Sáng kiến kinh nghiệm - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

doc11 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẮK R’LẤP
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN CÔNG TRỨ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
TRONG DẠY HỌC
Người viết: Đặng Hùng Vĩ
Năm học 2008 – 2009
Qua một năm làm sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, được sự đóng góp của đồng nghiệp cũng như lãnh đạo Nhà trường, tôi thấy có một số sửa chữa và kiến nghị, đề xuất bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện hơn.
1. Đặt vấn đề
1.1. Mục đích yêu cầu
Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám ra ngày càng tăng như vũ bão, nên chúng ta không thể hy vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông mà có thể cung cấp cho học sinh với một kho tàng trí thức khổng lồ mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và tự nắm bắt thêm tri thức. Trong những năm qua sự phát triển trí tuệ của học sinh ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu học tập các môn học ngày nhiều trong đó kiến thức bộ môn trong nhà trường cũng không ngừng bổ sung, đi sâu và mở rộng.
Ngày nay, khi Công nghệ thông tin phát triển thì việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu và cần thiết. Trong giáo dục, tôi lấy một ví dụ minh họa như trường tôi, tin học đã được đưa vào giáo dục ba năm. Trong ba năm giảng dạy tôi thấy so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào trường học còn rất hạn chế. Chúng ta không thể phủ nhận những thành quả to lớn mà Công nghệ thông tin đã mang lại, nó giúp cho việc giảng dạy của Giáo viên, quản lí của Hiệu trưởng (nói riêng) đạt hiệu quả cao.
Với giáo viên dạy môn Sinh học và Tin học như tôi, sau khi được đi đào tạo Tin học để về giảng dạy môn Tin học trong trường tôi thấy, đối với giáo dục nói riêng, Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, nó có thể làm thay đổi toàn bộ nội dung, phương pháp dạy và học. Chúng ta biết tất cả các nhân tài đất nước, các cán bộ cấp cao đến các kĩ sư, giám đốc...và kể cả những người dân cày sâu cuốc bẫm muốn có được kiến thức về cuộc sống đều là do giáo dục mà ra. Vì thế tất cả họ muốn có được một chút ít kiến thức về công nghệ thông tin thì người giáo viên cũng phải biết được nhiều hơn họ thì mới có thể đào tạo được. Hơn nữa, ngày nay Công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực, vì thế giáo dục đào tạo phải đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của Công nghệ thông tin, từ đó cung cấp nguồn nhân lực về Công nghệ thông tin cho đất nước. Hơn nữa, nếu ứng dụng Công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học ở trường phổ thông theo tôi thấy nó là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho quá trình đổi mới phương pháp dạy và học do Bộ giáo dục đề ra.
Nhưng để Công nghệ thông tin được ứng dụng có hiệu quả trong các tiết học trong Nhà trường thì cả là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Qua thời gian công tác giảng dạy tại trường, các đợt tham gia thi tay nghề cấp huyện, tỉnh, qua thời gian học tập ở Sài Gòn, được đi thực tập ở một số Trường lớn, tại đây tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức về giáo án điện tử, và qua kinh nghiệm, bản thân tôi tự nhận thấy được sức mạnh của công nghệ thông tin trong Nhà trường phổ thông. Tôi xin mạo muội trình bày các kinh nghiệm, các kiến thức thu nhận được đó trong sáng kiến kinh nghiệm về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để các bạn cùng tham khảo, mong có sự đóng góp quý báu của các đồng nghiệp, các bậc giáo viên đi trước để bản thân tôi nói riêng và các giáo viên đang dạy nói chung có được cách trình bày một giáo án điện tử tốt nhất và áp dụng nó vào thực tế dạy học có hiệu quả, nhằm góp phần vào sự đào tạo nhân tài cho đất nước.
1.2. Thực trạng ban đầu
Nếu không áp dụng các phương pháp đổi mới trong dạy học thì quá trình dạy học sẽ lạc hâu, không theo kịp sự thay đổi của xã hội. Để dạy học theo phương pháp mới có hiệu quả thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một vấn đề thiết yếu.
Như phần mục đích trên tôi đã trình bày, nếu không áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học thì quá trình giảng dạy rất khó khăn, học sinh khó tiếp thu bài, sẽ không phù hợp với việc thay đổi sách giáo khoa, phương pháp lấy học sinh làm trung tâm.
