩa của SKKN đối với việc quản lý, giảng dạy
-Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của SKKN, hướng phát triển của đề tài
-Những kiến nghị, đề xuất với các cấp để triển khai ứng dụng cĩ hiệu quả
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
TỔ CHỨC TỐT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ
GĨP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Bối cảnh của đề tài:
	Năm học 2009-2010 các trường tiểu học áp dụng Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học theo Thơng tư 32/2009/TT-BGDDT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thay cho Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005; theo đĩ Học lực mơn cuối năm của học sinh tiểu học đối với các mơn đánh giá bằng điểm chính là điểm kiểm tra định kì cuối năm học, khơng tính trung bình cộng giữa các lần kiểm tra trong năm học.
	Theo yêu cầu phân cấp và phối hợp quản lý giáo dục, các đề kiểm tra định kì giữa học kì được giao cho các nhà trường. Học sinh chỉ kiểm tra theo đề chung của Phịng và Sở Giáo dục & Đào tạo trong các lần kiểm tra cuối Học kỳ I và cuối năm học. Kết quả các lần kiểm tra giữa học kỳ mang tính tham khảo để giáo viên và nhà trường điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp.
2.Lý do chọn đề tài:
	Do những thay đổi trong Đánh giá xếp loại học sinh, lấy kết quả kiểm tra định kì cuối năm là kết quả của tồn năm học, các lần kiểm tra định kì khác chỉ mang tính tham khảo của giáo viên và nhà trường. 
Những thay đổi này cĩ những ưu điểm như giao quyền cho các nhà trường tự ra đề kiểm tra cho phù hợp với đặc điểm vùng miền ở địa phương nơi trường đĩng hay chọn lựa nội dung nâng cao tùy theo trình độ chung của học sinh từng trường trong cùng địa phương căn cứ trên chuẩn kiến thức kỹ năng quy định và khơng gây sức ép tâm lý về chỉ tiêu cho giáo viên. 
Nhưng bên cạnh đĩ cũng cần ngăn ngừa hiện tượng chủ quan nảy sinh trong một bộ phận giáo viên, giúp nhà trường nắm vững và cập nhật thơng tin gĩp phần giữ vững chất lượng dạy học liên tục trong cả năm học 
Vì thế, tổ chức tốt các lần kiểm tra định kì trong năm học là việc là rất cần thiết.
3.Phạm vi và đối tượng của đề tài:
	Đề tài đề xuất việc tổ chức các lần kiểm tra định kì trong năm học của trường, nhất là các lần kiểm tra giữa học kì. Từ việc soạn đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra, việc xử lý thơng tin, số liệu sau kiểm tra đến các biện pháp giúp nâng cao ý thức trách nhiệm trong giáo viên và sự chuyên cần học sinh, gĩp phần giữ vững chất lượng dạy và học các mơn đánh giá bằng điểm nĩi riêng và chất lượng dạy học của nhà trường nĩi chung, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2009-2010 đã được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” . 
4.Mục đích:
Đề tài tập trung các biện pháp tổ chức kiểm tra định kì trong trường tiểu học, nêu ra cách giải quyết một số vấn đề nhằm giữ vững chất lượng dạy của đội ngũ giáo viên, chất lượng học tập của học sinh.
Mặt khác đề tài cũng gĩp phần thực hiện tốt khoản 2, điều 6, chương III của thơng tư 32/2009/TT-BGDĐT về Đánh giá và xếp loại học lực của học sinh.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1.Cơ sở lý luận:
Mục đích của kiểm tra đánh giá là nhằm phát hiện, uốn nắn, bổ sung những thiếu sĩt về kiến thức, kĩ năng cũng như nhận biết những khĩ khăn của học sinh trong quá trình học tập. 
Muốn đánh giá chính xác học sinh, giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình, yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng của từng mơn học; khơng chỉ đánh giá khả năng học sinh tiếp thu chương trình mà cịn đánh giá khả năng các em vận dụng những kiến thức kĩ năng để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong phạm vi yêu cầu của lứa tuổi.
	Trong Chương trình tiểu học ( ban hành theo Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT) đã nêu : “Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cần được đổi mới để trở thành một động lực quan trọng thúc đầy học sinh học tập và một cơng cụ quản lý chất lượng mơn học”.
	Những yêu cầu về mục đích, nguyên tắc đánh giá và xếp loại, sử dụng kết quả đánh giá xếp loại cũng được nêu rõ trong Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học theo Thơng tư 32/2009/TT-BGDDT. 