Hiện tại, trường tôi đã có máy chiếu đa năng để giáo viên có thể áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Nếu đem so sánh với việc không dùng máy chiếu thì kết quả thu được rất khả quan. Nội dung này tôi sẽ trình bày trong phần quá trình thử nghiệm.
Vậy nếu như không ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thì nguy cơ lực học của học sinh sẽ đi xuống, vì kiến thức sách cải cách rất rộng với nhiều hình ảnh minh họa sống động, phong phúChỉ có công nghệ thông tin mới đáp ứng được yêu cầu này.
1.3. Giải pháp đã sử dụng
Khi điều kiện Nhà trường còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, số giáo viên biết và thành thạo tin học còn ít thì việc dạy học theo phương pháp mới đã làm cho giáo viên mất rất nhiều thời gian trong quá trình soạn và chuẩn bị giáo án cho tiết dạy. Giáo viên chỉ sử dụng các phương tiện như dạy học truyền thống: Bảng phụ, hình vẽ trắng đen trên giấy rôky, giáy A0
Vì thế rất nhiều giáo viên đã dạy “chay”, học sinh thì học “chay”. Nguyên nhân chủ yếu đó là do sự công phu và tốn kém trong khâu chuẩn bị, chỉ có những tiết thao giảng dự giờ giáo viên mới chuẩn bị chu đáo, nhưng việc dạy học này làm mất thời giờ của giáo viên trên lớp, giáo viên phải tốn thời gian treo tranh, gỡ tranh, ghi bảng trong khi đó tiết dạy chỉ có 45 phút. Do đó việc học sinh tiếp thu kiến thức của bài rất hạn chế, nhiều kiến thức bổ sung, mở rộng không có.
Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải ứng dụng ngay công nghệ thông tin trong dạy học để khắc phục những nhược điểm trên.
2. Giải quyết vấn đề:
2.1. Cơ sử lí luận:
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, để mua được một máy tính bình thường không phải là một khó khăn.
Kinh tế của nhân dân càng ngày càng được nâng cao, vì thế việc Hội phụ huynh hỗ trợ Nhà trường mua máy chiếu là có thể làm được.
Việc học thêm vi tính của giáo viên hiện nay cũng rất đơn giản, tài liệu, trung tâm đào tạo tin họcrất nhiều.
Bên cạnh đó, dân trí càng ngày càng được nâng cao, công nghệ thông tin là phần tất yếu của cuộc sống.
Do đó, nếu không ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một yếu kém mà bất cứ một trường học nào cũng phải khắc phục.
2.2. Giả thuyết
Tôi lấy hai ví dụ minh họa mà tôi đã áp dụng thực tế tại trường đang công tác như sau: 
Ví dụ 1: Là một giáo viên dạy sinh học và môn tin học đã lâu tôi thấy trong bài 44, tiết 46: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật của Sinh học 9, phần Quan hệ cùng loài ta chỉ cần: Slide 1 cho học sinh quan sát một đoạn phim về sự hỗ trợ nhau trong khi tìm kiềm thức ăn của đàn trâu trong rừng. Sau đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Các sinh vật cùng loài có mối quân hệ gì? Lúc này học sinh sẽ hiểu là các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau khi gặp điều kiện thuận lợi; Tiếp theo, Slide 2 yêu cầu học sinh qua sát đoạn phim hai con sói đánh nhau tranh giành con cái, đoạn phim khác chiếu cảnh hai con hổ tranh nhau ăn thịt con mồi. Sau đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Các sinh vật cùng loài có mối quân hệ gì? Lúc này học sinh sẽ hiểu là các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau khi gặp điều kiện khó khăn.
Từ đó, tại Slide 3 đặt câu hỏi: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào?
Học sinh sẽ biết và hiểu ngay hỗ trợ khi gặp điều kiện thuận lợi về nơi ở, thức ăn...cạnh tranh nhau khi gặp điều kiện bất lợi.
Tiếp theo, tại Slide 4 cũng tương tự như trên, bằng các hình ảnh minh họa như trong sách giáo khoa và các hình ảnh khác về các mối quan hệ khác loài. Các đoạn phim về các mối quan hệ này. Từ đó học sinh sẽ nắm kĩ các kiến thức của bài hơn là cách dạy bằng tranh vẽ và bảng đen phấn trắng.