	Nội dung bài kiểm tra phải đảm bảo chuẩn kiến thức, vừa phải nhằm mục đích giúp trẻ phát triển tư duy, kiểm tra sự sáng tạo trong tư duy của trẻ. 
Hình thức bài kiểm tra cũng phải là sự kết hợp đa dạng giữa trắc nghiệm và tự luận. 
Phải đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, dân chủ và chính xác trong quá trình kiểm tra, đánh giá.
2.Thực trạng:
	Tâm lý chờ đợi cấp trên trong kiểm tra định kì do trước đây các đề kiểm tra là đề chung của Phịng, Sở GD&ĐT và coi đĩ là chuẩn. Nên cĩ giáo viên lưu trữ các đề kiểm tra định kì của nhiều năm học trước, gần đến kì kiểm tra photo cho học sinh làm.
Một bộ phận giáo viên chưa cĩ kĩ năng soạn đề tốt, do ít thực hành nên chưa cĩ sự vận dụng sáng tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của đề kiểm tra. Nhất là việc đề kiểm tra phải đánh giá được việc vận dụng kiến thức kĩ năng học sinh để giải quyết các vấn đề thực tiễn mới mẻ, phù hợp lứa tuổi và đánh giá mức phát triển tư duy của học sinh. 
	Một bộ phận khác cĩ kĩ năng soạn đề khá nhưng nội dung đề lại nằm trong những phần mà giáo viên tâm đắc và đầu tư dạy tốt mà khơng bao quát chương trình trong giai đoạn giữa 2 lần kiểm tra.
	Một bộ phận khác lại cĩ tâm lý e ngại, sợ rằng đề ra cao và khả năng học sinh khơng đáp ứng được nên tránh né những câu nâng cao hoặc cĩ dạng mới mẻ địi hỏi học sinh phải tích cực suy nghĩ sáng tạo mới giải quyết được.
	Những hạn chế ghi trên cĩ thể khiến cho việc kiểm tra đánh giá định kì khơng đáp ứng được yêu cầu phản ánh đúng thực chất kết quả dạy và học, ảnh hưởng đến việc quản lý chuyên mơn, quản lý chất lượng giáo dục.
3.Các biện pháp đã tiến hành:
Nhằm khắc phục các hạn chế nêu trên, đảm bảo các yêu cầu của việc kiểm tra định kì, chúng tơi đã áp dụng một số biện pháp như sau:
1.1.Tổ chức coi và chấm kiểm tra thật nghiêm túc:
Trong các lần kiểm tra định kì trong nhiều năm qua, nhà trường đều tổ chức như sau:
1.1.1Về quản lý: 
Chia phịng cho học sinh các khối lớp kiểm tra. Mỗi phịng khoảng 30 đến 35 học sinh. Mỗi học sinh cĩ số báo danh xếp theo thứ tự chữ cái. Giám thị được phân cơng chéo khối. Phân cơng giám thị được bảo mật.
Kế hoạch tổ chức phải thực hiện chu đáo và thơng báo đến từng thành viên.
Các bài kiểm tra được đánh số mật mã và rọc phách sau khi kiểm tra.
Tổ chức họp tổ khối, thống nhất yêu cầu tổ chức kiểm tra, đảm bảo khách quan, cơng bằng, chính xác nhưng nhẹ nhàng, khơng tạo tâm lý căng thẳng cho học sinh.
Tiến hành kiểm tra quá trình coi kiểm tra của các giám thị, việc thực hiện phân cơng, tham gia triển khai đáp án và chấm thẩm định theo xác suất khoảng 5 - 10% tổng số bài chấm của từng khối.
1.1.2Về tổ khối chuyên mơn và giáo viên:
Các giám thị nắm vững các quy quy khi coi kiểm tra, đảm bảo nghiệp vụ và thời gian quy định cho mỗi lần kiểm tra.
Việc chấm bài được giao cho khối trưởng điều hành theo quy trình chấm tập trung theo khối. Sau khi thống nhất hướng dẫn chấm, khối trưởng phân bài chấm thử rồi giao bài chấm cho giám khảo. Sau khi giám khảo chấm xong, khối trưởng chấm thẩm định khoảng 20% tổng số bài và bàn giao BGH kiểm tra xác suất trước khi ráp phách.
Kết quả điểm của học sinh được ghi vào danh sách kiểm tra, cĩ chữ kí nhưng người đĩc và ghi điểm. Các bài kiểm tra nếu cĩ điều chỉnh điểm đều cĩ ghi vào biên bản điều chỉnh điểm chấm và điều chỉnh trong danh sách ghi điểm.
Việc tiến hành thống nhất đáp án, chấm thử, phân cơng chấm và chấm thẩm định đều được ghi nhận trong biên bản chấm bài kiểm tra.
1.1.3 Phối hợp các bộ phận:
Các bộ phận khác cũng được phân cơng cụ thể để chuẩn bị cơ sở vật chất, điều động học sinh phối hợp nhịp nhàng với giáo viên.
1.2.Chuẩn bị đề kiểm tra:
	Đề kiểm tra định kì do trường soạn được hồn thành trước thời điểm tiến hành kiểm tra khoảng 3 tuần lễ.
	Quy trình soạn đề được tiến hành như sau:
	1.2.1 Tổ khối chuyên mơn họp thơng qua nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng từng khối lớp đến thời điểm kiểm tra. Sau đĩ soạn đề kiểm tra Tiếng Việt và Tốn nộp về BGH. Đề kiểm tra phải đảm bảo về cấu trúc theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
	Ý nghĩa của yêu cầu soạn đề kiểm tra từ tổ khối là giúp cho kỹ năng soạn đề kiểm tra của giáo viên ngày càng hồn thiện, đây cũng là một trong những yêu cầu của Chuẩn giáo viên tiểu học. 
 Trên cơ sở những đề kiểm tra từng khối soạn ra, các khối sẽ cĩ thêm nội dung ơn tập cho học sinh một cách tổng quát đồng thời giúp BGH đánh giá mức độ kiến thức kĩ năng đạt được của học sinh từng khối so sánh với chuẩn kiến thức hiện hành. 
Thơng thường mức yêu cầu của khối cao thể hiện qua đề kiểm tra đã soạn thì cũng thể hiện được những nội dung truyền đạt của tập thể giáo viên của khối đĩ cho học sinh cũng nâng cao hơn so với các kiến thức kĩ năng cơ bản tối thiểu theo yêu cầu của chương trình. 
	1.2.2 BGH duyệt các đề kiểm tra, cĩ những điều chỉnh, bổ sung phù hợp nhằm hồn chỉnh đề kiểm tra cho đúng các yêu cầu về hình thức trình bày, nội dung và chuẩn hĩa về mặt kĩ thuật 
Đây là khâu quan trọng nhất của việc chuẩn bị đề kiểm tra. Việc gia cơng lại các đề kiểm tra từ các tổ khối giúp tăng tính bảo mật và cả chất lượng của đề. 
Đề kiểm tra chính thức cĩ thể khác hẳn so với đề kiểm tra do tổ khối soạn hoặc khác một phần lớn so với đề kiểm tra của tổ khối. Cĩ những nội dung thay đổi hồn tồn như bài đọc thầm chọn ngồi, bài chính tả trong mơn Tiếng Việt hoặc cĩ thêm những câu hỏi nâng cao địi hỏi tích cực tư duy của học sinh trong việc vận dụng mơn Tốn, các dạng khác của bài tốn cĩ lời văn. 
Cũng cĩ thể tăng thêm những câu hỏi liên quan đến các kiến thức trọng tâm chương trình nhằm củng cố vững chắc cho học sinh hay cĩ những thay đổi về thứ tự sắp xếp các câu trong đề. 
Và đặc biệt đề kiểm tra chính thức cần kiểm tra được phần lớn những nội dung học sinh đã học trong mỗi giai đoạn của chương trình và bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng hiện hành. 
	1.2.3 Sau khi duyệt, các đề kiểm tra được tiến hành in ấn theo số lượng cần thiết, cĩ niêm phong và bảo mật đề kiểm tra bằng hợp đồng bảo mật với cơ sở in ấn.
1.3.Tiến hành thống kê và xử lý thơng tin sau kiểm tra:
Để cĩ được những số liệu chính xác phản ánh kết quả học tập của học sinh cần tiến hành đồng bộ và chặt chẽ các giai đoạn của quá trình kiểm tra định kì. Trong đĩ cĩ vai trị của việc bảo mật đề kiểm tra, quá trình tổ chức, phân cơng, kiểm tra từ phía quản lý, tinh thần trách nhiệm cao của giáo viên phụ trách coi và chấm kiểm tra, cơng tác phối hợp hiệu quả của các bộ phận trong nhà trường và cả tinh thần, thái độ, nề nếp của học sinh trong thời gian tiến hành kiểm tra.