Ví dụ 2: Trong quá trình dự thi tay nghề cấp huyện, qua học hỏi ở các thầy cô đi trước, tôi đã hoàn thành tốt bài dạy Sinh học lớp 7 – Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể. Tôi đã kết hợp giữa máy chiếu và bảng câm để yêu cầu học sinh quan sát trên máy chiếu rồi lên bảng hòan thành bảng phụ. Máy chiếu giúp học sinh quan sát một cách liên tục các kiến thức của các lớp động vật từ bậc thấp đến bậc cao, bảng phụ giúp học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập, nhằm tiếp thu kiến thức một các sâu sắc nhất.
Thật dễ hiểu nội dung của bài!
Trong năm học 2008 -2009 tôi được tham gia giảng dạy ở khối 9, kinh nghiệm được áp dụng khi sử dụng giáo án điện tử giúp học sinh hăng hái học hơn. Sau thời gian thực hiện sáng kiến thì khả năng tiếp thu bài của học sinh được cải thiện hơn hẳn. Qua kết quả ban đầu cho thấy tỷ lệ học sinh trên trung bình sau khi thực hiện sáng kiến trong học kì I - Năm học 2008 - 2009 tăng lên rõ rệt, điều này cho thấy hiệu quả của việc thực hiện sáng kiến rất cao.
Kết quả này đã được chính Nhà trường và các tổ chuyên môn công nhận, qua các tiết dự giờ thì các tổ chuyên môn Nhà trường cũng thấy rất rõ sự khác biệt giữa hai tiết dạy: Tiết sử dụng và không sr dụng máy chiếu.
Còn đối với các môn khác như Lịch sử, Địa lí ..., Đặc biệt như môn Lịch sử, để tìm hiểu quá trình quân ta đánh chiến Điện biên phủ, bài giảng và giáo án thường có hình ảnh các trận chiến, các căn cứ cách mạng.... tranh ảnh của Nhà trường làm sao có đủ? Tranh Giáo viên vẽ làm sao sinh động và thể hiện đầy đủ nội dung được bằng các tư liệu hình ảnh ta tìm kiếm trên mạng internet rồi đưa về chỉnh sửa cho vào giáo án điện tử để trình chiếu cho học sinh?
Sau khi tìm kiếm xong được các hình ảnh trên, giáo viên phải chỉnh sửa hình ảnh minh họa để đưa vào bài giảng, thiết lập các hiệu ứng để bài giảng sinh động, dễ hiểu, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Các hiệu ứng phải trình bày cô đọng, dễ hiểu. Đặc biệt là nó có thể tiết kiệm được thời gian giáo viên ghi trên bảng, thời gian đó giáo viên giành để giảng bài cho học sinh nắm được chắc hơn nội dung bài học hơn.
Tiếp theo, chỉ cần một thao tác cuối cùng là lắp máy chiếu với chiếc CPU của máy tính, điều chỉnh độ lớn, độ nét trên màn hình là giáo viên có thể bắt đầu bài giảng với chất lượng không thể chê và một tiết học có hiệu quả, chất lượng ...
Thật tuyệt vời phải không! Lúc đó, Học sinh sẽ nhanh chóng hiểu và nắm được nội dung của bài, mà tiết học lại rất sôi nổi, hứng thú, phát huy được sức sáng tạo, độc lập của Học sinh, làm cho lớp học bớt căng thẳng, thật phù hợp với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”.
Vậy để có được một giáo án điện tử công phu như thế, người giáo viên phải có được các yêu cầu đưa ra như ở đầu sáng kiến kinh nghiệm. Tuy nhiên, phương tiện kĩ thuật như màn ảnh, máy chiếu, máy tính ở đây chỉ là phương tiện hỗ trợ cho Giáo viên truyền đạt kiến thức, nó không thể thay thế sự chủ đạo của Giáo viên trên lớp được. Và không phải khi nào cũng phải có giáo án điện tử để dạy, không phải tiết nào cũng phải cần đến máy chiếu, giáo án điện tử và máy chiếu chỉ ứng dụng trong những tiết phù hợp, khi đó giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp, đó mới là một người giáo viên giỏi, hơn nữa, giáo viên phải dựa vào lí luận phương pháp và những quy tắc kĩ thuật nhất định để thiết kế bài giảng thì mới đạt hiệu quả cao. Đó là một người giáo viên tuyệt vời! Vì thế, không phải tiết nào cũng cần đến giáo án điện tử mà lãng quên đi giáo án truyền thống, phần này sẽ được đề cập đến ở phần sau.
3. Bài học kinh nghiệm
Để có được kết quả dạy và học như trên người giáo viên phải có tâm huyết với nghề.
Nhận thức được yêu cầu phát triển của giáo dục nói riêng và phát triển về mọi mặt của xã hội nói chung. Nên đòi hỏi việc đầu tư tốt cho một tiết học bằng cách áp dụng những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Đặc biệt là nên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bên cạnh đó còn cần sự hỗ trợ của chuyên môn nhà trường, gia đình, các đoàn thể., để giáo dục học sinh phát triển cả về đức, trí, thể, mĩ 
3.1. Những trở ngại khi sử dụng giáo án điện tử:
Để soạn một giáo án điện tử sẽ rất công phu và tốn nhiều thời gian. Trong một bài giảng lại phải cần rất nhiều các hình ảnh thật, sống động, các đoạn phim, âm thanh minh họa để học sinh hiểu bài, vì thế nhiều Giáo viên rất ngại.
Với thực tế giảng dạy môn Tin học, tôi thấy nếu chỉ sử dụng bảng đen, phấn trắng như truyền thống thì Học sinh sẽ rất khó khăn trong việc nắm kiến thức, nội dung bài. Nhưng nếu như có phòng máy và các máy có nối mạng Lan thì chỉ cần Giáo viên trình chiếu bài giảng điện tử cho tất cả Học sinh bên dưới thấy, xem, sau đó Giáo viên thực hành ngay trên máy chủ để học sinh theo dõi, sau đó cho học sinh thực hành ngay thì Học sinh sẽ nắm được nội dung bài rất tốt, có thể đạt 80% đến 90% yêu cầu, nội dung bài.
Tương tự với các môn khác, muốn có một giáo án điện tử tốt thì giáo viên ngoài các kiến thức cơ bản về tin học thì phải sử dụng thành thạo phần mềm Power Point, phải biết truy cập internet để tìm tài liệu, phải sử dụng thành thạo một số phần mềm khác để chèn hình ảnh, âm thanh, phải có sự tư duy sáng tạo, nhạy bén và tính thẩm mĩ để tìm các tư liệu giảng dạy.
Vì thết rất nhiều Giáo viên còn ngần ngại khi sử dụng giáo án điện tử trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
3.2. Những yêu cầu cần thiết để soạn giáo án điện tử:
Để có được một giáo án điện tử, như phần trở ngại đã nêu, một Giáo viên ít nhất phải có kiến thức cơ bản về vi tính, biết sử dụng thành thạo phần mềm trình diễn Power Point, biết truy cập Internet để tìm kiếm thông tin, biết sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, cắt các file âm thanh như snagit, Herosoft ....
Rất phức tạp! Nhưng không, chỉ cần dành chút ít thời gian buổi tối để học thêm, hỏi han bạn bè và một cái máy tính là có thể sử dụng được thôi. Tại sao lại phải cần các điều kiện trên? Tại vì muốn sử dụng được chiếc máy tính theo ý muốn của mình (như mở, tắt máy tính, coppy dữ liệu từ nơi này đến nơi khác, xóa các dữ liệu không cần thiết trên máy để ổ cứng bớt gánh nặng, lưu các dữ liệu giống nhau chung một thư mục....) thì người sử dụng máy phải biết chút ít kiến thức máy tính, lúc đó mới làm chủ được cái máy tính của mình. Mặt khác, các tư liệu trên mạng rất phong phú và đa dạng, có thể đáp ứng dầy đủ yêu cầu của giáo án, chỉ cần biết truy cập và tìm kiếm thông tin trên mạng là giáo viên sẽ có nhiều tư liệu để giảng dạy.