Sau khi cĩ kết quả kiểm tra, từng tổ khối và nhà trường phân tích các số liệu để đánh giá kết quả đạt được của học sinh từng lớp, từng tổ khối và tồn trường..
Việc đánh giá căn cứ trên số liệu thống kê các học sinh đạt kết quả xếp loại giỏi, khá, trung bình, yếu của từng khối và từng lớp. 
Mặt khác việc đánh giá cịn cần phải đi sâu phân tích các thiếu sĩt cần được bổ sung về kiến thức kĩ năng của học sinh trong những yêu cầu về nhận biết và vận dụng của từng câu hỏi trong đề kiểm tra.
Sau khi nắm vững các thiếu sĩt của học sinh vừa được phát hiện qua kiểm tra, các khối thảo luận các biện pháp khắc phục thiếu sĩt cho học sinh và bàn bạc thống nhất cách thực hiện. Những lớp cĩ cĩ tỉ lệ chưa đáp ứng chỉ tiêu năm học, giáo viên chủ nhiệm được nhắc nhở để điều chỉnh việc dạy học cho phù hợp với thực tế học sinh.
Nhiều biện pháp được áp dụng. Đĩ cĩ thể là hỗ trợ nhau trong tổ khối, trao đổi các đề luyện tập chuyên biệt dùng cho học sinh giỏi và học sinh yếu ở cả 2 mơn Tiếng Việt và Tốn, làm phong phú hơn các dạng đề luyện tập này ở từng lớp và sử dụng trong phụ đạo, bồi dưỡng học sinh theo hướng cá thể hĩa trong các tiết dạy buổi chiều. 
Cũng cĩ thể là việc thống nhất cao trong thực hiện giảng dạy trên lớp, đảm bảo trang bị vững chắc kiến thức kĩ năng cho học sinh trong từng tiết dạy, từng phân mơn. 
Trao đổi kinh nghiệm trong việc sử dụng những phương pháp dạy học giúp học sinh tích cực, hào hứng hơn trong tiếp thu kiến thức.
III.PHẦN KẾT LUẬN:
-Những bài học kinh nghiệm được rút từ quá trình áp dụng SKKN:
	Việc tổ chức nghiêm túc các lần kiểm tra định kì của trường đã tạo thành nề nếp, cả về phía giáo viên và học sinh, giúp cho việc thực hiện quy trình kiểm tra thực hiện nhanh chĩng, nhịp nhàng.
	Đã cĩ ý kiến đánh giá cĩ khi trái ngược nhau về đề kiểm tra. Cĩ ý kiến đồng tình với việc nâng cao yêu cầu kiểm tra, cĩ ý kiến lại cho rằng đề cao quá. Những ý kiến khác biệt đã được giải thích thỏa đáng dựa trên yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng và quy định về cấu trúc đề kiểm tra và đi đến thống nhất về mặt quan điểm. Đĩ cũng là tín hiệu tốt cho thấy dư luận tập thể giáo viên trong trường đã chú ý đến các lần kiểm tra giữa kì. 
Và BGH cũng cĩ thêm kinh nghiệm để ngày càng hồn thiện cơng cụ đánh giá chất lượng dạy và học quan trọng này.
-Ý nghĩa của SKKN đối với việc quản lý, giảng dạy:
	Thống kê thu nhận được qua kiểm tra giữa kì là thơng tin quan trọng để giáo viên, tổ khối trưởng và nhà trường cĩ những biện pháp kiểm tra, điều chỉnh phù hợp nâng cao hiệu quả giảng dạy ở từng lớp, thúc đẩy chất lượng chung của trường.
-Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của SKKN, hướng phát triển của đề tài:
	Việc ứng dụng SKKN vào thực tế mở ra những hướng mới và những yêu cầu cao hơn trong sinh hoạt tổ khối chuyên mơn, việc kiểm tra đánh giá nghiệp vụ và hiệu quả lao động của giáo viên trong cơng tác giảng dạy bao gồm việc thực hiện cá thể hĩa dạy học, cơng tác bồi dưỡng và phụ đạo học sinh, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên.
-Những kiến nghị, đề xuất với các cấp để triển khai ứng dụng cĩ hiệu quả:
	Phịng Giáo dục và Đào tạo tập hợp đề kiểm tra của các trường và phổ biến về từng trường để làm phong phú thêm ngân hàng đề trường lưu trữ.
	Các đề kiểm tra này sẽ được phổ biến đến từng giáo viên, giúp giáo viên cĩ thêm tư liệu chọn lọc nhằm dạy và ơn cho học sinh theo hướng cá thể hĩa.