Hơn nữa, từ một bài dạy trên lớp viết bằng phấn, bảng và các tranh ảnh treo ví dụ, các thí nghiệm rất phức tạp mà mức độ thành công khoc thì bây giờ ta làm trước ở nhà, sau đó đưa vào máy tính và sử dụng phần mềm trình diễn Power Point, sau đó trình chiếu cho học sinh xem và tìm hiểu, lúc đó ta mới thấy sự khác biệt rõ ràng giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, lúc đó ta mới thấy sức mạnh của Power Point.
3.3 Nguyên tắc trình diễn giáo án điện tử:
Hiện tại, một số trường đã sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy nhưng chỉ áp dụng cho một số môn hoặc khi thao giảng. Cho nên nhiều Giáo viên còn rất bỡ ngỡ khi sử dụng giáo án điện tử. Vì thế khi soạn một giáo án điện tử mỗi Giáo viên cần biết: lấy giáo án truyền thống làm đề cương từ đó soạn giáo án điện tử để giảng dạy. Trong giáo án điện tử, mỗi Slide sẽ chứa tên bài học, các đề mục chính và các cụm từ chủ chốt phục vụ cho bài dạy.
Tùy từng môn học mà Giáo viên bổ sung các hình ảnh, âm thanh đoạn phim, công thức minh họa cho Học sinh hiểu. Sau mỗi Slide này, cần có một slide tiếp theo trình bày bày một cách cô đọng, dễ hiểu nội dung bài, tránh viết nhiều chữ trên một Slide và có nhiều màu sắc lòe loẹt, hiệu ứng phức tạp làm phân tán sự chú ý của Học sinh.
Trong quá trình sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy, có thể nhiều giáo viên quên đi kiến thức sách giáo khoa, có thể thiếu đi một nội dung nào đó của bài học, vì thế Giáo viên có thể in một bản lí thuyết chung gồm các slide cho từng bài học, trong đó có đầy đủ kiến thức, nội dung bài giảng và có sự phân bố thời gian hợp lí, để khi giáo viên vừa dạy vừa nhìn vào đây, từ đó quá trình giảng bài và trình diễn giáo án điện tử trên lớp đầy đủ hơn và chính xác hơn, không thiếu nội dung bài học.
Bên cạnh đó, khi trình chiếu, các giáo viên cũng không nên phụ thuộc vào máy chiếu, chúng ta phải cần có thêm các bảng phụ minh họa hoặc các bảng câm để học sinh làm bài tập. Hơn nữa khi dạy, chúng ta vẫn cần phải phấn viết bảng để viết các nội dung chính của bài lên bảng, thời gian còn lại chúng ta quan sát lớp và giảng thêm cho học sinh các kiến thức mở rộng để học sinh nắm sâu hơn nội dung bài.
3.4. Kết luận và iến nghị để áp dụng giáo án điện tử:
Qua thời gian dạy học tại trường, thấy được lợi thế cũng như các khó khăn mà Nhà trường gặp phải, cộng thêm thời gian được bồi dưỡng thêm tại Sài Gòn tôi nhận thấy, để áp dụng giáo án điện tử rộng rãi trong toàn trường tôi nói riêng và ra toàn ngành giáo dục nói chung, trước tiên bản thân mỗi giáo viên phải tự học hỏi các kiến thức như yêu cầu đặt ra. Vì thực tế tôi thấy đa số các Giáo viên trường tôi chưa thành thạo vi tính, có người còn chưa biết gì về máy vi tính, ví dụ như sau mỗi lần kiểm tra học kì, Nhà trường yêu cầu mỗi giáo viên dạy bộ môn phải ra một đề thi môn mình dạy, đề thi và đáp án phải đánh máy và in trên giấy A4, lúc đó có rất nhiều giáo viên đến nhờ tôi làm giùm trong khi Nhà trường đã cho giáo viên mượn phòng máy của học sinh để làm.
Để khắc phục nhược điểm này, Nhà trường đã mở lớp học thêm vi tính cho giáo viên, đã mua máy chiếu, máy tính xách tay để giáo viên giảng dạy, nhưng có rất nhiều giáo viên vì công việc, vì lí do khác nhau mà bê trễ, không học thêm. Do đó mà tuy Nhà trường đã có máy chiếu nhưng nhiều giáo viên vẫn không sử dụng, chỉ dạy bằng các phương pháp cũ.