	BGH các trường cũng cĩ tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng đề tại trường, trên cơ sở đĩ tăng tính sáng tạo trong khâu soạn đề kiểm tra giữa học kì gĩp phần nâng cao chất lượng học sinh.
Tài liệu tham khảo:
1.Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2009-2010, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, 144 trang.
2.PGS.TS.Trần Ngọc Giao, TS. Phạm Viết Nhụ, TS.Trương Đình Mậu, ThS. Trần Doanh Thụ, 2006, Quản lý chuyên mơn ở trường tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nhà xuất bản Giáo Dục, 208 trang.
3.Trương Văn Hà, “Kiểm tra và ra đề kiểm tra”, Thế giới trong ta , số chuyên đề 77-78, 8/2008, trang 6-7.
4.ThS. Nguyễn Hữu Thiên, “Các giải pháp thực hiện dạy học phân hĩa đối tượng học sinh ở tiểu học”, Thế giới trong ta , số chuyên đề 87-88, 6/2009, trang 4-9.
Phụ lục
1/Đề kiểm tra đọc thầm lớp 4: 
( bài chọn ngồi SGK, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và nhiều nội dung kiến thức phân mơn Luyện từ và câu, kết hợp các dạng trắc nghiệm và tự luận )
Bài đọc thầm :	 Hoa Thủy Tiên
 Ngày xưa, một người giàu cĩ sinh được bốn người con trai. Khi biết mình sắp chết, ơng gọi bốn người con đến, dặn dị phải chia gia tài làm bốn phần đều nhau. Nhưng sau đĩ ba người con khơng theo lời cha. Họ chỉ chia cho đứa em út một mảnh đất khơ cằn.
Người em út vừa thương nhớ cha, vừa buồn các anh xử tệ, ngồi khĩc một mình. Bỗng một bà Tiên từ mặt ao gần đĩ hiện lên bảo:
- Này con, thơi đừng khĩc nữa ! Khoảng đất này của con cĩ chứa một kho tàng, đĩ là mầm của một loại hoa quý vơ giá. Mỗi năm, cứ đến mùa xuân, hoa đâm chồi nẩy lộc, nở từng hàng chi chít trên đất đai của con. Con hái hoa, đem bán, chẳng bao lâu con sẽ giàu cĩ.
Quả thật, khi mùa xuân đến, mảnh đất khơ cằn của người em mọc lên từng hàng hoa trắng, hương thơm ngào ngạt. Để nhớ ơn lành của bà Tiên, người em đặt tên cho hoa là hoa Thuỷ Tiên.
Những người giàu cĩ thích chơi hoa thi nhau đến mua hoa Thuỷ Tiên hiếm quý với giá rất đắt. Cứ mỗi năm Tết đến, người em út lại giàu thêm nhờ mảnh đất nở đầy hoa thơm tươi thắm. 
Người ta tin rằng hoa Thuỷ Tiên mang lại tài lộc và thịnh vượng. Những ngày cuối năm, Thuỷ Tiên được chăm sĩc để hoa nở đúng Giao thừa, hy vọng mang đến sung túc và may mắn trong năm mới.
	Trích Những lồi hoa đẹp
II.Đọc thầm: (25 phút)
Em đọc thầm bài Hoa Thủy Tiên và trả lời các câu hỏi. 
(Đánh dấu x vào ơ trống trước ý trả lời đúng nhất của các câu trả lời)
Câu 1: Trước khi qua đời, người cha muốn gia tài được chia thế nào ?
a. £ chia cho người con lớn nhiều hơn b. £ chia cho người con út nhiều hơn 
c. £ chia mảnh đất cho người con út d. £ chia làm bốn phần đều nhau
Câu 2: Hoa Thủy Tiên cĩ đặc điểm gì ?
a. £ nở vào mùa xuân b. £ màu hoa trắng
c. £ hương hoa thơm ngào ngạt d. £ cả a, b, c đúng 
Câu 3: Câu “Ngày xưa một người giàu cĩ sinh được bốn người con trai” thuộc kiểu câu kể nào?
a. £ Ai là gì? b. £ Ai làm gì? c. £ Ai thế nào? d. £ cả b và c đúng
Câu 4: Trong câu “Để nhớ ơn lành của bà Tiên, người em đặt tên cho hoa là hoa Thuỷ Tiên.” cụm từ nào là chủ ngữ?
a. £ bà Tiên. b. £ người em c. £ tên, hoa d. £ Thủy Tiên
Câu 5: Dấu gạch ngang trong bài văn trên dùng để đánh dấu:
 a. £ phần chú thích trong câu b. £ chỗ bắt đầu lời nĩi của nhân vật
 c. £ các ý trong một đoạn liệt kê d. £ cả a, b, c đều đúng 
Câu 6: Bài văn trên cĩ mấy từ láy:
a. £ 3 b. £ 4 c. £ 5 d. £ 6 
Câu 7 : Tìm 2 từ cĩ tiếng tài cĩ nghĩa là “tiền của”: ( M: tài lộc, gia tài ) ...................................................