Tiếp đến là cơ sở vật chất hiện chưa đầy đủ đặc biệt là nguồn điện không đủ để sử dụng. Đây là điều khó thực hiện nhất. Để có được một máy chiếu và máy tính thì tốn mất vài chục triệu, Nhà trường đã được Hội phụ huynh học sinh giúp đỡ, tạm thời Nhà trường đã có máy chiếu. Nhưng còn nguồn điện thì sao? Có thể là Nhà nước, chính quyền địa phương khắc phục được.
Nhưng điều khó khăn nhất bây giờ đó là ý thức học tập và giáo dục của giáo viên. Nhiều giáo viên hiện nay chỉ đến tiết là lên lớp dạy, hết tiết về nhà, không học hỏi thêm gì. Đây là bài toán khó nhất trong Ngành giáo dục.
Vì thế, mỗi giáo viên chúng ta phải tự học hỏi ở các đồng nghiệp, qua sách vở, nhiệt tình trong công tác giảng dạy để ở từng tiết áp dụng các phương pháp hợp lí, nhằm đạt hiệu quả cao trong tiết học, đặc biệt là trong tiết dạy phải lấy học sinh làm trung tâm, cuối mỗi bài đa số học sinh nắm được nội dung bài và vận dụng được những kiến thức của bài vào thực tế. Đó chính là yêu cầu quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy.
Vì thế, riêng bản thân tôi rất mong các vị lãnh đạo ngành Giáo dục trước tiên phải có các biện pháp kiểm tra năng lực giảng dạy của mỗi giáo viên, bắt buộc các giáo viên phải thành thạo vi tính, phải biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, và lấy đây là mốc để đánh giá thi đua giáo viên cuối năm. Các cấp cần quan tâm, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là đầu tư cho mỗi trường một máy chiếu - để chúng tôi góp một phần công sức nhỏ bé về phương pháp giảng dạy của mình vào quá trình đào tạo giới trẻ thành nhân tài có ích cho đất nước, góp phần giúp đất nước ta ngày càng phát triển, sánh vai được với các nước trên thế giới.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo tôi, đây là một trong những phương pháp có thể là đạt hiệu quả cao nhất trong dạy học. Vì thực tế cho thấy, học sinh vừa học, vừa nghe lại vừa được nhìn và thực hành thì chắc chắn học sinh sẽ hiểu sâu sắc và nắm được nội dung bài.
Nhưng để có một giáo án tốt, như phần đề xuất kiến nghị, thứ nhất tôi rất mong sự cố gắng của từng giáo viên trong quá trình học tin học, thứ hai tôi rất mong sự quan tâm giúp đỡ của các quý lãnh đạo cấp trên làm sao để trường tôi nói chung và các trường trong huyện nói chung có được một máy chiếu, để chúng tôi áp dụng được ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Trên đây là những bổ sung của tôi cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi làm năm ngoái mà trong quá trình dạy học tôi nhận thấy được và xin trình bày ra đây để các đồng nghiệp tham khảo, trong sáng kiến này cón nhiều điều chưa thật sự hoàn thiện, nhiều nội dung còn lủng củng và chưa thực tế, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn còn sai sót, mong các đồng nghiệp đóng góp để bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp đang chuẩn bị áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học học hỏi, sửa chữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!!!
Mục lục
1. Đặt vấn đề.	1
1.1. Mục đích yêu cầu	1
1.2. Thực trạng ban đầu	2
1.3. Giải pháp đã sử dụng	3
2. Giải quyết vấn đề.	3
2.1. Cơ sở lí luận.	3
2.2.Giả thuyết	3
3. Bài học kinh nghiệm	5
3.1. Những trở ngại khi sử dụng giáo án điện tử	5
3.2.. Những yêu cầu cần thiết để soạn giáo án điện tử.	6
2.3 Nguyên tắc trình diễn giáo án điện tử.	7
3.4.Kết luận và kiến nghị để áp dụng giáo án điện tử.	7
(*Tài liệu tham khảo	11)
Tài liệu tham khảo
Trang 
Các tư liệu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Các tư liệu về đổi mới phương pháp dạy học của Bộ giáo dục trong các sách bồi dưỡng giáo dục thường xuyên chu kì 3.
Sách giáo viên Sinh học 7, 9.
Sách đổi mới phương pháp dạy học sinh học.

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM MON SINH(1).doc
Đề thi liên quan