Câu 8: Chọn và ghi lại các danh từ trong câu sau:
 “Quả thật, khi mùa xuân đến, mảnh đất khơ cằn của người em mọc lên từng hàng hoa trắng, hương thơm ngào ngạt.”
 ..................................................................................................................................................................................................................
Câu 9: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
 Khi nở cánh hoa mai xịe ra mịn màng như lụa những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt mượt mà một mùi hương thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra.
Câu 10: Đặt 1 câu với từ tươi đẹp : ........................................................................................................................................
2/Câu nâng cao Tốn lớp 3 :
( phát triển từ bài tập số 3, trang 88, sách Tốn 3 về chu vi hình vuơng thành bài tập nâng cao nhằm giúp học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết một tình huống mới trong thực tế )
Người ta ghép 9 miếng bìa hình vuơng nhỏ 
bằng nhau thành một hình vuơng lớn (như hình vẽ), 
biết cạnh hình vuơng nhỏ là 3 cm. 
Tính chu vi hình vuơng lớn. 	(1 điểm)
3/Trích thống kê kết quả đạt được trong một khối lớp sau kiểm tra giữa học kì :
( Tuy số học sinh đạt yêu cầu của cả 7 lớp trong bảng đều là 100% nhưng chất lượng khác nhau giữa các lớp. Lớp cĩ học sinh trung bình chiếm tỉ lệ cao giáo viên và tổ khối sẽ tập trung biện pháp thúc đẩy chất lượng để tăng số học sinh khá giỏi )
5
6
+5,6
%
7
8
+7,8
%
9
10
+9,10
%
Đạt YC
4
4
8
17,4%
10
17
27
58,7%
10
1
11
23,9%
46
100,0%
1
6
7
15,2%
11
12
23
50,0%
4
12
16
34,8%
46
100,0%
1
3
4
8,9%
11
9
20
44,4%
8
13
21
46,7%
45
100,0%
1
2
3
6,4%
10
14
24
51,1%
17
3
20
42,6%
47
100,0%
3
13
16
34,0%
14
9
23
48,9%
7
1
8
17,0%
47
100,0%
2
6
8
17,8%
13
16
29
64,4%
7
1
8
17,8%
45
100,0%
12
11
23
48,9%
12
8
20
42,6%
3
1
4
8,5%
47
100,0%
24
45
69
21,4%
81
85
166
51,4%
56
32
88
27,2%
323
100,0%
4/So sánh tỉ lệ tồn trường các lần kiểm tra năm học 2009-2010:
( Tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu giữ vững và được nâng lên, tỉ lệ học sinh yếu giảm dần qua các lần kiểm tra )
Mơn Tiếng Việt
Lần kiểm tra Tỉ lệ
Giỏi
Khá
Trưng 
bình
Yếu
Đạt YC
trở lên
Giữa Học kì I
50,3%
37,1%
9,9%
2,8%
97,2%
Học kì I
70,7%
20,8%
6,4%
1,8%
97,9%
Giữa Học kì II
63,7%
28,2%
6,5%
1,5%
98,4%
Mơn Tốn
Lần kiểm tra Tỉ lệ
Giỏi
Khá
Trưng
 bình
Yếu
Đạt YC
trở lên
Giữa Học kì I
46,6%
33,9%
15,9%
3,6%
96,4%
Học kì I
69,0%
20,7%
8,1%
1,9%
97,8%
Giữa Học kì II
35,6%
43,4%
18,2%
2,6%
97,2%
PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài : 
TỔ CHỨC TỐT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ
GĨP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Người thực hiện: 	
Chức vụ:	 	
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ:
	 Ngàythángnăm...
	HIỆU TRƯỞNG
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO:
	 Ngàythángnăm...
	TRƯỞNG PHỊNG

File đính kèm:

  • docSKKN-tochucKTDK.doc